Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

GS Carl Thayer: “Sau Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ đưa tên lửa tới Trường Sa”

Trao đổi với phóng viên Infonet, GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, nhận định, việc Trung Quốc triển khai hệ thống tên lửa HQ-9 đến đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, càng khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục các hành động gây hấn tương tự ở Biển Đông.
Ngày 17/2, ngay sau khi truyền thông quốc tế đưa tin cho rằng Trung Quốc đã bí mật triển khai tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), phóng viên Báo điện tử Infonet đã có cuộc trao đổi nhanh với giáo sư Carl Thayer - chuyên gia về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. 
Ông Carl Thayer cho rằng, cho đến nay các mối lo ngại của Mỹ và những quốc gia khác về việc quân sự hóa trên Biển Đông đều tập trung vào các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép.

Hành động trả đũa của Bắc Kinh
Đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, từng chứng kiến nhiều hoạt động quân sự hóa của Bắc Kinh trước đó. Đường băng mà Trung Quốc xây dựng ở đây đã dài tới 3.048 m, đồng thời Bắc Kinh cũng xây dựng một số căn cứ cho máy bay dân sự và quân sự ở Phú Lâm. Năm ngoái, phiên bản mới nhất của chiến đấu cơ J-11 BH/BHS đã được triển khai tới đây. Các bức ảnh xuất hiện gần đây cũng cho thấy Trung Quốc đã thúc đẩy tiến trình xây dựng trái phép trên hai đảo là Đá Bắc và Đảo Cây, thuộc nhóm đảo An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa.
Theo Giáo sư Carl Thayer, việc triển khai một hệ thống phòng không vô cùng phức tạp và nguy hiểm tới Biển Đông của Trung Quốc không còn nghi ngờ gì là động thái nhằm trả đũa các hoạt động của máy bay Mỹ cũng như chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn của Hoa Kỳ. Tri Tôn là một phần của quần đảo Hoàng Sa nhưng được xem là “một người ngoài” bởi vị trí của đảo nằm ớ phía Tây của nhóm đảo chính.
Ông Carl Thayer khẳng định: “Việc triển khai hệ thống phòng vệ tên lửa đất đối không HQ-9 cũng là một động thái cho thấy trong tương lai gần Trung Quốc có thể triển khai các hệ thống tương tự tới quần đảo Trường Sa, viện dẫn lý do là để phòng vệ trước các mối đe dọa từ Mỹ”.
Giáo sư Carl Thayer tham dự Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 của CSIS.
Giáo sư Thayer cho rằng hành động của Bắc Kinh làm dấy lên nhiều nguy cơ và đe dọa tới việc Mỹ tuần tra hàng hải ở các khu vực xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Hệ thống HQ-9 cũng đe dọa tới những máy bay hỗ trợ cho hoạt động của Hải quân Mỹ khi tiến hành tập luyện tự do hàng hải ở Hoàng Sa trong tương lai.
Trước đây, Giáo sư Carl Thayer từng có nhiều nghiên cứu về Biển Đông và những hành động quân sự hóa phi pháp của Trung Quốc. Trong một tài liệu mà ông viết về đảo Phú Lâm, giáo sư cho biết, năm 1990, Bắc Kinh đã xây dựng 365 m đường băng trên đảo Phú Lâm, từ đó đến nay độ dài của đường băng đã tăng nhiều lần. Đường băng này đủ chỗ cho nhiều chiến đấu cơ hoạt động như Su-27, Su-30MKKs, máy bay ném bom H-6 hay các máy bay vận tải quân sự cỡ lớn.
Các cơ sở gần kề với đường băng gồm có bốn nhà chứa máy bay, giao thông hàng không do radar Type 791 X kiểm soát. Các cơ sở hạ tầng quân sự khác mà Bắc Kinh xây dựng ở Phú Lâm gồm có các bến tàu hải quân có khả năng làm nơi neo đậu của tàu khu trục các cỡ và kho tiếp nhiên liệu. Quân đội Trung Quốc cũng xuất hiện ở Phú Lâm để bảo vệ đường băng và các cơ sở quân sự khác.
Giáo sư Thayer cũng khẳng định, Trung Quốc đã xây dựng một số cơ sở quân sự ở những nơi khác tại Hoàng Sa. Cụ thể như, một trạm dự báo thời tiết đặt ở đảo Hoàng Sa và hệ thống pha vô tuyến duy nhất ở đảo Hữu Nhật; các bến tàu ở đảo Quang Hòa cũng đang được mở rộng; một hệ thống tình báo điện tử (SIGINT) cũng được triển khai ở Đảo Đá từ năm 1995.
Trạm tình báo điện tử này có thể cung cấp những cảnh báo trên mặt đất và trên không cũng như hỗ trợ các nhiệm vụ không quân hay hải quân. Ngoài ra, ông Thayer cũng cho biết, nhiều nguồn tin báo cáo rằng Bắc Kinh cũng đã đưa tên lửa hành trình chống hạm HY-2 tới đảo Phú Lâm.
Bằng chứng của phương Tây
Ngày 17/2, CNN dẫn thông báo của Chính quyền Đài Loan cho biết họ nhận được thông tin tình báo về sự tồn tại của một số khẩu đội tên lửa ở khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa và Đài Bắc đang theo dõi sát sao tình hình.
Nhiều quan chức Mỹ cũng xác nhận họ đã thấy nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh của Công ty ImageSat International cho thấy rõ 2 khẩu đội với 8 bệ phóng tên lửa đất đối không cùng một hệ thống radar xuất hiện tại Phú Lâm.
Fox News phân tích một bức ảnh vệ tinh chụp hôm 3/2 ở Phú Lâm vẫn còn trống không nhưng đến ngày 14/2 đã thấy hình ảnh của tên lửa. Các quan chức Mỹ nhận định đây có thể là hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, gần giống S-300 của Nga.
Ông Vương Nghị cáo buộc truyền thông phương Tây dựng chuyện 
tại cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Ngoại giao Australia Julie Bishop ở Bắc Kinh. Nguồn: Reuters
Trước thông tin trên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua (17/2) đã cáo buộc “truyền thông phương Tây dựng chuyện”. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi trả lời lập lờ rằng “không biết rõ tình hình”. “Việc triển khai tên lửa trên lãnh thổ Trung Quốc đều hợp pháp và mọi cơ sở được xây dựng liên quan đến phòng thủ quốc gia. Đây không phải là hành động quân sự hóa”, Reuters trích lời ông Hồng Lỗi cho biết.
Phản ứng trước việc Trung Quốc đưa hệ thống tên lửa phòng không tới phú Lâm, dư luận quốc tế đã bày tỏ sự quan ngại về hành động gây hấn và phi pháp này. Theo Kyodo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga và Bộ trưởng Quốc phòng, Gen Nakatani cho biết nước này “đang tìm hiểu thông tin với sự quan ngại sâu sắc” và kêu gọi có lời giải thích rõ ràng.
“Nhật Bản không bao giờ chấp nhận những hành động đơn phương nhằm tạo ra sự đã rồi với mục đích không rõ ràng”, ông Suga khẳng định.
Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng, có hai quốc tịch Mỹ và Australia. Ông được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và xuất bản phẩm viết về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Tuy đã chính thức nghỉ hưu từ cuối năm 2010 song ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và xuất bản sách. Hiện ông là giáo sư danh sự của Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Australia, Canberra đồng thời là giám đốc của tổ chức cố vấn Thayer.
Phan Nhung /Infonet
-----------

12 nhận xét:

  1. TQ đưa tên lửa
    VN đưa Lê Hải Bình

    Trả lờiXóa
  2. Kính thưa ông Carl Thayer : Đây là việc của nước Nam chúng tôi, hãy để Đảng và Nhà nước lo ông ạ ! Dân chúng tôi chỉ lo làm ăn thôi.... Chờ xem ngày 14/3 tới ... thì biết thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vâng. cái ông gia sư này cứ bô bô ầm ĩ, người ta đang ỉm đi bịt đi vì đại cục

      Xóa
  3. Nó sẽ đưa tên lửa đến tận Úc đấy.Úc đất rộng bằng nửa Trung quốc,dân thì bằng một xã Trung quốc,chiếm được ÚC Trung quốc có cả ẤN ĐỘ DƯƠNG và nửa Thái Bình Dương.
    Hiện tên lửa nó hướng về Philippine,sân bay mới xây cũng hướng về Manila,Palawan,Subic...Xong Phi thì Úc.
    Vói Việt Nam nó chưa dám nhào vô vì tự vận hơi bị nhiều rồi.
    Ngày xưa Bà Trưng Trắc,Bà Trưng Nhị còn đánh nó chạy không kịp,nay mướn nó chả dại nữa đâu. Vơi nửa triệu quân lính thuỷ và thuỷ quân lục chiến và mấy đống sắc vụn di động đó thì đủ thiếu gì với quân Việt.Tàu chiến nào của Trung quốc chịu nỗi 2 quả bom nửa tấn kẹp sườn và bùm.Các bạn chỉ đi .
    Xin lỗi nhé,hệ thống liên lạc của nó sẽ câm như hến,bấy nhiêu chiêu là chết đứng rồi.
    Dàn tên lửa đặt tại Phú Lâm và sắp tới đặt các đảo nhân tạo ở Trường Sa chỉ nhằm bắn máy bay Mỹ hoặc doạ Mỹ thôi.Doạ gì nổi Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc đang thực hiện mục đích của họ là chiếm gần toàn bộ biển đông . Thực tế qua từng năm họ đang tiến từng bước một rất chắc chắn . Với phản ứng yếu ớt của quốc tế và khối Asean như hiện nay chắc chắn Trung Quốc sẽ thực hiện được mục đích của họ .
    Việt Nam là nước bị xâm lược ( mất quần đảo Hoàng sa và một phần quần đảo Trường sa) . Lãnh đạo Việt Nam phản ứng bạc nhược , lấy lệ để mị dân . Tâm lý của họ là sợ hãi , cố gắng qua nhiệm kỳ của họ một cách yên ổn , lừa dân hoặc đàn áp dân để bảo vệ chế độ ( tức là bảo vệ danh lợi của họ ) còn chủ quyền quốc gia thì không quan tâm hoặc để lại cho các thế hệ sau giải quyết . Với chiêu bài giữ ổn định chế độ họ đã cúi đầu trước Trung Quốc ( ngăn cấm tưởng niệm chiến tranh năm 1979 , không kiện Trung Quốc vì sợ mất lòng Trung Quốc là một ví dụ rất rõ ràng).
    Với một lớp lãnh đạo như thế mất nốt quần đạo Trường sa và biển đông trong tương lai gần là một điều chắc chắn.
    Bi kịch của dân Việt Nam sẽ đến nếu như dân Việt không hành động từ bây giờ ,nếu không muốn quá muộn.

    Trả lờiXóa
  5. việc cần làm ngay là thả toàn bộ tù nhân lương tâm, dân chủ hoá, ( điều này tc rất sợ ) vì Việt Nam khác biệt, tc ko đồng hoá được, chúng ta đứng về thế giới văn minh

    Trả lờiXóa
  6. 16 vàng 4 tốt hù dân , giờ trốn mẹ hết rồi

    Trả lờiXóa
  7. Cả thế giới cũng như VN , giương mắt ếch đứng nhìn TC " đổi mới " ở HS vs TS , những phát ngôn , những bài viết quan tâm tuyệt đối , xem địch quân làm gì , có gì ở đó , nhưng lại không hề thấy có bài viết nào quan tâm đến quân ta sẽ làm gì . cuối cùng là tất cả đang cổ vũ , động viên và quảng cáo không công cho Tàu . Ông Mỹ , ông EU , ông Úc , ông Nhật , ông VN và kính thưa tất cả các ông còn lại , các ông định làm gì với thằng Tàu ? nói một câu cho nhân loại biết nào !.
    IS là nhóm khủng bố vô chính phủ , không tổng thống , không thủ tướng , không bộ trưởng , không ngoại giao , các cường quốc xâu vào đánh nó 4 năm nay mà nó vẫn chưa . . . hễt đạn ! Vậy " nói chuyện " với TC nghe chừng viển vông . Từ các tổng thống đến các vị giáo sư giờ cũng chỉ đứng nhìn và bình luận về mức độ " hoành tráng " các công trình quân sự của TC trên BĐ . Hài hước nhất là tất cả tình nguyện trở thành " chú bé liên lạc " của Tàu : TQ bồi đáp đảo , TQ đã xây xong đường băng , TQ xây xong hải đăng , máy bay quân sự đã có mặt , HQ9 đã trực chiến ! Vân vân và v.v...
    Chỉ trách Tập Cận Bình là kẻ thiếu văn hóa , nhẽ ra phải gửi lời cảm ơn đến các vị này mới phải đạo .

    Trả lờiXóa



  8. Ôi Chú Sam nuôi ong tay áo chính lại là Chú Chệt



    Cố thanh toán Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh
    Cùng rút khỏi Vũng lầy Chiến tranh Việt Nam
    Chú Sam nuôi ong bầy Ong thợ Tàu trong tay áo
    Giúp Đặng Tiểu Bình 4 Hiện đại nên làm
    Giúp Tàu kinh tế bán hàng trên Đất Mỹ
    Chuyển giao công nghệ cao cấp giao bàn
    Trên đường về từ Thủ đô Hoa Thịnh Đốn
    Đặng Tiểu Bình ''dạy một bài học cho Việt Nam''
    Chiến tranh Biên giới Việt-Trung bùng nổ
    Nay đúng 37 năm Chú Chệt dọa Chú Sam
    Chính bản tiếng Anh Nhân Dân Nhật Báo
    Vừa bình luận Trung Quốc cần phải làm
    ''Dạy cho Mỹ một bài học'' thật đích đáng
    Rõ nuôi ong tay áo chính là Chú Chệt ! Ôi Chú Sam ! ! !




    TRIỆU LƯƠNG DÂN




    Chiến hạm Mỹ USS Curtis Wilbur ( trong ảnh ) đã đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông ngày 30/01/2016.
    REUTERS/U.S. Navy/Mass Communication Specialist 3rd Class Declan
    Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt.


    Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa.

    Chính tờ Nhân Dân Nhật Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung
    Quốc đã tung ra lời đe dọa kể trên trong một bài viết đăng trên một trang mạng xã hội của tờ People’s Daily, ấn bản hải ngoại của tờ báo.

    Theo bài bình luận, Trung Quốc cần phải có những hành động cứng rắn để ''dạy cho Mỹ một bài học'', lập lại nguyên văn lời lẽ mà Bắc Kinh đã đưa ra đối với Hà Nội cách nay đúng 37 năm khi xua quân đánh vào miền Bắc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  9. TC khẩn hoang Biển Đông ý mà. "Phá biên thùy mở rộng đường thêm, dựng nước bình yên"?
    Ăn thua là có ai dám chống lại bọn cướp đất không? Đừng trách người Mỹ. Nếu ở vị trí VN, họ đã đập tan nát TC rồi!

    Trả lờiXóa
  10. Chắc chắn tàu nó sẽ đưa ra Trường Sa trong thời gian gần rồi ông TS, con nít nó cũng biết điều này và sau đó là ADIZ. Tui đang chờ xem phản ứng, nước đi của CPVN và U19 mới. TQ sắp chạm tới lằn ranh đỏ của dân VN rồi!!!!!!

    Trả lờiXóa