Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 19 tháng 2, 2016

Chưa lấy lại được Hoàng Sa, ‘ghép trước’ cho Trung Quốc à?

Một khu đất đang 'chào mời kinh doanh địa ốc' ở phường Mân Thái (quận Sơn Trà)
Có thêm đất, thêm người cùng chung tay xây đắp, khẳng định chủ quyền biển đảo là cần thiết và nên khuyến khích...
Ông Nguyễn Lâm Hà – Chủ tịch UBND phường Mân Thái, là đơn vị cùng với Thọ Quang  (quận Sơn Trà) được đề nghị sáp nhập vào huyện đảo Hoàng Sa khẳng định: "Là công dân Việt Nam, sống ở đâu trên đất nước mình cũng là niềm vinh dự và đáng tự hào" (!?).
Vị lãnh đạo phường cho hay, từ thời gian trước, Sở Nội vụ Đà Nẵng đã về lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập vào huyện đảo Hoàng Sa, tuy nhiên chưa có báo cáo nào chính thức đề cập tới vấn đề này.
Nhưng là người công dân Việt Nam, ông Hà khẳng định, ngay cả khi chưa sáp nhập người dân phường Mân Thái vẫn sinh sống và ra khơi đánh bắt như một bằng chứng chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của ngư dân trên vùng đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trong trường hợp có sáp nhập phường Mân Thái về với huyện đảo Hoàng Sa, ông Hà tin rằng người dân sẽ rất ủng hộ.
"Tôi cho rằng sẽ không có thay đổi gì nhiều, chỉ khác là thay đổi tên đơn vị hành chính, cơ quan quản lý mà thôi. Về cơ bản, người dân Mân Thái sinh sống gần Hoàng Sa, họ vẫn thường xuyên ra khơi đánh bắt do đó chắc chắn sẽ không có sự xáo trộn quá lớn nếu việc này được thực hiện", người đứng đầu phường Mân Thái cho biết.
Về công tác quản lý, theo ông Hà, cũng sẽ không gặp vấn đề gì quá lớn.
"Trên thực tế, tổ chức đơn vị hành chính là như nhau và đều được quy định chi tiết theo luật pháp, bao gồm có xã, phường, thị trấn và các đợn vị hành chính-kinh tế đặc biệt. Do đó, việc quản lý cũng không gặp nhiều khó khăn", ông Hà nói.
Trước nguyện vọng của một số Việt kiều mong muốn được trở thành công dân của huyện đảo Hoàng Sa, ông Hà ngần ngại xin khất câu trả lời do việc sáp nhập mới là ý tưởng chứ chưa có chỉ đạo cụ thể nên chưa thể trả lời nên làm thế nào.
Tốt nhưng phải theo luật 
 Bàn về vấn đề này, ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp cho biết, chủ trương thêm đất, thêm dân cho huyện đảo Hoàng Sa là cần thiết nhưng phải cân nhắc kỹ.
Ông giải thích, quần đảo Hoàng Sa là khu vực nhạy cảm và đang xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền trái phép từ năm 1974, nhưng trong tất cả các văn bản pháp luật cũng như tại các diễn đàn quốc tế Việt Nam luôn khẳng định quan điểm nhất quán Hoàng Sa là của Việt Nam.
Vì thế, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế khẳng định quyền, chủ quyền của mình.
"Trước khi muốn đưa dân ra đảo, Việt Nam cần làm rõ tính pháp lý về quyền sở hữu tại quần đảo trên. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng, thành lập chính quyền địa phương và thực hiện chính sách di dân cùng các chính sách hỗ trợ người dân sinh sống trên đảo này", ông Tiếp nói.
Trước đề xuất của lãnh đạo huyện đảo muốn xin sáp nhập hai phường Mân Thái và Thọ Quang (thuộc quận Sơn Trà), ông Tiếp cho biết đó là một phương án hay.
"Ghép đảo hoặc kéo Hoàng Sa vào gần với đất liền là phương án tốt. Từ đó có thể xây dựng chính quyền khung, thiết lập cơ chế quản lý, bộ máy tổ chức hành chính là cần thiết", ông Tiếp cho hay.
Tuy nhiên, vị đại biểu Cần Thơ lưu ý, nguyện vọng và mong muốn được sinh sống tại đảo Hoàng Sa của công dân Việt kiều là rất đáng hoan nghênh nhưng chưa nên đáp ứng ngay. Trong trường hợp ghép đảo, có thể cho phép Việt kiều trở thành công dân của huyện đảo song phải đảm bảo nghiêm ngặt các quy định pháp luật, vấn đề an ninh quốc phòng...
Đồng quan điểm, bà Bùi Thị An, đoàn ĐBQH Hà Nội cũng cho rằng, tất cả phải được thực hiện theo luật.
"Riêng với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, việc tăng cường dân và đất là cần thiết. Nếu có thêm sự chung tay xây đắp từ người dân, chính quyền càng thể hiện thái độ, quyết tâm giữ đất, giữ đảo", nữ đại biểu đoàn Hà Nội kỳ vọng.
Tuy nhiên, bà cũng bày tỏ lo ngại về vấn đề tổ chức, quản lý. Theo đó, bà An cho rằng cần phải được tính toán kỹ lưỡng mọi vấn đề, bao gồm các yếu tố khó khăn, hỗ trợ cho người dân, chính sách đặc thù để khuyến khích cho tới chính sách khuyến khích phát triển kinh tế ra sao... tất cả đều phải có tính toán.  
Bà An đặc biệt lưu ý tới vị trí địa lý và chính sách hỗ trợ người dân trong trường hợp sáp nhập vào huyện đảo.
Lam Lam/ĐVO
--------------

10 nhận xét:

  1. Thực chất hiện nay Hoàng Sa đã bị Trung Quốc xây dựng sân bay lớn và nhiều công trình quân sự hiện đại, TQ đã đưa nhiều tên lửa ra Hoàng Sa.
    Hơn nữa, TQ coi Hoàng Sa là "thủ phủ" của Thành phố Tam Sa (hết 'đường lưỡi bò'). Vậy, sao vội ghép một phường trên bán đảo Sơn Trà (Tp Đà Nẵng) vào Hoàng Sa (đang là của Tàu). Có mắc mưu 'xâm lược mềm, hợp thức hóa, lấn dần...của Tàu Cộng hay không? Tại sao vội, nông cạn? Cần rất thận trọng!

    Trả lờiXóa
  2. Mới đọc bài này , chả hiểu gì cã , không biết họ nói cái gì , tìm hiểu thêm thì mới biết : VN có vài đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa , ở đó thiếu thốn phương tiện sinh sống vã lại không có ai đủ can đảm sống ở đó ,nhất là cấp lãnh đạo , đi tàu lãng vãng gần đó là đã bị TQ đụng chìm tàu cho đi thăm Hà Bá rồi .
    Bây giờ có mấy ông lãnh đạo cấp thấp thông thái mới phát huy sáng kiến , đưa ra kiến nghị , lấy 2 phường ở trong đất liền , cộng vài cái đảo nhỏ ngoài biển, gọp chung với nhau gọi là 1 huyện .
    Đúng là chuyện ruồi bu , tào lao , chuyện của mấy ông nhà quê lên làm lãnh đạo rồi đặt chuyện làm mờ mắt , dối gạt đám dân ngu khu đen . Ý là muốn nổ cho người ta tưởng lầm VN có Huyện Hoàng Sa , quần đảo Hoàng Sa vẫn là của VN . Vậy mấy ông này có dám treo tấm bảng HS là của VN , ngay trước cửa nhà không , Côn an tới cào nhà liền đó .
    Với thời đại Internet , xưa quá rồi Diễm ơi , gạt , láo hoài . Mấy ông này có biết Công Hàm đã ký mãi từ năm 1958 không . Mấy ông có biết TQ gọi toàn biển Đông là lợi ích cốt lõi của họ không ? chứ không chỉ 2 nhóm đảo HS- TS . Mới đây TQ đã bố trí tên lửa tại HS mà Mỹ còn nhăn mặt , huống gì ngư dân chỉ có thuyền gổ nhỏ , còn thuyền sắt thì chỉ để bám bờ .
    Luật của quốc tế , đâu khoãng 50 năm mà không khiếu nại thì phần đảo đó chính thức vĩnh viễn là của TQ ,thời hạn đó đã gần hết rồi , thế mà cấp lãnh đạo cao nhất VN xưa nay có dám nói gì , đâu có khiếu nại gì với quốc tế đâu , ai cũng đều biết có sự sắp xếp bên trong cã rồi .
    2 nước dàn cảnh dành cho VN tới lui ở vài đảo nhỏ để mà nổ cho dân VN là ta vẫn còn có chủ quyền vài đảo ở HS . Khi nào cần thiết thì TQ cấm ngư dân VN tới đó luôn . Ngay cã lệnh cấm đánh cá hàng năm mà phía VN cũng chỉ mở băng cassette cho máy lập đi lập lại “ VN phản đối … chỉ để cho dân VN nghe mà thôi .
    Bán lâu rồi Tèo ơi . Dành thời gian lo học tiếng Tàu còn hơn là nói nhảm cho chúng chưởi .

    Trả lờiXóa
  3. Để cho Cs cầm quyền đến nhà còn mất nói gì đến đảo

    Trả lờiXóa
  4. Dân lương thiệnlúc 19:41 19 tháng 2, 2016

    Năm 2007, nhà điêu khắc Lê Công Thành đã xây tượng Bà Mẹ Âu Cơ trên công viên Biển Đông ở Thành phố Đà Nẵng ( cạnh đại lộ Hoàng Sa, nhìn thẳng ra Hoàng Sa ) Đây là bức tượng nhà điêu khắc chọ sáng tác để tặng thành phố quê hương tại đúng huyệt đạo quan trọng của đất nước.
    Sau 3 tháng hoàn thành, ông Nguyễn Bá Thanh đã thưởng nhà điêu khắc 400 triệu đồng.
    Tượng đài nên đặt đúng huyệt quan trọng thể hiện sự linh thiếng, không nhất thiết làm quá to, tốn kém không cần thiết

    Trả lờiXóa
  5. He...he...Tàu Cộng đúng là "bất chiến tự nhiên thành", Thủ phủ Hoàng Sa của Tp Tam Sa nay có thêm phường Mân Thái ngay trong địa phận Tp Đà Nẵng! Sao lãnh đạo VN dễ tính thế, tự nhiên tọa thế cho Tàu sau này tranh chấp?!

    Trả lờiXóa
  6. "Ghép đảo hoặc kéo Hoàng Sa vào gần với đất liền là phương án tốt “ . là ý tưởng khá mơ mộng và viển vông của Ông ĐBQH Huỳnh Văn Tiếp . Ngày trước ông này hay di chuyển bằng phà qua sông Hậu nên mới chợt “ Lóe lên “ ý tưởng Kéo – Đẩy này chăng . Những ngày giàn khoan 891 xâm phạm trắng trợn vùng biển VN mà Quốc hội sợ mất mật không dám ra nổi cái nghị quyết để lên án TQ , thì ý tưởng “ Kéo “ Hoàng sa vào bờ của ông Tiếp liệu có hiện thực không . Việc đầu tiên là thuyết phục ông Trọng cùng “ Kéo “ , liệu ông Tiếp có làm nổi không .
    Một chính quyền hèn yếu không có quyết tâm , một quốc hội nhút nhát , buông xuôi , đến mở mồm cũng không dám , thì việc đòi lại Hoàng sa gần như vô vọng .
    Nó gập ghềnh , xa lắc và uốn lượn như con đường trong mô hình phác thảo cái tượng đài tưởng niệm HS .
    Nó khó hiểu và buồn thiu như câu Slogan dưới chân tượng : “ Hẹn ngày mai gặp lại Hoàng Sa “

    ĐGCĐ

    Trả lờiXóa
  7. Một bức tượng đẹp là một bức tượng phải có hồn !
    Có thể nói, toàn thể các bức tượng ở VN hiện nay, kể cả cái tượng " Người mẹ thắp lửa" này, chẳng có một cái nào trông ra hồn cả !
    Bỏ việc chính trị sang một bên, đố có cái bức tượng nào hiện nay có thần bằng cái tượng Thương tiếc của miền nam đặt trước nghĩa trang quân đội Biên Hoà trước năm 1975 cả !

    Trả lờiXóa
  8. Qua vụ này, thảo nào báo Thanh Niên nói tỉ lệ người tâm thần VN ngày càng tăng!

    Trả lờiXóa
  9. Vấn để chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cuả Việt Nam là vấn đề hết sức nhaỵ cảm, cực kỳ khó khăn và chỉ giải quyết được bằng sức mạnh cuả cả dân tộc, đất nước. Vì thế việc mở rộng phạm vi địa lý, hành chính hai quần đảo lúc này thực sự lơị bất cập haị. Trước mắt một số vùng biển đảo, lãnh địa đương nhiên cuả Việt Nam hiện nay và đang do chính quyền VN quản lý bỗng rơi vào ‘’ vùng tranh chấp ‘’. Laị thêm việc cư dân nước ngoàị đang cư trú ở những vùng đó có thể là nguyên cớ để họ Trung Quốc tiếp tục xâm chiếm. Tỷ như việc xây tượng đài trá hình ở khu Formosa Hà Tĩnh vâỵ. Tôi xin chân thành kêu goị các vị lãnh đạo đất nước Việt Nam hiện nay cần xem xét laị thấu đáo hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác kêu gọi bọn tay sai (thần phục giặc Tàu) xem xét lại
      thấu đáo hơn nghe phi lý qúa vì chúng TỰ NGUYỆN phục vụ
      ý đồ bành trương của giặc Tàu qua cái bẫy "4 tốt + 16 chữ vàng" mà giặc xảo quyệt ban cho !

      Xóa