Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Đại biểu QH ngậm miệng vì…SỢ ĐỤNG CHẠM

Qua theo dõi các phiên chất vấn của đại biểu quốc hội tại nghị trường trong suốt kỳ họp thứ 8, quốc hội khóa XIII, ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng tính chiến đấu của nhiều đại biểu quốc hội chưa cao.
- Ông đánh giá thế nào về bản lĩnh chất vấn của đại biểu quốc hội hiện nay?
- Dù ở bất cứ cương vị nào, thuộc Nhà nước hay đoàn thể, khi đã được dân tin tưởng bầu là đại biểu quốc hội thì phải có trách nhiệm và phải có hành động cụ thể để thể hiện mình là đại biểu của dân.
       Không việc gì phải do dự trước các vấn đề mà đại biểu nhận thấy cần phải nêu ra trước quốc hội.
Tôi thấy hiện nay có nhiều đại biểu biết là đúng mà không dám nói. Rõ ràng điều đó cho thấy nhận thức hoặc bản lĩnh của họ chưa tốt. Trước một vấn đề nhức nhối, đại biểu quốc hội cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong đó và nên có ý kiến đóng góp trên tinh thần xây dựng, góp phần khắc phục các điểm còn hạn chế.  
Qua theo dõi các buổi thảo luận ở nghị trường vừa qua, tôi thấy đại biểu quốc hội cần có tính chiến đấu cao hơn nữa, cũng phải mở rộng tầm hiểu biết, có nhận thức đúng, dám nói, dám làm. Tôi biết nhiều đại biểu có nhận thức đúng, nhưng lại hiểu không đúng về vị trí của đại biểu quốc hội, nể nang, sợ đụng chạm nên chưa dám nói trong khi giờ Đảng, nhân dân đều tôn trọng sự thật.
- Với những đại biểu chưa thể hiện hết tinh thần là đại biểu của dân, theo ông nên đánh giá, nhìn nhận họ thế nào cho đúng?
- Thấy đúng mà không nói rõ ràng là chuyện không thể chấp nhận được. Đành rằng có những vấn đề không thể nói công khai ngay được, nhưng đại biểu cũng phải tỏ chính kiến bằng nhiều hình thức. Tuyệt đối không nên im lặng trước các vấn đề gây tranh cãi bởi như thế đại biểu không xứng đáng là đại diện của dân.
Khi đại biểu không làm tròn trách nhiệm của mình sẽ là thiệt thòi cho cơ quan quyền lực của nhà nước và dân sẽ tự có đánh giá thích đáng với họ.
- Dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc (sửa đổi) kiến nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam có quyền đề nghị bãi nhiệm đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm. Ý nghĩa của đề xuất này ra sao thưa ông?
- Mặt trận Tổ quốc là tổ chức đứng ra thay mặt cho Đảng, Nhà nước, toàn dân để thực hiện quyền dân chủ của dân đó là giới thiệu các cán bộ ở mọi vị trí, ngành, cấp độ, cương vị…vào danh sách bầu cử đại biểu quốc hội. Do vậy, khi đại biểu vi phạm pháp luật hoặc không còn được cử tri, nhân dân tín nhiệm thì Mặt trận có quyền và có trách nhiệm đề nghị bãi nhiệm với họ.
Kiến nghị trên góp phần nêu rõ vị trí của Mặt trận Tổ quốc trong hệ thống chính trị. Điều này không chỉ hợp tình hợp lý mà còn góp phần động viên nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong việc bầu cử, lựa chọn cán bộ vào vị trí đại biểu quốc hội. Không chỉ thế, làm vậy còn là cách thể hiện sự tôn trọng quyền của người dân trong việc tỏ chính kiến với quốc hội về quá trình công tác của một đại biểu nào đó.
Tuy vậy, đây không phải đề xuất mới. Ngày còn là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, tôi từng kiến nghị đưa 2 vị lãnh đạo cấp cao ra khỏi danh sách Quốc hội và 2 cá nhân đó đã bị loại ra khỏi danh sách bầu cử. Tôi nghĩ làm như vậy là đúng nguyên tắc và tôn trọng quyền làm chủ của dân mà Mặt trận Tổ quốc chính là tổ chức đại diện.
- Tại những kỳ họp gần đây, có thể thấy công tác phòng chống tham nhũng luôn được các đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận, thậm chí có những phát biểu khá gay gắt. Có đại biểu cho rằng phải có quy định cấm cán bộ lãnh đạo quản lý trước khi nghỉ hưu ký quyết định nhân sự và công trình đầu tư, dự án. Ông có đồng tình với quan điểm trên không?
- Những chữ ký ở phút 89 với tôi không thể là chuyện thường. Nếu đã không bình thường thì không thể đúng được. Việc đề bạt cán bộ cần có quá trình chứ không phải đến lúc sắp nghỉ hưu mới bổ nhiệm ồ ạt.
Không ai cấm đoán trách nhiệm đề bạt cán bộ khi vị lãnh đạo đó còn đương chức đương quyền, nhưng lương tâm của họ phải tự cấm đoán mình, tự họ phải tự vấn lương tâm trước những việc sai trái.
Xét về mặt pháp lý, nhiều khi họ đưa ra lý lẽ đều đúng cả, nhưng rõ ràng ai cũng thấy việc làm của họ không minh bạch. Muốn cấm những chữ ký ở phút 89, theo tôi luật nên bổ sung quy định: Những người sắp về hưu không được tùy tiện bổ sung, đề bạt cán bộ.
- Xin cảm ơn ông!
----------------

20 nhận xét:

  1. Cụ Duyệt hưu rồi, phát biểu mạnh gớm, nghe theo cụ có mà đập bể nồi cơm. Lạ gì cái cơ chế này mà sao cụ còn hài hước vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trách nhiệm chính của Đại biểu Quốc hội là xây dựng luật .

      Nhân dân không cần những đại biểu khi xây dựng luật thì không phản ánh góp ý đề xuất được gì đáng kể để luật pháp vừa đáp ứng được nhu vừa pháp huy được tác dụng trong thực tiễn cuộc sống nhưng lại lớn tiếng trong phê phán ,chất vấn người khác.

      Nhiều Đại biểu Quốc hội ngậm miệng bởi các bác ấy không chỉ sợ đụng chạm mà chủ yếu do luật Quốc hội làm ra chất lượng kém.

      Nhiều trường hợp chính pháp luật chứa đựng nhiều yếu tố cục bộ ,thiếu minh bạch, đẻ ra tệ lộng quyền tham nhũng ,kìm hãm xã hội thậm chí vi hiến ...Vậy nên với báo chí dư luận,với cử tri và nhân dân rất nhiều đại biểu Quốc hội bị chất vấn thì toàn hỏi một đằng nói một nẻo và cũng chẳng dám ghi nhận phản ảnh kiến nghị của dân trong sinh hoạt lập pháp của Quốc hội.

      Một khi hàng anh làm ra chất lượng kém, bị thực tế và xã hội xem thường ,thậm chí là luật rởm rít không bảo vệ được dân,người dân phải tìm đến luật rừng để tự bảo vệ thì hỏi những người làm ra luật còn mở miệng nói được gì nữa?

      Xóa
  2. Tôi chưa thấy một vị đại biểu quốc hội nào dám đứng lên nói ; "Tại địa phương của tôi , dân chúng khổ quá , nghèo quá , qui hoạch treo làm khổ người dân hàng chục năm , trộm cướp đầy đường ,bản thân là đại biểu của dân hàng chục năm nay tôi thấy mình không làm được gì cho dân hết , nay tôi xin từ chức vì ngồi tại cái ghế này, ngay trong tóa nhà đẹp và sang trọng có máy lạnh này tôi cảm thấy nhục nhã quá , Xin hết "

    Trả lờiXóa
  3. nhưng mà nếu em nói ra sự thật hôi thối nhẹ thì mất nghế, nặng có khi lại được ngồi nghế 258 thôi thì cứ ngậm miệng ăn tiền hoặc làm con vẹt cho nó lành!

    Trả lờiXóa
  4. Mấy cụ này chắc " du lon vien" chứ gì nữa?

    Trả lờiXóa
  5. Trừ một số rất ít, còn đa số những kẻ ngồi trong đó nhân cách còn tệ hơn học sinh tiểu học! Đi bằng đầu gối để liếm bơ thừa sữa cặn! Hèn hết chỗ nói! Nhục nhã! Còn có thể lục đục tới cái hòm để bỏ ba cái giấy linh tinh vào! Ôi, những khuôn mặt mốc!

    Trả lờiXóa
  6. Đang núp trong đống rơm,có điên mới chỉ ra những thằng khác củng đang núp trong đống rơm như mình.Hắn mà bị lộ thì chắc chắn hắn củng chỉ ra mình

    Trả lờiXóa
  7. Thật đúng như những gì mà cử tri cả nước đã nhận định về ĐBQH của chúng ta hiện nay và cả các khóa trước ( các khóa trước có khi còn " im lặng là vàng " nhiều hơn ) . Tôi cũng đã nhiều lần gửi comments tới trang bác Bồng về vấn đề này , trong số gần 500 ĐBQH thì có đến 3/4 là " nghị gật " , trong số 1/4 còn lại thì có đến 50% trong số đó là mắc cái bệnh " nói sàm , nói không cần biết đúng sai " ! Số còn lại thì có thể chấp nhận rằng họ là những người đủ TÂM đủ TẦM , xứng đáng với lòng tin cậy của cử tri đã bỏ phiếu bầu cho họ . Tôi không hiểu nhưng cũng thực sự " thán phục " các ông , các bà " nghị gật " ! Họ rất giỏi " ngồi thiền " và giỏi " ngậm miệng " , sao họ không thấy chán nhỉ ? Nhưng suy cho cùng thì cũng không đổ hết lỗi cho họ được , họ được " đảng cử " chứ có xin xỏ gì đâu , vì thế họ cứ " ngồi thiền " và cứ " ngậm miệng " cho hết nhiệm kỳ đấy " làm gì được nhau " ??? Còn loại ĐBQH " nói sàm " thì cứ thử động vào họ xem , chết liền ! Vì " hiến pháp đã hiến định " họ có nói sàm , nói bậy thì cũng " an toàn khu " ! Ví như " ông trời con " Hoàng hữu Phước , Đỗ văn Đương ... Thế đấy , gần 500 ĐBQH ? Liệu dân ta có cần quá nhiều " nghị gật " , " nghị ba sàm " như vậy không ???

    Trả lờiXóa
  8. Nghị sĩ là những người phát biểu cho dân chúng.
    Trừ ở "lước" CHXHCNVN!

    Trả lờiXóa
  9. Nơi tôi ở, hễ cứ thấy mặt 1 đại QH của Đà Nẵng trên TV ( ngồi trơ mặt, dương mắt ti hí ngậm hột le) , thì đều chỉ tay : kìa tên bán đồ bành , tung tiền mua phiếu bầu không biết dơ mặt!???

    Trả lờiXóa
  10. Đã là Đảng viên ĐCSVN thì làm việc suốt đời.Bác Duyệt nói vui chứ Quốc hội viên sao mà ngậm miệng.Nhưng còn thủ đoạn xin cho,giận nó cắt kinh phí hỗ trợ thì DÂN tỉnh ông đói,thôi nhịn làm lành...vã lại nói gì gì đi nữa thì thằng điếc nó có nghê đâu.
    Từ ăn no vác nặng được khen tót lên làm vua không ngai,trình độ có hạng thôi,PR cho ra vẻ thôi mà.
    Lâu quá ra Thủ Đô họp,vui suốt đêm nên vào họp thì tranh thủ ngủ chứ gật cái gì.
    Việc gì ĐẢNG cũng lo sạch,Chính Phủ cứ theo đó mà làm,hớ chút nào thì chôm chút ấy có gì mà la cho lắm lên.Nhà nước,QH viên và bao thứ dòm soi vào dễ gì ăn của BỌ đâu.
    Thật tội cho bạn chúng mình,chỉ 1 vạn đô hoa hồng,nhưng chia đều cho tất cả,người chỉ có năm trăm ngìn mà la quá trời xanh.

    Trả lờiXóa
  11. Vì sợ há miệng ra thì:
    - Một là mắc quai.
    - Hai là tiền nó biến đi mất thì chẳng có gì để ăn (chẳng phải là người ta thường nói : ngậm miệng ăn tiền)

    Trả lờiXóa
  12. Đại biểu nào phát biểu hăng,đụng chạm đến chổ không được đụng.Giờ giải lao có người đến nhắc nhở ngay "nói đến đó thôi nhé!".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tròi đất! Vào Quốc hội là phải im và lặn.Quốc hội là con của đảng cộng sản mà.Đảng hoàn toàn cái gì củng đúng không hề sai.Sai thuộc về thằng dân đem còm cõi.Ngoại trừ vài ba vị thẳng thắng chiếm 2% còn lại 98% thuộc loại ngoan ngoãn đễ hưởng sái chứ

      Xóa
  13. Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh nhắc nhở các thành viên của đoàn mình "Các ông bớt bớt cái mồm ,mai mốt ra gặp các Bộ xin xỏ còn có cái ăn nói, mình là tỉnh nghèo phải biết thân biết phận"Tâm tư lắm các đồng chí ạ!

    Trả lờiXóa
  14. Đại biểu QH đa phần đang có chức có quyền. Có quyền thì tiền zô. Làm sao dám nói, mất chức sao. Mà cũng chẳng có gì để nói, cùng một giuộc cả thì nói cái chi? Đảng cử dân làm nghĩa vụ bỏ phiếu vào thùng cho xong trò phường rối, không đi bầu tổ trưởng đến kiu réo điếc tai.

    Trả lờiXóa
  15. Để xem ngày mai các ngài bỏ phiếu tín nhiệm ra răng?

    Trả lờiXóa
  16. Nhiều đại biểu quốc hội kiêm nhiệm nên không giám nói sự thật , vì ( há miệng thì mắc qoai )

    Trả lờiXóa
  17. Đại biểu cấp tỉnh, ngành, không dám phê bình bộ, vì cũng biết thừa đủ thứ yếu và cập kênh của Bộ trường, nhưng mắc vi rút Hamimaqua, sợ phê bình thì xin-cho sẽ khó khăn, im lặng là tiền!

    Trả lờiXóa
  18. Là một băng nhóm thôi.
    "Biết nói gì đây
    Khi con đường đời ăn chia ngập tràn!
    Bao nhiêu toan tính,
    Bao nhiêu sợ sệt hoen ố lối đi!"

    Trả lờiXóa