FICA - Tính đến tháng 10/2014, ngành ngân hàng đã xử
lý được 54,3% tổng số nợ xấu, nhưng theo đánh giá của Thủ tướng, kết quả vẫn
“chưa được như mong muốn”. Một trong những nguyên nhân là do vẫn còn một số tổ
chức tín dụng yếu kém, tình trạng sở hữu chưa minh bạch.
Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho
biết: Theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 9/2012 tỷ lệ nợ
xấu của các tổ chức tín dụng lên đến 17%.
“Nợ xấu làm cho nhiều doanh nghiệp không vay được vốn,
sản xuất kinh doanh khó khăn đình trệ, ảnh hưởng đến việc làm, đời sống và tăng
trưởng kinh tế.
Nợ xấu còn làm cho tình hình tài chính của các tổ chức tín dụng không lành mạnh, thanh khoản khó khăn, một số ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ đổ vỡ, đe dọa an toàn hệ thống và ổn định kinh tế vĩ mô”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị,
Quốc hội và phê duyệt các Đề án cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Mục tiêu của xử lý nợ xấu là cải thiện thanh khoản, tình hình tài chính, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, đáp ứng yêu cầu vốn cho phát
triển kinh tế xã hội và bảo đảm an toàn hệ thống. Phấn đấu đến cuối năm 2015
đưa nợ xấu về mức an toàn trong kinh tế thị trường.
Tính đến tháng 10/2014, ngành ngân hàng đã xử lý được
54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9 năm 2012 (465 nghìn tỷ
đồng), chủ yếu bằng các giải pháp: Thu hồi nợ, cơ cấu lại nợ, sử dụng dự phòng
rủi ro, bán nợ và tài sản bảo đảm, trong đó có bán nợ xấu cho Công ty quản lý
tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC). Công ty này đã mua gần 95 nghìn tỷ
đồng nợ xấu và đang từng bước xử lý theo quy định; trong đó đã bán, thu hồi
được gần 4 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có lãi.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu
đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm (tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là
4,11%; tháng 8 là 3,9%), ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 - 2,7%. Theo
đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước
đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 - 4,2% so với mức 17% vào tháng 9 năm 2012.
Ngân hàng Nhà nước đánh giá tỷ lệ nợ xấu cao hơn là do thực hiện giám sát và
đánh giá lại chặt chẽ hơn việc phân loại nợ của các tổ chức tín dụng.
Thủ tướng cho hay, theo kinh nghiệm quốc tế, để xử lý
nợ xấu nhanh và hiệu quả, các nước thường phải chi một khoản lớn từ Nhà nước,
đồng thời phải có khung khổ pháp lý hoàn chỉnh về xử lý nợ xấu và có thị trường
tài chính phát triển. “Việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần
phải có thời gian, do khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, không có nguồn ngân
sách nhà nước và cũng chưa có kinh nghiệm xử lý. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được
trong thời gian qua là sự nỗ lực rất lớn”, Thủ tướng đánh giá.
Dẫu vậy, theo thừa nhận của Thủ tướng, “kết quả xử lý
nợ xấu chưa được như mong muốn. Khung khổ pháp lý, tiềm lực tài chính, chức
năng của VAMC; thị trường mua bán nợ; thanh tra giám sát… còn nhiều hạn chế,
vướng mắc. Năng lực quản trị, tiềm lực tài chính, hiệu quả hoạt động của nhiều
tổ chức tín dụng chưa cao; vẫn còn một số tổ chức tín dụng yếu kém, tình trạng
sở hữu chưa minh bạch. Nhiệm vụ còn rất khó khăn. Chính phủ sẽ chỉ đạo đẩy mạnh
việc xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng”.
Trước thực tế này, Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện
khung khổ pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là các quy định về
mua, bán nợ và tài sản bảo đảm, trách nhiệm của người đi vay và quyền của chủ
nợ.
Cùng với đó là hoàn thiện chức năng, tăng cường tiềm
lực tài chính, nâng cao năng lực để phát huy vai trò của Công ty quản lý tài
sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trong xử lý nợ xấu, trong đó có việc mua
bán nợ công khai minh bạch theo cơ chế thị trường.
Ngoài ra, Chính phủ sẽ đẩy mạnh phát triển mạnh thị
trường mua bán nợ; khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước mua bán nợ
xấu và tài sản bảo đảm, nhất là các đối tác chiến lược tham gia vào quá trình
tái cơ cấu tổ chức tín dụng và doanh nghiệp.
Và đặc biệt, Chính phủ sẽ tăng cường kiểm tra, giám
sát, thanh tra nợ xấu, chất lượng tín dụng và việc thực hiện quy định về phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng. Nâng
cao hiệu lực hiệu quả thực thi pháp luật về tín dụng ngân hàng. Thực hiện các
biện pháp về kinh tế và dân sự trong xử lý nợ xấu.
“Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại các tổ chức tín dụng,
nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả hoạt động, công khai minh bạch về sở hữu
và tình hình tài chính, nợ xấu và kết quả xử lý. Thực hiện các biện pháp kiểm
soát chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu gia tăng, trích lập dự phòng rủi ro và
thúc đẩy mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng theo quy định. Hoàn thiện thể chế
luật pháp để xử lý nhanh, hiệu quả nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
yếu kém; Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%, bảo
đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Nguyễn Hiền/fica.vn
--------------------/
Nếu làm lãnh đạo mà cứ phải "nhai lại" từ thằng trợ lý, thì sẽ bị nhân dân gọi là "nãnh đạo".
Trả lờiXóaNếu làm lãnh đạo mà chỉ biết nói chung chung như một bài giáo dục công dân, không biết nói và làm cụ thể, thì sẽ bị nhân dân gọi là "thùng rỗng kêu to!", "ba hoa chính chòe!"
Những con số này có vẻ lý tưởng quá,liệu có tin tưởng được không vậy ?
Trả lờiXóaThời buổi TK 21 đã là 14 năm rồi mà vẫn có người nói "đảo nợ mà không tăng nợ" , thánh thật! Đúng là "có gang có thép" , không biết ngượng hay là "điếc không sợ súng"?!
Trả lờiXóa"Phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%,", tôi không tin CP làm được chỉ tiêu đó. Hiện nay số liệu b/c của CP về nợ xấu <65% GDP là ít hơn số liệu thực tế rất nhiều . Các chuyên gia Ngân hàng, Tài chính đều cho rằng nợ xấu ( nợ khó và không thanh toán được) gần thu nhập quốc nội GDP, khoảng 105 tỉ /117 tỉ USD. Vừa qua CP đã phải vay nợ mới trả nợ cũ mà không thế đưa vào đầu tư phát triển kinh tế . Nợ công gồm nợ chính phủ vay nước ngoài ( ODA, WB,IMF) + Trái phiếu CP + Bảo lãnh cho DNNN, đã báo động nguy ngập nền kinh tế, nguy cơ phá sản nền kinh tế đang hiện ra ngày càng rõ nét. Đừng hứa hão huyền viễn vông nữa ngài TT ơi. Đừng lừa dối Nhân dân, hãy nhìn thẳng sự thật nói lên sự thật để QH và nhân dân tìm cách xoay trở, vượt qua cơn khốn khó này.
Trả lờiXóa"Tôi không lừa dối Nhân dân. Chỉ là đọc theo văn bản mấy thằng trợ lý nịnh hót viết ra thôi."
Xóatôi chưa tin số liệu của chính phủ.cần tham khảo ý kiến các chuyên gia và đọc VIỆT NAM THỜI BÁO của ts Phạm chí Dũng để biết cụ thể.
Trả lờiXóaTHẬT SỰ tôi ko hiểu AI là chủ "sở hữu nhà băng"(như trong lời ô Dũng nói);và QUYỀN SỞ HỮU ấy có khác gì với ĐỊNH NGHĨA truyền thống?.Bác nào hiểu chỉ với,cảm ơn trước!.
Trả lờiXóa"Hỏi thằng trợ lý tui thử coi. Mịa nó chứ, viết làm sao mà người ta cứ mỉa mai tui hoài dzậy?"
XóaTừ năm 1975 đến giờ,có khi nào MINH BẠCH đâu mà bảo chưa !
Trả lờiXóaKhổ quá bây giờ nghe mấy ông này nói không lọt tai được, khoác lác, điêu có hệ thống, xã hội lại bưng bít, nên các ông này nói lấy được, vừa đá bóng vừa thổi còi , bó tay!
Trả lờiXóa