Đừng
để chất xám người Việt
đi phục vụ nước ngoài
* GIA MINH
Chế tạo máy, đưa ra qui trình trồng mỳ (sắn), rồi tham
gia sửa chữa xe bọc thép đến chế tạo xe bọc thép mới với những tính năng đặc
biệt phù hợp với khu vực Đông Nam Á, hai cha con ông Trần Quốc Hải- Trần Quốc
Thanh được Vương Quốc Kampuchia trao tặng Huân chương Đại tướng quân.
Sự kiện này được truyền thông Việt Nam loan tin
khá nhiều và cư dân mạng xôn xao bình luận về việc nguồn chất xám không được trọng dụng để phục vụ đất nước; trong khi
đó nước ngoài lại biết trân trọng những đóng góp khoa học như thế
Trong chương trình Khoa học- Môi trường hôm nay, Gia Minh nói chuyện với ông Trần Quốc Hải. Từ xưởng của gia đình ở
ấp 2, xã Suối Dây, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, ‘nhà khoa học chân đất’ Trần
Quốc Hải mở đầu câu chuyện với thời điểm nhận được huân chương Đại tướng quân
của Kampuchia:
- Ông Trần Quốc Hải: Vào ngày 13 tháng 10 năm
2014.
- Gia Minh: Được
danh hiệu đó do giúp cho Kampuchia những gì?
- Ông Trần Quốc Hải: Thứ nhất tôi cơ giới hóa cây
mỳ cho Kampuchia, thứ nhì tôi nâng cấp, sửa chữa xe bọc thép cho quân đội
Kampuchia và sau cùng là chế tạo một chiếc xe bọc thép với tính năng mới, đặc
thù riêng, tác chiến ở vùng Đông Nam Á cho quân đội Kampuchia.
- Gia Minh: Có
ba đóng góp cho họ như vậy; nhưng trước hết việc cơ giới hóa canh tác cây mỳ
rất cần cho nông dân, ông có thể nói rõ hơn về điều này?
- Ông Trần Quốc Hải: Từ hồi nào giờ, cây mỳ tại
vùng Đông Dương này đều canh tác bằng tay; như thế hiệu suất thấp. Tôi chế tạo
ra máy trồng mỳ, chăm sóc cỏ, bón phân bằng máy thích hợp với vùng Đông Nam á.
Ở Kampuchia người ta cần trồng mỳ vì bây giờ nhu cầu rất lớn, họ đọc qua mạng
và thấy nên cử một ông trung tướng ( tên Soy Narit) xuống tiếp xúc mua bán với
tôi và tôi chuyển giao công nghệ cho họ. Họ ứng dụng tại tỉnh Kompong Speu
thuộc Lữ đoàn 70.
- Gia Minh: Công
nghệ này có được ứng dụng tại khu vực Tây Ninh ra sao không?
- Ông Trần Quốc Hải: Có ứng dụng trồng đại trà
trên 64 héc ta, kết quả thu được rất lớn, tức trên một héc ta thu được hơn 80
tấn. Cách nhà tôi khoảng 10 cây số, diện tích đất lâm nghiệp đó do anh Bình
quản lý, tôi cung cấp máy cho anh ta, sau đó tôi và anh Bình tìm ra một qui trình
mới canh tác khác xa so với truyền thống, tập tục của ông bà mình. Tức trồng
bằng máy, thu hoạch bằng máy, bón phân, chăm sóc bằng máy, bỏ qua giai đoạn
phun thuốc sát trùng, máy móc thay thế. Máy móc rất dễ sử dụng, trình độ của
người nông dân tiếp xúc rất dễ dàng. Hiện nay anh Bình đang thu hoạch và bình
quân trên 80 tấn một héc ta.
- Gia Minh: Công
nghệ này có được sở và bộ nông nghiệp công nhận không và có được áp dụng cho
nơi nào khác không?
- Ông Trần Quốc Hải: các bộ, ban ngành công nghệ
đã công nhận một phần rồi. Ví dụ như máy trồng mỳ đã được sở khoa học- công
nghệ công nhận. Và qui trình trồng mỳ thì họ nói cứ quay video clip lại, sở
khoa học- công nghệ sẽ cử người xuống để đăng lý sở hữu trí tuệ.
Ngoài máy trồng khoai mì (sắn), ông Trần Quốc Hải còn sản xuất
hàng loạt
máy như máy nhổ củ mì, máy làm cỏ, máy bón phân...,
cơ giới hóa gần như toàn bộ
quy trình trồng khoai mì.
|
- Gia Minh: Đã
lâu rồi và mang sang ứng dụng bên Kampuchia mà chưa đăng ký?
- Ông Trần Quốc Hải: Quan niệm của tôi muốn làm
ra máy móc để sản xuất nhiều lương thực cho con người, tôi không muốn dành
riêng cho tôi. Tôi đọc trên mạng thấy rằng cây mỳ hiện là cây chủ lực ở quê
hương tôi nhưng cũng rất cần để cứu đói thế giới trong chương trình của Bill Gates.
Tôi là người đam mê khoa học, tôi cũng muốn đóng góp một phần vào chương trình
này nên tôi đặc biệt nghiên cứu về cây mỳ và những máy móc liên quan để sau khi
thành công tôi sẽ tặng máy móc và qui trình của công nghệ này cho chương trình
của Bill Gates nhằm cứu đói người Phi Châu. Trước đây từng có ông Võ Tòng Xuân
đại diện cho chương trình của Bill Gates ở Nigeria có tiếp xúc với tôi nhưng
do lúc đó qui trình chưa hoàn chỉnh thành ra tôi chưa hợp tác được. Bây giờ qui
trình đó đã thành công rồi, tôi muốn đóng góp cho chương trình của Bill Gatges,
tôi muốn san xẻ- trong khi mình no mà người ta đói thì mình là con người với
con người phải có sự chia sẻ.
- Gia Minh: Từ
lĩnh vực máy móc nông nghiệp, sao ông lại chuyển sang lĩnh vực sửa chữa xe bọc
thép cho Kampuchia và làm ra xe bọc thép mới như thế?
- Ông Trần Quốc Hải: Sau khi tôi chuyển giao công
nghệ trồng mỳ cho Kampuchia, tôi ở Lữ đoàn 70 tại đó có những xe bọc thép do
Liên Xô chế tạo và hay bị hỏng hóc vì Liên xô chế tạo không phù hợp điều kiện
nhiệt đới. Liên Xô, Ukraina và Việt Nam tham gia sửa chữa những xe đó.
Họ ( Kampuchia) rất phàn nàn; chuyện Liên xô và Ukraina thì tôi không quan tâm,
nhưng khi họ phàn nàn vấn đề chuyên gia Việt Nam sửa chữa xong, quay lưng đi thì
xe lại hư. Tôi là người Việt Nam
nên tôi tự ái, hơn nữa tôi biết cơ khí nên tôi sửa một số xe cho họ. Sau đó tôi
nghiên cứu và thấy xe Liên xô chế tạo không phù hợp với chiến trường, thời tiết
Đông Dương. Tốt hơn hết nên cải tiến động cơ diesel và chế tạo lại cho phù hợp
với vùng nhiệt đới. Họ nhất trí, đầu tiên tôi sửa chữa, nâng cấp. Sau khi nâng
cấp được 11 chiếc thì những nhà khoa học và các tướng lãnh Kampuchia nói rằng
chiếc xe BTR60 với những chiếc ( không nghe rõ) không phù hợp với chiến trường
Đông Dương dẫn đến hay hỏng hóc; nên tìm giải pháp mới chế tạo cho phù hợp. Sau
đó mới cho ra đời chiếc xe đầu tiên của Kampuchia.
- Gia Minh: Người
ta hổ trợ những gì về nguyên, vật liệu và phương pháp, nhà máy sản xuất ra sao?
- Ông Trần Quốc Hải: Họ xin ý kiến của ông Pol
Saroun tổng tư lệnh quân đội và thủ tướng Hun Sen. Lữ đoàn 70 được sự giúp đỡ
vô hạn định. Công cụ máy móc thì tối thiểu nhưng chúng tôi phải làm việc tối
đa. Nghĩa là lấy trí thông minh, sức lực con người để khắc phục vấn đề máy móc,
nhà máy.
- Gia Minh: Xe
chế tạo ra rồi và bản quyền thuộc về ai?
- Ông Trần Quốc Hải: Đã qua thử nghiệm một cách
chặt chẽ, quân đội Kampuchia đã nghiệm thu. Lữ đoàn 70 và bản thân tôi được
đích thân thủ tướng Hun Sen khen thưởng. Bản quyền tất nhiên thuộc Kampuchia,
bởi vì tất cả vật chất, tiền bạc, con người phía Kampuchia bỏ ra, tôi chỉ đóng
góp một phần thôi.
- Gia Minh: Và
công trình đó phải mất bao lâu mới ra sản phẩm?
- Ông Trần Quốc Hải: Chiếc xe mới chúng tôi vừa
nghiên cứu, vừa chế tạo trong bốn tháng.
- Gia Minh: Mới
trong năm nay thôi. Và trước đây cũng được biết ông có kế hoạch chế tạo máy
bay, kế hoạch đó đến nay ra sao rồi?
- Ông Trần Quốc Hải: Kế hoạch chế máy bay do luật
pháp Việt Nam
ràng buộc quá nên tôi không thể thực hiện được. Sau đó Viện Bảo tàng O’Mally ở New York đề nghị mua lại
để triển lãm nên tôi đã bán cho viện bảo tàng đó rồi.
- Gia Minh: Ông
có thể tiết lộ họ mua với giá bao nhiêu?
- Ông Trần Quốc Hải: Tôi có thể nói rõ ràng họ
mua với giá ưu đãi. Đó chính là động lực thúc đẩy cho tôi làm khoa học và tôi
có một số vốn kha khá để tiếp tục công trỉnh của tôi. Tôi rất cám ơn Viện bảo
tàng O’Mally.
- Gia Minh: Ông
nói muốn tiếp tục công trình là công trình nào?
- Ông Trần Quốc Hải: Công trình máy bay trực
thăng. Các quan chức Kampuchia họ có đề nghị tôi tới đây chế tạo mới ở
Kampuchia. Họ sẽ lo thủ tục, giấy tờ đồng thời họ lo một phần về vật chất cho
tôi. Tới đây tôi sẽ chế trực thăng trên tiêu chí mới chứ không chế theo kiểu cũ
nữa. Vì sau này, cách đây 10 năm tôi có một số ý tưởng mới. Ví dụ sau này tôi
chế chiếc trực thăng với tiêu chí chiếc ô tô, giá cả phù hợp và khi bay nếu
động cơ có sự cố rơi thì không chết phi hành đoàn.
Gia đình ông Trần Quốc Hải bên cạnh những chiếc xe của hai
cha con ông sửa chữa và chế tạo
|
- Gia Minh: Nhưng vì sao không thực hiện ở Việt Nam mà
sang thực hiện ở Kampuchia?
- Ông Trần Quốc
Hải: Ở Việt Nam
rào cản về hành chính rất lớn, hơn nữa cũng không quan tâm đến khoa học- kỹ
thuật. Kampuchia khác với Việt Nam ;
tức anh làm được một công trình khoa học thì được chính phủ, Nhà nước hoan
nghênh và công nhận là nhà khoa học. Ví dụ khi tôi nâng cấp, cải tiến xe bọc
thép xong họ công nhận tôi là nhà khoa học quân sự. Ở Việt Nam các nhà
khoa học không làm được công trình nào cả, còn người làm thì bị gán cho tên
‘Hai Lúa’ như tôi. Quan điểm khác nhau nên mình thấy chỗ nào phù hợp mình đến.
Khoa học không có biên giới, chỗ nào chính sách phù hợp với mình, điều kiện tốt
với mình thì mình đến đó chế tạo.Biết đâu 5,7, 10 năm nữa tôi thành công và
Việt Nam cần thì tôi bán về
Việt Nam .
Làm khoa học rất hay: ‘tổ quốc không biên giới’.
- Gia Minh: Ở
Việt Nam ngoài ông ra cũng có một số người chế tạo trực thăng, tàu ngầm ở Hà
Nội, Sài Gòn; ông có quen biết và liên lạc với họ để cùng chia xẻ không?
- Ông Trần Quốc Hải: Rõ ràng họ đi vào con đường
mà tôi bị vấp phải trước đây, tôi là một bài học, một kinh nghiệm cho họ. Tôi
may mắn hơn họ vì được Vương quốc Kampuchia trọng dụng. Tới bây giờ tôi cũng
chưa có điều kiện để liên lạc, vì mỗi ngành nghề mỗi khác nhau, quan điểm cũng
khác nhau nên chưa tìm được tiếng nói chung.
- Gia Minh: Xin
ông chia xẻ trước đây ông có học về cơ khí… ở trường học, đơn vị nào?
- Ông Trần Quốc Hải: Tôi xin nói con người làm gì
khác thiên hạ cũng là định mệnh, số mệnh do Ông Trời khiến. Có một số cái có
thể học được, có một số cái không thể học được. Tôi chế trên nguyên lý của
người khác, nhưng về bản chất hoàn toàn khác: học cũng là học cái đã rồi, đọc
cũng là đọc cái đã qua, chỉ có lao động mới tìm ra cái mới. Đó là nguyên lý của
tôi. Tôi có đến trường đại học để học chế xe bọc thép phù hợp với chiến trường
Đông Dương , chế qui trình trồng mỳ để thay đổi tập quán của ông cha từ lâu
đời, làm ra nhiều lương thực, giải phóng cho con người thì không đại học nào
dạy được. Nếu các đại học dạy được như thế thì dân Phi châu không đói, dân châu
Á không đói.
- Gia Minh: Con
của ông có học hành qua trường lớp thế nào không?
- Ông Trần Quốc Hải: Con tôi học hết lớp 12 và
sau sự kiện ‘máy bay’ đó thì cháu qua Mỹ với tôi. Chính phủ Mỹ và các tổ chức
nhân đạo ở đó sẵn sàng nuôi nấng cho cháu đi học, nhưng cháu thấy giáo dục theo
kiểu ‘từ chương’ không phù hợp với cháu nên sau đó 3 tháng cháu đi về Việt Nam . Cháu cũng
học những thực tiễn như tôi và bây giờ cũng có tay nghề nhất định. Vương quốc
Kampuchia cũng công nhận cháu ở trình độ kỹ sư. Cháu cũng có đóng góp cho
Kampuchia và Việt Nam
nhiều.
- Gia Minh: Những đóng góp của cháu là gì?
- Ông Trần Quốc Hải: Ví dụ cháu kết hợp với tôi
trong qui trình canh tác cây mỳ, giải phóng sức lao động, tăng năng suất, bảo
vệ môi trường. Rồi máy phun thuốc cao su. Ở Kampuchia cháu cùng tôi trao đổi,
truyền đạt lại qui trình trồng mỳ và cũng cùng tôi nâng cấp, chế tạo xe bọc
thép, chế tạo xe bọc thép mới.
G.M (thực hiện/rfa)
Việt Nam không nhìn ra người tài, có nhìn ra cũng không trọng dụng. Đây là cái sai chết người do ĐCS lãnh đạo.
Trả lờiXóaNgười tài thường khẳng khái, minh bạch, vị tha (sống vì thiên hạ). Nói chung là "uy nghi lẫm liệt".
XóaDzậy là "nguy hiểm"... Phải tìm cách loại bỏ...
Ganh tị là thói tật cố hữu của lãnh đạo đảng và nhà nước csVN. Họ không chấp nhận một ai giỏi hơn họ. Do đó sẽ không bao giờ có đất để người có thực tài - thực đức sống. Nền chính trị độc đảng - độc tài - độc tôn mà đảng và nhà nước csVN đang cố tình xây dựng chỉ là nơi để cỏ dại sinh sôi mà thôi.
XóaMột đất nước với những người lãnh đạo dốt nát nhưng ĐỘC QUYỀN, ĐỘC TÀI , MẤT DÂN CHỦ không coi trọng khoa học , trí thức là nỗi đau cho dân tộc ....
Trả lờiXóachúc mừng bố con anh hải,anh thật bình dị nhưng cũng rất nhân văn,triết lý sống của anh quá bình dị nhưng quá vĩ đại,nghĩ đến những người đói hơn mình,thế thôi ! khoa học không biên giới là đúng rồi! ngày xưa ai cho phép mấy ông mày mò làm ra máy bay,tàu hoả,ô tô ! đó là nhờ tự do khoa học,còn vn ta bây giờ các rào cản cấm đoán,các loại giấy phép mẹ ,con đã làm thui chột và nhụt chí các nhà khoa học.ngoài nghiên cứu cn mac le.
Trả lờiXóaNếu công nhận giá trị của ông Hải thì đảng ta tự tát vào mặt mình sao.Bao nhiêu giáo sư,tiến sĩ mà đảng cấp bằng,ngốn cả núi ngân sách sẽ thành rác rưởi cả sao.Quốc vương Sianouk và thủ tướng Hunsen làm vậy là không có tính đảng,tự bôi tro trát trấu vào giới khoa học nước nhà,đúng là không có cái nhìn khách quan biện chứng
Trả lờiXóaCái dạo ông Hải tự chế máy bay trực thăng, Bộ QP phản đối quyết liệt, nhưng sau đó cử đoàn sĩ quan bộ kỹ thuật vào Tây Ninh kiểm tra, cho bay thử, ngon, hết chê.
XóaNhưng rồi, biết dzậy thôi, kệ ông Hải. Nếu đưa ông Hải ra Tổng cục kỹ thuật thì bằng cấp đâu, hàm sĩ quan đâu?, rôi các sĩ quan tướng tá kỹ thuật QĐ không sáng chế được gì, mắc cỡ lắm!
Nay ông Hải đem tài năng sáng tạo 'cống hiến' cho QĐ Campuchia. Đúng là "tự hào VN"!
Tất cả mọi hệ lụy mất chất xám, VN không sáng tạo được gì, các phát kiến bỏ ngăn kéo, công nghiệp con số 0 to tướng, là do thằng cha cơ chế, do bảo thủ, do máu ghen ăn ghét ở, do thủ tục hành chính rườm ra và cả nhiều thứ 'tiêu cực phí' , nên mới đến nỗi này. Tóm lại, đảng đã là "đỉnh cao trí tuệ" thì đừng thằng nào 'qua mặt'!
Trả lờiXóaKiểu tư duy như cha con ông Hải là tư duy của các nước ở âu Mỹ. Chứ ở Việt nam dưới sự độc quyền lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng CS đã lãnh đạo đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác… Đào tạo nên con người rất đúng chuẩn có đầy đủ các bằng cấp như: Kỹ sư, thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư rồi thì bao nhiêu là tướng lĩnh, các lãnh đạo đĩnh cao trí tuệ vv… Họ mới là những người được quyền đưa ra các chủ trương rồi phát minh, sáng chế hợp chuẩn của VN. Còn sáng chế kiểu như cha con ông Hải thì ra nước ngoài mà sống ở VN chẵng ai chấp đâu. Sinh thời như nhà sáng chế Ê đi xơn hay như cả ông Bill Gates may mà rơi đúng nước Mỹ, không a đúng vào Việt nam thì chỉ có mà ăn cám, tiếng tăm hay phát minh của họ còn ở dưới bùn đen!
Trả lờiXóaĐất nước bây giờ lạm phát tướng, lạm phát giáo sư tiến sĩ, lạm phát cấp phó, lạm phát thứ trưởng...nhưng chẳng làm gì được cho ra hồn, không có bất kỳ công trình khoa học nào, không có thành tích nào đáng kể, toàn lũ ăn hại. Còn người dân sáng chế ra được thì bị khinh thường, không quan tâm, thậm chí còn cản trở
Trả lờiXóaĐễ chảy máu chất xám kiểu này tôi thấy "tâm tư"lắm các đồng chí ạ.
Trả lờiXóaĐừng "giả chữ ký"! Các "đồng chí" không hề tâm tư chuyện chảy máu chất xám đâu. Nói chung, họ cứ ỳ ra với những vấn đề nhanh nhạy. Đang "hết hồn", bối rối vì tự sản xuất được ốc vít, sau hơn 50 năm cướp chính quyền...
XóaCác ngài lãnh đạo cấp cao ơi,các ngài có nghe thấy gì không ? có suy nghĩ gì không ???
Trả lờiXóaChưa có những người đúng nghĩa đó đâu...
XóaĐây là cái tát thẳng vào mặt cán bộ , giới khoa bảng của đảng cộng sản việt nam !
Trả lờiXóaMới đây dư luận đã nổi lên vụ việc về 13 học sinh mổi năm chọn một em xuất sắc nhất cả nước đoạt vô địch đường lên đĩnh Olympia. Thì đã có đến 12 em tìm đường làm việc sinh sống ở nước ngoài. Nay đến lượt nhà sáng chế "chân đất" cũng phải ra nước ngoài nốt bằng những khả năng sáng chế của mình. Thử hỏi đất nước này đang hành xử theo kiểu gì đây? Triệt người tài theo lối của Tần Thủy Hoàng, chỉ còn lại các lãnh đạo đĩnh cao trí tuệ trị vì dân thôi chắc?
Trả lờiXóaỞ ta, các quan chúi đầu vào tranh nhau ăn, tranh ghế...rồi đàn áp dân, còn nghĩ gì đến phát minh khoa học của người khác, nghĩ gì đến đất nước đi về đâu. Đã thế, nếu ai đó trong dân đen có sáng kiến gì đó thì họ lại hoạnh họe: bằng đại học đâu?, trường lớp nào công nhận? Họ thì ngược lại, chẳng bằng cấp, chẳng thành tích... cũng cúa lên chức , tăng lương vù vù.
Trả lờiXóaNghĩ mà lộn ruột, uất ức. Ôi Việt Nam, ngày tàn đang cận kề rồi!
Phượng hoàng sẽ tái sinh từ tro tàn!
XóaĐất nước không nhìn ra người tài
Trả lờiXóaĐâu phải
Bọn lú lẫn độc quyền tác oai
Chúng chỉ dùng một lạo ngu dốt
Nuôi béo chúng và dễ khiến, sai
Cả một bè lũ bất tài!
Chúc mừng và cảm phục cha con anh Hải.
Trả lờiXóaThế là phải!
Trả lờiXóaNhà nước, với một hệ thống trường đại học, Cục Vụ Viện hùng mạnh, đội ngũ Thạc Tiến Sĩ hùng hậu, kinh phí hoạt động hoành tráng, lương lậu hậu hĩ, nghị quyết hùng hồn, nên phối kết hợp các thiên tài giỏi để đến hết thế kỷ này (hoặc hết thế kỷ sau) rửa được nỗi nhục ỐC VÍT ĐIỆN THOẠI SAM SUNG đặng người dân có dịp đi ra ngoài nước không phải cúi mặt xuống (đây là nói về người dân chứ còn người lãnh đạo thì ở đâu chẳng hớn hở!)
Những việc dễ như làm tàu ngầm, tàu bay, xe bọc thép v.v. nên để cho dân tự làm, chỉ mong các đồng chí "sáng như trăng rằm" không cấm đoán là đã phúc cho dân tộc lắm.
Tôi tự hào là dân của một đất nước chẳng biết làm cái gì trừ lúa ngô khoai sắn do những người nông dân lam lũ làm ra.
Trả lờiXóaTôi tự hào là dân một nước chỉ biết chế tạo các loại nghị quyết phét lác.
Tôi tự hào là dân của một nước có một cái đảng lãnh đạo chẳng ra gì nhưng cứ hô khản giọng "muôn năm vĩ đại", "thiên thu tài tình".
Tôi không có bình luận thêm về chủ đề " chày máu chất xám ở VN " , vì chủ đề này nó giống như câu nói khôi hài : khổ lắm biết rồi nói mãi ! Tôi lại nói về một chủ đề mà ít nhiều các bạn cũng biết : những cái " máy cái " để " sản xuất " ra những tiến sĩ , thạc sĩ của cái nước Việt này ( đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng làm " suy yếu " cái khoa học kỹ thuật nước nhà , tôi cho là như vậy ) . Chúng ta có rất nhiều các vị Gs tiến sĩ , phó Gs tiến sỹ ( đây là những máy cái đúng nghĩa ) , trong đó số " thật " thì không đáng bao nhiêu , còn " hàng giả và kém chất lượng " thì lại khá nhiều , số GsTs " giả cầy " này lại có quyền " sản xuất " những ông bà Ts , Ths ... ( nào là hướng dẫn , sửa đề cương nghiên cứu , chấm luận văn , phản biện một phản biện hai ...v v và v v ) . Vậy những cái " máy cái " chất lượng tệ hại như vậy ( đến nỗi bây giờ nhà nước đang xiết lại việc đào tạo Ts, Ths cũng như việc phong hàm Gs " vô tội vạ " như hiện nay ) thì sẽ cho ra " sản phẩm " thế nào ? Không lẽ thằng thầy ngu mà lại đào tạo ra thằng trò giỏi ? Và cứ cái kiểu " sản xuất học vị " như vậy thì Việt nam lấy đâu ra người tài , người giỏi ? lấy đâu ra những nhà khoa học chân chính ? Gs , tiến sĩ gì mà thua cả những con người như cha con anh Trần quốc Hải ! Ngữ này thì chỉ có đi xuống thôi chứ cuối thế kỷ này sao hoàn thành CNXH !!!
Trả lờiXóaNhiệt liệt hoan nghênh phong trào phổ cập Tiến Sĩ toàn dân!!!
XóaNhiệt liệt.
Nhiệt liệt.
Đại nhiệt liệt.
Kiến nghị với các đồng chí kính mến, kính mến thấp và kính mến cao.
XóaTôi cho rằng với dân số của nước ta mà với tốc độ đào tạo thạc tiến sĩ, giáo phó sư như hiện nay thì còn biết bao giờ mới có 90 triệu tiến thạc sĩ nên vấn đề trước mắt cũng như lâu dài là phải làm sao các trường cấp II, cấp III đã có thể nuôi trồng gặt hái các học hàm học vị ấy thì mới mong năm hay sáu năm nữa trở thành cường quốc công nghiệp và khoa học kỹ thuật được.
Mong các đồng chí để tâm.
Chúc các đồng chí khỏa để cống hiến con tim khối óc cho nước nhà vài ba trăn năm nữa.
Không Phải Chuột.
Ông Trân chế tạo tàu ngầm
Trả lờiXóaMã Lai biết tiếng truy tầm chủ nhân
Thấy người liền đến làm thân
Mã mua một lúc năm thân tàu ngầm
Anh Hải mê chế máy bay
Nhưng rồi bị cấm dẹp ngay tức thời
Đam mê anh chẳng rong chơi
Tàu bay không được anh chơi tàu bò
Sang Miên anh tiếp lần mò
Xe tăng đã cũ trong kho bụi đầy
Thấy mình đủ sức tân trang
Thành quả mỹ mãn Thủ Hun đón mừng
Xuất ngoại anh là cụ cưng
Còn ở trong nước ai cưng ai chiều?
Mới hay đất nước tiêu điều
Là do "đầy tớ" nói điêu làm càn.
TM
2 vạn...3 vạn...hay trăm vạn tiến sĩ cũng phải bó tay vì.....đừng trách họ ngu dốt...!!! cứ ngậm miệng mà ăn tiền....!!!
Trả lờiXóa"Tuy nhiên, ông lần nữa khẳng định với chúng tôi, ông vẫn chưa gật đầu với chiếc xe hơi, tòa biệt thự, 18 ha xoài và chế độ biệt đãi dành cho một vị tướng". Ông còn chờ gì nữa khi chưa gật đầu? Phải chăng ông chờ các nhà lãnh đạo Việt Nam lên tiếng! Qua những gì ông tâm sự tận đáy lòng, thật sự ngưỡng mộ tài năng và lòng tự tôn Dân tộc, nhưng nếu như tài năng của ông thực sự chưa được phát huy ở Việt Nam, thì đương nhiên trước mắt ông cũng phải tìm đất để mà dụng võ chứ. Mong rằng những tài năng như ông sớm được trọng dụng và tạo điều kiện đặc biệt tốt nhất, để góp phần thúc đẩy sự phát triển của Dân tộc Việt Nam. Dù ở điều kiện nào cũng trân trọng tấm lòng hướng về Dân tộc của ông!
Trả lờiXóaÔng vua lốp Nguyễn Văn Chẩn một thời cũng là người tài ba nhưng chiến dịch Z 30 đã đánh cho ông tan tác. Khổ thân ông không biết bây giờ ông ra sao
Trả lờiXóa