Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Khrushev: Nhà cải cách “duy ý chí”?

*  LÊ ĐỖ HUY  (lược dịch)
Nikita Sergeevich Khrushev (1894 – 1971), Bí thư thứ nhất ĐCS LX (1953 - 1964), Chủ tịch HĐBT LX (1958 – 1964) là một nhân vật có quyền lực nhất trong lịch sử Liên Xô. Tuy nhiên Từ điển bách khoa thời xô viết (1983) về ông, ngoài chức vụ, chỉ thấy ghi 8 từ tiếng Nga: “Trong đời hoạt động của ông có biểu hiện chủ quan, duy ý chí”. Hồi ký của ông đến với người Việt qua bản tiếng Pháp, và cách đây không lâu, trọn bộ của nó mới lưu hành ở Nga.
Xin giới thiệu chương Chủ nghĩa xã hội của Khrushev, với 1, 2 đoạn tóm lược, dịch từ sách Năm lựa chọn của Khrushev (Пять выборов Никиты Хрущёва), do các tiến sĩ kinh tế học, là cựu thị trưởng đầu tiên của Moskva thời nước Nga mới G. Kh. Popov, và người cháu (đã quá cố) của Nikita Khrushev là Nikita Adjubei soạn, (NXB Đại học Quốc tế Moskva xuất bản năm 2008, 416 trang). Các đầu đề nhỏ là của người dịch.
              (Thực thi) nhiều sáng kiến của Khrushev đã cho thấy sự khác biệt giữa những gì được tuyên bố, với những gì thực sự xảy ra.
Cuộc Phục hồi nửa vời
Việc phục hồi những nạn nhân (dưới thời Stalin. ND) đã được tiến hành đại trà. Đồng thời, thân nhân của các nạn nhân lại nhận được thông tin dối trá về ngày mất của người thân của họ. Có những người bị hành hạ và bị giết trong các cuộc thẩm vấn từ năm 1937, nhưng trong hồ sơ phục hồi viết là họ tử nạn vào các năm 1942, 1943. Đằng sau sự đánh tráo này là ý đồ của những người thực thi (cuộc phục hồi) giúp các đao phủ (thời Stalin) thoát khỏi trách nhiệm, bằng cách đổ cho băng giá (tại các gulag ở) Siberi đã tước tính mạng của các nạn nhân.
Dưới thời Khrushev, có những lãnh tụ nổi tiếng của Đảng và nhà nước đã không được phục hồi, như Bukharin, Zinoviev, Kamenev. Đã hình thành một thực tiễn đầy nghịch lý: tất cả các nạn nhân của vụ án này được phục hồi danh dự, nhưng những ai bị xử lý sau đó, căn cứ theo lời khai của những người được phục hồi, vẫn bị xem là có tội. (Đó là do) Khrushev đã nhượng bộ trước các đề nghị nằng nặc của các lãnh tụ Đảng cộng sản phương tây như Dolores Ibarruri (nữ tổng bí thư Đảng CS Tây Ban Nha). Bởi vì nhiều trong số lãnh tụ Đảng cộng sản phương tây đã tham dự các phiên xử “công khai” (thời “Đại thanh trừng”/Great Purge cuối những năm 30], đã phát biểu ủng hộ [các phán quyết của tòa án Stalinist), và đến lúc đó sợ sẽ bùng nổ làn sóng công phẫn trong nội bộ Đảng của họ. Thỏa hiệp trước sức ép, Khrushev trì hoãn quá trình phục hồi, dù đã tiếp riêng vợ Bukharin, con gái Rykov, đã giúp đỡ họ trong cuộc sống.
Những nạn nhân  được phục hồi nhân phẩm không được nhận khoản bù tiền lương lẽ ra họ được nhận nếu không bị bắt và giam giữ (dưới thời Stalin). Lương hưu của họ vì thế chẳng đáng bao nhiêu, dù có tính đến “thâm niên” ở tù và phụ cấp trại giam. Điều sỉ nhục (cho xã hội) là những người (bị oan) này, kể cả về tuổi đời, lẫn sức khỏe, đã không còn có thể làm việc bình thường, và đánh phải sống nốt thân phận gần như ăn mày.
Phục hồi danh dự hóa ra không hề được làm đến nơi, đến chốn. Các khu tự trị của người Tác ta Krym và người gốc Đức không được phục hồi, họ không được quay về nơi chôn rau cắt rốn. Những người Meskheti Thổ cũng không được phép trở về (quê) từ nơi họ từng bị (Stalin cưỡng ép) lưu đày. Những người gốc Hy Lạp không được trả tiền đền bù. Những người gốc Ba Lan và Triều Tiên, cũng như một số sắc tộc khác, nạn nhân trong thời Stalin, vẫn ôm hận.
Lại xuất hiện tiến thoái lưỡng nan. Khrushev sợ cuộc nội chiến mới, trong khi đó mất ổn định và mất trật tự xã hội đã trở thành nguy cơ nhãn tiền. Khrushev quyết định: không thể để nhân dân phân liệt thành các tuyến chống đối. Đã tiến hành xử các thủ hạ của Beria, tuyên án, xử, nhiều người trong họ bị lôi ra từ các góc khuất, nhưng cuộc “săn đuổi phù thủy” ở diện rộng đã không diễn ra. Các vị theo Stalin dưới thời Khrushev trên thực tế đã né được trách nhiệm (hình sự). Ở Liên Xô đã hình thành tiền lệ nguy hiểm nhất: không bị trừng trị do thi hành các mệnh lệnh tội lỗi. Về sau điều này sẽ lặp lại khi Đảng CSLX bị loại khỏi chính quyền năm 1991.
Tan băng?
Nông trang viên được nhận hộ chiếu, nhưng một di sản ô nhục của chế độ Stalin vẫn còn lại: đăng ký lưu trú (прописка – hộ tịch, hoặc giấy phép cư trú tạm thời). Và người có hộ chiếu công dân xô viết không thể được bố trí vào nơi làm việc mới ở thủ đô hoặc ở thành phố khác, nếu anh ta không được cấp phép cư trú (tạm trú) ở đó.
‘Thời ấm lên’ (ottepel – thuật ngữ chỉ thời cải cách kiểu Khrushev, đi ngược lại với thời kỳ sắt máu của Stalin) kéo theo sự sùng kính viện sĩ Lysenko T. D., thủ phạm chính cuộc thít cổ ngành di truyền học (ở LX). Kiểm duyệt còn nguyên, vẫn cấm đoán việc bán sách báo, tạp chí của nước ngoài. Các cơ quan của Đảng vẫn chỉ đạo, vọc vào nghiệp (sáng tác) của nhà văn, họa sĩ, của các điện ảnh gia.
Canh tác ngô diễn ra theo đúng câu tục ngữ: “bắt thằng ngu làm dấu thánh, thì nó tự đập vỡ trán nó”. Những người lao động hăng hái bị cây ngô tước đoạt gia tài (do mất mùa), còn những kẻ chỉ nhăm nhăm tính công điểm để cầu lợi thì trồng ngô trở thành danh mục để báo công. Khai gian, lừa đảo, mánh khóe trong nông nghiệp được “cấp” phép bởi cả những bí thư tỉnh ủy. Các sếp quan liêu trong Đảng và chính quyền tìm được những thửa “đất vỡ hoang” trong lãnh địa của mình, và cày xới chúng một cách vô tội vạ, có khi bất chấp luật pháp, các đồng cỏ, bãi chăn thả gia súc, các khu bảo tồn thiên nhiên.
Trên các vùng đất khai khẩn hai năm liền xảy ra bão bụi. Mùa màng thất thoát. Và hiệu quả của các chi phí ghê gớm cho trang bị kỹ thuật và nhân công lại thấp hơn nhiều so với chờ đợi. Tình hình (cung ứng) thực phẩm trong nước trở nên khó giải quyết. Đã xuất hiện hiện tượng xếp hàng mua nhu yếu phẩm, thậm chí cả bánh mì.
Đã tiến hành hoàn thiện khâu trả công lao động, nhưng theo cung cách làm cho cả những ai, dưới mắt quan chức. kiếm được “nhiều tiền”.Kết quả là lương bổng (ở nơi có truyền thống lương cao như) ở Sibir và phương Bắc cũng sụt giảm, dẫn đến dân cư di dời đi khỏi các vùng đó. Thợ mỏ cũng bị cắt lương, nhưng mất mát nhiều là thày giáo, bác sĩ, giảng viên đại học.
Một trong những sai lầm lớn nhất của Khrushev, quyết định liên quan đến hàng triệu người, là cắt khoảnh ruộng phần trăm của các nông trang viên tập thể. Kết quả là các tài nguyên bị ném từ thành phần hiệu quả nhất của sản xuất xã hội – tư nhân, sang khu vực kém hiệu quả hơn – các nông trang, nông trường quốc doanh, đều nằm dưới chỉ đạo của bộ máy quan liêu của nền sản xuất.
Những chỉnh sửa liên miên các kế hoạch, cải tổ liên tục các cơ quan quản lý kinh tế tạo nên những bất ổn trong công nghiệp. Nhịp độ tăng sản lượng hàng năm luôn giảm. Không chú ý đến lợi ích vật chất của những người thực thi trực tiếp: các giám đốc, thợ cả, công nhân.
Đặc biệt rõ là những tính toán nhầm và những sai lầm của Khrushev trên trường quốc tế, nơi mà chúng gặp phải sự phản kháng và lực cản nằm ngoài quyền lực của ông ta. Ông muốn được giải thoát khỏi các vị theo Stalin ở các nước thuộc khối XHCN. Nhưng ở Đông Đức và Hungary nổi dậy xảy ra. Mới vỡ lẽ rằng ở đó có những thế lực mạnh, mong muốn không chỉ được giải phóng khỏi chủ nghĩa Stalin, mà khỏi CNXH Nhà nước (state socialism) quan liêu (thuật ngữ của Việt Nam: chế độ quan liêu bao cấp), nói chung.
Ở Hungary Khrushev trình bày quan điểm của mình bằng hỏa lực xe tăng. Và không còn quan trọng là ông có ra lệnh cho các tướng soái quân đội xô viết là “hành động theo phong cách Stalin”, như truyền khẩu trong dân, hay không. Quan trọng là họ đã hành động đúng theo phong cách ấy. Như vậy, CNXH của Khrushev không loại trừ các dạng cực đoan nhất của sử dụng bạo lực, và bị bó chặt trong khuôn khổ “đại tu và thanh trừng”.
Có hai khó khăn lớn trong chính sách đối ngoại. Thứ nhất là xung đột không tránh khỏi với Trung quốc. Về bản chất, CNXH “ăn mày” («нищий») của Trung quốc không thể làm hàng xóm láng giềng với một Liên Xô XHCN béo mập. Thời Stalin, đã thỏa hiệp được với nhau là cả hai nước sẽ nhanh chóng chuẩn bị cuộc tiến công vào thế giới TBCN. Còn Khrushev, từ bỏ đường lối làm chiến tranh của Stalin, đã áp đặt lên Trung quốc mấy thập kỷ tồn tại nhọc nhằn. Cũng có thể vì thế ông đã đẩy Trung quốc vào cuộc biến đổi đến gốc rễ CNXH. Hôm nay cuộc biến đổi triệt để này tiến hành dưới ý chí của ban lãnh đạo Bắc Kinh, nhưng thời đó Trung quốc đã chống lại CNXH Khrushev.
Khrushev không thể không nhận thấy các chương trình trong và ngoài nước thực hiện dưới sự chỉ đạo của ông đã gặp những khó khăn nghiêm trọng. Ông hiểu rằng: chính CNXH của ông đẻ ra các khó khăn này.
Cờ bạc về sáng
Ban đầu Khrushev hành động như một học trò xứng đáng của Stalin: cố không nhận thấy các vấn đề, lảng tránh chúng, làm ra vẻ như không có những vấn đề ấy. Tới khi không còn lẩn tránh được nữa, ông ta bắt đầu nói về các vấn đề ấy, nhưng cố xoa dịu tình hình. Tới khi cách này mất hiệu quả, Khrushev bắt đầu dở thủ đoạn, đánh lộn sòng, lẩn tránh không trả lời trực diện. Đặc trưng là tình huống thông qua kế hoạch 5 năm 1956 – 1960 tại Đại hội Đảng CSLX lần thứ XX. Khi tình hình đã rõ là Kế hoạch 5 năm này không thể thực hiện được, Khrushev quyết định thay nó bằng kế hoạch 7 năm 1959 – 1965 và lẩn khỏi trách nhiệm báo cáo tổng kết kế hoạch 5 năm này vào năm 1960.
Cuối cùng, phản ứng về những thất bại trở thành những cuộc săn lùng những kẻ phạm lỗi, cả ở trong và ngoài nước, thành những đe dọa, trấn áp. Xuất hiện những cố gắng bắt những người phê phán im mồm bằng vũ lực. Tóm lại: các biện pháp Stalin. Nhưng tất cả những thứ đó, Khrushev hiểu rõ qua kinh nghiệm sống thời Stalin, sẽ chỉ làm cho mối nguy hiểm tích tụ thêm. Nhưng tự nâng tầm mình lên để nhận thức các nguyên nhân nền tảng của các ngõ cụt mà CNXH của ông ta lâm vào, thì Khrushev không có khả năng.
Dĩ nhiên là những năm làm lãnh đạo đã giúp Nikita Sergeevich (Khrushev) có hình dung kha khá về kinh tế. Nhưng các kiến thức nghiêm túc về lý thuyết kinh tế hiện đại, đặc biệt là của phương Tây, ông không có. Chẳng hạn, về lương và lương hưu Khrushev xử lý khá xuề xòa, không quan tâm đến việc đảm bào hàng hóa cho chúng (tiền lương) ra sao. Trong khi đó, lý thuyết kinh tế cơ bản dạy: tăng lương mà không đảm bảo tăng lượng hàng hóa nhóm “B” (hàng tiêu dùng) được sản xuất trước quyết định tăng lương này, tất dẫn tới lạm phát, xếp hàng rồng rắn, đầu cơ, phe phẩy.
Va phải các vấn đề này, Khrushev lao bổ vào cực ngược lại: ông bắt đầu kềm giữ mức tăng của lương bằng mọi cách, trước hết bằng định mức sản xuất. Ông đã đạt được nhịp độ tăng năng suất lao động vượt trước mức tăng lương. Vì thế, ông đã xem thường kết luận kinh điển của khoa học kinh tế: định mức chỉ gây được mức tăng năng suất ở khu vực nhất định mà thôi.
Trong kinh tế có logic nội tại của nó. Trước khi thu hoạch mùa màng, cần xây các kho chứa ngũ cốc và các máy nâng hạ. Cần các trạm sửa chữa máy móc nông nghiệp, các trạm cung ứng nguyên liệu. Nhưng những việc này được tính toán hoặc là không đến nơi, hoặc trễ, hoặc bị phớt lờ. Theo lời của người đi kinh tế mới, nhà văn nổi tiếng Anatolia Strelianyi, không ít hơn 75% sản lượng vụ đầu tiên được mùa đã thất thoát ngay trên miền đất vỡ hoang.
Khrushev hoặc đã không đánh giá hết, hoặc đã xem thường thường các thay đổi của tình hình kinh tế trong nước sau khi Stalin chết:
Đã chấm dứt khoản bồi thường chiến tranh do Đông Đức trả - từng là khoản phụ cấp hậu hĩ cho đồng bộ công nghiệp chiến tranh, toàn bộ nền công nghiệp, và cho chính sách giảm giá.
Việc giải thể các GULAG (trại giam tù chính trị của Stalin), vốn là nguồn cung cấp bất tận lao động không phải trả công (nhiều triệu người lao công).
Người lao động được tạo khả năng tự thay đổi chỗ làm (sự luân chuyển này nhà nước không theo kịp).
Việc cắt “suất” ruộng phần trăm và cấm không cho nuôi gia súc như sở hữu tư nhân đã đẩy người dân vào xếp hàng (rồng rắn) trước các quầy hàng thực phẩm nhà nước.
Năm lối thoát
Giống như CNXH của Stalin, CNXH của Khrushev đã mang trên mình nhiều bệnh trầm kha và những vết loét kinh niên, vì thế, tất có xu thế tìm cách thoát ra khỏi thứ CNXH này. Có không các điều kiện, khả năng cho một phương án phát triển như thế? Xin liệt kê năm thành tố của khả năng này:
1. Phê phán Stalin là khởi đầu để Khrushev tìm kiếm một phương án xây dựng CNXH khác, điều lẽ ra đã có thể trở thành bệ phóng để cự tuyệt chế độ xã hội này...
2. Ở Liên Xô có một khối dân cư khá lớn không thuộc thành phần kinh tế XHCN, năm 1959 vẫn còn tới 22 triệu trên 208 triệu dân số Liên Xô thuộc khu vực kinh tế tư (thủ công nghiệp, kinh tế vườn ruộng tư)...
3. Chiến thắng phát xít tạo sự tự tin cho dân chúng; nhiều cựu chiến binh không chỉ biết hoàn thành nhiệm vụ mà còn có khả năng tự ra quyết định (sáng tạo); nhiều triệu người được ân xá, trong đó có nhiều người bôn sê vích trung kiên, nhưng cũng nhiều người đã nghĩ tới sự cần thiết phải thay thế chế độ xô viết (bằng chế độ khác); hàng triệu người xô viết trong những năm chiếm đóng (của phát xít Đức) nhìn thấy chế độ xô viết đã sụp đổ toàn bộ và nhanh chóng; nhiều triệu người, bị phát xít) đưa sang Đức để làm việc, và các Hồng quân tiến quân sang châu Âu đã hiểu ra rằng không có CNXH người dân sống tốt hơn; người dân đã sẳn sàng cho thay đổi, mong muốn thay đổi, có những người không loại trừ cải cách để thoái ra khỏi CNXH.
4. ... Giới quan liêu và “trung gian nịnh thần” (nomenklatura[1]) muốn thay đổi, để thoát ra khỏi lưỡi rìu khủng bố. Nhưng tâm trạng muốn thay đổi mạnh nhất là ở những người lãnh đạo. Nhận biết rõ rệt nhất tình hình thực tế, họ sâu hơn, mãnh liệt hơn những người khác, nhận thức được sự cần thiết phải thay đổi. Trong quan hệ với nhau, họ phân liệt. Nhưng về nguyện vọng cải cách, thì họ (những người lãnh đạo) thống nhất.
5. Tình hình thế giới cũng thuận lợi cho cải cách (ở LX). Ở phương Tây còn nhiều những ai nhìn nhận LX như đồng minh cũ. Với những thành tựu của LX trong chế tạo vũ khí nguyên tử, những ai tin ở khả năng chiến thắng LX bằng quân sự ngày một ít đi. Vậy có điều kiện để phương Tây hỗ trợ quy mô lớn cho cải tổ ở LX.
Năm trở ngại
Vậy là trên lý thuyết, có những tiền đề để (LX) thoái khỏi CNXH. Vậy cái gì đã ngăn cản.
Trở ngại thứ 1. Giới quan liêu và “trung gian nịnh thần” (nomenklatura) tới 1956 đã nếm miếng ngon của lợi ích vật chất, và hăm hở loại trừ mọi nhân tố ngăn họ đạt tới sự phong lưu. Tầng lớp trên chỉ chấp nhận những cải cách nào mà họ vẫn nguyên vị chủ nhân của đất nước, những cải cách nào củng cố vai trò (chủ nhân) của họ.
Thứ 2. Trong giới quan liêu ở Liên Xô lúc đó có những cán bộ, hoặc phải thực hiện các cuộc đàn áp của Stalin, hoặc đồng lõa với mưu đồ này. Càng ở cương vị cao hơn trong bộ máy quan liêu, tỉ trọng cán bộ như thế (trên tổng số cán bộ thuộc biên chế) càng tăng. Việc chủ nghĩa Stalin bị phê phán làm mất tinh thần và tê liệt, bằng nỗi sợ, lực lượng đột kích của nền chuyên chính Stalin: Dân ủy nội vụ (НКВД), KGB, tòa án và Viện Kiểm soát, nhưng không bãi miễn lực lượng này. Chính vì thế không một cải cách nào, dẫn tới quá khứ trở thành hòn đá treo lên cổ họ, sẽ được “lực lượng đột kích” này để cho diễn ra. Chỉ có một phương thức phê bình CNXH được họ chấp nhận: phê bình đích danh Stalin, và điền vào “phích” của ông mọi lỗi lầm của CNXH.
Trong bộ máy quan liêu xô viết có một tỉ trọng cao của khối quan liêu trong quân đội. Tới 1956 ở LX đã hình thành đồng bộ công nghiệp chiến tranh: việc chế tạo vũ khí hạt nhân và tạo các đòn đánh bằng tên lửa đòi hỏi những khối vật chất khổng lồ. Việc chi dùng khối vật chất này, trong nhiều trường hợp không bị kiểm soát, là chỗ dựa cho bộ phận (quân sự) này của nền quan liêu xô viết. Họ không thể để cho xảy ra những cải cách nào đe dọa sự tồn tại của chính họ... Để có thể tồn tại và tự nuôi mình, loại quan liêu này cần định hướng vào nguy cơ chiến tranh như lý giải cơ bản cho chính sách của họ.
Nhưng phần bảo thủ nhất trong bộ máy quan liêu xô viết nằm trong giới quan liêu ở các vùng lãnh thổ, quan liêu theo chủ nghĩa dân tộc (của sắc tộc cư trú ) tại từng địa phương. Chuyên đời hút nhựa sống từ nhân dân, thiển cận trong tầm nhìn về quốc gia (Liên Bang) và thế giới, chỉ chúi mũi vào đường danh lợi, tiến thân, thường xuyên xun xoe trước “cấp trên” và luôn cảm thấy thiếu thốn tiền nong, vật chất, giới quan liêu dạng này căm ghét trung ương, ghét (sự lãnh đạo) tập trung hóa. Bộ phận quan liêu xô viết (kiểu phìa tạo) này sẵn sàng chấp nhận mọi cải cách, miễn sao chúng diễn ra chỉ ở trung ương thôi. Trên thực tế, ngay cả quá trình phục chức cũ cho các nạn nhân bị (Stalin) đàn áp, đưa họ trở về bộ máy quan liêu thôi, cũng là không thể chấp nhận được đối với dạng quan liêu này. Lực lượng bảo thủ nhất chính là giới quan liêu của các sắc tộc, đặc biệt là ở cấp lãnh đạo các nước cộng hòa (thuộc Liên bang xô viết).
Thứ ba. Đúng là hàng triệu người (xô viết) sống không lệ thuộc vào chế độ. Nhưng mặt khác, không ít hơn nửa số người lao động (xô viết) là những người đang có điều kiện kinh tế khá lên nhờ tiến trình xây dựng CNXH, và đời sống họ đang tiếp tục khá lên. Hàng triệu người vừa di dân lên thành phố, bứt ra khỏi các tiêu chuẩn ngu dân kiểu trung cố của đời sống nông thôn, được hưởng thụ điện khí hóa, hệ thống cửa hàng, rạp chiếu bóng, các công trình phụ ấm áp, hạ tầng đô thị.
Stalin thường xuyên duy trì trong dân chúng, trước hết là nhờ vào bồi thường chiến phí của Đức, một niềm tin: ngày mai sẽ tốt lên - chẳng hạn, hàng năm đều giảm giá hàng. Và một bộ phận đáng kể nhân dân tin tưởng rằng: của để dành (reserve) của CNXH là có đấy, chỉ cần loại bỏ các nhược điểm thôi. Niềm tin này còn được củng cố cả bằng các biện pháp khủng bố bằng vũ lực liên tục, lẫn các biện pháp khủng bố về hệ tư tưởng. Người dân sống trong sự vắng mặt hoàn toàn của các thế lực đối lập với đường lối của nhà nước.
Còn một điều nữa, khá căn bản. Nhân dân, đã quá mệt mỏi về (mất) máu trong cách mạng, trong tập thể hóa, trong chiến tranh, không muốn những thay đổi nào có thể dẫn tới chấn động.
Thứ tư: Trong giới trí thức xô viết, tỉ trọng của những người từ “tiện dân” đi lên khá cao. Việc được đào tạo đem lại cho họ chút kiến thức, nhưng một chất trí thức cho trọn bộ thì họ không có được. Dostoevsky khi phân tích các biến đổi thời Petr Đại đế gọi những dân thường Nga được dạy dỗ chỉ là một thứ “thợ”. Còn A, Soljenitsyn gọi họ là “bọn có bằng cấp”.
Những trí thức thực sự mới được xem là khối óc và tâm hồn của nhân dân, là các bậc có uy tín về  đạo đức và tinh thần cao nhất của dân, nhưng sau các cuộc thanh trừng (чистки) của Lenin và Stalin, số còn lại trong họ là ít. Giới trí thức xô viết vồ lấy “thời ấm lên” (ottepel – ý nói các cải cách kiểu Khrushev), thế thôi. Ý tưởng thoát khỏi CNXH không được đại đa số trí thức đề xuất, hoặc soạn thảo, thậm chí không được thảo luận.
Thứ 5. Nhưng trở ngại chủ yếu nhất, chặn lối thoát ra khỏi CNXH chính là Khrushev. Ông đã thắng Beria và Malenkov không nhờ vào phương án cải cách triệt để, mà nhờ vào quan hệ với các phần tử thân xô viết nhất – chính là bộ máy Đảng - nhà nước ở các địa phương. Chính chỗ dựa vào khối đồng minh này đã trói tay, trói chân Khrushev, dù ông có là người cấp tiến theo mọi nghĩa đi nữa. Nhưng Khrushev thực ra chỉ là người cấp tiến cục bộ: chỉ trong vấn đề phê phán Stalin mà thôi.
Ngôi sao đỉnh tháp
Khrushev không thể đủ tầm vươn đến ý tưởng cự tuyệt một chế độ đã từng đưa ông ta – một kẻ thuộc tầng lớp hạ lưu, lên nấc cao nhất của một đế chế. Khrushev sẵn sàng cải cách triệt để, nhưng chỉ trong khuôn khổ hệ thống XHCN, trong giới hạn của hệ tư tưởng cộng sản. Đồng thời, đè nặng lên đầu Khrushev, cũng như trên đầu kim tự tháp xô viết, là nỗi sợ chịu trách nhiệm cá nhân về quá khứ.
Trong các cấu trúc kim tự tháp, tác giả của cải cách chỉ có thể là lãnh tụ. Sa hoàng Pietr đại đế lãnh đạo cuộc cải cách của mình. Trong cuộc cải cách hủy bỏ quyền sở hữu nô lệ (chế độ nông nô) của thế kỷ XIX, thủ lĩnh là Sa hoàng Alexandr II. Còn ở Liên Xô, Khrushev sẵn sàng tiến hành cải cách sâu rộng, nhưng không mang tính cách mạng.
Đi đến được cái chính, nhận thức được rằng đằng sau tất cả những khó khăn là yếu tố cơ bản – sự tuyệt vọng mang tính (quy luật) lịch sử của chủ nghĩa xã hội kiểu nhà nước quan liêu - đã vừa sụp đổ dưới dạng chủ nghĩa xã hội dân tộc – cũng là thứ chủ nghĩa xã hội theo các tiêu chuẩn Stalin, và đang sa lầy trong kiểu xã hội chủ nghĩa của chính Khrushev- là điều Khrushev không thể. Khrushev xa lạ với các ý tưởng như cách mạng khoa học kỹ thuật tiên tiến, bảo vệ môi trường, biến tri thức thành động lực dẫn dắt tiến bộ, với tất cả những gì tạo nên bản chất của kỷ nguyên mới. Thứ CNXH của Khrushev nằm ngoài xa lộ của nền văn minh. Cần phải công nhận rằng nếu Khrushev nhận thức được, hiểu được tất cả những điều đó, thì ông ta đã vượt xa thời đại của mình. Nhưng ông ta là con người của kỷ nguyên ấy, của thời kỳ lịch sử ấy mà thôi.
Cơ hội lịch sử để bắt đầu cải cách sau công nghiệp hóa ở Nga vào giữa thế kỷ XX đã bị bỏ lỡ. Khrushev đã không trở thành Đặng Tiểu Bình. Tuy rằng vào chính lúc đó, những người cộng sản Trung quốc và cả Đặng Tiểu Bình, vẫn còn xa cách lập trường hiện nay của họ, và đã phê phán dữ dội Khurushev về chủ nghĩa xét lại, về sự lệch hướng khỏi giáo điều Marxism – Leninism. Vì thế, chắc có thể xem Khrushev là người tiền bối của sự tách khỏi chủ nghĩa xã hội của Trung quốc, bắt đầu nhiều năm sau khi Khrushev đã rời khỏi quyền bính.
Lên nắm toàn bộ quyền bính chỉ được chừng năm năm, Nikita Sergeevich đã ngập đầu vào khủng hoảng nặng nề nhất. Nếu bề ngoài cố tỏ ra tràn trề năng lượng và lạc quan, trong thâm tâm ông không hiểu điều gì đã xảy ra. Ông ta là người quá thực dụng để sống trong huyễn hoặc. Nhưng lùi bước về CNXH Stalin là điều Khrushev không thể. Cuộc khủng hoảng của CNXH của Khrushev càng sâu sắc, thì Khrushev càng nhấn mạnh một cách cứng rắn hơn, sự không thể chấp nhận được của chủ nghĩa Stalin. Đây chính là công lao của Khrushev.
Khrushev không thể không nhận thấy rằng CHXH của ông đã tạo nên vô vàn vấn nạn, mâu thuẫn, đẻ ra nhiều bất bình trong dân chúng. Đặc biệt, họ không bằng lòng với cá nhân ông. Điều gì có thể đánh mạnh vào lòng tự ái của ông ta hơn là mua lúa mì từ nước ngoài. Bản thân quyết định tiêu vàng sự trữ quốc gia không phải để sắp đặt cuộc cách mạng thế giới, không phải để moi các bí mật quốc gia (từ phương tây), mà là để mua lúa mì cho dân cư, là một quyết định quả cảm của Khrushev. Nhưng sự quả cảm này đã biến thành một đòn chí tử vào CNXH của ông ta ra sao, Khrushev hiểu rất rõ.
Như đã biết, những năm 1920, Lenin và các bôn sê vích đã chuyển phần lớn vàng, có được nhờ kế hoạch kinh tế mới NEP, sang Đức, để tổ chức cuộc cách mạng ở đó.
Lần đầu tiên sau hiệp định Lend Lease (thuê mượn vũ khí trong khối Đồng minh), phương Tây, trước hết là Mỹ, đã hiệp trợ Liên bang CH XHCNXV ở quy mô lớn. Cụ thể, hàng mười năm trời, mua ngũ cốc ở phương Tây trở thành liều đô ping (chất kích thích) chính để duy trì CNXH ở LX. Nhưng phương Tây cũng có lợi: các chủ nông trại có nơi tiêu thụ ổn định, và nhờ thế, an sinh xã hội trong nghề nông cũng ổn định. Giới quan liêu XHCN dùng bánh mì tư bản để bịt kín những lỗ thủng, và những chỗ toạc rách của nền kinh tế XHCN.
Các thành tựu
Và bộ máy tuyên truyền của Liên Xô rùm beng lên về các thành tựu. Và phải công nhận là chúng có:
- Năm 1953 (khi Khrushev lên nắm quyền) công nghiệp Liên Xô chiếm 1/3 so với Mỹ. Còn tới năm 1963, đã đạt 65%. 40 ngàn héc ta đất khai hoang nay đã canh tác được. Nhờ đó mà từ 1954—1963 đã thu hoạch được 9 triệu pút (gần 1,5 ngàn tỉ kg) bánh mì, nhưng tất cả các nông trang tập thể trong ngần ấy năm chỉ cho 6 triệu pút.
- Năm 1963 dân chúng mua: 4 triệu máy thu thanh, so với 1,3 triệu năm 1952; tủ lạnh: 812 triệu so với 28 triệu chiếc của 1952; máy giặt: 1,7 triệu so với 6 ngàn chiếc 1952; máy hút bụi: 600 ngàn so với 18 ngàn năm 1952.
5 luồng phê phán
Tất cả đều gây ấn tượng. Nhưng số ý kiến phê phán thì cũng quá đủ. Những người theo Stalin nói: nếu giữ nguyên nhịp độ như của thời ký Stalin, nếu như không để nhịp độ phát triển chậm lại hết năm này qua năm khác như thời Khrushev này, thì kết quả còn hoành tráng hơn. Các nhà chỉ trích so sánh các tổng kết nói trên (của năm 1963) với nhịp điệu mà Khrushev dự trù sẽ đạt tới vào năm 1960, và nhận thấy: những gì được Khrushev hứa trong đại hội Đảng XX đã không được ông ta hoàn thành. Nhóm chỉ trích thứ ba không quan tâm đến các con số tăng trưởng, mà chỉ ra những hàng hóa không có mặt trên quầy, chỉ ra chuyện xếp hàng, chuyện giá cả tăng v.v. Họ đề xuất đi thăm chợ nông trường, sau khi khoảnh đất ruộng phần trăm bị (Khrushev) cắt đi. Nếu năm 1953, các tàu hỏa chạy điện (elektrichky) chở phụ nữ mang những bi đông lớn đựng sữa, những giỏ trứng, những bình smetan (váng sữa), những bao tải rau, thì vào 1963 những tàu hỏa chạy điện này vẫn chở những người phụ nữ ngoại ô Moskva ấy, nhưng với những ví tiền lép kẹp, vào các cửa hiệu của thủ đô mua bơ, thịt, trứng...
Nhóm chỉ trích thứ tư. Họ nói: vâng, năm 1963 đã bán được gần 1 triệu tủ lạnh. Nhưng ở Mỹ mỗi gia đình có 1 – 2 chiếc tủ lạnh. Còn ở Liên Xô thì 10 năm nữa, với một sản lượng như hiện thời (đầu những năm 1960), thì khối người vẫn chưa thể nhìn thấy chúng (trong nhà mình). Thưa vâng, chúng ta đang xây nhà 5 tầng. Nhưng ở Mỹ mỗi năm đưa vào sử dụng 2 triệu vi la, và mỗi người Mỹ, nếu muốn, có thể có căn nhà của mình, và chiếc ô tô của mình. Chưa nói tới chuyện các cửa hàng thực phẩm và công nghệ phẩm ở phương Tây hàng hóa tràn ngập, giá cả thì vừa túi người lao động.
Nếu nói ở Mỹ kinh tế đã phát triển lâu rồi, thì Nhật Bản thì sao? Khoảng 5 năm trước ở Nhật chỉ toàn thấy xe đạp. Còn bây giờ? Nhịp độ phát triển (cao) như thế, sản lượng (cao) như thế? Nguyên nhân nằm ở đâu?
Vẫn còn một hướng phê phán nữa. Dù chủ nghĩa tư bản với chúng ta không “môn đăng hộ đối”. Nhưng hàng hóa ở Đông Đức khá dồi dào. Hàng nông phẩm ở HungaryBulgaria cũng khá dồi dào. Khoai tây được chở từ Ba Lan sang (LX). Vì sao những nước đó đạt kết quả? Liệu có phải ở đó, đang thực hành một mô hình nào đó khác hơn là CNXH kiểu Stalin hay Khrushev? CNXH ở Hungary đạt được kết quả (hơn LX), cho dù chính Khrushev là người đã trao quyền cho Kadar.
Liệu có cái gì đối trọng được với những phê phán? Có thể dẫn thơ của Vizbor:
“Tuy thế, nhưng chúng ta làm được tên lửa
Và chinh phục được đỉnh Enisei
Cũng như trên lĩnh vực ba lê
Chúng ta vượt lên toàn hành tinh
Bánh vẽ “cộng sản chủ nghĩa”
Trên nền những thành quả của phương Tây và các thử nghiệm thành công của Hungary, trên nền nhịp độ phát triển ở Liên Xô ngày một tụt hẫng, đã xuất hiện câu hỏi về tính không thể chấp nhận được của CNXH cả theo kiểu Stalin, lẫn theo kiểu Khrushev. Sau nhiều năm lăn lộn tìm kiếm “thuốc tiên”, Khrushev đã hiểu rằng cần khởi xướng một cuộc chơi triệt để (radical). Nhưng sự triệt để này được Khrushev xem là “tương lai” – CNCS. Nhưng CNCS không được là nhân tố xa xôi, không thể chạm tới, như đã được hình dung trong những năm cách mạng, mà phải được cảm nhận như cái gì gần gũi, thực tế, hơn nữa, có thể trở thành hiện thực đối với thế hệ người xô viết hiện đại.
Khrushev dùng viễn cảnh CNCS, không chỉ để lái quần chúng xa khỏi các khó khăn vật chất thường ngày, mà còn để chặn đường quay lại với chủ nghĩa Stalin. Tuy có kèm ý là nếu CNXH kiểu Khrushev bất thành, thì việc tung hô CNXH của ông cũng sẽ khiến một ngày kia, nhỡ đâu CNCS lại thành đạt, thì người ta sẽ tưởng nhớ mồ ma ông Khrushev. Nhưng Khrushev càng “bơm” (напор) thì càng gây khó khăn cho chính ông, ở cả trong và ngoài nước (ND tóm lược).
Vẫn còn một tình huống quan trọng nữa. Dương cao ngọn cờ xây dựng CNCS, Khrushev đã phủ định dứt khoát những buộc tội ông là xét lại, từ phía những người theo chủ nghĩa Stalin kể cả ở Nga, lẫn trong phong trào cộng sản quốc tế, trước kết là những người Trung quốc.
Trong quan niệm chủ nghĩa cộng sản người ta cố nhét vào tất tật những gì các nhà kinh điển đã viết. Nhưng vì các nhà kinh điển đã không ưa mơ tưởng viển vông, nên nhiều thứ phải được “vẽ thêm” cho đủ. Nào là hình dung, thị hiếu, đam mê, và thậm chí cả ngẫu hứng (fantasy) của chính Khrushev nữa cũng trở thành những nhân tố có trọng lượng. Khrushev muốn có một mô hình CNCS sao cho có thể làm cho hàng triệu người xô viết xao lãng khỏi những khó khăn hiện tại, khỏi suy tư về những lời hứa hão (của ông). Từ đây, đã khởi phát đam mê về những con số chính xác. Thậm chí cả số lượng trứng gà trên đầu người (dưới CNCS) cũng được đưa vào.
Khrushev đã xác định thời kỳ tiến lên chủ nghĩa xã hội – sau 20 năm, gồm hai giai đoạn, mỗi giai đoạn 10 năm. Bản thân Khrushev cho rằng mình không có cơ sống đến lúc ấy, nên chuyện này cũng chẳng dính dáng gì đến ông. Về thực chất, ông “treo quả tạ” này lên cổ những người kế nhiệm.
Dĩ nhiên là Khrushev mong quan điểm của mình được đảng và dân tin tưởng. Chính vì thể ông ta đã thực hiện ngay hàng loạt biện pháp tiếp cận CNCS ngay lập tức. Dĩ nhiên là ông không thể cung ứng cho mỗi người dân của đất nước một tủ lạnh, một TV. Nhưng có những lĩnh vực hoàn toàn có thể tiệm cận tương lai. Chẳng hạn, hiện thời, quốc gia đã phát triển được các đặc điểm toàn dân, dân chủ phổ cập. Một trong những nét này là bảo vệ trật tự xã hội. Khrushev muốn ngay lúc đó thay công an bằng một lực lượng bán xã hội.
Một xúc tiến nữa là nguyên tắc hành xử (moral code). Khrushev, hoàn toàn trung thành với chủ nghĩa Lenin, cho rằng đạo đức là cái gì đó tách rời khỏi cấp độ phát triển đã đạt được, là cái gì đó không đòi hỏi phải phù hợp với các điều kiện vật chất và tình hình xã hội. Đạo đức theo Khrushev là sản phẩm của giáo dục. Và còn một thước đo nữa – vượt qua giai đoạn chuyên chính vô sản. Loại chuyên chính vô sản cho phép giới thiệu kế vị cho nó là nhà nước toàn dân. Đối với bộ máy quan liêu điều này quan trọng: còn nhà nước thì còn bộ máy. Ở đây Khrushev không đi quá xa khỏi Stalin, với luận điểm bảo tồn nhà nước ở giai đoạn XHCN.
Các mối đe dọa
Bất chấp những nỗ lực tuyên truyền khổng lồ, Khrushev không thể giải quyết được nhiệm vụ chính: làm nhân dân xao lãng khỏi tư duy về sự sụp đổ các ý tưởng của chủ nghĩa xã hội của mình (kiểu Khrushev). Cả nước ngập vào các tiếu lâm chính trị.
Đáp lại giá thịt tăng là biểu dương lực lượng của công nhân Novocherkass. Việc đình công đâu phải là mới, sau thời Stalin biểu tình vẫn thỉnh thoảng xảy ra. Nhưng công nhân Novocherkass nêu đích danh thủ phạm của các tai học của họ: họ mang chân dung Khrushev với các dòng chữ lăng mạ, thậm chí với đôi mắt bị chọc thủng.
Và Khrushev – tương tự Stalin – bắn vào đoàn biểu tình ở Novocherkass. Sau đó xử tử các nhà tổ chức bãi công. Tất cả những điều này được làm theo đơn thuốc cũ của Stalin: xử vắng mặt, nơi chôn các nạn nhân ở đâu không ai rõ, thẳng tay trừng phạt những sĩ quan và binh lính nào không chịu bắn vào công nhân, (Khrushev) đành huy động các nhân viên thi hành án và các nhân viên an ninh đặc nhiệm. Đã phải làm mọi biện pháp để bưng bít sự kiện ở Novocherkass khỏi tầm mắt của cả nước. Bị trù diệt, nếu dám nói chuyện về chủ đề Novocherkass, dù ở đâu cũng thế.
Đối với chủ nghĩa cộng sản kiểu Khrusev, trí thức là mối đe dọa lớn nhất. Giới trí thức cần bị chế ngự, và làm cho sợ. Vào những năm cầm quyền cuối cùng, liên tiếp tuôn trào những trận trù úm các nhà thơ, họa sĩ, nhà văn. Và vẫn lắp lại các biện pháp quỷ quyệt (иезуитские/jesuitic)kiểu Stalin: mời đến nói chuyện với Khrushev, rồi trong những cuộc nói chuyện ấy, những nhục hình được công khai tiến hành. Và lại vẫn những kẻ nịnh hót được đắc sủng, còn các đại diện ưu tú nhất của nền văn hóa thì chịu phận thất sủng.
Để dọa nạt quần chúng, các cận thần thuyết phục Khrushev về lợi ích của chiến dịch trấn áp Nhà thờ đạo chính thống. Cụ thể, ở Moskva chỉ cho 11 Nhà thờ chính thống được hoạt động. Tất cả các điệp viên KGB hoạt động trong vai cha cố, tu sĩ được lệnh công khai tuyên bố từ bỏ đức tin. Thậm chí Giáo sư Osipov, Hiệu trưởng của một học viện tôn giáo, vốn là điệp viên lâu năm của an ninh nhà nước, đã công khai tuyên bố đoạn tuyệt với Đạo. Tại một trong những tu viện nổi tiếng, đã xảy ra phong tỏa, và đụng độ giữa tu sĩ và công an. Còn với đạo Hồi và đạo Do Thái, người ta không hề gượng nhẹ. Các cuộc thánh chiến chống trí thức và tôn giáo là những hành vi khốc hại nhất trong những năm cầm quyền cuối cùng của Khrushev.
Về chiến thuật, mở đường lên chủ nghĩa cộng sản là một lối thoát. Nhưng về phương diện chiến lược, Khrushev đã thua. Thua toàn diện.
-------------------------
[1] Nomenklatura: thuật ngữ chủ yếu được dùng bởi các tác gia hậu xô viết chỉ tầng lớp đặc quyền đặc lợi trong xã hội xô viết,– gần trùng với từ “biên chế (nhà nước)” trong tiếng Việt.
 =========

10 nhận xét:

  1. Tên này tương đương với Adolf Hitler và Stalin về lượng máu mà nó đã uống của nhân loại !

    Trả lờiXóa
  2. Ồ, Nikita, ông sẽ không bao giờ biết, bất cứ điều gì về gia đình của tôi
    Ồ, Nikita, ông là một sự ngược ngạo trong lịch sử
    Ông chỉ cần biết tới những tên lính vô cảm
    Ồ, không, Nikita, ông bao giờ biết lẽ phải!
    Nikita, ông không bao giờ tìm thấy một tâm hồn ấm áp
    Với đôi mắt của ông trông như băng trên lửa
    Trái tim của ông là của một tử tội trong tuyết lạnh!

    Trả lờiXóa
  3. Một ngày nọ,tình cờ tôi ngồi ăn đối diện với cặp vợ chồng khách du lịch người Ba-lan (Poland),sau câu chuyện xã giao bình thường,tôi hỏi họ :-"các vị có biết Stalin đã ra lịnh giết chết 2000 sĩ quan Ba lan trong thời đệ nhị thế chiến không ?" / Họ trả lời :"Vâng,chúng tôi có biết,nhưng con số sai rồi thưa ngài,nó là 22000 cơ đấy !!!) / Tôi lắc đầu.im lặng và không nói gì thêm,mặc niệm với họ ! (người Ba lan yêu nước thật,chẳng bao lâu nữa,Ba lan sẽ là cường quốc đấy !)

    Trả lờiXóa
  4. Trái với những luận điệu của bài trên,tôi đánh giá
    Khrutsev ít nhất cũng còn hơn những tên độc tài
    khát máu (dân) khác ở chổ dám BẠCH HÓA tội
    ác của Stalin và lên án tệ thần thánh hoá lãnh tụ
    (tê sùng bái cá nhân) của mọi chế độ CS.

    Trả lờiXóa
  5. Những con ma-cà rồng đội lốp người,ăn thịt và uống máu người không gớm,trí tuệ gì mà duy lý với duy liếc chứ, loài người nguyền rủa và phỉ nhổ chúng 1 tỷ năm !!!

    Trả lờiXóa
  6. Trong lúc còn sống, tên của Khrushchyov đã được đặt cho thành phố của những người thợ xây dựng nhà máy thủy điện Kremenchuk (tỉnh Kirovograd, Ukraina) trong một thời gian ngắn. Thành phố này vào năm 1962 được đổi tên thành Kremges, khi Khrushchyov vẫn còn đương chức, sau đó vào năm 1969 tiếp tục được đổi tên thành Svetlovodsk.
    Ông là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953 đến 1964, ông là Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) từ năm 1958 đến 1964. Năm 1964 ông bị hạ bệ bởi chính những người đồng chí của mình. Những năm còn lại của cuộc đời ông luôn bị sự giám sát chặt chẽ của cơ quan tình báo Nga – KGB.

    Trả lờiXóa
  7. khrutsev đã tháo ngòi hạt nhân,đã phát minh ý tưởng vĩ đại là chung sống hoà bình,vì vậy mà mao tàu cộng quay lại đối đầu với nga xô,vì vậy mà võ nguyên giáp và bao nhiêu tướng tá bao nhiêu nhân sĩ trí thức bị buộc tội xét lại và bầm dập trong tù,đến người kêu oan và xin sửa sai minh oan cho họ cũng bị đỗ 10 kỷ luật.nên nhìn nhận vấn đề rộng chút,nếu khrutsev không bị hạ bệ thì biết đâu vn không phải chiến tranh với mỹ tôn mấy triệu sinh mạng ưu tú .

    Trả lờiXóa
  8. Nhìn vào lịch sử cận đại của CNCS , XHCN sơ khai thời Stalin, Khrushev, Mao Trạch Đông, Lê Duẩn, Tập Cẩm Bình .. đều có mẫu số chung: : Ma giáo trong tuyên truyền mị dân, tàn bạo trong bóng tối đối với đối phương và chính đồng chí, đồng đội đã từng có nhau khi sinh tử của đảng. Bảo thủ, độc quyền, độc đoán chuyên quyền .. như bạo chủa tần Thủy Hoàng, Hitle, Polpot..

    Trả lờiXóa
  9. Lãnh đạo Đảng CS các nước nói chung và ĐCS VN nói riêng đã kìm hãm phát triển XH gây ra quá nhiều tội ác với nhân loại.
    Hách dịch, ngạo mạn tệ nạn sùng bái cá nhân, mị dân và bí mật trả thù hèn hạ là quy luật phổ biển trong tổ chức bộ máy đảng nhà nước XH CN ở VN

    Trả lờiXóa
  10. Đảng CS.nói chung về THỰC CHẤT chính là
    một ĐẢNG CƯỚP sạch mọi quyền hiến định
    của nhân dân mình và coi tài nguyện đất nước
    như một thứ chiến lợi phẩm để chia phần cho
    thuộc hạ hầu có được sự trung thành của họ,
    chứ hoàn toàn không phải là một đảng CHÍNH
    TRỊ đúng nghĩa.

    Trả lờiXóa