Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Vì sao họp kín về lấy phiếu tín nhiệm?

BVB – Đây là lần thứ 3, Quốc hội lấy-bỏ phiếu tín nhiệm. Hai lần trước, sau khi lấy-bỏ phiếu tín nhiệm, thấy mọi sự “lặn” đi, biệt vô âm tín, chẳng giải quyết được gì. Tín nhiệm 3 mức cũng chỉ như "cái gọi là cho có” không thể “khách quan, biện chứng”, thiếu chính xác, thể hiện tỉ lệ trên lá phiếu chắc chắn nặng về cảm tình, cảm tính. Có kết quả rồi vẫn “mọi sự như cũ”, không có động thái nào đáng kể về xử lý người phiếu thấp.
        Kết quả lấy-bỏ phiếu chỉ biết vậy, cho vào tủ, nhét vào ngăn kéo, khóa lại. Nay lại lấy-bỏ phiếu tín nhiệm, chẳng để làm gì, mất thời gian, lại…vô tác dụng, không hơn một sự ‘diễn trò’ , có kịch bản, có sắp xếp. Hình thức  mãi mãi vẫn là hình thức mà thôi!
                                                    *     *     *
BBC - Quốc hội Việt Nam sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn trong một phiên họp kín, sáng 15/11.
Việc Quốc hội quyết định 'họp kín' khi lấy phiếu tín nhiệm có thể do các lãnh đạo muốn 'điều chỉnh nội bộ' và tránh 'ném chuột, vỡ bình' như Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đã gợi ý, theo ý kiến bình luận từ trong nước.
Việc họp kín này cũng có thể phản ánh chiều hướng muốn 'dàn xếp nội bộ' trong lúc tình hình quan hệ giữa các phe nhóm lãnh đạo trong chính quyền vẫn 'còn phức tạp', theo nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội.
Mặt khác qua cách thức lấy phiếu tín nhiệm được chủ trương, có thể thấy trước việc lấy phiếu kỳ này sẽ 'không đạt được mục tiêu' và 'không đạt được điều gì', theo một nữ cựu Đại biểu Quốc hội khóa XII.
Hôm 12/11/2014 từ Hà Nội, nhà văn Phạm Viết Đào, người mới ra tù hôm 13/9 sau khi bị kết án 15 tháng tù giam vì tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ' theo điều 258 của Bộ luật Hình sự của Việt Nam, nói với BBC: "Tôi nghĩ đấy là một chủ trương thực hiện ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng đã từng phát biểu. Tôi đoán là chắc muốn có những điều chỉnh nội bộ để tránh những việc như ông Trọng nói 'ném chuột sợ vỡ bình'.
"Chủ trương họp kín cũng là có tính chất dàn xếp nội bộ những xung đột, những mâu thuẫn nếu có, thì họ muốn giải quyết vấn đề nội bộ.
"Và tôi thấy làm như thế giống như một con bệnh mình không minh bạch đưa ra ánh sáng, đến khi nó hoại tử, thì chắc là không kịp," cựu blogger và nguyên chánh thanh tra thuộc Bộ Văn hóa của Việt Nam cảnh báo.
'Chẳng để làm gì'
Cũng hôm thứ Tư, bà Phạm Thị Loan, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thương mại Đầu tư Việt Á, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa trước, dự đoán với BBC về kết quả và hiệu quả của lần lấy phiếu được Quốc hội Việt Nam ấn định vào ngày thứ Bảy 15/11/2014.
Bà Loan nói: "Theo tôi, cái cách mà các vị đang bỏ phiếu tín nhiệm theo như thế này, tôi thấy không giải quyết được cái gì.
"Và như anh Nguyễn Minh Thuyết nói, bây giờ quan trọng nhất phải là mục tiêu, một là bỏ phiếu tín nhiệm ai, vị trí nào thì tập trung làm về vị trí đấy và thứ hai, bỏ phiếu tín nhiệm phải minh bạch, nghĩa là cho thực chất.
"Chứ không phải theo kiểu làm để lấy lệ. Tức là có vẻ quan tâm, kiểm soát, nhưng mà thực ra cái phiếu nó cũng không chính xác, thứ hai là sau khi bỏ phiếu xong thì cũng chẳng biết để làm cái gì cả."
Gần đây, trong một tọa đàm trực tuyến với BBC, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XII cho rằng Quốc hội không nên lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm tràn lan, mà chỉ nên tiến hành việc này dựa trên thăm dò ý kiến trước về ai cần phải lấy tín nhiệm.
Ông nói: "Ở các nước, người ta chỉ theo kiến nghị của Đại biểu Quốc hội, thì người ta lấy ý kiến Quốc hội về bỏ phiếu tín nhiệm với một người nào đó cụ thể mà người đó theo Đại biểu là làm việc không tốt.
"Theo tôi tốt nhất là như vậy: đầu kỳ họp mình phát cho các đại biểu một tờ giấy thăm dò, đại biểu nào đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm nào đối với ai thì ghi vào đấy. Và cuối cùng, Ban Tổ chức thống kê xem từ 20% đại biểu trở lên đề nghị bỏ phiếu đối với ông X, ông Y chẳng hạn, thì lúc ấy chúng ta bỏ phiếu.
"Còn những người khác thì để cho người ta làm việc. Mình lúc nào cũng đem ra làm phiền người ta làm gì, tôi cho rằng cách làm của mình chẳng giống ai cả."
'Khó tạo áp lực'
Về việc Quốc hội nên mở công khai hay nên họp kín ở phiên họp lấy tín nhiệm 50 chức danh do Quốc hội bầu và Hội đồng nhân dân phê chuẩn, cựu Đại biểu Phạm Thị Loan nói:
"Việc này chẳng việc gì phải họp kín cả, có thể bỏ phiếu kín thì được, chứ nếu mà nói họp kín, quan điểm của tôi là Quốc hội cứ họp mở đàng hoàng và bỏ phiếu kín...
"Lấy phiếu tín nhiệm cần phải công khai. Nếu ai như thế nào thì công khai, để rồi quyết định công khai, còn quan điểm của tôi chẳng việc gì mà phải kín và thứ hai báo chí biết thì cũng càng tốt chứ sao."
Cũng đồng tình với điểm này, nhà văn Phạm Viết Đào từ Hà Nội nói: "Những vấn đề như thế này mà không để cho người dân tham gia, không để cho truyền thông người ta có một tiếng nói nào đấy thì tôi nghĩ khó mà minh bạch được, khó mà tạo ra những áp lực khách quan, tạo ra một chuyển biến tích cực, khách quan hơn.
"Tôi nghĩ việc không công khai là một điều cũng hơi thất vọng, bản thân tôi là người dân thì tôi cũng muốn chính phủ và các cơ quan lãnh đạo, cơ quan công quyền của nhà nước cố gắng công khai tối đa.
"Tất nhiên nhà nước nào cũng có những 'hộp đen' của họ, thế nhưng mà cái gì cũng cho vào hộp đen cả, tự giải quyết nội bộ, mà giải quyết nội bộ, đôi khi, nhiều khi người dân người ta cũng thất vọng, vì mặc dù mọi cái nói là dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra, nhưng dân có biết đâu," ông Đào nói với BBC.
----------------

19 nhận xét:

  1. Họp kín là biểu hiện sự tre đậy , dấu diếm không muốn công khai cho nhân dân biết.

    Trả lờiXóa
  2. Kín hay công khai cũng chỉ là việc của riêng họ,chẳng ăn nhập gì đến quần chúng nhân dân,vì có phải là dân bầu đâu,họ có lo cho quyền lợi của nhân dân và đất nước đâu !

    Trả lờiXóa
  3. Làm thật kín để có gì chệch hướng còn chỉ đạo được. Chứng tỏ họ không còn điều khiển được cả thằng kiểm phiếu, phải điều chỉnh ở cấp cao hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Nôm na chế độ cưởng quyền -
    Bao che bưng bít cho riêng đảng mình
    Dân tình chỉ mặt cười khinh
    Chúng bày dân chủ thực tình mị dân
    Đảng cao trí tuệ là ai ?
    Cũng bầy xôi thịt công khai ích gì
    Vì dân vì nước có chi ?
    Chỉ là lợi đảng chẳn vì dân đen
    Thật ra một lủ tèm nhem
    Bưng qua bít lại rồi xem bình thường
    Quyền cao chức trọng trung ương
    Tranh công đổ lỗi một phường như nhau
    Nghỉ nhìn phận nước mà đau
    Một đảng nhu nhược theo Tàu làm nô
    Việt Nam tụt hậu ô hô
    Do đảng lảnh đạo xô bồ nát tang

    ĐVK

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mày đã làm được gì cho dân cho nước chưa? Chỉ giỏi nói láo cho xướng cái mồm, ngữ như mày có làm lãnh đạo, làm cán bộ thì có mà dân chết đói à. Đúng là lũ láo toét

      Xóa
    2. A, đây rồi, một DLV ló mặt ra, rất chi là vô văn hóa, chỉ biết ăng ẳng!

      Xóa
  5. Bản thân quốc hội cũng có người lãnh đạo rồi thì bầu bán cái gì nhỉ. Một đất nước mà hiến pháp đầy mâu thuẫn. Cái khuôn mẫu, máy cái vớ vẩn thì bàn làm gì, dỗi hơi !

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ là diễn trò. Mất thời gian. Nếu cần làm, thì hãy theo cách của gs Nguyễn Minh Thuyết, là hay nhất.

    Trả lờiXóa
  7. Bác Bồng ơi ! QH chỉ để mị dân thôi bác ạ. 1 năm riêng tiền họp tiêu tốn của dân rất nhiều tiền chỉ có những ĐB nào hết nhiệm kỳ nhắm k còn làm đc nữa thì mới cất tiếng nói thôi .để sau này về làm dân thì còn bốc phét. Báo chí thì dựa vào đó đăng để cho đân sướng thôi.Các UB của QH 1 năm tiêu rất nhiều tiền làm bao nhiêu là hội thảo ở các TP lớn chủ yếu đi chơi là chính .bao nhiêu đoàn đi nước ngoài cố gắng vẻ ra để xài hết ngân sách để sang năm CP lại cấp cho chứ k nó cắt. Trứớc khi dự thảo trình QH việc phong tướng thì mấy bác bên UBANQP đã được lên tướng. Từ trước tới nay đã qua QH thì có ai được lên cấp đâu . nên họ cho bên QH lên trước vậy mới thông qua chứ.

    Trả lờiXóa
  8. Họp kín mà báo chí lại biết?

    http://www.duyblog.com/2014/07/ai-se-la-tan-tong-bi-thu-sau-dai-hoi-dang-12-2016.html

    Trả lờiXóa
  9. Quốc kiếc gì! Đi làm một chai Cuốc Lủi còn có lý hơn!

    Trả lờiXóa
  10. khi múa rối các diễn viên thường ở những vị trí mà khán giả không nhìn thấy để điều khiển con rối như vậy vở kịch mới hay! cái vụ này cũng như vở kịch múa rối thôi mà có gì mà phải thắc mắc là kín hay hở

    Trả lờiXóa
  11. Họp kín để mặc cả cho nó dễ chứ. Cũng giống như bọn Tàu cứ khăng khăng chỉ đàm phán song phương , 2 bên mới kín được chứ đa phương thì còn gì là kín!?

    Trả lờiXóa
  12. Các bạn có muốn xem tuồng không ? còn tôi thì không. Kệ họ diễn tuồng thì cứ diễn còn xem hay không là việc của mình. Có điều chúng ta là cử tri thì vẫn phải chịu trách nhiệm về tấn tuồng nhạt như nước ốc này vì chúng ta đã cầm lá phiếu bầu ra các diễn viên. Thật buồn !

    Trả lờiXóa
  13. tôi ok họp và bỏ phiếu cũng như kiểm phiếu kín,tôi không muốn các công bộc bị xấu mặt thêm, hu vì đã bị xấu quá rôi hu hu.

    Trả lờiXóa
  14. Những việc làm không đáng kín mà làm kín là việc làm BẤT MINH ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ thế thôi, lấy-bỏ; bỏ lại lấy...Thế mà "khối anh sợ đấy"!

      Xóa
  15. Dối trá và không hề biết xấu hổ , đó là bản chất của chế độ CS . Lấy phiếu tín nhiệm hay bầu cử chỉ là trò hề mà ai cũng biết , nhưng họ vẫn cứ làm , đúng là hết nói với độ trơ lì đáng phỉ nhổ của CS .

    Trả lờiXóa
  16. Có 2 sự lựa chọn:
    - Làm tớ thằng vác tre ngang đi qua cửa.
    - Làm quân thằng đeo huân chương kín cả áo...hết chỗ đeo,đeo cả xuống quần.
    Các bác chọn cách nào ?

    Trả lờiXóa