Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

TƯ TƯỞNG, NGÔN LUẬN KHÔNG PHẢI LÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

* Luật sư HÀ HUY SƠN
1. Pháp luật khẳng định công dân có quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận:
- Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, quy định:
“Khoản 1, Điều 18:           
1. Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Quyền này bao gồm quyền tự do theo một tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.”

“Khoản 1, 2 Điều 19:
1. Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
- Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc 1948, quy định:
“Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”
- Hiến pháp năm 2013, điều 25, quy định:
“Điều 25.
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Vì vậy, tư tưởng, ngôn luận là quyền tự do của con người, quyền của công dân nó không phải là đối tượng của bất cứ hoạt động giám định nào.
2. Đối tượng của giám định tư pháp:
- Luật giám định tư pháp 2012:
+ Khoản 1 điều 2, quy định:
“Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
+ Khoản 1 điều 3 “Nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp”, quy định:
“Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.”
+ Khoản 2 điều 41 “Nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định tư pháp”, quy định:
“Ban hành quy chuẩn giám định tư pháp hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù của lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.”
- Thông tư số 24/2013/TT-BTTTT ngày 27/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông:
+ Khoản 1 điều 10 “Áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp;”, quy định: “Hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được thực hiện căn cứ vào quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông hiện hành (bao gồm Tiêu chuẩn quốc gia và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông) và các văn bản pháp luật có liên quan đến nội dung cần giám định.”
Như vậy, giám định tư pháp nói chung là việc sử dụng các kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn để xác lập chứng cứ vật chất liên quan nhằm mục đích phục vụ giải quyết vụ án. Nói riêng về giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông để xác định, kết luận các chứng cứ được yêu cầu trưng cầu giám định để phục vụ việc giải quyết vụ án. Đối tượng của giám định tư pháp nói chung và trong trong lĩnh vực thông tin và truyền thông nói riêng phải là những chứng cứ vật chất.
Việc phát biểu quan điểm; bao gồm tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác (internet…) là quyền tự do của con người. Nội dung của các tư tưởng, tin tức là những giá trị phi vật chất, không thể đo lường được bằng một tiêu chuẩn kỹ thuật, phương tiện vật chất hay một chuyên môn nào. Nói cách khác tư tưởng, tin tức không phải là đối tượng của giám định tư pháp và không thể sử dụng làm chứng cứ cho việc giải quyết một vụ án.
Hà Nội, ngày 17/11/2014.
H.H.S.
(Tác giả gửi BVN)
---------------

7 nhận xét:

  1. "Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của đảng"
    Khi nào câu nói ngạo mạn này không thể tồn tại được thì mới có thể nói đến pháp luật

    Trả lờiXóa

  2. Ngoài biển no chiếm đất liền nó thuê thoi bình dân dân minh lâm thuê có chiến thì dan làm no lẽ

    Trả lờiXóa
  3. Bậy nào; tư tưởng và ngôn luận mà không giám định tư pháp thì chẳng loạn lên à/ Để tự do ngôn luận, tự do tư tưởng chắc cái quang vinh, trí tuệ...chẳng bị bàn dân thiên hạ chửi vung lên và hạ bệ sớm.
    Luật pháp à? Trang trí chút xíu cho vui vậy thôi; đảng ta tập trung định hướng xây dựng xã hội bằng cương lĩnh; quản lý xã hội bằng nghị quyết. Cương lĩnh, nghị quyết đảng đứng cao hơn hết thảy và cơ quan sản xuất ra cương lĩnh và nghị quyết cũng cao hơn hết thảy.
    Đừng đòi hỏi luật này luật nọ; luật chỉ giành cho bọn tư bản vì chúng thiếu một đảng anh minh lãnh đạo, nếu có thì cũng không sản xuất nổi một cương lĩnh, nghị quyết tử tế.
    Hãy thực hiện cương lĩnh, nghị quyết cho tốt nhé.

    Trả lờiXóa
  4. Người giám định có khi ngắn học hơn kẻ bị giám định.
    Đã có ai giám định tư tưởng của Mao Trạch Đông chưa nhể? Cách mạng văn hoá xuất phát từ tư tưởng Mao Trạch Đông. Bây giờ mà đưa ra giám định chắc phải tuyên án ông nặng lắm!

    Trả lờiXóa
  5. Nội dung của hiến pháp là của cơ quan Lập pháp. Nội dung của luát pháp là của cơ quan hành pháp.
    Điều 25 Hiến pháp 2013: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.Vậy các quyền này pháp luật quy định tại Điều 79, Điều 88, Điều 258.
    Hành pháp cứ bắt cứ kết tội theo 79, 88, 258 và bắt được rồi thi tra tấn ép nhận tội nếu không thì bị chết trong tù với lý do là do tù nhân đánh nhau. Bao giờ trại tam giam hay trại giam thuộc cơ quan tư pháp quản lý hay cơ quan lập pháp quản lý thì mới có ánh sáng bàn tới sự minh bạch; còn không cũng chỉ là ánh trăng nhòm qua cửa ngăm nhà thơ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất cả cơ quan mà bác nói đều phải hoạt động dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng.Đó mới chính là vấn đề

      Xóa