tự do báo chí
Trong một bài
viết mới trên mục Ý kiến của báo Mỹ New York Times (NYT), nhà báo
Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, kêu gọi chính phủ Việt Nam
cho phép báo chí được hoạt động tự do.
Bài viết với lời lẽ thẳng thắn hiếm thấy phân tích
rằng tự do báo chí là "điều kiện tối cần thiết cho tiến trình mở cửa kinh
tế và chính trị của Việt Nam, cũng như cho Đảng CSVN giành thêm ủng hộ của
người dân vì sự tồn vong của chính mình".
Ông Nguyễn Công Khế, nhà báo kỳ cựu xuất thân từ phong
trào thanh niên, cho rằng Đảng CSVN đã đánh mất khá nhiều sự kiểm soát đối với
nền báo chí đã thay đổi mạnh mẽ trong 5 năm qua, và điều này gây ra các hậu
quả nghiêm trọng.
Chính phủ Việt Nam ngày càng mở rộng thêm các chủ đề
mà họ cho là nhạy cảm, như quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đất đai, sức
khỏe các lãnh đạo... cấm báo chí đưa tin và do vậy nhiều tờ báo chỉ đăng chủ
yếu là tin vô thưởng vô phạt. Điều này dẫn tới sự ra đi của độc giả, nhất là
độc giả trẻ.
Theo ông Khế, thu nhập từ quảng cáo của hai tờ nhật
báo lớn nhất Việt Nam là Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã giảm gần 2/3 kể từ 2008.
Thay vào báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát,
người đọc quay sang các nguồn tin nước ngoài trên mạng internet. Các mạng xã
hội cũng phát triển nhanh chóng, cộng thêm các trang blog của giới trí thức,
cựu đảng viên và người chỉ trích chế độ.
Việt Nam có tỷ lệ tiếp cậ́n internet thuộc loại
cao nhất thế giới nếu tính tương quan với thu nhập đầu người.
Bất cập của
các nguồn tin thay thế
Ông Nguyễn Công Khế cho rằng các nguồn tin thay thế
cho báo chí chính thống cũng có điểm bất cập vì không phải luôn luôn đáng tin
cậy.
Tâm lý nghi ngờ, bất tín hiện đang tràn lan, với
nhiều sự kiện trong quá khứ nay được mang ra mổ xẻ, từ xuất xứ của Đảng Cộng
sản tới trận Điện Biên Phủ tới thân thế Chủ tịch Hồ Chí Minh; và nhiều cáo
buộc được đưa ra.
"Đảng và chính quyền dường như không bác bỏ các
cáo buộc đó... Điều này cho thấy sự thiếu tự tin của họ, gây ảnh hưởng tới uy
tín của Đảng, kể cả trong các lĩnh vực liên quan quyền lợi quốc gia như đấu
tranh chống tham nhũng và kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực."
Ông Khế đưa ra nhiều thí dụ cho thấy sự cấm đoán trên
báo chí chính thống đã tạo sân chơi cho các nguồn tin nhiều khi không có cơ sở
và kết luận rằng "các nguồn thông tin thay thế không thể là giải pháp cho
sự kiểm soát của nhà nước đối với báo chí".
"Chúng đáng hoan nghênh, nhưng không thể dựa hoàn
toàn vào chúng."
"Đặc biệt là trong cuộc đấu tranh sống còn của
Việt Nam chống lại tham nhũng và Trung Quốc, báo chí chính thống cần được đưa
tin kịp thời và công bằng."
Bài
viết trên NYT kết luận: "Hiến pháp Việt Nam đã bảo đảm tự do báo chí,
điều này cần được thực hiện".
"Mở cửa cho báo chí sẽ giúp lãnh đạo Việt Nam
giành lại niềm tin của người dân, điều mà họ cần có nếu muốn thúc đẩy các mục
tiêu chính yếu của đất nước."
"Tự do báo chí là điều tốt đẹp cho đất nước và
tốt đẹp cho cả chế độ".
---------------/
‘Tự do báo chí không làm mất chế độ’
Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm
của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn
Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC.
Ông Khế vừa có bài viết đăng trên mục Ý kiến của tờ
New York Times hôm 19/11 kêu gọi chính quyền Việt Nam thực hiện tự do báo chí.
Nền
báo chí Việt Nam từ lâu nay vẫn đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng
sản để đảm bảo không đi chệch khỏi tư tưởng và đường lối của hệ thống chính
trị.
‘Rất có hại’
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hôm 20/11, ông Khế
cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo
chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong
Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo
Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu
view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
“Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh
tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn,” ông nói
thêm.
“Thậm chí người ta nói về anh. Họ phê phán việc này
việc khác anh cũng không nói lại.”
“Cứ để tình hình như thế này thì rất có hại cho đất
nước,” ông nói và cho biết các lãnh đạo ‘không phản ứng gay gắt trước ý kiến
của ông’ và ‘không nói lại là tôi sai’.
Ông
cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các
lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.
“Các
nhà nước sử dụng tự do ngôn luận và dân chủ thì chỉ có lợi thôi,” ông nói,
“Soi gương hàng ngày mới biết trên mặt mình có gì thì mới sửa chữa được và
phát triển được.”
‘Phản biện
thì sáng tỏ’
Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất
chế độ’.
“Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện
nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương
lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ,
phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,”
ông nói thêm.
Khi
được hỏi liệu tự do báo chí có dẫn đến việc động chạm những vấn đề nhạy cảm
của Đảng, của chính quyền mà lâu nay vẫn được che giấu, ông Khế cho rằng:
“Hãy
minh bạch. Cái gì mình sai, mình lỡ có khiếm khuyết thì nói với dân là tôi
khiếm khuyết. Người dân Việt Nam rất dễ khoan dung.”
Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm
soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.
“Khi đăng tin một chiều và không để cho người ta nói
thì số lượng người đọc và lòng tin của người dân giảm,” ông nói.
“Người ta tìm vào chỗ khác. Có chỗ khác thay thế,” ông
nói thêm, “Điều gì anh không nói sẽ có người khác nói thay. Đúng sai thì anh
chịu.”
“Báo chí tự do là không tránh khỏi. Đối với các nước
không lạ và đối với Việt Nam cũng sẽ không lạ,” ông nói thêm.
(BBC)
-----------
Truyền thông nói chung trong đó có báo chí là khắc tinh của tham nhũng , thói hư và tật xấu !!!
Trả lờiXóaVà là cứu tinh của những số phận oan khuất, những tấm lòng chính trực, trong sáng. Nó là ánh sáng cho đời, làm cho lũ chuột, gián sợ hãi, nó đẩy lùi tối tăm, độc ác.
XóaTự do báo chí thì tham nhũng thế nào được,
Trả lờiXóaTồi thì sao mà leo lên lãnh chức nỗi,
Thế giới sao còn chiến tranh lẹt xẹt được thì bán vũ khí sao trôi.
Cho tự do lập báo và tự do viết thì báo lá khoai dẹp tiệm,thất nghiệp ra vĩa hè bán bia ngồi.
Tự do báo chí cho đất nước phát triển quá mức thiên hạ lại ganh tỵ rồi đánh nhau trên biển.
Thôi chả tự do báo chí làm gì,cứ blog cho vui.Cứ như thế khỏi ai phá sản cả,báo in ra thì đem bán ve chai,phát chả đọc lại bán ve chai giúp người ngèo,nhất là bà con Bình Định,Quảng Ngãi đi mua ve chai khắp TP Hồ Chí Minh.
Không tự do báo chí muốn nằm.
Công Sơn.
Ông bà ta thường nói ''... như mèo giấu c...t '' có xấu thì mới phải giấu, ko giấu mà phơi hết ra sợ thiên hạ người ta nhổ vào mặt thì còn gì là ''đỉnh cao trí tuệ'' nữa. Ông Khế ra bài khó quá ông K ơi.
Trả lờiXóaTự do báo chí sẻ nói lên sự thật - là ánh sáng soi rọi cho mọi người thấy thật giả - phân định được tốt xấu - dù muốn che đậy cũng không được - sẻ lòi mặt chuột thôi .
Trả lờiXóaKhông tự do báo chỉ chỉ có báo của Nhà Nước - tuyên truyền theo chỉ đạo của Đảng nhằm nhân cách hoá thần thánh hoá để mọi người tin và tôn sùng nhằm che đậy xấu xa - tuyên truyền giả dối đến bỉ ổi - Thời nay văn minh của nhân loại - mọi thông tin trên thế giới chỉ cần vào mạng là rỏ - Hiện nay đa số muốn biết thông tin người ta vào mạng còn báo NN người ta quay lưng không tin tưởng - báo ra chỉ để giúp mấy chị bán hàng gói hàng mà thôi -
Chế độ CS hiện nay đả thoái hoá biến chất - nhân dân không còn tin tưởng - Nếu Trưng cầu dân ý để lựa chọn - Tin chắc chế độ sẻ bị loại ngay .
Chế độ CS không thể tồn tại là vì Thời đại văn minh của thế giới sẻ chôn vùi sự độc tài - lạc hậu để tiến lên Xả Hội văn minh - Đương nhiên VN có chậm nhưng cũng phải đến- Tin chắc một ngày không xa các bạn ạ .
Tự do báo chí , thì những lũ sâu bọ tham nhũng , lợi ích nhóm sao giám nghẩng mặt lên .
Trả lờiXóaBáo giấy ở VN giờ bị ế nặng vì giá trị thông tin của nó quá bèo bọt,thời bao cấp thiếu thốn người ta còn dùng chứ ngay cả ở quê giờ đi vệ sinh cũng chẳng mấy ai dùng báo nữa vì sợ nhiểm trùng.
Trả lờiXóaDân chủ là xu thế chung cùng với toàn cầu hóa, các bạn hẳn vẫn còn nhớ Sát đan-Hút sen bị treo cổ, Mu ba rắc buộc phải từ chức và chịu án tù, Ka đa phi chui cống, trước đó có Hô nếc cơ, Xê a nét cu có mức án như Hút sen. Đây là những tấm gương đồng thời là biểu tượng của nền độc tài toàn trị, mặc dù những nước như: Tuy ni dy, Ai cập, An giê, I rắc, quê hương của các vị kia không phải là XHCN, gần đây làn sóng biểu tình ở Hồng Kong của sinh viên và giới trẻ phản đối Bắc Kinh nuốt lời hứa về bầu cử tự do năm 2017 như đã cam kết với nước Anh khi chuyển giao Hồng Kong cho TQ năm 1997. Cũng giống như toàn cầu hóa, xu thế dân chủ là không thể đảo ngược: xuất khẩu, chuyển giao công nghệ tư bản là toàn cầu hóa, toàn cấu hóa đi liền với dân chủ, mà dân chủ đi liền với tự do báo chí, một nền dân chủ đầy đủ phải là tự do báo chí. Nhà cầm quyền VN có thể tăng quân số an ninh lên bao nhiêu đi chăng nữa cũng không thể nào ngăn cản người dân đặc biệt là giới trẻ đọc báo lề trái, chia sẻ thông tin trên mạng khi mà internet, điện thoại di động hiện diện phổ biến hiện nay, trong khi nạn cướp giật, lừa đảo, giết người vẫn diễn ra hằng ngày. Tóm lại tự do báo chí mở đường cho dân chủ tự do ở VN, chừng nào chưa cởi trói cho báo chí chừng đó chưa có dân chủ, mà dân chủ chưa có, tự do báo chí chưa có thì chống tham nhũng lãng phí như chuyên trên trời.
Trả lờiXóaKHONG NÊN TỰ DO BÁO CHÍ
Trả lờiXóaKhông tự do báo chí, Việt Nam chỉ có một đồng chí bị lộ là Đ/c Trần Văn Truyền. Rất nhiều những Đ/c chưa bị lộ khác (còn nhiều nhà đất phi pháp hơn đ/c Truyền) tha hồ lên diễn đàn diễn thuyết đấm tay vào không trung, miêng sùi bọt mép, hét đến khản tiếng : Chúng ta phải chông tham nhũng quyết liệt hơn, phải huy động cả hệ thống chính trị chống tham nhũng các đ/c ạ !
Không tự do báo chí, thì nhiều đ/c ăn chia với Hà Văn Thăm mới có thể ung dung về các địa phương hùng biện : "Các đ/c phải xác định cho được thế mạnh của địa phương mình là gi từ đó chúng ta mới xác định được trồng cây gì, nuôi con gì (đến tỉnh nào thì thay tên tỉnh đó vào chữ "minh")
Để không bị vỡ bình hoa tôi ủng hộ KHÔNG TỰ DO BÁO CHÍ
Nguyễn Chí (K.Phèo)
Họ sợ là phải, vì báo chí tự do sẽ có ngay hàng tá hình các đồng chí cấp ủy và nhiều loại cấp bét nhè ở các khu vực nhạy cảm... Tăng hai,ba và bốn
Trả lờiXóaBáo chí CMVN?
Trả lờiXóaĐưa tin trong giờ vàng, mục "60 giây" của HTV nói mất cả phút về chuyện "Tai nạn giao thông, 2 phụ nữ bị thương... nhẹ"???
Báo chí CMVN nhạt nhòa, dối trá, khô cứng, giáo điều... Nói chung, là kẻ không biết ngượng khi nói láo.
Trả lờiXóaGiống như cải lương chủ yếu là tuyên truyền cẩu thả trên TV "Đảng đem lại... tương lai cho đất nước"?
40 năm rồi... suốt ngày bắt người dân sống bằng "tương lai" trong "hôm nay đất nước còn nhiều khó khăn"!
Có lão bán quán ăn lừa đảo, viết "Ngày mai quý khách sẽ được ăn miễn phí!"
Luôn luôn là "Ngày mai"...
Hầu như các vụ tham nhũng lớn, gây chấn động đều do báo chí đưa ra, mặc dù ở đó các tổ chức đảng đều trong sạch, vững mạnh. Thậm chí tham nhũng ở chính người phụ trách chống tham nhũng.
Trả lờiXóaĐảng sợ báo chí tự do chỉ cho dân chúng thấy cái bộ mặt thất xấu xa của họ
Trả lờiXóaSau một thời oanh liệt ,lừa bịp nhân dân,tống tiền doanh nghiệp,làm cái hậu môn cho đảng...báo và nhà báo ở VN cũng là một thứ tội ác ghê rợn,nay đã sắp đến hồi kết thúc.Cảm ơn thế giới văn minh đã mang internet đến cho nhân dân VN khổ đau dù có hơi muộn.
Trả lờiXóa“Sao lại sợ tự do báo chí?” là vì độc quyền lãnh đạo tồn tại được là nhờ dựa vào độc quyền báo chí: Cứ thế mà kịch bản tuyên truyền về mọi cái hay cái tốt về mình. Cả một nhà nước phải thông qua chỉ một nơi biên tập và kiểm duyệt. Bài đăng nào không hợp bắt rút xuống tòa báo nào không chịu nghe, bị kỷ luật. Nhà báo nào đưa ra bài viết trái chiều bắt bỏ tù… Thế thì làm sao không sợ tự do báo chí khi mà nó sẻ đe dọa trực tiếp đến độc quyền lãnh đạo.
Trả lờiXóaVì gian dối,vì tham tàn bạo ngược,vì ngu ngốc... nên phải sợ tự do báo chí chứ !
Trả lờiXóaÔng Khế đã có một sự nhầm lẫn tai hại giữa tự do báo chí với tự do ngôn luận của hệ thống báo chí chính thống. Vì sự nhầm lẫn trong nhận thức này, nên toàn bộ những phát biểu của ông trở nên lộn xộn, thiếu trí tuệ. Người có hiểu biết lộn xộn, kinh nghiệm chủ nghĩa như ông, mà trước đây cũng được làm TBT của tờ báo nhà nước. Tôi thấy lạ đấy
Trả lờiXóa