Thế
là Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 50 nhân vật trong Chính phủ
(1). Đọc qua kết quả này cũng thú vị. Nhưng nếu phân tích như cách làm của
VNexpress thì sẽ không nói hết "câu chuyện" được, vì chưa xem xét đến
trọng số của 3 loại phiếu tín nhiệm, và chưa so sánh với kết quả năm ngoái. Tôi
thử đọc lại kết quả năm nay và so sánh với năm ngoái thì thấy một xu hướng rất
thú vị: 16 (35%) người có điểm giảm, 2 người không thay đổi, và 28 người (61%)
có điểm gia tăng.
Xin
nhắc lại là cách mà QH lấy phiếu tín nhiệm là rất lạ lùng (nhưng chúng ta phải
sống với cách làm đó). Thang điểm tín nhiệm chỉ có 3 điểm:
• Tín nhiệm cao
• Tín nhiệm
• Tín nhiệm thấp
Phóng
viên Reuter mỉa mai gọi cách lấy phiếu như thế này là phường tuồng (2). Nhưng
cách họ làm khá nhất quán với năm 2013, và điều đó rất tốt để công chúng có thể
so sánh xem các nhân vật trong Chính phủ "làm ăn" ra sao sau một năm
bị cho điểm.
Báo
chí có vẻ lấy số phần trăm “Tín nhiệm cao” để so sánh, nhưng cách làm này không
công bằng. Để minh hoạ, chúng ta có thể xem hai trường hợp sau đây: Ông Phạm
Bình Minh và ông Nguyễn Tấn Dũng đều có 320 phiếu "tín nhiệm cao",
nhưng không thể nói họ có tín nhiệm tương đương nhau, vì chưa xem xét đến số
phiếu "Tín nhiệm" mà ông Minh có 146 và ông Dũng có 96 phiếu; và số
phiếu "Tín nhiệm thấp" của ông Minh là 19 so với của ông Dũng là 68.
Do
đó, để so sánh công bằng, cần phải định lượng cho từng cá nhân. Ở đây, mấy
người trong Quốc hội chỉ cho các điểm “tích cực” (tín nhiệm), nhưng chúng ta có
thể hiểu rằng những người đánh giá điểm “Tín nhiệm thấp” có nghĩa là “Không tín
nhiệm” và “Rất không tín nhiệm”. Những người cho điểm “Tín nhiệm” có thể phản
ảnh cả đánh giá “Không tín nhiệm”. Giả định đằng sau của thang điểm Likert là
có một biến số liên tục. Trong trường hợp chúng ta đang bàn, từ “Rất không tín
nhiệm” đến “Rất tín nhiệm” là một dãy số liên tục từ -1 đến +1 (trung bình là
0).
• Rất tín nhiệm cao: trọng số từ 0.5 đến 1 (trung bình
là 0.75).
• Tín nhiệm: trọng số từ 0 đến 0.5 (trung bình 0.25)
• Tín nhiệm thấp: trọng số 0 đến -1 (trung bình -0.50)
Do
đó, trong trường hợp ông Phạm Bình Minh, với 320 phiếu “Tín nhiệm cao”, 146
phiếu “Tín nhiệm”, và 19 “Tín nhiệm thấp”, chúng ta có thể tính điểm quân bình
là:
(320*0.75 + 146*0.25
–19*0.50) / 480 = 0.55
và ông Nguyễn Tấn Dũng:
(320*0.75 + 96*0.25 –
68*0.50) / 491 = 0.48
Nói
cách khác, điểm của ông Phạm Bình Minh cao hơn ông Nguyễn Tấn Dũng 0.07 điểm.
Tính
tương tự, tôi có bảng sau đây. Bảng này cũng so sánh điểm năm 2014 và 2013, dĩ
nhiên là cùng một cách tính. Bảng xếp hạng (theo điểm 2014) có khác biệt khá
nhiều so với bảng của VNexpress vì cách tính của tôi có trọng số. Có thể rút ra
vài điểm chính từ bảng này như sau:
Tính
trung bình, điểm tín nhiệm của năm 2014 chỉ 0.42 với độ lệch chuẩn là 015. Con
số điểm trung bình này tăng 0.03 điểm so với 2013. Tuy nhiên, mức độ tăng rất
thấp nếu so với độ lệch chuẩn. Nói theo ngôn ngữ "effect size" thì
đây là ảnh hưởng rất thấp.
Năm
2014, bà Kim Ngân có điểm cao nhất (0.64), kế đến là ông Trương Tấn Sang (0.61)
và Trương Thị Mai (0.61). Tất cả những người còn lại đều có điểm dưới 0.60.
Riêng ngài Thủ tướng thì có điểm 0.48, đứng hạng 23/50. Người "đội
sổ" năm 2014 là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (điểm chỉ 0.05)!
Người có số điểm thấp khác là ông Bộ trưởng Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn
Anh (0.10) và Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình (0.11).
Phân
tích theo nhóm thì những thành viên Chính phủ có điểm thấp hơn thành viên Quốc
hội. Điểm trung bình của các thành viên Chính phủ năm 2014 là 0.37, còn của các
thành viên Quốc hội là 0.51.
So
sánh với điểm năm 2013, tôi thấy điểm năm 2014 có nhiều dao động. Biểu đồ sau
đây cho thấy đa số là có tăng điểm (những điểm nằm trên đường màu đỏ). Thật
vậy, trong số 46 người có điểm 2 năm liền (vì ông Nguyễn Thiện Nhân không có
trong danh sách năm 2014) thì có đến 28 người (tức 61%) có điểm tăng. Ngược
lại, có 16 (35%) người bị giảm điểm, và 2 người không thay đổi.
Người
có điểm tăng "ấn tượng" nhất là ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn
Bình! Năm 2013 ông này đứng cuối bảng (điểm chỉ 0.02), nhưng chẳng hiểu sao năm
2014, ông này có điểm tăng vọt lên 0.52! Có thể nói ông là người có mức độ tiến
bộ cao nhất. Người kế tiếp có điểm tăng cao là ông Đinh La Thăng (tăng 0.29
điểm), Nguyễn Tấn Dũng (tăng 0.26 điểm), Trịnh Đình Dũng (tăng 0.19), Bùi Quang
Vinh (tăng 0.16), và Nguyễn Xuân Phúc (tăng 0.13).
Người
có điểm giảm mạnh nhất là ông Nguyễn Thái Bình, từ 0.24 năm 2013 xuống còn 0.11
năm 2014. Một người trước đây từng có điểm rất thấp là bà Bộ trưởng Y tế Nguyễn
Thị Kim Tiến cũng giảm từ 0.13 năm 2013 xuống chỉ còn 0.05 năm 2014. Bà Kim
Tiến có đến 192 phiếu (tức 40%) "tín nhiệm thấp".
Đứng
trước một kết quả phân tích, chúng ta thường có 3 câu hỏi: kết quả này có đáng
tin cậy không, chúng ta nên diễn giải kết quả này như thế nào, và chúng ta phải
làm gì? Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là đáng tin cậy, vì số liệu này của
Quốc hội cung cấp. Tuy có vài vấn đề nghiêm trọng về sách thức soạn thang điểm,
nhưng nhìn chung nó cũng cho chúng ta một "câu chuyện" đằng sau những
con số. Chẳng hạn như con số "Tín nhiệm thấp" chắc chắn có thể đọc là
"Không tín nhiệm". Bởi vì người ta không được phép lựa chọn
"Không tín nhiệm" nên phải dồn hết cho "Tín nhiệm thấp". Kể
ra cách thức soạn thang điểm như thế này chẳng những phi khoa học, mà còn thể
hiện một sự ngạo mạn và khinh thường công chúng. Ngạo mạn là vì thang điểm là
cách nói "Chúng tôi làm như thế, các anh làm gì được tôi". Khinh thường
là vì có thể người soạn thang điểm nghĩ rằng công chúng đều ngu dốt, nên mới
dám cho ra thang điểm 1 chiều.
Diễn
giải kết quả như thế nào? Theo qui ước tính của tôi thì điểm tối đa là 0.75,
tức là điểm "tín nhiệm cao". Do đó, con số điểm trung bình 0.42 năm
2014 có nghĩa là chỉ đạt 56% điểm tối đa, tức chỉ trên trung bình một chút.
Ngay cả người có phiếu tín nhiệm cao nhất (bà Kim Ngân) cũng chỉ đạt 85% điểm
tối đa. Thông thường, điểm ~90% điểm tối đa được xem là "xuất sắc",
và chiếu theo qui tắc này thì không một ai trong 50 người chủ chốt của chế độ
được điểm xuất sắc.
Tôi
thấy kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm nay (2014) có phần tăng nhẹ so với năm
2013. Điều này hơi khó giải thích vì tình hình kinh tế - xã hội trong năm qua
không được khả quan mấy, vậy mà các đại biểu QH lại cho điểm tăng! Chẳng hạn
như trường hợp ông Nguyễn Văn Bình (nhân vật quan trọng trong nền kinh tế), dù
nước còn nợ nần chồng chất, nhưng điểm của ông tăng cao nhất. Như vậy, có thể
nói rằng những gì đại biểu QH đánh giá chưa chắc tương đồng với cảm nhận của
người dân.
Có
một điều khá thú vị là số điểm dường như có tương quan nghịch đảo với thực
quyền. Nhìn vào bảng điểm, chúng ta dễ nhận ra những người đứng đầu bảng là
người ít có quyền (như thường vụ Quốc hội, Phó chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch
Nước, v.v.), nhưng những người có điểm thấp toàn là người có quyền executive
bên Chinh phủ. Chẳng hạn như người có ít thực quyền executive nhất (?) là bà
Kim Ngân) cũng là người có điểm cao nhất; ngược lại, người có thực quyền cao
nhất về giáo dục và y tế lại là người có điểm thấp nhất. Điều này có thể nói
lên rằng đại biểu Quốc hội cho điểm cao những người nói và làm luật, chứ họ
không "ấn tượng" với người làm.
Câu
hỏi thứ ba có lẽ là quan trọng nhất: phải làm gì với kết quả này? Chẳng lẽ chỉ
công bố con số rồi ngưng ở đó, thì hoá ra chỉ là trò chơi tốn tiền. Tuy nhiên,
chúng ta là công chúng, không ở vị trí để quyết định, nên chỉ đọc để biết
"những điều mắt thấy mà đau đớn lòng". Nhưng các vị ở vị trí quyết
định (decision makers) nên suy nghĩ phải làm gì với những người với điểm tín
nhiệm chẳng những đã thấp mà còn giảm so với năm trước. "Nhất quá
tam", chẳng lẽ để các vị ấy bị đánh giá thấp một lần nữa?
Tóm
lại, điểm tín nhiệm năm nay (2014) tuy có khá hơn so với năm trước, nhưng mức
độ cải tiến còn quá khiêm tốn. Phân tích ở mức độ cá nhân cho thấy những người
có điểm tăng mạnh là ông Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng, và những người có
điểm giảm mạnh là bà Nguyễn Thị Kim Tiến và ông Nguyễn Thái Bình. Số còn lại
thì tăng/giảm không đáng kể. Điều thú vị là tính trung bình điểm tín nhiệm của
các vị trong Chính phủ thấp hẳn so với điểm của các vị trong Quốc hội. Tuy
nhiên, không một vị lãnh đạo nào được đánh giá xuất sắc (đạt 90% điểm tối đa).
N.V.T/Dân luận/TTHN
_____________________
Bỏ phiếu cho vui ấy mà. Cái sàn diễn quốc hội là nơi diễn ra nhiều trò vui nhất, dù có tốn kém nhưng các màn hài kịch ở quốc hội diễn ra đều đều mặc dù rất ít người quan tâm bởi mọi việc đâu vẫn có đó.
Trả lờiXóaQuốc hội là gì? Là sân sau của Đảng; đại biểu là ai? Là ông Hoàng Hữu Phước.
Còn độ tín nhiệm có phần tăng nhẹ, vài cuộc bỏ phiếu nữa thì nó sẽ tăng nặng và sẽ đến lúc kịch trần 100%.
Suy cho cùng đây vẫn là các đồng chí đảng viên bỏ phiếu cho nhau.
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất như hiến pháp đã ghi, nhưng sao không thấy đem ông NG.P.Trọng, ông Lê Hồng Anh và các ông to bên cơ quan đảng ra mà bỏ phiếu nhỉ?hay các ông ấy là trời nên có quyền đứng trên tất cả?hay các ông ấy chỉ có phán chứ không chịu trách nhiệm cái gì cả.lạ thật.Thế cho nên ai cũng thích ở bên đảng, từ cấp xã mấy tay chỉ là trực đảng cũng ra oai với chủ tịch,có việc gì xảy ra thì chỉ thấy chủ tịch bị kỷ luật, còn bí thư thì vẫn là lãnh đạo tốt.
XóaĐọc kết quả lấy phiếu tín nhiệm của QH thấy "tâm tư" lạ:
Trả lờiXóa1- Các vị lãnh đạo được QH bổ nhiệm tiến bộ ... rất nhanh. Như vậy là, i) lần trước QH đã đánh giá ...sai, hoặc ii) các vị có nhiều "khuyết điểm" đã cực kỳ xuất chúng, chỉ cần 1 năm đã có thể đảo ngược được tình thế bí bét mà ...chính các vị đó tạo ra;
2- Ban CHTW Đảng đã sáng suốt hơn hẳn BCT khi không tán thành ý kiến của BCT kỷ luật đ/c X. Đây cũng là sự may mắn lớn của dân tộc, không thì nhân tài đất nước ...tiêu rồi!
Cách dùng từ ngữ VN thời Cộng Sản rất nhẹ nhàn để đỡ xấu hổ như những từ sau :
Trả lờiXóa- Cán bộ tham nhũng quá nhiều quá lớn - Đảng dùng từ : Không nhỏ
Thật ra dùng từ như thế là thể hiện sự yếu kém nhu nhược không mạnh dạng thẳng thắng nói rỏ sự thật - cứ ấm a ấm ớ - Cũng như Ct Sang nói Trong TV BCT có Đc X Một chủ Tịch Nước không giám nói thẳng - Nếu không rỏ không nắm chắc thì CT đừng nói còn hơn - Bây giờ Quốc Hội lai không giám khẳng đinh mà dùng từ nhu nhược : - Tín nhiệm thấp nói rỏ không tín nhiệm - Tín nhiêm cao là rất tín nhiệm để Đai biểu nhận xét bầu chọn cho đúng - Còn dùng từ kiểu nay thì không biết đâu mà RỜ - Làm rồi như chưa làm - Kiểu nay bà vợ cũng trách chồng là phải : làm kiểu qua loa thêm ngứa thôi cút đi chán lắm . ĐVK
"Phản động" thật sự thì dùng "Bất cập"?!
XóaTôi không thể hiểu nỗi tại sao Phùng tâm tư, Quang BT CA lại đạt tín nhiệm cao. Phùng tâm tư thì hèn nhát, không thể hiện được phong thái của 1 vị tướng, khiếp nhược Tàu khựa. quang BT CA thì để lính đánh chết dân tràn lan. Cả hai ông đều đẩy mạnh viêc phong tướng tràn lan, an ninh trật tự thì hỗn loạn, nguy hiểm. An ninh quốc gia thì bị uy hiếp...
Trả lờiXóaNếu bạn "được" ngồi trong "lồng" đó, sẽ phải hiểu thôi...
Xóachức bộ trưởng quốc phòng còn mua dc huống hồ chi 3 cái lá phiếu vớ vẩn đó.BT CA họ trần đại (đánh dân đại) học bển trung quốc miễn phí về mà.
XóaCác vị phu nhân cũng nên đánh giá mức độ "đàn ông" của các lang quân theo ba mức : cao, vừa, yếu để động viên, nhắc nhở. nếu chỉ có hai mức là gay rồi đấy.
Trả lờiXóaXHCN không tưởng...
Trả lờiXóa(Mác)
Một trò hề nhảm nhí nhưng có ý đồ THÂM ĐỘC là đánh
Trả lờiXóalạc hướng chú ý của nhân dân trước việc giặc Tàu cộng
đang từng bước hoàn thành chiến lược chiếm cứ Biển
Đông bằng xây dựng hạ tầng cơ sở ở đó như sân bay,
hải cảng và căn cứ quân sự v.v.
"Cuốc hôi" ăn hại ấy mà. Em thì em cứ là ứ hự vào cái anh trán hói í...
Trả lờiXóaSao không là "Em thì em cứ là ứ hự vào cái trán anh Hói í..."
XóaNhững người ngồi trong QH này được hưởng CNCS thật sự rồi nhé!
Trả lờiXóaLàm theo "năng lực"; "hưởng" theo nhu cầu!
Năm 2013 , QH tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các quan chức chính phủ tôi đã có bình luận gửi đăng trên blog Đ.tá Bùi văn Bồng đại ý : đây là một trò vô bổ , tốn tiền , tốn thời gian ( thằng tín nhiệm thấp cũng như thằng tín nhiệm cao chẳng làm sao cả ) . Nay với kết quả bỏ phiếu tín nhiệm lần 2 của QH với 50 nhân vật " chóp bu " kết quả lại có vẻ có nhiều chuyên để nói hơn ! Thật là mỉa mai khi mục đích của các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm rất chi là " hùng hồn " nhưng thực chất cũng chỉ là một " tấn tuồng " không hơn không kém ! Thằng có phiếu tín nhiệm cao thì " tồn tại " đã đành , cái con hai lần bỏ phiếu tín nhiệm đều " thấp như vịt " thì rồi cũng chẳng bị sao , vẫn ung dung tự tại cho đến hết nhiệm kỳ thậm chí tồn tại cho đến khi nghỉ hưu ! Thế mới gọi là " trò hề " do đảng lãnh đạo . Nói như Nguyễn tấn Dũng : không giống ai ( nói về các số liệu thống kê của nước nhà ) , thì đúng là cách bỏ phiếu tín nhiệm của QH nước CHXHCNVN cũng CHẲNG GIỐNG AI .
Trả lờiXóa- Tín nhiệm cao
- Tín nhiệm
- tín nhiệm thấp !
Tại sao lại không phải là : TÍN NHIỆM và KHÔNG TÍN NHIỆM . Nếu một quan chức nào đó sau 3 lần lấy phiếu tín nhiệm mà không đạt > 50% số phiếu tín nhiệm thì cho bãi chức ngay ( để người khác nên thay ) , chúng ta thiếu gì người tài . Hay là đảng đã " chọn mặt gửi vàng " rồi thì cứ thế khư khư ngồi " ôm ghế " cho đến hết nhiệm kỳ ? Hay nói như NSH là : kỷ luật hết thì lấy ai làm việc ! Cứ kiểu này thì đúng là : đến cuối thế kỷ này chắc gì đã hoàn thành CNXH ở Vietnam !!!???
Ôi zời,ba cái trò hề "BÌNH MỚI,RƯỢU CŨ"
Trả lờiXóaThật ra,quốc hội đang là show diễn mà diễn viên là những thành phần bưng bô,nhân danh đại biểu quốc hội,đại diện cho nhân dân,người đạo diễn là bộ chính trị đã "bày mưu tính kế" ngay từ trước khi họp quốc hội diễn ra để đánh lừa nhân dân rằng :ta cũng có đổi mới,có dân chủ..nhưng sau này đảng làm thất thoát tiền của của nhân dân..cũng dễ dàng đổ thừa cho nhân dân.
Chỉ những người dân ít am hiểu về đảng,ba cái trò xưa như trái đất mà đảng đang áp dụng mới tin thôi.
Rồi đây những người tín nhiệm thấp vẫn ngồi chỗm chuệ trên ngai vàng mà thôi.các bạn ko tin hãy theo dõi thời gian tới thì biết.
Để ý làm chi cái trò đời
Trả lờiXóaTrò tung, trò hứng trò chơi vợ chồng
Thuở còn con nít tổng ngồng
Thấy đàn bà đái chổng mông ngó nhìn
Nay các nghị tim nhiều tâm thất
Đập thình thình già dái non gan
Biết dân cơ khổ bần hàn
Nghị nào dám nói dám bàn lợi dân
Biết tham nhũng chuyên cần liếm láp
Nghị vẫn ngồi vẫn ngáp gậi lia
tâm tư là rất tâm tư: cao thì mỏng lại nhanh,vừa vừa thì yếu,thấp thì to lại lâu ,chẳng hiểu quy ra thóc thì quy thế nào,loại nào thì nhiều thóc đây! hay chọn cả ba cho đỡ mất lòng!
Trả lờiXóaMột bộ phận không nhỏ BỆNH HOẠN!
Trả lờiXóaXem tuồng bầu bán ở QHVN , tôi lại liên tưởng đến chiếc "đèn cù" (đèn kéo quân) của Trần Đĩnh ( Xin thêm là nhà quốc hội mới có người nói giống một các chuồng , tôi thì thấy nó giống chiếc đèn kéo quân) . Các nghị sỹ cũng giống như các con hình giấy , ngựa voi, tiến sỹ ... thôi thì đủ cả , khi được đốt nóng là quay , quay vòng tròn , quay tít mù.
Trả lờiXóaSao chúng nó không "Tín nhiệm cao vòi vọi!" cả đám nhỉ?! Cùng phe đảng mà? Bày đặt "xấu hổ 1 chút gọi là..."?!
Trả lờiXóaTôi nghe 2 ông giỡn nhau: "Mày khùng à? Tao còn khùng hơn!" mà nghĩ tới Hoàng Hữu Phước...
Đây là lần thứ 2 Cuốc hội bỏ phiếu tín nhiệm .
Trả lờiXóaTui cho là rất hay và sáng tạo .Qua vở diễn bỏ phiếu tín nhiệm của cuốc hội tui cũng nhái về bắt chước cho bà vợ tui bỏ phiếu '' tín nhiệm " cho chồng , với 3 mức .
- Cực khoái cao
- Cực khoái .
- Cực khoái thấp .
Nếu vợ đạt cực khoái thấp thì tui còn " phấn đấu rèn luyện - tu dưỡng - học tập để sang năm đạt được điểm cao .
Chúc sức khỏe bác BVB và bà con dân đen .
Rất thông minh! Đã "Cực khoái" mà lại "thấp" thì bạn đã lột tả trò hề của bọn con nít già đó rồi!
XóaTôi thường đọc các bình luận của bạn đọc, nay tôi góp 1 ý bình loạn cho thêm vui:
Trả lờiXóaTôi nhớ cái ngày học cấp 2 phổ thông, môn văn (không nhớ rõ bài văn ấy học ở lớp nào), bài văn, hay vở kịch gì đấy viết về nhân vật vua Khải Định của nước ta (vua an nam) sang Pháp dự hội chợ Mác Xây. Tác giả bài viết là Nguyễn ái Quốc, khi đó đang ở Pháp, tác giả mô tả ông vua An Nam ăn mặc nhố nhăng, lai căng, đi đứng, nói năng không đúng vị thế của ông vua 1 nước (nô lệ) , tác giả nói đây là 1 trò hề, diễn tuồng vụng. Gần 100 năm rồi chuyện ông vua qua Pháp chơi, nay ông Trọng lú viết vở kịch, ông Hùng hói đạo diễn cùng giàn đồng ca gần 500 con rối ở cuốc hôi. Thật là bi hài, Khải Định, Ái Quốc sống lại cũng không tưởng tượng nổi, cúi lạy tôn làm sư phụ, hoặc nói hậu sinh khả úy.
Giờ thời thế thay đổi - Nguyễn AQ. được thiên hạ coi là siêu nhố nhăng tào lao, tôn thờ cha râu ria "Dở hơi cao"!
XóaCác vị dễ dãi quá với "trò hề" này (bình phẩm của phóng viên Reuter), khi trăn trở này nọ...
Trả lờiXóaNói "Hâm thấp; Hâm: Hâm cao!" cho nó phản ảnh đúng người, đúng tội!
NHÂN BỎ PHIẾU TÍNH NHIỆM - ĐÔI LỜI VỀ ÔNG NGHỊ HOÀNG HỮU PHƯỚC
Trả lờiXóaNhững ngày gần đây trên các báo mạng có rất nhiều bài chỉ trích Hoàng Hữu Phước (HHP). Trần Đăng Khoa và Nguyễn Minh Thuyết còn không tiếc lời mắng nhiệc HHP
Thật là không công bằng và oan cho HHP ! Anh ta đáng thương hơn là đáng dận !
Tát nhiên không ai nói HHP có văn hóa cao. Tuy nhiên xét ở một mặt nào đó, anh ta đáng khen !
Vì sao vậy ?
Vì anh ta nghĩ như thế nào thì nói ra như vậy. Con người anh ta được phơi bày ra hết. Trình độ như vậy thì nói năng như vậy !
Còn hơn rất nhiều vị tai to mặt lớn bao che, đỡ đần cho gia đình, vợ con, em út, đệ tự v.v... vơ vết của dân , nhưng miệng các vị đó lúc nào cũng hô hào quyết liệt chông tham nhũng, hết lòng hết sức vì đân vì nước ... tức là miệng Nam mô bụng một bồ . . . Đô la... và phiếu tính nhiệm vẫn ngon. Riêng về tính trung thực họ kém xa HHP
Nguyễn Chí (Không có đuôi phèo)
Quốc hội VN hiện nay là nơi diễn ra nhiều trò hề vui "nhất thế giới",
Trả lờiXóaBộ CT ĐCS VN tiếp tục đạt "cực khoái " cao độ trong khi tham nhũng tràn lan, Kinh tê VN suy thóai tòan diện, núi nợ công và các hiểm họa ngày càng lớn.
Bọn trẻ chăn bò còn lâu mới bằng Hùng hói và QH VN nhé ! Tin Quốc hội VN có mà dở hơi không biết bơi
Vì vậy, tớ phải qua coi cái xứ "Trò hề cao" này 1 lần cho biết. Nó tếu táo hơn cả Bắc Triều Tiên đấy. Thảo nào các trợ lý của tớ cứ nói: "VN - tiềm ẩn cao!"
Trả lờiXóaThưa liệt chư vị,VN mình dạo này có nhiều chức danh lắm - ví dụ như ở lãnh vực nghệ thuật ta có : nghệ sĩ ưu tú / nghệ sĩ nhân dân , ở giáo dục ta có : nhà giáo ưu tú / nhà giáo nhân dân , ở lãnh vực" tham nhũng" ta đã có chức danh - tham nhũng ưu tú / tham nhũng nhân dân chưa ? và nếu chưa,tại sao ta không có chức danh này nhỉ ?
Trả lờiXóaXin trích câu trào lộng về trò đời thời phong kiến thuộc Pháp " Khen ai khéo vẽ ra vui thế, vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu" - Nguyễn Khuyến .
Trả lờiXóa"Tháng 11 năm 1989, Đại hội lần thứ 14 Đảng Cộng sản Romania (PCR) chứng kiến Ceauşescu, khi ấy 71 tuổi, tái đắc cử một nhiệm kỳ lãnh đạo 5 năm nữa. Và 25 tháng 12 năm 1989 vợ chồng Ceauşescu bị hành quyết".
Trả lờiXóaVậy nên chẳng có gì là lạ khi QH VN có phiếu tín nhiệm cao, thấp. Tất cả đều vô nghĩa hết!!!