Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Sau đối thoại, nay đối xử với ngư dân Sầm Sơn thế nào?

Hãy nhận ra đúng căn nguyên, ‘bản chất sự việc’ 
và an dân bền vững
Bí thư Trịnh Văn Chiến thăm hỏi và đối thoại với ngư dân Sầm Sơn
* NGUYỄN ĐĂNG QUANG
Cuối cùng thì Lãnh đạo cao nhất tỉnh Thanh Hoá cũng đã xuất hiện. Việc ông Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến đối thoại trực tiếp với ngư dân Sầm Sơn hôm 7/3/2016 tuy có muộn nhưng đã thành công, và tháo được ngòi nổ! Sau đối thoại, người dân phấn khởi vì bước đầu họ giành được thắng lợi, họ giữ được quyền mưu sinh khi lãnh đạo tỉnh khẳng định không có văn bản pháp lý nào buộc ngư dân di chuyển bến thuyền của họ đi nơi khác, họ được tiếp tục neo đậu tầu thuyền ở bến cũ và cứ ra khơi đánh bắt hải sản như bình thường!  Kết luận buổi đối thoại, ông Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá dõng dạc tuyên bố : “Tôi đã rà soát lại các văn bản, nhưng không có văn bản nào chỉ rõ việc bà con phải di chuyển bến thuyền cả. (Vậy xin) Bà con vẫn cứ ra khơi khai thác và đánh bắt như lâu nay vẫn làm!” .
             Trước đó, trong suốt 10 ngày liên tục, từ 26/2 đến 6/3/2016, hàng ngày có hàng trăm, có hôm lên cả gần ngàn ngư dân của 3 phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn và xã Quảng Cư thị xã Sầm Sơn cơm bọc, áo đùm, thay nhau “biểu tình ôn hoà” trước cổng UBND tỉnh Thanh Hoá để đấu tranh đòi dân sinh và bảo vệ công lý(1). Đòi hỏi của họ vừa rất chính đáng vừa rất chính nghĩa: Đánh bắt hải sản là nghề mưu sinh của họ hàng bao đời nay, tầu thuyền đi biển của họ to nhỏ đều phải có bến đỗ và bến đỗ đó đã có hàng trăm năm rồi!  Nay bỗng nhiên, chính quyền sở tại xua đuổi ghe thuyền của họ khỏi bến đỗ cũ đã tồn tại hàng bao đời nay để giao cho tập đoàn FLC, và buộc họ đưa số ghe tầu lớn đến đỗ ở bến mới cách xa 10 km, còn những ghe thuyền nhỏ có công xuất dưới 20CV đều bị giải bản (tức phá bỏ, ngư dân phải cam kết không đóng mới, mua mới tầu ghe nhỏ hơn 30CV) để được nhận hỗ trợ từ 50 - 70 triệu cho mỗi ghe thuyền giải bản. Như vậy chẳng khác nào chính quyền đã cùng tập đoàn FLC triệt tiêu kế sinh nhai hàng bao đời nay của họ! (2) 
       Ông Bí thư Tỉnh uỷ Trịnh Văn Chiến sau nhiều ngày quan sát và nhiều đêm mất ngủ, cuối cùng buộc phải xuất hiện để tháo ngòi nổ bằng việc tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với ngư dân ở Sầm Sơn trong sự bảo vệ nghiêm ngặt của một lực lượng hùng hậu cảnh sát cơ động! Xin hoan nghênh và cũng xin chúc mừng ông Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hoá đã làm một việc khôn ngoan và hợp lòng dân, dù có hơi muộn!  Song điều quan trọng nhất là đã tháo được ngòi nổ. Hậu đối thoại sẽ còn rất nhiều việc phải làm, chưa thể nói là mọi việc đã êm xuôi!
 Nhân sự kiện này, tôi có vài lời ngỏ xin gửi tới ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh uỷ Thanh Hóa như sau:
     Một là, như ông nói “Không có bất cứ một văn bản nào của cấp tỉnh quy định là ngày mấy, tháng mấy, năm mấy là phải di dời bến thuyền này!”. Vậy, xin hỏi ông:  Thế thì tại sao chính quyền tỉnh Thanh Hoá nói chung và thị xã Sầm Sơn nói riêng lại như đồng loạt và ngang nhiên xua đuổi tầu thuyền của bà con ngư dân, không cho neo đậu tại bến cũ, mà buộc họ di dời đi chỗ khác, bắt họ đến neo đậu tại bến mới cách đó 10 km, mà việc này phải thực hiện ngay để tập đoàn FLC hoàn thiện các hạng mục công trình được giao dọc 3,5 km chiều dài bờ biển Sầm Sơn trước 30/4/2016 để kịp phục đón khách du lịch mùa hè tới?  Phải chăng, họ đã thực hiện một chỉ thị hay quyết định ngầm của cấp cao nào đó trong tỉnh nhà? Nếu không có thì họ dựa vào thế lực nào để làm bậy như vậy? Còn trước đó nhiều ngày, lực lượng bảo vệ tập đoàn FLC đã nhiều lần cản trở, ngăn không cho ghe, thuyền của bà con ngư dân được neo đậu tại bến cá lâu nay của họ. Thậm chí số bảo vệ này còn rất ngang ngược không cho ngư dân cào ngao kiếm sống ngay trên bãi biển Sầm Sơn này. Những hành động vi phạm pháp luật rõ rệt của cấp dưới như vậy, chẳng nhẽ ông Bí thư Tỉnh uỷ không biết?  Nếu ông không biết, nay qua vụ việc này hẳn ông đã biết, vậy ông dự kiến sẽ xử lý số cá nhân là cán bộ, đảng viên và các tổ chức, ban ngành của chính quyền từ thị xã Sầm Sơn lên đến tỉnh Thanh Hoá - những cá nhân và tổ chức đã bất chấp luật  pháp, lợi dụng chức quyền để o ép dân lành- như thế nào đây để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước? Còn đối với số nhân viên bảo vệ FLC ỷ thế đồng tiền của chủ, coi thường pháp luật, coi thường người dân và coi thường ngay cả chính quyền thị xã Sầm Sơn, ngang nhiên ngăn cản ngư dân kiếm sống trên bãi biển của họ, ông sẽ có biện pháp gì để bảo vệ quyền lợi người dân và ngăn chặn những kẻ coi thường luật pháp, thưa ông? Tôi xin nêu lên khúc mắc như vậy, vì điều này không thấy ông đề cập đến trong buổi đối thoại. Hai sự việc trên, với tư cách là Bí thư Tỉnh uỷ, ông không thể không biết! Nếu không có văn bản nào chỉ đạo việc bắt dân di dời khỏi bến thuyền, thì Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa phải tìm ra ‘căn nguyên và nhân vật’: ai đã tự ý làm việc này, động cơ gì?
        Hai là, có một sự việc đáng tiếc đã xảy ra: 4 ngày trước khi ông về Sầm Sơn để đối thoại với bà con ngư dân, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá ra Quyết định số 116 ngày 3/3/2016 khởi tố “Vụ án hình sự: Gây rối trật tự công cộng” (3). Rồi đây, khi tình hình lắng dịu, dư âm cuộc đối thoại qua đi, rất có thể sẽ có một vài người, thậm chí đến cả chục người, bao gồm những ngư dân mà Cơ quan Cảnh sát Điều tra cho là “những kẻ kích động gây rối”, nhưng thực ra họ là những người khích lệ, cổ vũ hoặc động viên bà con ngư dân suốt 10 ngày liền đấu tranh cho công lý và đòi quyền dân sinh của mình để có buổi đối thoại được lòng dân giữa ông với ngư dân ở thị xã Sầm Sơn hôm 7/3/2016 vừa qua,  sẽ bị xử lý!  Vâng, rất có thể họ sẽ sớm bị bắt giam để phục vụ “công tác điều tra”!  Cho đến hôm nay, tôi cũng chưa rõ là những ai, gồm bao nhiêu người, song giá như ông Bí thư sớm tổ chức đối thoại với dân (ngay sau hôm 26/2 hoặc trước hôm 29/2/2016) thì ắt hẳn nhiều ngư dân sẽ tránh được nguy cơ rơi vào vòng lao lý, bị bắt, bị truy tố vì tội “tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng” phải không, thưa ông? 
Ngoài ra, nếu như ngay từ đầu ông quyết định sớm đối thoại thì đâu ông đã phải mất ngủ mấy đêm để suy tính?  Trong buổi đối thoại vừa qua, chính ông cũng đã nhận lỗi là đã để xảy ra sự việc đáng tiếc này! Vậy xin ông đừng để xẩy thêm một việc đáng tiếc hoặc một oan khiên nào khác với ngư dân Sầm Sơn nữa bằng cách lệnh cho cấp dưới đình chỉ ngay quyết định khởi tố vụ án kia đi, vì rất có thể nó sẽ làm tình hình thuận lợi sau đối thoại sẽ trở nên bất lợi và xấu đi thôi!  Thua dân, nhường dân không có gì xấu hổ cả, thưa ông!  Nhân đây, xin phép được hỏi thêm ông, và xin ông thực tâm cho biết là: Trong sự việc xảy ra ở Sầm Sơn vừa rồi giữa chính quyền và người dân, bên nào có lỗi nhiều hơn, ai sai nhiều hơn, và lỗi chính thuộc về bên nào, hả ông?
      Ba là, có một chi tiết tuy nhỏ nhưng nó nói lên một điều hoàn toàn không nhỏ. Theo bản tin của báo Tuổi trẻ, trong buổi đối thoại, ông tuyên bố giữa hội trường: “Tỉnh đã ban hành cơ chế chính sách di dời bến bãi rất ưu đãi, vượt nhiều lần về quy định chính sách hiện hành. Nhiều bà con muốn nhận tiền, nhưng do một bộ phận lôi kéo nên chưa nhận tiền. Tôi cũng nhận thấy còn một bộ phận người dân chưa đồng tình.”  Nghe đến đây, lập tức từ dưới Hội trường nhiều ngư dân lên tiếng phản đối, cho rằng nói người dân muốn nhận tiền đền bù là không đúng! (Thấy vậy, ông bèn đính chính) “Cơ bản đa số bà con chưa đồng tình với chủ trương chính sách của tỉnh. Tôi nói lại như vậy, được chưa?”. Dưới hội trường ngư dân đồng thanh: “Nói vậy mới đúng!” (4)
            Như vậy, ngay trong buổi đối thoại này, chính ông Bí thư xứ Thanh đã chứng kiến và trực tiếp  “mắt thấy, tai nghe” 2 sự thật trái hẳn với báo cáo của chính quyền, đó là:
      1/. Không có việc đa số ngư dân Sầm Sơn muốn nhận tiền đền bù, hỗ trợ di dời bến cá. 
      2/. Không có việc một bộ phận kẻ xấu lôi kéo, kích động bà con Sầm Sơn.
            Chỉ qua hai việc cụ thể nói trên thôi, tôi dám khẳng định với ông là lâu nay, cán bộ cấp dưới và bộ máy tham mưu giúp việc của ông hàng ngày đã báo cáo láo lên ông nhiều, rất nhiều điều sai trái sự thật!  May mà qua cuộc đối thoại trực tiếp với dân nên ông mới “mục sở thị” được sự thật, biết được tâm tư, nguyện vọng của người dân! Qua đây, tôi không dám khuyên ông cải trang vi hành, mà chỉ mong ông gần dân, tiếp xúc với dân nhiều hơn để biết  được không chỉ tâm tư nguyện vọng và cả những bất bình và bức xúc của người dân nữa!  Còn đối với các tập đoàn lợi ích, như FLC chẳng hạn, thì xin ông bớt đi, giảm đi đôi chút, ông ạ!
             Bốn là, hai ngày sau buổi đối thoại, ông có nói với báo chí: “tôi thấy mừng là trong buổi đối thoại có người dân đề nghị với tôi và các cơ quan bảo vệ pháp luật ”giơ cao, đánh khẽ”, giảm nhẹ tội cho những người vi phạm!” (5). Về tình tiết này, tôi xin được góp ý như sau:
            a/. Trong buổi đối thoại, một ai đó đề nghị ông “giảm nhẹ tội cho người vi phạm” thì chắc người đó biết là thế nào cũng có ngư dân nay mai sẽ bị bắt và truy tố theo Quyết định 116 của Công an tỉnh. Về vấn đề này, chắc ông phải đồng ý với tôi là người dân đấu tranh cho công lý và quyền lợi chính đáng của mình thì không thể có tội!  Không có tội, nhưng họ vẫn xin giảm nhẹ tội, đấy là một điều quý, chứng tỏ dân ta còn trọng chính quyền! Chính quyền cũng nên thấy là người dân 3 phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn và xã Quảng Cư đã nhiều lần phản ánh tâm tư nguyện vọng, đề đạt kiến nghị và bày tỏ bất bình, bức xúc đến phường, xã và thị xã Sầm Sơn. Song các cấp chính quyền có lắng nghe dân đâu, họ có coi ý kiến và quyền lợi của dân là gì đâu, nên cùng bất đắc dĩ người dân mới kéo lên tỉnh. Khi phải kéo nhau lên tỉnh, họ cũng rất có ý thức là luôn giữ trật tự, ôn hoà, không xô xát, tuyệt đối tránh bạo động! Việc tập trung đông người như vậy  tất nhiên không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến giao thông trật tự. Ngay như việc UBND Tỉnh quyết định đình chỉ tất cả các tuyến xe buýt Sầm Sơn – Thanh Hoá và ngược lại trong thời gian này cũng gây xáo trộn không nhỏ đến giao thông đi lại, buộc người dân phải lếch thếch hàng ngày cuốc bộ từ Sầm Sơn đến Thanh Hoá và ngược lại. Đây là lỗi đáng tiếc song không thể nói chỉ do người dân gây ra! Nay tình hình đã bình yên trở lại, đã không xảy ra tai nạn hoặc sự cố gì nghiêm trọng. Vì vậy theo tôi, mọi việc nên khép lại ở đây, cả hai bên không nên cố chấp. Cái gì đã qua thì nên cho qua. Ta cần khép lại quá khứ để hướng tới tương lai. Tôi nghĩ ai đó đề nghị với ông như vậy, chắc cũng không ngoài suy nghĩ và mong muốn như trên.
            b/. Còn về câu “giơ cao, đánh khẽ”, đây là câu nói dân gian, thể hiện tâm thế của người bề dưới, như của con cái với bố mẹ, dân lành với quan triều đình, người thấp cổ bé họng với kẻ quyền thế,v.v... Chứ trong một xã hội dân chủ, văn minh thì người dân ít nói câu đó, và cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo khi nghe được câu đó chắc chẳng mấy ai cảm thấy vui mừng, vì như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy chúng ta: “Cán bộ, đảng viên là đày tớ của dân!”. Sau sự kiện này, tôi cứ ao ước nếu có một vài cán bộ, đảng viên của thị xã Sầm Sơn và của các ban ngành chức năng trên tỉnh mà nói được câu như vậy với ông thì có lẽ không chỉ ông mà cả ngư dân Sầm Sơn sẽ thực sự vui mừng, phấn khởi! Nếu quả được như thế thì tôi cũng xin được chia vui với ông, với người dân Sầm Sơn nói riêng và nhân dân Thanh Hoá nói chung!
Cuối cùng, xin kính chào ông và chúc ông nhiều sức khoẻ  để phục vụ nhân dân tỉnh nhà!
   Hà Nội, ngày 14/3/2016.
Đại tá Nguyễn Đăng Quang (nguyên sĩ quan công tác ở Bộ Công an đã nghỉ hưu)
-----------
** Tài liệu tham khảo:
(Tác giả gửi BVB)
----------------

19 nhận xét:

  1. Đến đâu hay đến đó ! tin cộng sản thà tin sói rừng còn chắc ăn hơn !

    Trả lờiXóa
  2. Giá ở mỗi cấp mỗi ngành lãnh đạo luôn lắng nghe ý kiến người dân rồi trăn trở suy nghĩ và đưa ra quyết sách hay ít nhất là ý kiến hợp lòng dân thì Dân Ta đỡ khổ bao lâu rồi. Mong ai "chăn dâ" cũng nên coi mình trước hết là Người Dân.

    Trả lờiXóa
  3. Dân Sầm Sơn mà đi đối thoại với đcs thì toi rồi! Sẽ bị "tà lưa" ngay thôi...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chuẩn
      dừng chứ có phải ngừng đếu đâu mà đã mừng vội thế

      Xóa
  4. Dân lương thiệnlúc 07:25 15 tháng 3, 2016

    Dù muốn hay không, dù thành tâm hay chỉ là hình thức tạm thời, ông Bí thư đã thể hiện được chút tình cảm tôn trọng dân và lắng nghe dân. Bởi vậy tôi cũng đồng ý là hãy khen ông bí thư đã và sau đó yêu cầu ông phải tích cực, phải triệt để đến cùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi theo dõi trên VTV thấy ông Chiến nói (đại ý): "Bờ biển là của chung, của đất nước..." là không ổn! Thực chất là quyền của dân cả. Không thể coi là 'của chung" rất chung chung như vậy, chính quyền muốn làm gì thì làm!

      Xóa
    2. Đất đai của toàn dân do nhà nước quản lý.Khôi hài,của dân mà nhà nước muốn lấy là lấy,bât kỳ ý dân như thế nào.dân không đồng ý là đầy tớ quậy tới bến,sử dụng đủ mọi lực lượng?bậu đậu,côn an.dâm phòng,du đảng đen đỏ dủ mọi chủng loại.
      Hãy trả lại quyền tư hữu,sở hữu đất đai cho người dân.Chính quyền chỉ được quản lý công sản nhưng khi sử dụng phải trưng cầu ý dân địa phượng.

      Xóa
  5. Qua vụ việc Sầm Sơn nay, lại nhớ vụ việc hay "biến cố" Đoàn Văn Vươn,người dân ắt hẳn biết rõ thủ đoạn đổi trắng thay đen,biến không thành có để vu khống người dân như thế nào của giới quan chức địa phương và Trung ương.
    Tin sao được NGHỀ nói dối,nói láo xảo quyệt của họ, như quan chức Hải Phòng cơ chứ ? May ra là đám con nít ngây ngô mới dễ bị bọn đó lửa bịp ! Nay ông Vươn mới ra tù 6 tháng đã thể hiện ngay một nông dân giỏi, đã có ngay "Thương hiệu vịt biển Đoàn Văn Vươn" giúp ích cho đời! Tỉnh Thanh cũng nên tạo mọi điều kiện cho ngư dân Sầm Sơn làm ăn thuận lợi.

    Trả lờiXóa
  6. Tháng 5-2012 là vụ tiểu thương chợ Bỉm Sơn, lần này là ngư dân Sầm Sơn, lãnh đạo Thanh Hóa (Bí thư Tỉnh ủy) đã trực tiếp đối thoại với dân, không được lòng dân thì hủy hoặc điều chỉnh dự án. Hoan hô cách làm có trách nhiệm của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mới "lói" thôi, chưa "nàm" đâu ông ơi!

      Xóa
  7. Như vậy, ngay trong buổi đối thoại này, chính ông Bí thư xứ Thanh đã chứng kiến và trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” 2 sự thật trái hẳn với báo cáo của chính quyền, đó là:
    1/. Không có việc đa số ngư dân Sầm Sơn muốn nhận tiền đền bù, hỗ trợ di dời bến cá.
    2/. Không có việc một bộ phận kẻ xấu lôi kéo, kích động bà con Sầm Sơn.
    - Còn một sự thật thứ 3 ông Chiến chưa biết, hoặc ông biết rõ nhưng cố tình làm ngơ, đó là một số kẻ gian giả danh Ngư dân Sầm Sơn mượn thúng mủng thuyền bè của người khác rồi đem kê khai và nhận tiền đền bù rất nhanh "Rất hăng hái đi nhận tiền trước" để cổ vũ phong trào ép dân nhận đền bù. Cơ quan điều tra cần tập trung làm rõ xem các đối tượng giả Ngư dân khai man để được nhận tiền đền bù này có móc nối ăn chia với cán bộ giải phóng mạt bằng hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ năm 1947, Cụ Hồ đã nói :"Thanh Hóa kiểu mẫu", nay lãnh đạo làm gì cũng phải vì dân trên hết, thực sự "kiểu mẫu"!

      Xóa
  8. Cứ theo cái cách "bình loạn" như các đại ca đang ...nhất hô bá ứng, thì bãi biển Sầm Sơn muôn đời nhếch nhác - làm sao mà khai thác được thế mạnh hàng đầu về du lịch biển ở các tỉnh phía Bắc, và bà con ngư dân cũng chẳng thể ngửng mặt lên được đâu! Vấn đề là làm sao cho ý đảng biến thành lòng dân (như vẫn nghe nói hồi giờ) bằng cả trái tim và khối óc của "hệ thống chính trị", đừng để cho NN trở thành ...đối thủ của người dân, DN đầu tư thì bị trở thành "con tin". Xã hội ta bây giờ thì đang ...thiếu việc làm cho những người hay ...đa sự; việc kích động tâm lý dễ như rừng Tây Nguyên đang khô hạn cả năm nay! Ông BT Thanh Hóa đã tạm gỡ được ngọn lửa nhất thời, nhưng chẳng lẽ cái dự án phát triển KT-XH quan trọng như thế lại ...nghỉ cho khỏe?
    Nên tìm hiểu học tập một số địa phương đã giải quyết tốt việc này, như bãi biển Thanh Bình (Đà Nẵng) hay bãi biển Quy Nhơn mới đây - mức độ phức tạp khi giải phóng những làng chài giữa phố ở mấy TP lớn ấy chắc lớn hơn nhiều so với ngọn lửa Sầm Sơn đang "nóng"!

    Trả lờiXóa
  9. Gà Tồ có thể là một DƯ LUẬN VIÊN chăng ? nói và làm giùm cho đảng cộng sản !?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề là Gà Tồ phân tích có lý (sự cùn) hay không thôi. Chẳng lẽ ông BT bảo bà con cứ hoạt động bình thường, để rồi cứ đói nghèo ...bình thường (như vưỡn tự bao đời) là việc tốt hay sao?

      Xóa
  10. Qua vụ ngư dân thị xã Sầm Sơn kéo đến trụ sở công quyền để phản đối việc cướp bến bãi , nhà cửa , triệt đường sinh sống của mình và cuối cùng ông quan bí thư tỉnh ủy phải bày ra cái trò " nuốt không xong thì phải nhả " ! Qua vụ việc này chúng ta phải gọi đúng tên của hành động chiếm bãi biển , nhà cửa , nơi sinh kế của hàng trăm con người là một hành động ĂN CƯỚP của các cấp chính quyền Tx Sầm Sơn và tỉnh Thanh Hóa để bán cho công ty FLC , không thể gọi khác đi được . Nếu như không có sự đồng lòng của hàng trăm ngư dân lên tiếng phản đối ( chặn họng bon ăn cướp ) thì chắc chắn sẽ không có cái việc " hợp lòng dân " của tay BTTU tỉnh Thanh , không có cái việc " bà con cứ ra khơi đánh bắt , cứ làm như lâu nay " ( ôi nghe mới cảm động làm sao ? ) , chắc chắn bà con sẽ phải di dời để chúng xây dựng các khu ăn chơi " nhất nhì trên cả nước " ! Chúng ta thấy gì qua những vụ việc như thế này ? nếu không phải bọn lãnh đạo chính quyền địa phương cũng như trung ương đã và đang coi nhân dân như những con Cừu , chúng là một lũ lưu manh , giả dối , giả nhân giả nghĩa , ăn cướp ... nhưng lại đang núp dưới cái bộ mặt " tã rách " CSVN ! Thật mỉa mai khi Nguyễn phú Trọng , một kẻ " thiếu dũng khí mà lại thừa thủ đoạn " rêu rao không biết ngượng mồm : Dân chủ đến thế là cùng ! Các bạn có thấy đúng như vậy không ?. Có lẽ dân Việt nam chờ " đến tết tây đen " mới được nhìn thấy cái LUẬT BIỂU TÌNH ! Hãy chờ đấy .

    Trả lờiXóa
  11. Ông bạn Nặc danh 12:31 nói đúng,đồng ý 100% !

    Trả lờiXóa




  12. Ngày mai Việt Nam khi Bình minh về Dân chủ - Rạng đông về Tự do



    https://www.youtube.com/watch?v=BBMcIG_NSRM

    Ennio Morricone -Tiếng thét và Gió lộng


    Ngày mai khi Bình minh Rạng đông vừa ló dạng
    Thái dương trên chân trời hồng ánh vàng
    Bao la bát ngát hàng triệu triệu Hoa Nắng
    Nhuộm trắng cả đồng xanh tự do mênh mang
    Mẹ cùng nửa đàn con từ Biển Đông trở lại
    Cha cùng nửa đàn con từ Trường Sơn ghé ngang
    Sẽ đi băng qua biển qua núi về đoàn tụ
    Bên kia bờ Thái Bình Dương Chim Việt gọi về đàn
    Dân tộc Việt vui mừng hết lưu đày ngay giữa Quê Hương
    Triệu Tâm hồn triệu Khối óc thấy rõ Con đường
    Đường Việt Nam từ Nam Quan đến Cà Mâu dân chủ
    Nỗi sợ ác mộng Hán hóa tan biến trong miên trường
    Vòng tay Mẹ Việt Nam rộng lượng ôm con cho tròn nỗi nhớ
    Mắt mơ mòng nhìn Cánh buồm về từ Viễn dương



    https://www.youtube.com/watch?v=rRbyZ3eD-9M

    Ennio Morricone -Tiếng thét và Gió lộng


    Tình Mẹ Việt Nam bao la như Rạng đông mênh mông ánh sáng
    Cánh buồm viễn mộng hải hồ mỏi gió muôn phương muôn đàng
    Ngàn giọt lệ trút hết nỗi buồn vào lòng biển cả
    Hoàng Sa - Trường Sa lại trở về Đất Mẹ sau lạc bước lang thang
    Ngày mai khi Bình minh Rạng đông vừa ló dạng
    Thái dương trên chân trời hồng ánh vàng
    Bao la bát ngát hàng triệu triệu Hoa Nắng
    Nhuộm trắng cả đồng xanh tự do mênh mang
    Mẹ cùng nửa đàn con từ Biển Đông trở lại
    Cha cùng nửa đàn con từ Trường Sơn ghé ngang
    Sẽ đi băng qua biển qua núi về đoàn tụ
    Bên kia bờ Thái Bình Dương Chim Việt gọi về đàn




    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa
  13. Thưa ông Nguyễn Đăng Quang, tôi hoàn toàn tán thành với bài viết của ông. Với ông, tôi có nhiều điểm chung, là đồng đội vói nhau, tương ti đó. Tôi không nói lý lẽ, để thể hiện sự đồng tình, tôi kể một chuyện tương tự cách đây 20 năm. Năm 1997, Thái bình nóng ran, xã nào cũng nóng. Lãnh đạo tỉnh viết báo cáo lên Trung ương cho rằng do địch gây nên. Chúng tôi ở Văn phòng Trung ương không hiểu như thế và đã viết thành một tin để thông tin trong hệ thống cho đó là "mâu thuẫn nội bộ nhân dân trong đó có người quá khích do chính quyền cơ sở có những việc làm không đúng làm dân bất bình". Có người là đại diện lãnh đạo tỉnh lên Hà Nội phản đối 2 cán bộ biên tập tin này là tôi và Trần Đình Nghiêm, sau này Nghiêm là giám đốc nhà xuất bản chính trị quốc gia. Các bạn chia sẻ với chúng tôi, nếu xác định là "mâu thuẫn địch ta" như lãnh đạo tỉnh khi đó thì xử lý sẽ dữ dội lắm. Nhức lại cốt để "ôn cố nhi tri tân" thôi.

    Trả lờiXóa