“Bói
Kiều” nhân Đại hội kết thúc
* HẠ ĐÌNH NGUYÊN
1- Ngày 28/1/2016, kết thúc chính thức
ĐH 12 và kết quả thì ai nấy đều đã rõ, không phải chờ đợi nữa.
Dù thế nào thì dân Việt Nam cũng đã chứng
kiến và thưởng ngoạn đầy đủ một cuộc chia tay của buổi giao mùa nhiều kịch
tính. Có người đi, người ở, người lên
và người xuống, với tâm trạng và mộng mị khác nhau. Cuộc chia tay nào mà không
có những cung bậc của tiếng rên rĩ và sảng khoái tái tê?
2- Là một người dân thường, sống ở một
góc sông hoang vắng của dòng sông Sài Gòn, mỗi ngày mấy bận nhìn thủy triều lên
xuống và lục bình trôi. Không thể đi đâu được, vì có “hồng vệ binh” đóng hai chốt
canh giữ ngày và đêm, một ở phía trước ngỏ, một phía sau lưng nhà, từ sáng ngày
17/1 đến nay là 28/1 vẫn chưa nhổ trại! Bỗng dưng thấy mình “quan trọng” làm
sao (!). Thế mới biết hình và bóng, thực và ảo là quá khác nhau. Phần tôi cũng
vậy, nhìn các anh hồng vệ binh không
biết đó là người thực hay người giả, họ luôn bảo là “làm theo lệnh trên”, tôi
cũng không buồn hỏi là trên nào, bởi trên nào cũng là cõi vô hình. Rồi cả tuần
nhổ cỏ và quét lá trong sân vườn, đồng thời cũng hóng tin về Ba Đình - chẳng
qua là cho vui – thì thấy hình nhân di động loạn xạ, mờ mờ ảo ảo. Cụ Rùa Hồ
Gươm đã ra đi, giả từ vĩnh viễn thế gian, một đi không trở lại. Lại có sứ thần
Trung Quốc sang xem cuộc hý trường.
Nhưng dù kịch tính của Đại hội có hấp dẫn
đến đâu thì cũng phải đến hồi kết thúc. Và kết thúc lần nầy theo lời bế mạc của
cụ chủ lễ là thành công “rất tốt đẹp”. Cụ kéo dài và nhấn mạnh từ “rất”, và chờ
đợi. Quả nhiên sau đó tiếng vỗ tay của 1510 người vang lên trong hội trường,
như tiếng pháo nổ trong một ngày vui.
3- Tôi cũng rất là phấn chấn, ra ngõ báo
tin cho đội hồng vệ binh biết và rằng:
- Nhiệm
vụ của các anh đã hòan thành rất tốt đẹp, tôi ở nơi hoang vắng nầy đã không từng
làm gì phương hại đến những ngày trọng đại ở Ba Đình. Các anh nên nhỗ trại về
nhà nghỉ, để tôi đi cà phê.
Họ trả lời cũng rất tử tế:
-
Bác cũng lớn tuổi rồi, nên ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe.
Tôi trả lời:
- Rất
cám ơn, giá như các anh chuyển lời nầy đến ông Tổng Bí thư, ông ấy kém tôi một
tuổi, nhưng tính tháng thì không đủ 12. Tôi
có làm gì vất vả đâu? Chính ông ấy mới “nên ở nhà nghỉ ngơi cho khỏe”.
Nói thế chứ lòng tôi cũng rất cảm kích.
Cụ ấy có nói tuổi đã cao, sức khỏe có hạn
chế, nhưng vì Đảng đã tín nhiệm bầu thì phải cố gắng, chứ thực lòng cụ
không có tham vọng quyền lực chi…, chỉ
vì cái lẽ cụ là người miền bắc và có lý
luận. Tôi tin chứ, và tôi cũng cảm kích anh em hồng vệ binh, họ có lời quan tâm khuyên nhủ, nhưng tôi chẳng làm được
điều gì đáng giá, đáng công anh em – cả tiểu đội - phải mất công sức canh giữ, chịu ngủ đêm xa
nhà, chịu muỗi cắn, và tốn phí tiền dân…
Quay vào nhà chẳng biết làm gì, bèn bắt
chước trò chơi bói Kiều của các cụ xưa, tôi mở Kiều ra bói.
******
- Trước hết, tôi xin biết về cảnh quan
chung chuyện ngựa xe ở Ba Đình. Và mở sách. Nó ra
câu:
Người lên ngựa, kẻ chia bào.
Rừng phong thu đã nhuốm màu Quan
san.
Lãng mạn thật. Ngoài cái kịch tính hấp dẫn,
đại hội 12 còn có cái lãng mạn nữa. Nó ứng vào cảnh chia ly kẻ ở người đi, thì
là đúng! Cảnh chia lý nào mà không có sụt sùi? Rừng thu thì lá vàng, gió nhẹ,
trời trong mà ở nơi quan ải thì không khỏi cô đơn, gợi nổi buồn tê tái của luyến
tiếc, có thể là luyến tiếc vu vơ, nhớ mong mông lung, trông chờ vô cớ. Ở quê tôi có bốn mùa rõ nét, cứ đến mùa thu với
tuổi thanh niên là dễ gây thất tình, nhớ nhung lảng đảng. Sau mùa trẫy hội ở Ba
Đình, Đại hội kết thúc, người Hà nội chắc sẽ nhâm nhi cà phê để ngắm những con
nai vàng ngơ ngát, đi trên đường nhựa không có lá vàng khô, bời nhiều cây xanh
đã bị bị hạ.
Không thỏa mãn việc bói Kiều theo cách tổng
quan, mà muốn cụ thể hơn, tôi muốn bói xem cho từng nhân vật trong ba nhân vật
tiêu biểu.
- Trước hết là anh Tư, anh Ba, sau đó là
cụ Trọng.
*
Bói về Trương Tấn Sang:
Tôi trân trọng mở sách. Nó ra câu:
Sông Hồng một dải xanh xanh (nguyên văn là sông
Tần)
Lôi thôi bờ liễu mấy cành Dương quan..
Đây là chỉ việc anh Tư giả từ Sông Hồng.
Sông Hồng không phải là giòng sông anh tắm mát. Nhìn xa thấy xanh xanh, nhưng đến
mùa lũ, sông Hồng đục ngầu một màu đỏ từ phương bắc chảy xuống. Anh không phải
là người miền bắc, lý luận có lẽ không nhiều, không hợp thổ nhưỡng, cho dù tham
vọng quyền lực nhiều hay ít, thậm chí là có hoặc không. Giòng sông ấy sẽ đánh lừa
anh về màu sắc. Nhưng cảnh quan trong câu thơ sau quả là hiu hắt. Liễu rũ là
thơ mộng, sao Nguyễn Du hạ một từ bất hủ lôi
thôi?. “Lôi thôi bờ liễu”! Lại
thêm “mấy cành Dương quan” trơ trơ
không lá, không hoa nơi quan ải đìu hiu. “Mấy
cành” nó làm cho “Lôi thôi bờ liễu”
thêm phần luộm thuộm ngổn ngang hơn bao giờ hết. Tự dưng tôi nhớ đến hình ảnh Từ
Hải, chỉ riêng cái đoạn bó thân về với
triều đình, hàng thần lơ láo phận mịnh ra đâu. Rồi thấp thoáng bóng Huỳnh
Văn Nghệ, từ thuở mang gươm đi mở cõi,
nghìn năm đau xót đất Thăng Long. Làm sao không đau xót!. Đã thế thì về
thôi. Về thôi anh. Quê hương anh cũng có
giòng sông, anh mãi gọi với lòng tha thiết, lại gần biển Cần Giờ, gần Sài
gòn có giang sơn 51 mét vuông theo biểu kiến. Theo tôi, chừng ấy cũng quá đủ để
dinh dưỡng tuổi già trong sạch, đồng thời góp sức cùng nhân dân, được chăng hay chớ, chống tham nhũng “đến cùng” như ước nguyện của anh lâu
nay, anh ạ!. Chúng nó đâu có thể “úm cả
nước” được! Vì bị vây khổn hơn 10 ngày trong nhà không đi đâu được bởi hồng vệ binh, nên tôi hơi buồn. Vì buồn
nên nhìn đâu cũng thấy cảnh vật không vui. Và tôi thấy anh có lẽ cũng buồn.
Nghêu Cò tranh nhau, Ngư ông đắc lợi. Nhưng bất ngờ Cò Nghêu tha nhau đi mất, ngư ông đứng buồn,
nhìn Lôi thôi bờ liễu suốt một quan lộ
gay go. Nhưng tôi lại có cách nghĩ khác, xét cuộc cờ nầy, dân Nam bộ đều thắng
lớn. Người theo anh Tư, chống anh Ba, anh Ba thất, thế là nguyện vọng đã thành.
Người theo anh Ba, chống anh Tư, anh Tư thất, ý nguyện cũng thành nốt. Vậy cả Nam bộ đều thắng.
Xét ra, ở cả ba miền Đảng ta đều thắng lớn!.Theo ông Trọng thì rất tốt và đẹp.
* Bói về Nguyễn Tấn
Dũng:
Bây giờ tôi chuyển quẻ bói sang anh Ba.
Trước tiên, tôi hình dung anh Ba phong
cách đỉnh đạc đứng lên tuyên bố: tôi xin
không tái cử. Không ai nghĩ đó là thật, mà tự hỏi, là cái gì đây?. Thế rồi
trong Đại Hội chính thức, anh dứt khoát tuyên bố xin thôi một lần nữa sau khi được giới thiệu tái cử. Anh ngẩng cao
đầu với thần thái ung dung mà ra đi, mà từ giả, để lời dị nghị tham vọng quyền lực cho gió mang
đi?.Thái độ trên đã để lại một băn khoăn trong lòng người đương thời, một nét
khá đậm trong tư duy về nhân cách, về cá tính con người, có tiêu biểu là Nam bộ
chăng?. Hay là anh ấy bị chiếu bí trước thế cờ vây rất hiểm vượt quá luật chơi
của đối thủ? Người ta không tin là sự việc dễ dàng đến thế, ngả ngựa nửa đèo.
Trong chiến tranh anh chưa từng buông súng đầu hàng, nay thì trước sự quyết liệt
một mất một còn của “các đồng chí”, là có khác nhau chăng?. Người ta còn nghĩ
đây là nước cờ hòa trong nội bộ nhằm thu xếp tỉ số cho đàn em? Một cuộc hòa hoản
tương nhượng nội bộ vì thế nước đang có nguy cơ trước kẻ thù phương bắc? Nếu
đúng như giả định nầy, thì điều anh để lại rất có ý nghĩa cho người đương chức
bâng khuâng.
Chỉ toàn là câu hỏi mà chưa có câu trả lời
thỏa đáng.
Nghĩ tốt về anh là không hẳn ổn, nghĩ xấu
cũng không xong. Nhưng người dân không quá nặng lòng về sự tham nhũng đang tràn
lan phủ kín hiện trường như hiện nay, nếu so với cái lo lắng về cơ chế độc quyền
đẻ ra nó, và so với hiểm họa mất nước về tay bành trướng, mà anh Ba tỏ ra là đồng
cảm và dũng cảm. Di sản mà anh để lại, đó là những lần anh lên tiếng đầu tiên,
kịp thời, mạnh mẽ, dứt khoát trước toàn dân, trước dư luận thế giới về thái độ
chống giặc phương bắc, là điều mà các vị cao cấp khác có thể nói - mà không
nói, có thể làm - mà không làm. Lội nước, anh dám đi trước.
Tôi nhắm mắt, mở trang Kiều.
Nó ra câu:
Khi nên, trời cũng chiều người
Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau.
Thế là vẫn có thiên lý chi phối nơi đây,
tùy theo cái tâm con người vậy. Cái nợ về suy sụp kinh tế là không nhỏ. “Xin
thôi” thật lòng và dũng cảm, thì đó cũng là cách trả nợ, là lời tạ lỗi chăng?.
Liệu rằng anh sẽ không bị “thù dai”, bởi cái di sản tốt mà anh đã để lại trong
dân, là rất ấn tượng của một giai đoạn lịch sử khá đặc biệt. Anh đi tiên phong
về ý chí chống ngoại xâm, anh gợi mở về hướng dân chủ, anh đặt nền móng trong
quan hệ kết giao với các nước tiến tiến. Việc làm đó là có giá trị, tạo đà để
đi tới, dù ai đó có thể giành bước, cướp công. Người ta phê: nói mà không làm.
Lại có kẻ không làm, mà nói lại cà lăm. Còn duyên
sau, là cái duyên gì thế? Không biết, nhưng ít nhất anh có thể đi cà phê cà
pháo ở phố chợ đông người mà không phải ngại ngùng chi. Nếu được như thế cũng
là phúc của người sau khi làm quan trở về. Bởi có người thôi chức, chẳng ai muốn
nhìn mặt. Quẻ nói là anh nhẹ nhàng nợ trước,
mà vớt vác một ít duyên sau.
* Bói về Nguyễn Phú Trọng:
Ông là người miền Bắc (người Việt ta, ai
đã không từng có gốc gác từ bắc vào – lẽ ra không nên lặp lại ý nầy dễ gây hiểu
lầm là mất đoàn kết) và ông đã tắm và đẫm mình ở dòng suối Mác-Lê thấm nhuần lý
luận, đương nhiên ông làm tiếp Tổng Bí thư không có gì lạ, ít nhất cũng mấy mùa
trăng. Nhưng lần tái nhiệm nầy, tôi thật lòng có cảm xúc khi ông nói tuổi đã cao, sức khỏe có hạn chế, mà
ông phải gánh vác nhiệm vụ vì Đảng đã giao.Tôi tin! (Tất nhiên không phải
do ông có tham vọng quyền lực – tôi cũng tin nốt điều nầy cho gọn). Ông cũng nói nhiệm vụ ấy rất nặng nề, cũng rất vinh quang (nhưng chắc
hẳn là vinh quan nhiều hơn?), và phải vượt qua – như thông thường các lãnh
đạo vẫn từng nói đấy thôi. Nhưng lần nầy tôi cũng tin là ông đã nói thực lòng.
Tôi cố hiểu là ông rất lo âu về nhiệm vụ mới của mình, nên ông kêu gọi mọi người
ủng hộ, giúp ông hoàn thành nhiệm vụ. Trong nhiệm kỳ qua, phải thừa nhận ông đã
có công thúc đẩy một bước tiến dân chủ - ít nhất là trong Đảng, cũng có phần
nào trong xã hội, nếu so với trước đây – dưới khẩu hiệu “đã muỗi diệt ruồi”
theo cách của ông. Không biết cái tiến bộ về dân chủ ấy có nằm trong ý muốn của
ông không, hay chỉ là tình cờ do thời tiết, nhưng sự thực là có. Nhưng mà ít lắm!
Như lần kêu gọi góp ý Hiến pháp, (Kiến nghị 72) ông đòi xử lý (kỷ luật) vì quy
họ là “suy thoái”. Đó là thí dụ trong muôn một. Vừa rồi qua phát biểu bế mạc,
ông nói dân chủ nhưng phải có kỷ cương.
Kỷ cương thì ai mà không muốn, cam đoan là khắp cả địa cầu đều mong. Nhưng người
dân thì muốn nhiêu hơn quan chức muốn. Không tuân kỷ cương thì dân bị làm tiền,
bị bắt nhốt, bị đánh chết…Không kỷ cương thì quan thoải mái, sướng đủ điều. Cho
nên cái kỷ cương ấy chỉ nên nói thầm trong Đảng mà thôi, bởi ông là người đứng
đầu, từ TW đến Địa phương. Nói to vì không đủ độ thẹn. Ông lại vừa đánh bóng lại
loại đồ cỗ cở 100 năm, là: “Tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách”. Tôi nghe điều nầy từ hồi còn nhỏ, khi lớn lên có
hiểu mơ hồ, đến già vẫn chưa nhìn thấy nó lần nào. Và, trong dịp vẻ vang nầy
ông ngẩng cao đầu thách thức toàn thế giới với mệnh đề tưởng đã giấu đi “ai hơn ai” về cái “tính” dân chủ khó hiểu,
cả truyền thông quốc tế cũng loan tải:
« Cái hay là phát huy vai trò người đứng đầu, nhưng phải
phát huy dân chủ. Đứng đầu mà độc đoán chuyên
quyền thì có gọi là dân chủ được không ?
Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ mà cá nhân quyết định tất, thế thì ai dân chủ hơn ai ? ».
Ông và bà TS Nguyễn Thị Doan quả là cặp
đôi hoàn hảo về vấn đề dân chủ. Tôi tin rằng hiếm người hiểu nổi, tôi nhất định
sẽ viết câu nầy bằng chữ to, kiếm gỗ đóng khung mà treo lên giữa tường nhà, để
nghiền ngẫm cái ý nghĩa huyền ảo thâm sâu của nó, cũng là kỷ niệm những ngày diễn
ra đại hội dân chủ bị bao bọc bởi xe
tăng và súng ống.
Nghĩ lăng nhăng đến đây, tôi bổng nhớ đến
toán hồng vệ binh canh trước cửa nhà
mình, tôi dừng lại và chạy ra xem. Thế là từ sáng đến nay họ đã rút đi - hôm
nay là ngày 29, nhưng còn để lại hai cái võng móc tòn ten ở hàng rào, một cái
dù to để che nắng, mấy chiếc ghế nhựa, một bình đựng nước lọc loại 20 lít trống
không. (tại hẻm 577, P HBP, Thủ Đức, TP HCM). Họ lặng lẽ biến mất, chẳng có tín
hiệu gì cho người bị giam giữ biết, sau 11 ngày đêm cẩn mật. Mà sao bỏ lại các
dụng cụ một cách lãng phí thế nầy? Hay là để sẳn đợi đến Đại hội kỳ sau ông tái
nhiệm lần nữa?
Thôi, mặc kệ!
Tôi vào nhà và tiếp tục chuyện bói Kiều
về ông tân TBT tái nhiệm. Nhắm mắt, lần giở “cảo
thơm”. Nó ra hai câu bất ngờ,cũng rất ‘sang trọng’:
Lơ thơ tơ liễu buông mành
Con oanh học nói trên cành mỉa mai
Thật lạ, câu đầu thì nên thơ quá, hình ảnh
đẹp. Tôi tưởng tượng ở Ba Đình, Hồ Gươm liễu rủ, nước trong xanh và cảnh vật êm
đềm, một ông già tóc bạc phất phơ tư lự, bên cạnh đoàn quân có súng ống và xe
tăng…Nhưng sao câu sau lại có con chim Oanh học
nói? Mà học nói là nói gì? Về chủ nghĩa Mác-Lê? Về tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách? Mà lại
trên cành cây ấy? Lại mỉa mai nữa? Mà nghĩ sâu xa chút nữa cũng thấy mỉa mai thật, có nhiều chuyện bây giờ Tổng Trọng cũng mới học nói mà chưa xong! Có người còn ví
von rằng, đó là ‘cáo già’ học nói chứ
không phải chim oanh nữa!
Cái mỉa
mai rất mông lung phơ phất trên cành, cho gió, cho nắng, cho mưa tùy theo
tâm cảnh của con người của một thời kỳ “phát
triển rực rỡ nhất của chủ nghĩa xã hội” chăng?.
Chắc là tôi không rành Kiều lắm. Đành chịu!
Xếp sách.
Trên đây là chuyện tản mạn phất phơ sau
11 ngày bị giam lỏng tại nhà, vì cái Đại hội dân chủ, và thành công rất tốt
đẹp diễn ra ở tận Ba Đình.
Cũng mong đây là lần Đại hội tốt đẹp cuối
cùng. Bởi ‘tất cả những dòng sông đều chảy” – một bộ phim cũng đã mang tên như
thế!
H.Đ.N
---------
/Lời bình của
BVB - Kịch bản bộ phim viết về cuộc đời của nữ họa sĩ Philadelphia
diễn ra trên dòng sông Murray và darling, miền Nam nước
Úc. Nhưng “Tất cả các dòng sông đều chảy”
không đơn thuần chỉ là chuyện kể về đời riêng của một con người. Ở đó chứa
đựng những suy nghĩ rộng hơn, bao quát hơn và mang chất triết lý. Triết lý này
trong “Nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lê", có lẽ Tổng Trọng học lâu rồi, nay bị
quên, trong đó có quy luật ‘Vận động và đứng yên’. Xét từ giác độ tồn tại và
phát triển của con người, loài người luôn bị chi phối bởi nhân tố xã hội và các
quy luật xã hội. Nhưng ông Trọng đã đi ngược quy luật qúa nhiều. Trường Chinh
nói: “Đi ngược, làm ngược quy luật sẽ bị bánh xe lịc sử nghiền nát”.
Đời người như đời sông, như cuộc sống hòa tan với thời
gian: luôn luôn trôi đi nhưng không ngừng đổi mới, mãi mãi biến chuyển nhưng
muôn đời vẫn thế. Tất cả sông rồi sẽ đi về biển, từ biển bao la sẽ rót vào những
lòng sông mênh mông tràn đầy, mạch luân lưu không ngơi nghỉ ấy là cuộc sống. Sẽ
không bao giờ có cái chết vì nơi tận cùng cũng là khởi thủy cho những mầm sống
mới. Thiên nhiên và xã hội đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy luật "Vận động và đứng yên", đều chi phối gay gắt không ngừng sự "Thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập". Nhưng, Gs.Ts. Nguyễn Phú Trọng thích chỉ duy nhất 'đứng yên' ghét 'vận động', chỉ thích thống nhất cao một chiều, không thích những "mặt đối lập", phủ nhận các quy luật căn bản của triết học!
Hamlet đã đặt ra câu hỏi để 'tâm tự vẫn tâm': "tồn
tại hay không tồn tại" (to be or not to be). Con Tổng Trọng lại ‘tự sự’ trong cuộc họp báo: “tuổi
đã cao, sức khỏe có hạn chế, mà ông phải gánh vác nhiệm vụ vì Đảng đã giao” , thế thì đâu phải dòng sông, đời mà không
sống, không vận động. Thế giới tiến mạnh mà mình thì cứ bài cũ 'dậm chân tại chỗ', tụt hậu, liên tiếp tụt hậu. Trong khi đó, cụ Tổng già nua, nơron thần kinh teo héo, tự 'bê tông hóa tư duy', chỉ biết tồn tại, cứ lì ra bảo thủ, giáo điều, “cố vị” thì thành cái ao tù nước đọng rồi!”/.
------------
Bài của bác Hạ Đình Nguyên viết rất hay. Lời bình của bác Bùi Văn Bồng rất sâu sắc, chí lý. Bái phục!
Trả lờiXóaĐúng là 'mỉa mai' thay:
- Bảy mươi hai tuổi chưa thấm đòn
Cáo già 'học nói' trên hòn đá rêu
Thăng quan tiến chức đều đều
Tuổi cao vẫn muốn 'lều bều' nổi thêm!
Tuổi vàng một cục lều bều nổi lên. Thì thơ hơn.
XóaCủi mục vẫn muốn lều bều nổi trôi...
XóaMác-Lê, "chủ nghĩa nhiệm màu"?
Trả lờiXóaCó ông thủ cựu trên đầu mọc rêu!
Sau hơn một năm trời đến các cơ quan nhà nước tại TP HCM để làm giấy tờ nhà đất tôi chợt suy nghĩ : VN phải đa đảng mới phát triễn được ,vì chế độ độc đảng không thể cải cách hành chính , mạnh ai nấy tham nhũng dẫn đến việc nếu ai không hối lộ sẽ bị hành hạ , hậu quả là chỉ có tham nhũng mới giàu còn người dân và doanh nghiệp tư nhân thì chết dần chết mòn , mấy quan cứ hô hào cải cách hành chính nhưng thực tế chĩ nói cho sướng miệng vì chĩ có độc đảng không có hệ thống phản biện để kiểm tra nên chĩ nói cho vui xong đâu lại vào đấy .
Trả lờiXóaBài viết thú vị nhưng hinh như HĐN.sửa một chút cho
Trả lờiXóakhớp với "ý đồ" hay tâm trạng của mình chăng ?
Lôi thôi bờ liễu mấy bờ Dương Quan
Thật ra,không phải LÔI THÔI mà LOI THOI,là lơ thơ và
cao thấp không đều.
Trước 1975,ở miền Nam,nhà cầm quyền chỉ cho người canh
gác những chính trị gia đối lập uy tín nhất nhưng dười
chế độ "triệu lần dân chủ" hơn tư bản,ngay cả những ai
viết báo bày tỏ quan điểm chính trị như HĐN.mà nhà nước
cũng phải bỏ tiền thuế (dân) ra thuê canh gác trước sau
nhà như vậy thì đúng là MỈA MAI,MỈA MAI hết nói nổi !
truoc nam 1975 sao ong HDN khong dem KEU ra boi nhi????
Trả lờiXóaChiến tranh Ba - Tư kết thúc rồi
Trả lờiXóaNào ngờ Cả Lú lại lên ngôi.
Mới hay khôn chợ là khôn dại
Dại bám đít Tàu, ấy dại khôn
Dân lương thiện tôi có câu THẤT NGÔN TỨ CÚ này gửi tặng 3 anh trong bài bói của bác HĐN
Bác HĐN , bình nhẹ nhàng mà thâm thúy , nhất là đoạn bình về cụ Trọng.
Trả lờiXóaCó điều này mà tôi thấy chưa ổn là bác nói trong đảng đã có dân chủ hơn. Có thằng dân, con dân nào lọt vô Ba Đình để được bầu BCHTW và BCT đâu, mấy thằng quan , con quan to to, bầu với nhau đấy thôi , thì không thể nói là đã có dân chủ trong đảng. Nói cho chính xác là , trong nhiệm kỳ này , các quan đã có một phần quyền, không để cho vua tập thể quyết định hết, nói cách khác là đã có quan chủ trong đảng.
Hình như anh Hạ Đình Nguyên quên "lạy vua Từ Hải". Tôi bói được câu: "Bó thân về với triều đình/Hàng thần lơ láo, phận mình ra chi/Sao bằng riêng một biên thùy/Sức này hồ dễ làm gì được nhau". NTNg
Trả lờiXóa1. Tình cảm của tác giả HĐN với đ/c X:
Trả lờiXóa- Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng...
2. Tình cảm của NDVN với các No đ/c:
- Ngợm đâu gặp gỡ làm chi?
Trăm năm biết có dứt được hay không?!
3. Đặc biệt, tình cảm của NDVN với 1 dị nữ béo:
- Thoắt trông nhờn nhợt màu da
Ăn hết của dân, to béo đẫy đà kinh ghê!!!
Ông Bùi Quang Vinh, Bùi Văn Bồng mà đứng ra lập Đảng Dân Chủ Việt Nam, chắc chắn hàng chục triệu người Việt Nam sẽ xin gia nhập!
Trả lờiXóaCác Đ/C thông cảm, tôi mới làm có một khóa, phải đủ 2 khóa mới nghỉ được. Tôi cũng muốn nghỉ lắm, già rồi bệnh trĩ ngoại nữa, vừa điều hành ĐH tôi phải vào toa let mấy lần đấy nhưng phải chỉ đạo bầu cử rất quyết liệt cho nên ới rất thành công đấy. 1 bầu 1 mà cũng khối anh ngủng nghỉnh đấy, không thiếu kẻ phá hoại nhiều mặt đâu. có nói cả ngày không hết, mình có thế nào người ta mới bầu cho mình chứ, phỏng ạ.
Trả lờiXóaBói về bà Phóng:Nhác trông nhờn nhợt màu da
Trả lờiXóaĂn gì to lớn đẫy đà làm sao
CONG SAN la loai mat thot, bi chui thang vao mat ma chung con tro tro, noi chi may cau boi biec da deu thi nham nho gi? !
Trả lờiXóaThấy bác HĐN "bói Kiều", em cũng giở Kiều "bói" thử về ĐH 12 thì lại ra câu này:
Trả lờiXóaTrước là Bạc Hạnh Bạc Bà
Bên là Ưng Khuyển bêb là Sở Khanh.
Lạ quá!
Bác Nguyên, bác Bồng ơi, cuộc sống hiện đại là:
Trả lờiXóa"Sáu mươi là tuổi dậy thì
Bảy mươi là tuổi mới đi vào đời
Tám mươi là tuổi ăn chơi
Chín mươi là tuổi biết người biết ta"
Tóm lại là "no problem"
Tại cuộc họp báo sau khi kết thúc Đại hội XII, trả lời câu hỏi đầu tiên của phóng về cảm xúc của mình khi được bầu lại làm Tổng Bí thư khóa XII, ông chân thành chia sẻ: “Tôi không ngờ mình được Đại hội tín nhiệm giới thiệu bầu vào Ban chấp hành Trung ương.”
Trả lờiXóaTuy nhiên sau đó, trả lời câu hỏi: “Kết quả bầu cứ đúng phương án chuẩn bị của Trung ương khóa XI?”, ngài Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội lại hùng hồn khẳng định: “Kết quả hoàn toàn đúng phương án nhân sự.”
Kết quả bầu cử hoàn toàn đúng với phương án nhân sự do chính mình lập ra mà lại bất ngờ khi mình được bầu – xem ra mức độ lú lẫn của ngài Tổng Bí thư đã trở nên ngày một trầm trọng.
muốn nghỉ mà đ. đâu cho nghỉ
Trả lờiXóavẫn biết rằng tuổi khỉ bảy hai
khách quan, biện chứng còn dài
thì thôi tôi cứ cố hoài cố dai
Cỡ như Hạ Đình Nguyên mà họ còn phái 1 tiễu đội tới canh,thì chắc khắp đất nước,từ Bắc chí Nam, phải vài Sư Đoàn chuyên đi gác các nhà hoạt động Dân Chủ.
Trả lờiXóaMột TPP hay chục cái TPP thì dân Việt vẫn chết.Vì tiền đâu mà nuôi bọn nầy?
Gửi TBT NPT
Trả lờiXóaTrở về với cuộc đời thôi.
Kẻo mai lạc lối không nơi nào về !
đứa con hoang đã trở về rồi cha Tập mẹ bành ơi, xót xa thật
Trả lờiXóaTrong bài này tac giả có nói dến chuyện vùng miền , tôi cũng thấy nhiều bài trên mạng xã hội viết ông Trong nói tiêu chuẩn tổng bí thư là người miền Bắc và có lý luận . Tôi không tin ông Trọng lại nói như thế ,chắc là người ta vu vạ cho ông . Vì nói như thế là câu nói của môt kẻ phản quốc , cho người miền Bắc là dân loại một được làm tổng bí thư ,còn các vùng khác là dân loại hai không xứng đáng làm tổng bí thư. Một câu nói sặc mùi của phat xít Hit le cho dân tôc Đức là thượng đẳng.Một câu nói chia rẽ khối đoàn kêt dân tộc . Nếu một đảng viên nói câu nói này thì phải đuổi ra khỏi đảng và truy tố trước pháp luật .Nên một tổng bí thư không thể nói như thế mà oan cho ông.
Trả lờiXóa