Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Đống Đa – Gò chôn xác ‘kình nghê’

Lễ hội Gò Đống Đa
Đêm 4 rạng ngày 5 tháng giêng năm Kỷ Dậu (1789) trận đánh của quân Tây Sơn diễn ra với sự tham gia của nhân dân vùng Khương Thượng, do Đô đốc Long (còn có tên là Đặng Tiến Đông) chỉ huy. Trận này diệt tan đồn Khương Thượng của quân nhà Thanh. Tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử ở núi Ốc (Loa Sơn) gần chùa Bộc bây giờ. Trận đánh đã mở đường cho đại quân Tây Sơn từ Ngọc Hồi thừa thắng tiến vào Thăng Long.
Nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du đã làm bài thơ Loa Sơn điếu cổ có câu:
Thánh Nam thập nhị kình nghê quán
Chiến điệu anh hùng đại võ công
Dịch là:
Thánh nam xác giặc mười hai đống
Ngời sáng anh hùng đại võ công.
Tương truyền sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác "kình nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu). Theo truyền thuyết, 12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.
Chiến thắng Đống Đa cùng với Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã phá tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long (xem bài chính: Nguyễn Huệ).
Nhưng trên thực tế, có nhiều chứng cứ cho rằng Gò Đống Đa là một gò tự nhiên được hình thành từ cách đây khoảng 4000 năm.
            Năm 1989, nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò.
Hàng năm, vào ngày mồng 5 Tết (âm lịch), nhân dân ta lại nô nức tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại khu gò Đống Đa lịch sử. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ đã lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu - 1789.
Ngược theo dòng lịch sử, năm 1788, trong bối cảnh bị đe doạ bởi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân diễn ra khắp nơi và để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu Thống đã cho người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh lúc đó là Càn Long vốn có mưu đồ sang xâm chiếm nước ta từ lâu, song vì chưa có cớ gì nên chưa khởi binh. Được sự cầu cứu của vua nước Nam , vua Càn Long đã lập tức cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị dấy binh sang xâm lược nước ta lấy cớ là giúp vua nước Nam dẹp loạn. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị thống lĩnh 29 vạn quân chia làm 4 mũi ồ ạt tiến vào thành Thăng Long. Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Ngô Văn Sở và Ngô Thời Nhậm đã tạm rút về phòng tuyến Tam Điệp, chờ đợi thời cơ phản công. Ngày 17/12/1788, Tôn Sĩ Nghị chỉ huy quân Thanh tiến vào kinh thành Thăng Long và đọc sắc chỉ của vua Càn Long phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam Quốc vương. Do không gặp phải sự kháng cự lớn nào từ quân dân nước Việt, Tôn Sĩ Nghị đã ngạo mạn tuyên bố Đến ngày xuân mùng 6 Tết sẽ kéo quân vào thẳng sào huyệt Tây Sơn.
Nhận được tin cấp báo, ngày 22/12/1788 tức ngày 25/11 âm lịch, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã xưng vua, lấy tên hiệu là Quang Trung thống lĩnh đại quân tiến ra Bắc chống trả quân Thanh xâm lược. Ngày 25/1/1789, quân Tây Sơn tập kết tại phòng tuyến Tam Điệp, nhà vua Quang Trung sau khi nghiên cứu kỹ tình hình đã ra lệnh cho đại quân mở cuộc tấn công lớn nhằm tiêu diệt nhanh chóng quân địch. Vua Quang Trung hứa trước đoàn quân là ngày 7/1 Tết Kỷ Dậu sẽ vào thành Thăng Long ăn Tết. Trưa 30/1/1789 tức ngày mùng 5 Tết, đại quân Tây Sơn tiến vào kinh thành Thăng Long ăn mừng thắng lợi sớm hơn dự định hai ngày. Nhân dân kinh thành đã dâng lên nhà vua những cành đào đỏ thắm, bánh chưng xanh trong tiếng pháo nổ khắp nơi mừng đại thắng...
"Mà nay áo vải cờ đào
Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
Quang Trung Đại Đế cho lập Viện "Sùng chính", Bắc phong La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp làm viện trưởng để lo việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm dùng vào việc dạy học cho nhân dân.
Vua Quang Trung đã đề cao chữ Nôm, đưa chữ Nôm lên địa vị chính thức của dân tộc. Trong thi cử, Vua Quang Trung bắt giám khảo ra đề bằng chữ Nôm, thí sinh làm bài bằng chữ Nôm. đây là lần đầu tiên nhà nước phong kiến đưa chữ Nôm vào thi cử. Đó là lòng tự tôn dân tộc trong văn hóa; thuận theo ý ‘La Sơn phu tử’ Nguyễn Thiếp để cải cách giáo dục về phương pháp: "Nước Việt ta từ khi lập quốc đến bây giờ, chính học lâu ngày đã mất đi. Người ta chỉ tranh đua tập việc học từ chương cầu lợi... Chúa tầm thường, tôi nịnh hót, quốc phá gia vong, những tệ kia ở đó mà ra", cho nên việc học "phải tuần tự mà tiến, đọc cho kỹ mà ngẫm nghĩ cho tinh, học cho rộng rồi ước lượng cho gọn, theo điều học biết mà làm họa may nhân tài mới có thể thành tựu, nước nhà nhờ đó mà vững yên".
Chiếu cầu hiền nói rõ: "Dựng nước lấy học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc... Trẫm buổi đầu dựng nghiệp, tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra sức giúp nước".
Nay mai dọn lại nước nhà
Bia nghè lại dựng trên tòa nhân gian.
Theo tác giả Nguyễn Đăng Hưng:
Nếu không có anh hùng dân tộc Quang Trung Nguyễn Huệ và chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa thì làm gì Thăng Long còn là của Việt Nam để năm 2010 có ‘Kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long –Hà Nội’.
Đừng quên cuộc xâm lăng Đại Việt năm 1788 là cuộc xâm lăng bành trướng cuối cùng của phong kiến Trung Hoa và nếu Nguyện Huệ đã chọn hướng giải quyết khác đi thì lịch sử và địa lý của dân tộc Việt Nam ngày nay sẽ ra sao?
Chính sử Việt Nam ghi lại năm ấy mượn cớ vua Lê Chiêu Thống cầu viện, nhà Thanh đã giao cho Tôn Sỹ Nghị một đạo quân đông đảo gần 30 vạn, ào ạt kéo vào nước ta chiếm đóng Thăng Long. Thế yếu, các tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở, Ngô Thì Nhậm rút về Tam Điệp cố thủ và bảo toàn lực lượng. Trong Nam  Nguyễn Ánh đã gia tăng được lực lượng sẵn sàng uy hiếp Qui Nhơn trong lúc Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc lâm trọng bệnh. Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ trên thực tế chỉ kiểm soát được một vùng lãnh thổ khá hẹp từ Thuận Hóa đến Nghệ An, trong tay huy động chưa có được 1/10 so với quân số nhà Thanh đang xâm lược Bắc Hà!
Thử tưởng tượng vì số lượng quân mình thua kém, Nguyễn Huệ quyết định thúc thủ, đành làm ngơ trước "việc giặc Thanh" (*) đang xâm nhập miền Bắc, quá đông, quá hùng hổ, thì cái gì sẽ xẩy ra? Nếu Nguyễn Huệ chỉ nghĩ đến quyền lợi của nhà cầm quyền, chỉ lo đương đầu với Nguyễn Ánh ở Gia Định và Nguyễn Nhạc trong Nam, còn phía Bắc thì thúc thủ, giao lại đất Thanh Hóa Nghệ An trở ra cho nhà Thanh và vua Lê Chiêu Thống, tóm lại chỉ lo mưu cầu chiếc ghế vương quyền tại phương Nam?
Trong tình huống ấy lịch sử và địa lý Việt Nam sau này sẽ ra sao?
Nước ta có lẽ chỉ còn lại từ sông Gianh cho đến Hà Tiên khi người Âu bắt đầu xâm nhập vào Đông Nam Á!  Giả thuyết này không phải không có ý nghĩa hiện thực khi ta biết, ngoài Bắc vua Lê Chiêu Thống đã phản bội Tổ quốc, dùng niên hiệu nhà Thanh, mặc nhiên công nhận nền đô hộ của người Tàu. Trong Nam lịch sử còn ghi lại cũng năm 1788, từ Gia Định  Nguyễn Ánh đã gửi đoàn thuyền chở gạo ra Bắc chi viện cho quân Thanh mà không thành vì gặp bão. Ông vua sáng lập ra triều đình nhà Nguyễn này có nhiều khả năng cũng sẽ để yên cho nhà Thanh ở đất Bắc sau khi lấy lại giang sơn từ tay nhà Tây Sơn vì chẳng may cho dân tộc Việt, người anh hùng áo vải mất sớm.
May thay, Nguyễn Huệ, được sự trợ giúp tư vấn của tầng lớp sỹ phu chân chính lúc bấy giờ, những Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thiếp, Đoàn Nguyễn Tuấn, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Nễ, Nguyễn Huy Lượng, Bùi Dương Lịch… đã chọn lựa hướng khác, hướng chính danh yêu nước thương dân, hướng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi Hoàng đế, minh định chính danh, củng cố chính nghĩa dân tộc, theo lẽ trời, thuận lòng người, thống nhất ý chí toàn dân toàn quân, tự mình thống lĩnh thủy bộ đại binh ra Bắc đánh giặc Thanh, chấp nhận lấy một chọi mười: “Chúng nó sang phen này là mua cái chết đó thôi. Ta ra chuyến này thân coi việc quân đánh giữ, đã định mẹo rồi, đuổi quân Tàu về chẳng qua 10 ngày là xong việc. Nhưng chỉ nghĩ chúng là nước lớn gấp 10 nước ta, sau khi chúng thua một trận rồi, tất chúng lấy làm xấu hổ, lại mưu báo thù, như thế thì đánh nhau mãi không thôi, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, ta phải nhờ Thì Nhậm dùng lời nói cho khéo để đình chỉ việc chiến tranh. Đợi mươi năm nữa, nước ta dưỡng được sức phú cường rồi, thì ta không cần phải sợ chúng nữa.”
Chúng ta biết phần còn lại của lịch sử, số phận của người anh hùng bách chiến bách thắng Quang Trung Nguyễn Huệ.
Sau mồng năm Tết Kỷ Dậu 1789, Ngô Ngọc Du, một nhà thơ đương thời, đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng oanh liệt như sau:
 “Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa,
Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:
“Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”
Chu Mã Giang (tổng hợp)
------------------

21 nhận xét:

  1. Khương Minh Bìnhlúc 08:58 12 tháng 2, 2016

    Trước ĐH 12 mới rồi, để củng cố ngôi vị và quyền lực của mình, vua Lê Chiêu Thống (thời nay) cũng cho người sang cầu cứu Trung Nam Hải (gặp lão Tập). Ha...ha..'Sao giống nhau đến thế'?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ... Và vua Tập có hứa nếu có gì thì sẽ xua quân sang '' dẹp khủng bố'' cứu vua Trọng!

      Xóa
  2. Dân lương thiệnlúc 08:58 12 tháng 2, 2016

    Hùng Vương sống lại đánh Tản Đà ( 400 năm trước và 1889 - 1939 )
    Lê Lợi thắng Nguyên tại Đống Đa ( thế kỷ 15 và Thế kỷ 13 ).
    Ai ơi, bỏ Sử đừng dậy nữa.
    Đó là công lao của đảng ta

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn bị sẵn xe tăng và 5.200 CA, đặc nhiệm rồi, may mà không có "tình huống" nếu không đã rước giặc Tàu sang rồi!

      Xóa
  3. Ngôi trường cấp 3 thân yêu mà tôi từng học mang tên người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
    Tất cả mọi thế hệ học sinh trường tôi,kể cả các đời ban giám hiệu nhà trường đều lấy ngày mồng 5 tết làm ngày gặp mặt đầu năm.
    Vì đó chính là ngày người anh hùng mà trường tôi mang tên đã đánh tan giặc 29 vạn quân Thanh.

    Trả lờiXóa
  4. Lâu nay, (Lê Chiêu) Trọng và đảng CSVN lấy lòng Tàu, né tránh vì nhu nhược sợ hãi đã không tổ chức kỷ niệm chiến thắng Đống đa vì chúng thờ thằng bố cs Tàu nhà chúng.
    (cựu binh giết Tàu cộng năm 79)

    Trả lờiXóa
  5. Nặc danh17:10 Ngày 10 tháng 02 năm 2016
    Chính sách luân chuyển cán bộ, đặc biệt là cán bộ đầu ngành (người đứng đầu). Mới nghe có vẻ hay, rất hợp lý. Nhưng nhìn lại thì thấy hình như chính sách này chỉ để "lòe" nhau. Thực tế chưa thấy luân chuyển được người nào?.
    Nếu đảng kiên quyết thực hiện luân chuyển (Chỉ cần mấy đối tượng như" Chủ tịch, bí thư, giám đốc Công an) các tỉnh thành phó trong cả nước, người là từ tỉnh này san làm cán bộ tỉnh TP khác) chắc chắn tình hình đã khác rồi.
    Nói mà không làm là nói dối, nói khoác...
    Trả lời
    Trả lời

    Nặc danh18:04 Ngày 10 tháng 02 năm 2016
    Luân chuyển nhiều rồi đó chứ bác này . Nhờ chính sách luân chuyển mà Tể Tướng Bạo có nói không kỷ luật ai, vì mỗi lần làm gì không vừa ý Đảng, thay vì kỷ luật Đảng lại luân chuyển cán bộ qua vị trí khác .

    Thường Dân22:13 Ngày 10 tháng 02 năm 2016
    Em hoàn toàn ủng hộ quan điểm của bác . Đối với cấp Tỉnh chỉ Đảng chỉ cần luân chuyển ba chức danh Bí Thư, Chủ Tịch, GĐ CA tỉnh không phải là người địa phương là đủ các bác chịu khó quan sát một chút sẽ thấy ...chỉ có lú lẫn, bị bịt mắt, mù lòa ...mới không thấy. Các vị đó ta chưa cần đánh giá chỉ cần xem cách ứng sử của vợ con các vị đó là thấy hết họ xem tất cả là của nhà họ khi chồng , bố làm GĐ CA...và họ có "quyền" gần ngang GĐ : nhận hối lộ, ăn đút lót...xắp xếp nhân sự , tổ chức ...mua bán gế...vua một vùng . Nếu TBT Nguyễn Phú Trọng có tâm, giám làm, quyết làm ...thì hãy làm ngay đi đừng chần chừ , do dự vì đây là việc làm quá đúng mà không cần phải lộ trình, ní nuận cao siêu . bắt tay vào làm ngay sẽ rất có lợi cho đất nước cho ĐCS...Còn nếu run sợ thì dân sẽ nghĩ ngài là ...Em rất muốn diễn đạt ý nhiều nhưng năng lực có hạn các bác thông cảm.

    Nặc danh22:26 Ngày 10 tháng 02 năm 2016
    Đúng là đã có sự luân chuyển nhiều rồi nhưng chỉ ở cấp nhỏ thôi không có động lực thúc đẩy XH phát triển mà tạo ra nhiều hệ lụy và tiêu cực quá nhiều . luân chuyển với những người không có khả năng tham nhũng như giáo viên ...cán bộ nhỏ.

    Nặc danh23:51 Ngày 10 tháng 02 năm 2016
    Bác nói hay thật đấy nếu BT, CT, GĐ CA bị điều chuyển đi tỉnh khác : Bắc vào Nam và nam ra bắc thì vợ con cháu chắt anh em họ ăn cám mà sống à ? lấy ại bảo kê cho bán đất, tài nguyên của tỉnh tham nhũng , lấy ai bảo kê cho bọn tội phạm , buôn lậu ? ...đến tỉnh khác liệu làm những việc đó nhân dân tỉnh đó có nge không ? Đây là thực tiển không phải lý luận của CN M - L của cụ Tổng. cụ chưa muốn thực hiện thì liệu có làm nổi không ? thật hoang đường.

    Trả lờiXóa
  6. Nặc danh08:03 Ngày 11 tháng 02 năm 2016
    Việc nên làm ngay của TBT , của ĐCS VN lúc này trước bầu cử là: Cần nên luân chuyển cả ba chức danh ở tỉnh BT, CT, GĐ CA tỉnh đi tỉnh khác thì mọi vấn đề tham nhũng ở các tỉnh sẽ bị phơi bầy hết trên cơ sở đó UBKT trung ương Đảng , Thanh tra, Nội chính , CA vào cuộc chắc chắn sẽ chống được tham nhũng trong đảng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đã bị mang tiếng là bảo thủ, trì trên, thủ cựu, giáo điều, ní nuận...thì có cho uống philatop tiên cũng không chữa được bệnh ...làm sao có thể khuyên nên làm cái này , cái kia ...trừ khi chết

      Xóa
  7. Lịch sử vốn rất công bằng và phân minh. Cho nên sau hơn 200 năm, người dân vẫn nhắc đến 2 người này. Nhưng Quang Trung Nguyễn Huệ là người để dân nhớ ơn và ca tụng, còn Lê chiêu thống là để dân nguyền rủa, sĩ vả ngập mồ. Vậy mà thời nay vẫn còn nhiều người ko học thuộc bài lịch sử này mà sẵn sàng bán rẽ tổ quốc để cầu vinh. Hãy đợi đấy. tên những thằng này chắc chắn đã có trong sử sách.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên lũ Việt gian bán nước tội ác chất chồng này đã mấy chục năm nay được ghi trong tâm trí hang triêụ ngươì dân VN yêu nước rôì, ghi để mà nung nấu căm thù, bạn ạ.

      Xóa
  8. Rất nhiều lễ hội đình đám để ghi nhớ những võ công của tổ tiên và những chiến công trong thời kỳ hiện đại dưới sự LĐ của ĐCSVN, nhưng chưa thấy lễ hội nào "có giá" (trừ lễ hội 1000 năm Thăng Long - Hà Nội khá ...khiên cưỡng) để tôn vinh công lao mở mang đất nước.
    Đây là lời lý giải (tâm lý) về sự ...phú quý giật lùi của VN chăng?

    Trả lờiXóa
  9. Đảng CSVN muốn bỏ môn Lịch sử là theo ý Tàu Cộng!?
    Vì nếu lịch sử ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần chống ngoại xâm và mấy nghìn năm chiến thắng giặc Tàu mạnh hơn nước VN nhỏ bé gấp nghìn lần, sẽ nhục cho Tàu.
    Hơn nữa, còn cái Thành Đô kéo "đứa con hoang đàng" trở về, lại "Khát vọng đoàn tụ" (27-7-205) nữa chứ!

    Trả lờiXóa
  10. Cuối cùng, triều đại xấu xa nào cũng phải kết thúc!
    (Niềm tin cơ bản)

    Trả lờiXóa
  11. Nói về Chiến thắng Đống Đa,nói về thế hệ Vua Quang Trung,lại thòng chuyện khác.
    Thật ra,Thế giới công nhận thiên tài quân sự của Vua Quang Trung rồi,mình không nói thêm được...,
    Nhưng nói về đánh giặc thì xưa nay ta chỉ một mà đánh gục đối phương đến mười là truyền thống rồi.Đến ngày nay hể đánh nhau cũng thế thôi.
    Bất kỳ đội quân xâm lược nào cũng kéo theo một đám lông nhông tay sai người Việt Nam cả,tuy làm tay sai nhưng vẫn còn chút ý thức Dân tộc,nên chỉ cần tiền viện trợ là chính và chia nhau,chả dại đánh nhau vì đánh sao mà nỗi,lại làm mất thêm chính nghĩa vốn không có.
    Chính lẽ đó ngay cả thời nay,xâm lược là thua ngay hoặc thua từ từ như hiện nay vậy.
    Nói Cụ Nguyễn Ánh tấn công sau lưng và tiếp viện cho quân Thanh là xấu.Nói oan cho cụ,vì cụ cần tự do dân chủ,đa nguyên đa đảng để chia phần.
    Lịch sử không tôn vinh,nhân dân và Nhà nước hiện nay cố quên Gia Long,nhưng không quên được vì CỤ để lại di sản là tàn sát thế hệ Quang Trung hàng loạt,đó là bài học mà người ta lại lập lại cái QĐ 244,ở mức thấp,nghĩa là loại trừ công khai những anh hùng thời cận đại.
    Một khi loại bỏ vai trò Dân chủ ngay trong nội bộ,thì đó là thất bại đương nhiên.
    Qua bài nói về Đống Đa,chúng ta ngày nay cần học lại với nhân sinh quan mới để có con đường tiến lên cho cả Dân Tộc.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói Cụ Nguyễn Ánh tấn công sau lưng và tiếp viện cho quân Thanh là xấu.
      Ý này của Công Sơn sai toét! Nếu tôi nhớ không lầm thì trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí có nói Gia Long ủng hộ quân Thanh mười vạn đấu lương thực. "cõng rắn cắn gà nhà" là như vậy đấy. Bí mật cầu Tập Cận Bình kéo quân sang "chống khủng bố" cũng là bán nước chứ khác gì? Hỏi sao nhân dân không phỉ nhổ?

      Xóa
    2. nguyễn ánh tới nước hắn còn bán, bán cho xiêm la đấy CS còn cãi không sau này là pháp, miễn hắn đạt mục đích, xong rồi tận diệt như Lê văn Duyệt đấy. Tiếp lương cho quân thanh là chuyện nhỏ!!!!!!!!!!!!!! Hắn hưởng phúc trời như 9 đời tiên tổ, hắn là tên bán nước, Cụ cái cc

      Xóa
  12. cứ để đảng csVn lãnh đạo độc đảng toàn trị như thế này, nó luôn phải dựa lưng thằng tàu cộng bảo kê, thỉnh thoảng thằng Tàu lại đòi một ít đất biên giới, thỉnh thoảng thằng Tàu lại cướp một vài đảo... dần dần hết sạch, hoặc không thì Tàu nó bảo sao bọn thái thú cs VN cũng phải làm - kể cả là đào mả bố bọn cầm đầu đảng csVN lên thì bọn này cũng phải đào thôi.
    Nhục vì mất nước rồi.
    Đả đảo đảng lừa cướp csVN.

    Trả lờiXóa
  13. Đúng hẳn siêu phẩm của Tộc Việt trước xâm lăng cùng bội phản...Tiếc một chút,giá như sau đó Người chấn an Dân sinh,thống nhất Đất nước,mở mang cõi bờ...Ôi!,nhiên sự toàn bích nào ngóng vọng trời xanh.Khiêm thế ngụ đủ-Lũ hèn khốn chống nhãn nom gương.

    Trả lờiXóa
  14. Không có thuốc chữa rồi, phải dùng loại thuốc chữa bệnh gù thì mới khỏi.
    Nghĩa là "chỉ có quan tài mới chữa được thằng gù" - ngạn ngữ nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  15. Ối giời ơi, tên nguyễn ánh còn tiếp viện cho quân thanh cơ á, công thống nhất đất nước là của hắn á? Vua Quang Trung đúng với Tây Sơn đúng là dọn cỗ cho quỷ

    Trả lờiXóa