Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Hỗ trợ tư nhân để "tiếp cận công bằng"

Bloomberg: Các nhà lãnh đạo mới 
của Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh 
cải cách để tăng trưởng

Hãng thông tấn hàng đầu thế giới Bloomberg nhận định, Việt Nam muốn cam kết với các nhà đầu tư rằng các nhà lãnh đạo vừa mới được bầu tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam hồi tuần trước sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách kinh tế nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh nhất trong 9 năm.
Trao đổi với Bloomberg tuần trước, ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XII cho biết, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam sẽ tiếp tục “cải tổ và hiện đại hóa ngành tài chính - ngân hàng”, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và phát triển cơ sở hạ tầng.
“Thông điệp ở đây là chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế mặc dù biết sẽ còn gặp nhiều thách thức” – ông Trung cho biết sau phiên bế mạc Đại hội XII diễn ra vào sáng ngày 28/1 vừa qua. “Các cuộc cải cách đã mang lại những kết quả rất đáng kể và mang tính lịch sử, do vậy chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi công cuộc cải cách. Đây cũng là mong muốn của người dân”.
Các đại biểu tham dự Đại hội Đảng XII tuần qua đã bầu ra các nhà lãnh đạo - những người sẽ dẫn dắt Việt Nam từ nay đến năm 2020, và sẽ cần phải thiết lập một đường lối phát triển mà có thể tránh lặp lại các sai lầm trong quá khứ khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng quá cao làm gia tăng nợ xấu của ngành ngân hàng và những chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nhà nước đã tạo nên sự thiếu hiệu quả, Bloomberg nhận định.
Ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử vị trí Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII trong nhiệm kỳ thứ hai của mình. Trong khi đó các lãnh đạo TW khóa trước cũng đã giới thiệu ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân lần lượt giữ các vị trí Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội. 
Bloomberg dự báo Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% trong năm nay đồng thời trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới xuất phát từ sự gia tăng nhu cầu trong nước và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang tăng mạnh, giúp Việt Nam chống chọi được với các mối đe dọa toàn cầu như làn sóng bán tháo cổ phiếu và phá giá đồng nội tệ.
Tại Đại hội XII, một số nhà lãnh đạo Việt Nam, trong đó có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ quan ngại rằng Việt Nam có nguy cơ tụt hậu so với các quốc gia trong khu vực. Tăng trưởng bình quân của Việt Nam trong 5 năm 2011-2015 là 5,9%, thấp hơn mục tiêu mà chính phủ đặt ra ban đầu là 6,5 - 7%.
Trong phiên họp ngày 26/1, Đại hội cũng đã thông qua những nội dung cơ bản về kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm 2016 -2020. Kế hoạch này khuyến khích hỗ trợ khu vực tư nhân để có “tiếp cận công bằng” hơn về tín dụng, đất đai và các nguồn lực khác, một sân chơi bình đẳng mà các doanh nghiệp đã mong đợi trong nhiều năm qua.
           “Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một quá trình rất khó khăn dù cho ở bất kỳ quốc gia nào” - Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết và nói thêm Việt Nam đã có những bước tiến dài trong việc nâng cao số lượng cũng như loại hình các doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa.
Các nhà hoạch định chính sách “sẽ tiếp tục” đẩy mạnh tiến trình này, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 cho thấy Việt Nam đang nhắm đến mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng tối đa 7% và GDP bình quân đầu người khoảng từ 3.200 - 3.500 USD vào năm 2020, cao hơn mức hiện tại là khoảng 2.170 USD theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Nếu đạt được mục tiêu này, Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương, theo IMF.
“Chúng tôi đang cố gắng chuyển đổi mô hình phát triển mới nhắm đến mục tiêu bền vững”, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho biết. “Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện những chính sách nhằm huy động các nguồn lực quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài", ông nói thêm.
Hồi tháng 10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng nói “cải cách kinh tế hiện vẫn còn chậm”, bao gồm cả việc tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước, trong khi thâm hụt ngân sách cao đe dọa đến sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo báo cáo mới nhất vừa Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố, trong tháng đầu năm nay ước tính cả nước nhập siêu 200 triệu USD và cả năm 2015 cán cân thương mại Việt Nam đã nhập siêu 3,5 tỷ USD. Nợ công Việt Nam hiện gia tăng với tỷ lệ khoảng 20% hàng năm trong suốt 5 năm qua.
Phương Phương  (Theo Bloomberg)/ANTT
--------------

4 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 20:20 1 tháng 2, 2016

    Dù gì gì đi nữa cũng phải chọn người tài và loại người dzõm.
    Cứ duy trì chế độ độc tài độc đảng để đưa con ông cháu cha vào làm việc là vứt đi.
    Bao lâu người dân không được tham gia "bầu và phế" lãnh đạo đất nước thì bấy lâu tham nhũng vẫn còn,bất công vẫn tiếp tục,cuộc sống vẫn bức xúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dòng đầu tiên hình như trọng nghị quyết cũng có

      Xóa
  2. chỉ có mỗi cái quyền bỏ phiếu của dân mà cũng bị mất, chỉ là trò đảng cử dân bầu, không A thì B cũng dưới dự chỉ đạo của đảng, vậy dân chủ vạn lần bọn tư bản là dân chủ kiểu gì, còn tự do ngôn luận , báo chí thì quả chỉ là bánh vẽ

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ độc tài còn tốt hơn độc đảng. Vì độc tài ít ra còn không bị các đồng chí ngáng nhau trong phát triển kinh tế. Như nhà độc tài Chile Pinochet đã đưa kinh tế Chile phát triển như vũ bão.
    Còn độc đảng, nhưng nhiều "các đồng chí lãnh đạo", chỉ phá nhau là giỏi.

    Trả lờiXóa