Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

'Luân chuyển cán bộ, ai thắng cuộc?'

* HUY ĐỨC
Sau một quyết định luân chuyển, 44 vụ trưởng, thứ trưởng... bỗng trở thành phó tỉnh(1).
Nhiều người trong đó sau Đại hội sẽ lại ra Hà Nội làm Bộ trưởng, vào Trung ương.
"Luân chuyển cán bộ" là một giải pháp được Hội nghị Trung ương Ba, khóa VIII (6-1997), đặt ra. Nhưng phải tới Hội nghị Trung ương Sáu (lần 2), khóa VIII (1998), mới bắt đầu được Tổng bí thư Lê Khả Phiêu áp dụng.
          Chỗ trống
Nếu những nỗ lực đưa tuổi về hưu lên 65 không thành công, Đại hội sắp tới hứa hẹn sẽ có rất nhiều "chỗ trống". Tuổi để không "tái ứng cử" của ủy viên Trung ương hiện là 60, tức là những người sinh từ năm 1956 trở về trước sẽ phải ra đi. Có tới 81/154 ủy viên trung ương (không tính Ban bí thư, Bộ chính trị) có năm sinh từ 1951-1956. Trong số này có 11 bộ trưởng, 15 bí thư tỉnh ủy và hai vị chủ tịch 2 thành phố Hà Nội, Sài Gòn.
Hy vọng không phải hoàn toàn tắt hết cho 15 vị ủy viên Trung ương sinh năm 1956. Nhưng cũng phải nhớ là ở Đại hội XI chỉ có 4 vị sinh năm 1951 (tương đương 1956 ở đại hội XII) lọt vào Trung ương: Phó chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Đào Trọng Thi, Bộ trưởng Giàng Seo Phử. Năm 2011, cũng có ba vị bộ trưởng khác "cố đấm" nhưng không "ăn được xôi": Lê Doãn Hợp (1951), Trần Đình Đàn (1951), Phạm Khôi Nguyên (1950).
Tuổi về hưu của ủy viên Bộ chính trị là 65. Có ít nhất 4 ủy viên Bộ chính trị chắc chắn sẽ bị vấn đề tuổi tác loại ra khỏi danh sách nhân sự Đại hội 12: Nguyễn Phú Trọng (1944), Nguyễn Sinh Hùng (1946), Ngô Văn Dụ và Tô Huy Rứa (cùng sinh năm 1947). Cũng có không nhiều cơ hội cho: Lê Hồng Anh (12-11-1949), Phùng Quang Thanh (2-2-1949), Phạm Quang Nghị (2-9-1949) và Lê Thanh Hải (20-2-1950).
Hai ủy viên Bộ chính trị, Phạm Gia Khiêm (6-8-1944) và Hồ Đức Việt (13-8-1947), đã bị đánh rớt tại Đại hội XI. Chỉ có một tiền lệ là trường hợp của Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, ông được tái cử để đưa lên ghế Chủ tịch Quốc hội khi chỉ còn vài ngày là 65 tuổi (18-1-1946).
Quy định tuổi tác và giới hạn hai nhiệm kỳ cũng có tác dụng tích cực trong một nền chính trị cả nể như Việt Nam. Ông Phạm Văn Đồng từng làm Thủ tướng từ năm 1955 đến 1987. Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn đều giữ chức cho đến "hơi thở cuối cùng". Trước Đại hội VIII, Đỗ Mười đã 79 tuổi nhưng vẫn còn "bám trụ".
Bộ Tứ
Từ sau Đại hội IX, tuổi không tái ứng cử của "bộ tứ" được quy định là 67. Đại hội XI diễn ra vào tháng Giêng 2011, khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng vẫn còn 3 tháng... để trở thành Tổng bí thư (ông Trọng sinh ngày 14-4-1944).
Nếu Đại hội XII tổ chức vào đầu năm 2016, Ông Trương Tấn Sang có thể chạm vào giới hạn tuổi tác (ông sinh ngày 21-1-1949) nhưng lại có lợi thế là mới giữ chức Chủ tịch Nước một nhiệm kỳ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đang còn mấy tháng tuổi (ông sinh 17-11-1949) nhưng chỉ có một con đường "đi lên" vì đã có hai nhiệm kỳ Thủ tướng (2).
Tất cả các "Hồng y" đều muốn trở thành "Giáo hoàng" nhưng ai cũng phải giữ bề ngoài đạo mạo. Ai cũng cần người thay họ nói ra "tham vọng" đó (bằng cách đề cử trong những hội nghị trung ương cuối nhiệm kỳ). Trước Đại hội XI, cho dù uy tín của Nông Đức Mạnh thế nào, lời giới thiệu người kế vị của ông vẫn vô cùng quan trọng. Năm 2011, nếu không được Nông Đức Mạnh giới thiệu, Nguyễn Phú Trọng có thể chỉ là một ông già 67 tuổi về hưu.
Đề cử người kế vị của ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn vẫn có trọng lượng nhưng cách vận hành Bộ chính trị và Ban chấp hành Trung ương giờ đây đã phức tạp hơn. Nó chịu chi phối rất nhiều của vấn đề "thế - lực".
Nguyễn Tấn Dũng là ủy viên dự khuyết từ tháng 12-1986. Trong khi tháng 1-1994 Nguyễn Phú Trọng mới được đặc cách vào Trung ương. Tuy vào Bộ chính trị gần như trong cùng một thời gian, mãi tới năm 2006 Trương Tấn Sang và Nguyễn Phú Trọng mới có một vị trí có quyền lực ở tầm quốc gia. Trong khi từ năm 1996, Nguyễn Tấn Dũng đã được đưa vào nhóm năm người quyền lực nhất (Thường vụ Bộ chính trị) và lần lượt giữ những chức vụ mà các quyết định có thể "quy ra thóc", chi phối tới mọi ngóc ngách của hệ thống chính trị: Phó thủ tướng thường trực (1997); Thủ tướng (2006).
Người thắng cuộc là người có nhiều phiếu hơn. Người có nhiều phiếu hơn không hẳn vì uy tín lớn hơn mà còn có thể là người có nhiều "gót chân A-Sin" để sau khi bầu lên "đàn em" dễ dàng trục lợi.
Thành phần bỏ phiếu trong Đại hội không bị chi phối một cách trực tiếp bởi nguyên tắc lợi ích như trong Bộ chính trị, Trung ương, nhưng đại biểu lại thường là những người "phục tùng". Cho dù xác suất rất thấp, Đại hội vẫn có thể tạo ra bất ngờ nếu như các đại biểu hiểu là lá phiếu của họ có thể chỉ tập trung đặc quyền, đặc lợi cho một số người nhân danh "tập trung dân chủ".
Tại Sao Luân Chuyển?
"Luân chuyển", theo Nghị quyết Trung ương Ba, là để "giúp cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn". Nhưng, tại sao một ông phó chánh án Toà án Nhân dân Tối cao lại phải "rèn luyện" bằng cách về tỉnh làm phó bí thư; một ông Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Phi lại phải cần "thực tiễn" ở ủy ban nhân dân một tỉnh?
Ban Tổ chức Trung ương có bao giờ hỏi ông Nguyễn Văn Giàu, hai năm cách ly với chuyên môn ở Ninh Thuận (2004-2006) có giúp được gì cho ông khi làm Thống đốc. Bí thư tỉnh ủy là một nhà chính trị địa phương trong khi Thống đốc ngân hàng làm công việc của một nhà kỹ trị. Ban Tổ chức cũng có bao giờ hỏi ông Nguyễn Hòa Bình (luân chuyển về Quảng Ngãi 2010-2011), kinh nghiệm làm Bí thư có giúp gì để một ông tướng công an trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Đứng đầu "viện công tố" mà học được cái lắt léo của "chính trị gia" thì liệu có còn "độc lập, chỉ tuân theo pháp luật".
Cũng có những cán bộ được quy hoạch để làm chính trị khi về địa phương, bị đặt trước thách thức phải tự "tìm chỗ trống có cơ cấu" như Thứ trưởng Trần Thế Ngọc (trước đương kim Bí thư Trần Thị Kim Cúc ở Tiền Giang hồi năm 2010); Phải phản công tự vệ như phó ban Tư tưởng Văn hóa Phạm Quang Nghị khi về làm Bí thư Hà Nam (1998-2001). "Đấu đá nội bộ" cũng có tác dụng trui rèn bản lĩnh nhưng không phải là con đường nhất định để trở thành chính trị gia.
Không thể coi luân chuyển là "thử thách" khi đó chỉ là quy trình một cán bộ được Ban bí thư xếp sẵn ghế rồi "ẵm" về địa phương. Chỉ có rất ít trường hợp thất bại như Vũ Trọng Kim (Quảng Trị 2001-2005). Luân chuyển chỉ là cơ hội để các bên cài đặt nhân sự của mình vào những vị trí có cơ cấu. Cả khách lẫn chủ đều biết chịu đựng nhau. Xuôi chèo mát mái thì đến hẹn họ mới đi cho. Đó là thời gian "nín thở qua sông" chứ không phải là "rèn luyện".
Cho dù Đảng kiểm soát tuyệt đối về công tác cán bộ nhưng không có nghĩa là cán bộ của Đảng thì có thể ngồi bất cứ chỗ nào. Có những bí thư tỉnh ủy có thể làm bộ trưởng. Nhưng không có nghĩa ai có "hàm bộ trưởng" là có thể phiên ngang. Chính trị địa phương không giống như chính trị quốc gia và điều quan trọng hơn, viên chức hành chánh, viên chức chính trị và chính khách là những vị trí không thể luân qua, chuyển lại.
Hành Chánh Chuyên Nghiệp
Cho dù độc đảng hay đa đảng một quốc gia muốn ổn định đều cần phải thiết lập được một nền hành chánh công vụ chuyên nghiệp và độc lập. Các viên chức hành chánh, nếu muốn vẫn có thể "học tập đạo đức Hồ Chí Minh" và chính trị Marx - Lenin, nhưng điều họ bắt buộc phải học là chỉ được làm những gì pháp luật cho làm, tuân thủ các chuẩn mực hành chánh một cách chính xác và không cần sáng kiến.
Bộ máy hành chánh có thể hình thành từ trong các bộ, ngành, từ tỉnh, quận, huyện và phường xã. Đứng đầu các bộ máy hành chánh ở tất cả các cơ quan này là những người được đào tạo trong trường hành chánh. Họ là các chủ sự, các đốc sự và tham sự hành chánh. Họ có thể có hàm tương đương với thứ trưởng, phó tỉnh trưởng hay phó quận trưởng...
Các bộ trưởng, tỉnh trưởng có thể bị thay thế sau mỗi nhiệm kỳ, nhưng người đứng đầu bộ máy hành chánh thì chuyên nghiệp. Khi nào có bộ trưởng, tỉnh trưởng mới tới, họ lại giúp tập huấn để các chính trị gia biết giới hạn, thủ tục khi ứng xử các quyền hành chánh.
Viên chức hành chánh là một "ngạch" có thể chọn qua thi tuyển.
Viên chức chính trị bổ nhiệm (political appointee)
Đây là một lực lượng hết sức hùng hậu, trung ương có các bộ trưởng, các thẩm phán (bao gồm cả chánh án), công tố viên (kiểm sát viên - bao gồm cả viện trưởng viên kiểm sát)...; địa phương có các giám đốc sở... Họ được bổ nhiệm bởi những chính trị gia được quốc hội hoặc các cuộc tổng tuyển cử bầu lên như thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch tỉnh... và thường phải được phê chuẩn của quốc hội hay hội đồng nhân dân các cấp.
Quyền lựa chọn nhân sự cho các vị trí này thuộc về các chính trị gia. Nếu họ đưa "em út" hay đưa những kẻ "chạy chức, chạy quyền" vào thì có thể sẽ bị phát hiện trong quá trình điều trần. Nếu người mà họ bổ nhiệm không được phê chuẩn thì họ sẽ rất có thể mất uy tín, phải từ chức hoặc chịu thất cử trong nhiệm kỳ kế tiếp.
Tuy quyền lựa chọn là của cá nhân nhưng để có sự hậu thuẫn chính trị các chính trị gia buộc phải lựa chọn nhân sự từ nhiều nguồn khác nhau. Thay vì dựa vào "kho dự trữ cán bộ" của Bộ chính trị, Ban bí thư, Thủ tướng sẽ lựa chọn các bộ trưởng trong hàng các chính trị gia hoặc trong các nhà kỹ trị, các nhà văn hóa lớn; Chủ tịch nước sẽ chọn các thẩm phán không phải từ những người được quy hoạch mà có thể từ các luật sư nổi tiếng, giỏi nghề nghiệp và liêm chính.
Chính Trị Gia
Công tác cán bộ như hiện nay không thể làm xuất hiện chính trị gia cho dù vẫn có những chức danh được đặt vào thông qua bầu cử. Chính trị gia thực thụ phải là những người trưởng thành từ các hoạt động chính trị, xã hội... được công chúng biết đến và chọn lựa.
Không phải tự nhiên, cho dù có học vấn cao hơn, phẩm chất chính trị gia của lãnh đạo càng ngày càng tụt xuống. Trước đây, các lãnh đạo địa phương được điều ra Trung ương thường nhờ thành tích "đổi mới" (như Võ Văn Kiệt, Đoàn Duy Thành, Nguyễn Văn Chính - Chín Cần...). Ngày nay, không ai biết thành tích ở địa phương của các bí thư tỉnh ủy được đưa lên là gì. Không có môi trường chính trị để những người trở thành lãnh đạo thực sự cao hơn các đồng chí của họ "một cái đầu", các nhà lãnh đạo đã chọn những kẻ kém mình "một cái đầu" cho dễ bảo.
Hiện tượng xuất hiện các nhà lãnh đạo dưới 40 tuổi có học vấn cao, được đào tạo ở Mỹ, ở Canada như Nguyễn Thanh Nghị (phó bí thư Kiên Giang), Nguyễn Xuân Anh (phó bí thư Đà Nẵng) lẽ ra phải được coi là tích cực. Nhưng họ lại đang trở thành đối tượng để dư luận "xì xào". Vấn đề là tại sao lại chỉ có hai vị ấy mà không phải là những người xuất sắc khác trong số hàng chục ngàn bạn trẻ vừa du học trở về.
Nếu không có một môi trường chính trị minh bạch thì những người tử tế rất khó có chỗ đứng trong giới cầm quyền. Nếu không có một môi trường tranh cử công khai thì người tài không thể xuất hiện và được thử thách. Nếu đội ngũ kế cận chỉ gồm những người được cha chú "lôi từ trong túi áo ra" thì cho dù họ lên tới cấp nào cũng chỉ có thể hành xử như hàng thuộc hạ.
H.Đ/BBC
----------------------
(1) Trong 44 cán bộ được luân chuyển đợt này, có 2 ủy viên dự khuyết Trung ương, 19 thứ trưởng và tương đương; 25 cục trưởng, vụ trưởng và tương đương; 3 cán bộ nữ. Theo Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 25 người giữ chức Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; 19 người giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
(2) Theo Nghị quyết Trung ương Ba, Khóa VIII: “Cán bộ đứng đầu từ cấp huyện, quận trở lên không giữ một chức vụ quá hai nhiệm kỳ”.
Bài viết gốc với tựa đề 'Luân Chuyển Cán Bộ và Nhân Sự Cho Đại Hội' đã được đăng tải trên trang Facebook cá nhân của nhà báo, blogger Osin Huy Đức tại địa chỉ https://www.facebook.com/Osinhuyduc?fref=ts
 
--------------

25 nhận xét:

  1. Môi trường chính trị VN không thể và không thể nào lành mạnh được - nó giống như một con bệnh ung thư giai đoạn cuối,chỉ chờ chết thôi ! Điều này là điều mà toàn dân Vn mơ ước ( Xin trừ một số đảng viên đảng cộng sản ) Ngày đêm họ cầu nguyện sao cho đất nước sớm thoát khỏi cảnh độc tài đảng trị,nạn tham nhũng trầm trọng đã tàn phá đất nước gần như không còn gì !

    Trả lờiXóa
  2. Chính Trị Gia?
    Không! Chính Trị Gia Đình, Gia Đình trị!

    Trả lờiXóa
  3. Tại Hà Nội, chục năm trước đã có câu đố "Bụng to, trán hói, ăn nói lung tung. Đố là con gì?" Trả lời "Con lãnh đạo!"

    Trả lờiXóa
  4. Ở các nước văn minh chính phủ bị đổ liên tục.nhưng hoạt động của cp vẫn bt vì họ có đội ngũ chuyên viên hành chính chuyên nghiệp giữ cho vận hành của nhà nước bt,ngay vnch cũng cơ cấu một phó tỉnh hay quận chuyên nghiệp là chuyên viên hành chính cao cấp

    Trả lờiXóa
  5. Bài viết rất sắc sảo và có tính xây dựng cao.
    Mong rằng Ban Tổ chức Trung ương nên đọc và tham khảo thêm, phục vụ cho công tác tổ chức cán bộ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mơ ngủ à?

      Xóa
    2. Bác Huy Đức có xuất ngoại có hơn đó,viết rất mạch lạc và dễ hiểu.

      Mong có nhiều người ,nhiều bài đóng góp sâu sắc về công tác tổ chức cán bộ của cho đảng cầm quyền ,một công tác hiện Đảng CSVN làm rất tỉ mẩn nhưng rất thiếu chuyên nghiệp ,chủ quan gia đình chủ nghĩa , nhiều lầm lỗi,sản phẩm chất lượng không cao thậm chí hàng rởm ,hàng nhái không ít.

      Xóa
  6. Hệ thống báo mạng đã đem lại sự thoải mái cho tinh thần của người dân. Chứ nếu họ bị bóp nghẹt hết chắc sẽ phát điên!
    Dù đa số bị chặn, nhưng các nhà dân chủ thế giới đã cung cấp cho người dân các nước còn bị xiết tự do, các phương tiện "vượt bức tường Berlin" để vẫn tìm đọc được.

    Trả lờiXóa
  7. Không bao giờ đàn chuột từ bỏ miếng bánh kể cả khi miếng bánh dã bị thối rữa , chúng chỉ dời miếng bánh khi bị con người đuổi

    Trả lờiXóa
  8. đá con mèo
    luân chuyển để cho chúng mài lên bệ phóng
    thằng nào có tí mứt dính ở mít...phóng mài lên

    Trả lờiXóa
  9. Bài của H Đ là có sức thuyết phục. Nhưng"luân chuyển" cũng còn có ý nghĩa "răn đe" và tạo "cửa sau" để "chị" thu phong bì của " đàn em" rồi "chị" nói với "anh" về việc dàn xếp và điều chỉnh cán bộ làm sao có lợi nhất cho người " nặng phong bì". Đàn em nào " khó chưi" là luân chuyển đến chỗ "rất khó làm ăn" cho biết tay, có khi đưa một người về làm phó mà biết trước người làm trưởng ở đấy vốn rất ghét người này. Thế là cá vào rỏ cua, chỉ có tróc vẩy ra, không chết cũng ê chề, nhục nhã... Tôi đã chứng kiến vài trường hợp như thế. Nhân đọc bài của HĐ có khen một tỉnh kia trong công tác cán bộ cho "thi" chức giám đốc sở, hẳn HĐ không biết đó là một màn diễn chính trị cho xôm trò mà thôi, chứ tuyệt đối không có cái gọi là thi theo đúng ý nghĩa của nó. Ta thường có các chiêu "diễn biến hòa bình" như thế cho vui mà nhiều người tưởng thật. Cấp phó đã không thể như thế chứ nói gì đến cấp trưởng. Vì cán bộ chủ chốt là ĐỘC QUYỀN của cấp ủy, không có ú ớ gì vào đây đưjc. Thi làm trò giả dân chủ cho vui, HĐ chả lẽ không biết sao? Ớ hờ... hờ

    Trả lờiXóa
  10. Tôi nói điều này có lẽ cũng không quá đáng : tất cả những cái gọi là " đề bạt " hoặc " luân chuyển cán bộ " như hiện nay của " lực lượng lãnh đạo thiên tài " cũng chỉ là những chiêu trò " nhóm lợi ích " mà thôi ! Tất cả những chiêu trò này cũng là việc chuẩn bị cho cuộc " đấu đá quyền lực " tại cái đại hôi XII của cái ĐCSVN mà thôi ! Nói thẳng ra như thế cho nó " vuông " ! Rồi đấy mà xem có đúng như vậy không ? Đâu có phải là để chọn những " hiền tài " đất nước lên làm lãnh đạo để đưa nước Viêt " sánh vai cùng năm châu bốn biển " ? Người HIỀN - TÀI còn lâu mới có " đất dụng võ " ở cái đất nước này !!! Có phải không các bạn ?

    Trả lờiXóa
  11. Tat-tan-tat ca cai gian goi la "lanh-dao" nay khong xung-dang de khoac vao nguoi ba chu "chinh-tri gia". Ho khong phai la nguoi hoat-dong chinh-tri theo dung y-nghia cua no...Dang cs lanh-dao toan-dien thi viec nang len, dat xuong cho nhau cu trong bongtoi ma thuc-hien, roi lam gi cung theo chu-truong chinh-sach cua "tren" thi "chinh-tri" cho nao?

    Trả lờiXóa
  12. Bài của HĐ có tính khái quát cao, một sự đòi hỏi tất yếu việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho một xã hội văn minh, còn xã hội ta hien nay có ai làm như HĐ nói đâu.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi thấy chế độ này tự nó phá thì hơi lâu, cỡ phải vài chục năm nữa, khi mà các thế hệ , các lớp tiền bối cách mạng đại diện bây giờ như: ông hoạn lợn, lão chột mắt, kế đến Khải ve, Sang món, Trọng Lú, Dũng X, sau cùng các UVTU sinh các năm 1960-1965 trở về trước đã ra đi về tiên tổ, khi ấy " suy thoái tư tưởng đạo đức" đã lớn mạnh để làm cuộc CM tự chuyển biến. Còn bây giờ tôi cầu mong sao cho cái đầu nóng của ông Tập cùng tướng tá ông ấy bên Tàu mở 1 cuộc xâm lăng quy mô lớn trên biển, chiến trọn, hoặc các đảo quạn trọng ở Trường Sa, trên bộ tấn công Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An bằng tên lửa, lúc ấy nội lực bên trong, sức ép bên ngoài mới có sự chuyển biến, mới có cuộc CM thật sự thay đổi chế độ này,

    Trả lờiXóa
  14. Thưa quí vị,ở VN làm gì có sự thật mà nhìn chứ ! - tất cả đều gian dối ! chúng ta đang khủng hoảng niềm tin một cách cực kỳ nghiêm trọng đấy !!!

    Trả lờiXóa
  15. Ở Việt Nam xã hội chủ nghĩa, người ta không cần phân biệt giữa chính trị gia và các nhà chuyên môn. Cái tài của các Đảng viên cộng sản là biết tuốt và làm tuốt.
    Khi đã là đảng viên, anh trở thành cán bộ của đảng; khi đã thành cán bộ của đảng, anh được đảng phân công "đi bất cứ đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì" mà đảng cần. Mọi vấn đề bầu bán, bổ nhiệm đều các cấp ủy đảng lo. Việc của cá nhân anh là làm sao để được các cấp ủy ấy quy hoạch, bổ nhiệm vào những vị trí vừa lòng chứ không cần phụ hợp. Còn để trả lời câu hỏi làm sao quá dễ. Nhất thân, nhì tiền. Thân có thể là 4 c, là bạn bè, cùng nhóm lợi ích; còn tiền đi trước là đồng tiền khôn, được ngã giá rõ ràng; tiền nào thịt ấy tương đương với bổng lộc anh có thể hưởng khi được bố trí.
    Còn đối với người chạy bố trí, họ bất cần chuyên môn, sở trường mà họ chỉ cần vị trí cao hơn, nhiều bổng lộc hơn, cơ hội tiến thân tốt hơn...cứ đảm bảo các tiêu chí trên, việc nào cũng chạy tuốt.
    Việc phân biệt giữa viên chức hành chính và viên chức chính trị dường như không có ở Việt nam. Việc luân chuyển cán bộ cũng chẳng liên quan đến vấn đề này. Luân chuyển tạo ra chỗ trống, tạo ra nhiều vị trí và cũng tạo ra thị trường mua quan, bán chức sôi động, thường xuyên và thị trường ấy đều do các cấp ủy quyết định.

    Trả lờiXóa
  16. Khoa toi nen bau Nong Quoc Tuan lam tong bi thu.Da kinh qua bi thu tinh uy,la tuoi tre tai cao.

    Trả lờiXóa
  17. Ông Huy Đức đặt ra vẫn đề đã cũ mèn: Ai thắng cuộc? Câu trả lời, đúng như ông / bà Nặc danh 08.59 nói trên là rất chuẩn xác. Chắc ông / bà này cũng là người trong cuộc. Người thắng cuộc là CÁC CHỊ - phu nhân của trưởng phó ban tổ chức các cấp. các bà này giầu ngầm nhưng không biết để tiền vào đâu, nên nhiều bà đi sắm ví 1 tỉ 600 triệu 1 cái. Vừa giữ được tiền vừa không phải gửi tiết kiệm, sẽ lộ bem mà cũng không phải kê khai tài sản. Vì vậy nhiều báo đã phải kêu lên: sao ở ở VN có nhiều quý bà chơi sang thế?

    Trả lờiXóa
  18. Gửi bác Huy Đức
    Bác có quen ai trong giới kinh doanh như karaoke, masage... Bác hỏi dùm việc duy chuyển nhân viên ( đào), điều ( đổi) qua lại, sẽ không khác gì việc luân chuyển cán bộ đâu, giống như soi gương vậy. Nếu không đúng bác cứ đánh chết em.

    Trả lờiXóa
  19. Chỉ có các ông ở Ban tổ chức các cấp là thắng cả 4 bên : thằng muốn đi , kẻ muốn ở và cả kẻ không muốn đi , thằng không muốn ở...đều phải làm thủ tục..."ĐẦU TIÊN" !

    Trả lờiXóa
  20. Chế độ chính trị VN tạo ra hệ thống chính trị kiểu "thân tộc và gia đình trị". Chế độ chính trị VN hiện nay không và không bao giờ chọn được người thực sự có tài - đức . Nguyên tăc bất thành văn " đảng cứ dân bầu" đã tạo ra chế độ " thế tục" của ph0ng kiến ngày xưa . Chỉ có phá dỡ hệ thống chính trị hieenjj nay mới có thể bàu chọn được người tài đức thực sự để cống hiến, phục vụ tốt nhất cho nhân dân và Đất nước.

    Trả lờiXóa
  21. Bọn tư bản cần phải qua VN ta mà học công tác tổ chức cán bộ. Ai đời bầu tổng thống mà chẳng có "quy hoạch" gì cả. Phải học ta lập ra các ban tổ chức, huyện uỷ, tỉnh uỷ và trung ương để qui hoạch, sắp xếp, bố trí,bổ nhiệm cán bộ chứ. Ngay cả Mẽocuxng vậy, tổng thống phải biét giữ sức khoẻ chứ, ai đời làm tổng thống mọt năm mà người cứ gay rạc đi. Nên học Việt Nam, lập ra 4 trụ cho dễ sai, trụ nào cũng béo tôt phây phây ý.

    Trả lờiXóa
  22. Chế độ NƯỚC CỘNG HÒA CÒ HỒN XÃ NGHĨA VN tràn ngập cái xấu và đầy rẫy tội ác
    Đó là CONG NAO của ĐCS VN

    Trả lờiXóa