* TRẦN HIỆP THỦY
Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở ĐBSCL được ông
Bảy Nhị (Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang) diễn đạt mộc mạc
theo cách của nông dân miền Tây là phải đồng thời thực hiện “ba hóa”. Một là,
“trí thức hóa - doanh nhân hóa” nông dân. Hai là, hợp tác hóa sản xuất - kinh
doanh. Ba là, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn.
“Ba hóa” nghe không mới nhưng vẫn là bài toán cũ chưa
giải xong. Nghĩ tới, chỉ còn sáu năm nữa để VN “cơ bản trở thành nước công
nghiệp phát triển” mà nhiều người còn hỏi “trồng cây gì, nuôi con gì?” thì làm sao
mà nông sản không “được mùa rớt giá, được giá hết hàng” cho được. Thái Lan đi
trước ta mấy chục năm phát triển nhưng xưa kia cha ông ta biết dùng giống cây,
con của Thái Lan (chuối xiêm, mãng cầu xiêm, sầu riêng, dừa xiêm, vịt xiêm...)
để làm ra giống mới, cạnh tranh với họ. Còn ngày nay, nhiều người chỉ biết ăn
trái cây Thái, dùng gạo Thái. Vậy làm sao ta đuổi kịp họ?Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Gianbg |
Để hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thì thứ tự ưu
tiên đầu tư cho sản xuất nông nghiệp phải là “cuộc cách mạng về giống”. Chưa
làm được khâu này thì không nên hô hào cho mất công. Đừng để đến khi gia nhập
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hội nhập thị trường chung, nông
dân VN cần cù, sáng tạo phải móc túi trả tiền bản quyền về giống. Cũng cần phải
tính toán cũng như phổ biến những mô hình sản xuất mới phù hợp đặc tính của
người nông dân và tình hình mới. Bởi lẽ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến
trong sản xuất nông nghiệp gắn với mô hình sản xuất mới, được hỗ trợ bằng tư
duy đổi mới, những đột phá về cải cách thể chế chính là yêu cầu cấp bách hiện
nay.
Thủy lợi xưa là khâu đột phá, nay là vấn đề sống còn
của ĐBSCL. Càng bức xúc hơn trước biến đổi khí hậu, nước biển dâng và tác động
của việc xây đập thủy điện của các quốc gia đầu nguồn sông Mekong .
Trước, dân miền Tây lo lũ ngập, nay lo “sự biến mất mùa nước nổi” nhường chỗ
cho xâm nhập mặn. Liên quan đến thủy lợi, xung đột lợi ích đang bị giành giật
bởi phe điện, phe nước, phe nuôi trồng và phe an dân... đang tác động tiêu cực
vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn ĐBSCL cần được điều chỉnh bằng những cải
cách mạnh dạn hơn. Chuyện xấu “trên nguồn, dưới bể” và trong nội tại như “hai
gọng kìm” đe dọa sự phát triển an toàn và bền vững của vùng đất Chín Rồng.
Nông dân ĐBSCL phải vượt qua (hay vướng lại) trong
“bốn bước đi”: bước lên, bước xuống, bước vào, bước ra. Vào làm ăn và đi lên
hợp tác hóa nông nghiệp theo cách làm mới hay bước ra riêng lẻ, tụt hậu trước
thách thức, cạnh tranh toàn cầu? Yêu cầu khắc nghiệt của thương trường vượt
khỏi không gian ruộng đồng, đòi hỏi họ phải chuyển đổi tư duy “làm ra nhiều
nông sản” sang tư duy “làm ra nhiều giá trị từ nông sản”. Nông dân ngày nay
không chỉ có kiến thức sản xuất nông nghiệp để tạo ra năng suất, sản lượng cao
mà còn có kiến thức quản trị đồng vốn để tạo ra giá trị, lợi nhuận cao. Đó là
quá trình “trí thức hóa và doanh nhân hóa nông dân” rất cần được sự bảo trợ của
Nhà nước.
Tầm nhìn dài hạn và bức xúc trước mắt cho một ĐBSCL
phát triển an toàn, trù phú và bền vững trước tác động xấu của thiên tai và
nhân tai đang đòi hỏi phải “chọn lựa ưu tiên” và phải đảm bảo nguyên tắc “không
hối tiếc”. “Ba hóa” của ông Bảy Nhị - một nông dân đã từng làm “quan tỉnh” -
rất đáng được suy ngẫm.
T.H.T / TTO
Nghe mấy ổng nguyên chém....
Trả lờiXóaéo thấy thằng đương nào chém...
Bảy Nhị kéo đờn cò...
Trả lờiXóaVN hay khoe là số 1 thế giới về xuất khẩu này nọ nhưng thực ra thì Mình bán 3 không bằng người ta bán 1 .
Trả lờiXóaNhững người có tâm và tầm như bác Bảy Nhị mà ngồi vào ghế bộ trưởng bộ NNPTNT thì có lẽ dân ta đỡ khổ.
Trả lờiXóaĐừng tự sướng như vầy...
Xóađang đượng thì cho tiền đ/c này éo dám bình loạn lung tung như trển đâu....
Vấn đề nông dân, quan trọng nhất là đất; nhì để họ tựu do sản xuất, đừng bắt họ làm hết cách mạng này đến cách mạng khác, đừng bắt họ phải xây dựng nông thôn mới... Thực ra chưa bao giờ người nông dân được làm chủ đất. thời phong kiến đế quốc, ruộng đất của địa chủ (chỉ đúng một phần) đến sau cách mạng Tháng Tám, ruộng đất của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa và bây giờ thì của CNH, HĐH có nghĩa nhân danh để cướp trắng đất nông dân, người cần đất chẳng bao giờ có đất và từng bước họ tiến dần đến vô sản .
Trả lờiXóaTôi nói thế là bởi có lí do, ngay từ lúc đương chức bác Bảy Nhị là người rất có tâm với nông dân.
Trả lờiXóa