Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

TÙ MÙ LƯƠNG -LẬU !?

Hệ thống lương bổng và thu nhập ngoài luồng của quan chức ở Việt Nam rất ‘tù mù’, thiếu minh bạch, là điều có thể vừa gây thiệt hại cho việc thu thuế và công quỹ nhà nước, vừa làm cho người dân sút giảm lòng tin vào chế độ, theo nhà quan sát từ trong nước.Trao đổi với BBC từ Hà Nội, ông Trần Tiến Đức, nhà tư vấn độc lập các dự án xã hội và phát triển trong lĩnh vực dân sự nói với BBC tình trạng thiếu công khai, minh bạch trong thông tin về thu nhập và lương bổng của các công chức nhà nước, đặc biệt là quan chức lãnh đạo đã phổ biến trong nhiều năm và cần được thay đổi.
Cựu Vụ trưởng một Ủy ban về phát triển dân số của nhà nước trước đây nói:
Ông Trần Tiến Đức nói thu nhập của quan chức thiếu minh bạch gây tác hại ngân sách, và làm giảm lòng tin của dân.
Ông Trần Tiến Đức nói thu nhập của quan chức thiếu minh bạch
gây tác hại ngân sách, và làm giảm lòng tin của dân.
“Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là tính minh bạch trong các thông tin, trong mọi quyết định của nhà nước, thí dụ như mức lương của ông Tổng thanh tra (chính phủ), những nguồn tin trước đây trên báo chí chính thống nêu là trong một số lần tôi được nghe là lương của ông Thủ tướng là 15 triệu đồng một tháng,
“Lần đầu tiên tôi được nghe thấy lương của ông Tổng thanh tra là 18 triệu đồng một tháng, thì cái đó… là mức lương của các quan chức như thế nào thì hiện nay cũng rất là tù mù, tức là người ta không có công bố mức lương thế nào.”
Theo ông Đức, người từng làm việc ở Ban Khoa giáo Đài Truyền hình VTV, Việt Nam có quy định yêu cầu các quan chức kê khai, khai báo tài sản và các nguồn thu nhập, nhưng thông tin cụ thể sau kê khai lại ở trong tình trạng ‘bưng bít’, thiếu minh bạch.
Ông nói: “Nhà nước Việt Nam cũng có một yêu cầu kiểm kê tài sản, khai tài sản, nhưng tất cả những chuyện đó không ai được biết, kế cả Quốc hội, các nghị sỹ cũng không biết, mà những người dân thường càng không biết.
‘Không thể đòi hỏi’
Theo nhà tư vấn độc lập, tình trạng này đang gây ra những tác hại về mặt kinh tế lẫn xã hội.
Trước hết về mặt thất thu ngân sách từ nguồn thu thuế, ông nói:
“Những ông đấy là không công khai, thì chắc chắn là ông không nộp vào thuế nhà nước, thu nhập lớn để người ta có thể mua sắm nhà cửa, đất đai, thì chắc chắn là số tiền là rất lớn và chắc chắn khoản thất thoát của ngân sách nhà nước là rất lớn.”
“Nhưng cái thứ hai nữa là vì chuyện không công khai minh bạch tất cả những thu nhập, cho nên người ta có thể sử dụng những tiền đó vào những việc không chính đáng, và như vậy nó sẽ tạo nên một sự bất công trong xã hội.”
Theo ông Trần Tiến Đức, tình trạng nhiều quan chức vừa thiếu minh bạch về thu nhập, tài sản, vừa ‘nói một đằng, làm một nẻo’ sẽ gây ra những tác hại về xã hội.
Ông nói: “Rõ ràng người ta thấy rằng một xã hội mà sự nói dối nó trở thành một chuẩn mực, thì chúng ta cũng không thể đòi hỏi được người dân và nhất là giới trẻ ứng xử theo một tiêu chuẩn đạo đức bình thường của một xã hội văn minh.”
‘Chữa bệnh hệ thống’
Đề giải quyết thực trạng hệ thống ‘hai lương’ và kém minh bạch này ở các quan chức, nhà tư vấn độc lập cho rằng cần nhận thức đây là một trong các biểu hiện của một vấn đề nghiêm trọng hơn lâu nay mà ông gọi là “bệnh hệ thống”, và cần phải có giải pháp dân chủ hóa xã hội, để từ đó cộng đồng có thể thực hiện giám sát quyền lực hiệu quả hơn.
Ông Đức nói: “Tôi nghĩ rằng có lẽ phải dân chủ hóa, phải thực hiện được tất cả những gì mà xã hội văn minh người ta vẫn làm, một xã hội văn minh dân chủ, khi mà người dân có quyền được lựa chọn một cách tự do những người đại diện cho họ,
“Để những người đó điều hành đất nước và người dân được quyền thực hiện sự giám sát của mình, được tiếp nhận đầy đủ thông tin thì chắc những sự tham nhũng hoặc đạo đức xã hội sẽ được cải thiện,
“Tôi cũng đi một số nước và không có nước nào mà tôi coi là lý tưởng, nhưng tôi quan sát thấy rằng ở nước nào mà có dân chủ nhiều, người dân được quyền nói nhiều, người dân được quyền tham gia, trong việc điều hành nhà nước cũng như trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước, thì ở đấy đạo đức xã hội tốt hơn.”
Mới đây, một cuộc họp báo của Thanh tra Chính phủ Việt Nam cho biết thông tin về lương bổng chính thức của một số quan chức chính phủ, trong đó lương của Tổng thanh Chính phủ ở mức 18 triệu đồng/tháng, lương của Phó Tổng thanh tra khoảng 15 đồng/tháng.
Trong khi đó, theo Văn phòng Chính phủ Việt Nam, lương tháng của Thủ tướng Chính phủ sau khi nộp thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội, tất cả các khoản có tổng số chừng 17 triệu đồng.
Tuần trước, một chuyên gia luật của Việt Nam từng nắm cương vị Vụ trưởng trong một Ban của Văn phòng Chính phủ, PGS. TS Hoàng Ngọc Giao cũng chia sẻ quan điểm như ông Đức nói khi cho rằng Việt Nam cần minh bạch hóa thông tin về tài sản, thu nhập quan chức và đề nghị chính quyền lập một Ủy ban giám sát tài sản do Quốc hội cử ra để theo dõi vấn đề này.
Theo bbc

8 nhận xét:

  1. "làm cho người dân sút giảm lòng tin vào chế độ"
    Vậy ý đảng sao? Cũng "sút" vào lòng tin của nhân dân?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không chỉ làm cho người dân giảm sút lòng tin đâu, mà còn gây nạn bão giá khiến dân lành 3 cọc 3 đồng và dân lao động ngày càng khổ.
      Bên cạnh lương khùng, Lương tù mù, Lậu, ... thì làm cán bộ còn có :
      Cán bộ - Lương chồng lên lương nhưng không phải nộp thuế, gồm:
      - Bậc lương theo trình độ (như mọi người - khoản này có thuế)
      - Lương % làm cán bộ
      - Họp Lãnh đạo: có tiền "gọi là Xăng/xe', Tiền ăn trưa dù vẫn có bữa ăn
      - Họp chuyên môn: có tiền
      - Họp cơ quan: có tiên
      - Tổ chức sự kiện: có tuền
      - Đến dự tổ chức sự kiện: có tiền

      Xóa
  2. Éo tin cái loại này....
    Giờ sao tuyền cựu, nguyên lên chém gió như đúng rồi?????????
    éo có thằng đương nào chém dó hè....?????

    Trả lờiXóa
  3. - Vì sao lương thấp ?
    - Vì quỹ lương có hạn mà bộ máy NN lại qua cồng kềnh, phải san ra mỗi người một ít.
    - Vì sao cồng kềnh ?
    - Vì ngoài bộ máy NN, còn thêm bộ máy Đảng, hội, mặt trận... ngân sách phải nuôi.
    - Lương thấp làm sao sống ?
    - Phải xoay xở, trông vào vợ con, tiền của, đất đai ông bà, cha mẹ để lại và THAM NHŨNG ăn không tử thứ gì của dân, từ nhỏ đến lớn. Để tăng thu nhập.
    - Đã có chủ trương kê khai thu nhập, tài sản. Sao không công khai, minh bạch ?
    - Công khai để chặn đường tăng thu nhập của công chức à. Đời sống khó khăn, nghèo, đói làm sao yên tâm làm việc, làm sao trung thành, ủng hộ Đ, NN hết lòng.
    - Đảng NN bao che cho tham nhũng à ?
    - Không, vẫn ra nghị quyết chống tham nhũng. Nhưng ăn vụng phải biết chùi mép. Lộ ra vẫn bị xử lý làm gương. Ai bảo ăn tham, ăn dầy, ráng chịu . Đi tù vài năm rồi hạ cánh vui vẻ.
    - Để có chế độ, chính sách hợp lý về lương xem ra khó, bế tắc ?
    - Không khó, không bế tắc. NN vẫn đang nghiên cứu. 10 năm 20 năm không xong thì cứ tiếp tục cho dù hết thế kỉ này chưa xong thì cũng không chết ai. Đừng lo bò trắng răng.
    - Phải chăng phương châm của Đ, NN bây giờ là trời sinh voi sẽ sinh cỏ ?
    - Đúng vậy, dù không ra NQ, ai "khôn" thì sẽ được nhiều cỏ hơn. Đ, NN vẫn phải là người lãnh đạo để giữ trật tự và ổn định, không vậy thì loạn à. OK chưa ?
    - Rồi, từ nay xin hết thắc mắc về lương. Nhưng trong bụng xin bó tay. com.vn. Trong đầu đang nghĩ xem có dự án nào chấm mút được không, móc nối với quan,với cấp nào đây. Đúng là thời nay muốn làm người trung thực thật khó. Trời cao đất dầy ơi !!!.

    Trả lờiXóa
  4. ở VN chẳng có cái gì minh bạch cả . phương châm ĐỤC NƯỚC BÉO CÒ là kim chỉ nam cho mọi quan chức .ĐƯỜNG LỐI CHÍNH SÁCH còn tù mù hết THẾ KỶ này không biết đã tới chưa thì còn lâu mới nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm.....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách đây hơn 10 năm, nhân họp nói về chi thu sai nguyên tắc, có vị lãnh đạo nói: Nước có đục thì cá mới sống được, trong quá thì ... còn ai làm việc !!!

      Xóa
  5. Anh Đức là người bình luận thể thao kỳ cựu trên TV đầu thập niên 80 thế kỷ trước , rất nhiều người hâm mộ anh trong đó có tôi . Xung quanh nội dung bài viết này , cách anh Đức đặt vấn đề và giải quyết vấn đề nhẹ nhàng mà sâu sắc . Từ việc tù mù về lương , thu nhập , tài sản của cán bộ , chúng ta có thể hiểu rộng hơn về sự thiếu minh bạch , thiếu công khai ở xã hội ta , chính điều này góp phần bao che và dung dưỡng cho tham nhũng phát triển . Mà muốn khắc phục chỉ có cách như ông nguyên chủ tịch Quốc hội nói đã từng nói là phải chữa lỗi hệ thống .

    Trả lờiXóa
  6. dang cung de ra 50% cho can bo ngach dang,roi tien cong vu cua mot so nganh.loan lam roi

    Trả lờiXóa