Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

"Trận đánh lớn" đã kẹt loạt đạn mở màn?

Muốn công cuộc đổi mới thành công thì không thể không xuất phát từ cái… lỗ hổng chết người này.
Sau khi “Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục” được Quốc hội thông qua, đến nay Bộ GD & ĐT bắt tay vào triển khai hai “trận đánh nhỏ” nhằm tạo đà cho “trận đánh lớn”.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, có thể nói hai “trận đánh” mở màn của Bộ đã bị... kẹt đạn ngay ở những loạt bắn đầu tiên. Cần tìm cách gỡ để sao cho trận đánh thành công như mong đợi của người dân.
Trận đánh nhỏ hay lớn
Trước hết, việc Bộ GD đưa ra quan điểm xem “đổi mới thi cử là khâu đột phá” lần này, nhất là đổi mới GD phổ thông là dấu hiệu đáng mừng. Nhưng đáng tiếc, quan điểm này chưa hẳn đúng về phương pháp trong nhận thức lẫn tiếp cận vấn đề.
            Thứ nhất, trong hoạt động dạy học có 03 nhân tố quan trọng: Thầy giáo (bao gồm cả người thầy trực tiếp giảng dạy và người thầy làm công tác quản lý); SGK, giáo trình, thư viện và phương pháp dạy học (kỹ thuật, kỹ năng dạy học - phương pháp có tính cơ học và phương pháp tư duy).
Nhìn lại nền GD của ta hiện nay có thể thấy, 03 nhân tố trên đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Cho nên, lẽ ra trước tiên Bộ phải xuất phát từ điểm mấu chốt này chứ không phải từ khâu“đổi mới tổ chức thi cử”. Dẫu biết rằng việc tổ chức thi như thế nào cho phù hợp là điều cũng rất đáng bàn nhưng nếu cho đây là “khâu đột phá quan trọng” nhằm “đổi mới căn bản và toàn diện nền GD” thì rất không thuyết phục. Đổi mới thi cử thực ra chỉ là phần ngọn, phần phụ của vấn đề này mà thôi.
Thứ hai, lập luận việc cải tiến thi cử sẽ tạo điều kiện cho thầy và trò ở phổ thông thay đổi cách dạy và học; khắc phục việc “dạy học truyền thụ kiến thức một chiều sang phát triển kỹ năng cho các em học sinh”. Vấn đề này mới nghe qua  thấy rất hay, rất đúng nhưng ngẫm nghĩ lại thì không hẳn vậy.
Nên nhớ rằng năng lực tư duy, nhận thức, nhân cách, kỹ năng... của học sinh chỉ hình thành và phát triển một cách tiệm tiến qua từng cấp học trong suốt quá trình GD và quan trọng hơn, phụ thuộc rất nhiều vào nội dung chương trình học được thiết kế và biên soạn trong SGK chứ không phải qua một, hai kỳ thi.
Cách dạy và cách học của thầy và trò cũng vậy, phần lớn phụ thuộc vào quan điểm và mục tiêu GD; phụ thuộc vào quan điểm trong việc thiết kế nội dung và chương trình của từng môn học, bài học. Phụ thuộc vào điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện dạy học hơn là chịu sự tác động của việc thay đổi cấu trúc đề thi. Bởi lẽ thi cử là chuyện diễn ra sau quá trình dạy và học. Người ta dạy và học rồi mới thi chứ không ai thi rồi mới quay lại để dạy và học.
Thứ ba, giả sử nếu buộc phải xem việc đổi mới thi cử là “khâu đột phá” thì nhận thức và cách làm hiện nay chưa ổn, nhất là chưa bao quát hết thực tế chuyện thi cử. Các học sinh hiện nay, ngoài kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh ĐH thì còn 02 kỳ thi khác trong năm học. Chưa kể đến những bài kiểm tra…
Thế nên, lẽ ra cải tiến thi cử nên bắt đầu từ việc quan tâm cải tiến đổi mới các kỳ thi trong suốt quá trình học phổ thông. Thử hình dung các em học sinh vừa thi xong học kỳ 02 ở lớp 12, lập tức phải lao vào thi tốt nghiệp và sau đó là thi ĐH. Nên dù ở đây có giảm bớt môn thi (như cách làm hiện nay của Bộ), thay đổi cấu trúc đề thi (trường hợp môn ngữ văn) đi nữa, áp lực thi cử với học sinh vẫn còn đó. Tâm lý dạy và học để đối phó với kỳ thi tốt nghiệp của thầy và trò ở phổ thông vẫn còn đó.
             Chưa rõ ràng trong nhận thức  
Có lẽ không phải nói nhiều về chuyện bị... kẹt đạn ở “trận đánh nhỏ” thứ hai này của Bộ GD. Qua tìm hiểu, cá nhân tôi thấy sở dĩ “trận đánh nhỏ” này bị kẹt đạn, bị dư luận phản ứng là vì có sự lấn cấn trong nhận thức của những người phụ trách ở hai khâu quan trọng sau:
Thứ nhất, có cảm giác những người phụ trách khâu này chưa có sự minh định rõ ràng trong nhận thức giữa hai vấn đề, đổi mới chương trình khung trong SGK phổ thông với vấn đề cụ thể hóa cái khung chương trình ấy, tức là khâu biên soạn và viết sách. Trong hai khâu này, khâu đổi mới khung chương trình là khâu quyết định và quan trọng nhất. Bởi lẽ, phải làm sao xây dựng được cái khung chương trình SGK phổ thông theo tinh thần đổi mới nhằm đáp ứng và cụ thể hóa cái mục tiêu GD chung của đề án đặt ra là cực kỳ khó. Và càng khó hơn nữa là phải làm sao đảm bảo tuyệt đối mục tiêu“định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”.
Cho nên, nếu nhận thức rõ ràng vấn đề này thì có thể thấy khâu viết SGK mới trên cơ sở chương trình khung đã thống nhất thực ra không tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Nói như TS Giáp Văn Dương: “Tôi chưa từng thấy một đề án đầu tư nào có số tiền lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng mà sơ sài như thế”[1]. Cái “sơ sài” ở đây không chỉ là “sơ sài” trong minh giải các khoản chi mà quan trọng hơn là “sơ sài” trong nhận thức về một vấn đề lớn và cực kỳ quan trọng.
Thứ hai, như nhiều học giả đã nói, vấn đề đổi mới GD tuy tiền là cần nhưng không phải có nhiều tiền là công cuộc đổi mới sẽ thành công. Điều này hoàn toàn đúng nếu nhìn trong điều kiện và hoàn cảnh của đất nước ta hiện nay. Nói như GS Nguyễn Ngọc Lanh thì: “...cái đề án hoành tráng lại không phải do “người ngoài” đề nghị - rõ ràng là không phù hợp với cách chi tiền của người nghèo. Liệu tác giả đề án có khi nào tự ý thức được mình nghèo?”[2].
Thế mới nói, lỗ hổng của GD nước ta hiện nay thực chất là cái lỗ hổng về vấn đề con người. Con người trong điều hành quản lý ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Con người trực tiếp đứng trên bục giảng đảm nhận trách nhiệm “trồng người” phần nhiều đều đang gặp sự cố, đang bị “trục trặc”, bị đặt nhầm chỗ. Vì thế, muốn công cuộc đổi mới căn bản toàn diện nền GD nước nhà thành công thì không thể không xuất phát từ cái… lỗ hổng chết người này.
Từ các phân tích trên, có thể thấy rất rõ, là trận đánh nhỏ thứ nhất mang tên “lấy thi cử làm khâu đột phá” vừa qua không những làm cho Bộ lúng túng mà mấy chục triệu học sinh cũng  hoang mang. GV và phụ huynh thì chờ đợi (đặc biệt ở môn ngữ văn). Còn ở trận đánh nhỏ thứ hai - “đề án đổi mới chương trình và SGK phổ thông sau 2015” thì khỏi phải nói, dư luận tuần qua đang bị “sốc toàn tập”, đúng như tiêu đề trên trang nhất báo Tuổi trẻ ngày 15/4/2014.
-----------------/
[1] Xem bài “Với GD, không phải có tiền là có kết quả” trên  http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/170944/voi-giao-duc--khong-phai-co-tien-la-co-ket-qua.html
[2]: Xem bài “Bộ GD đừng biến thành nhà thầu” trên http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/171088/bo-giao-duc-dung-bien-thanh-nha-thau.html

25 nhận xét:

  1. Không thể cải cách giáo dục được nếu giáo dục còn bị chi phối bởi chính trị. Đố ông Luận làm được gì khi mà trên đầu ông vẫn còn cái vòng kim cô về sự lãnh đạo của Đảng. Ông không thể chủ động vạch đường hướng đào tạo con người đúng nghĩa, mà chỉ có thể vạch đường hướng đào tạo những con người trung thành với sự nghiệp của Đảng. Mà ngay cái mục tiêu này ông và ngành GDVN đã thất bại rồi. Không thay đổi mục tiêu này, ngành GDVN còn bế tắc, còn thất bại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dung nhu vay ! Hoc-sinh hoc-hanh de tro thanh mot nguoi cong-dan dung nghia, chu khong phai tung-ho cai dang cs tu be cho den khi ra doi van con tung-ho. Hay dua "Dang&Bac" ra khoi hoc-duong .

      Xóa
    2. Ông Luận vậy là giống Tôn Ngộ Không, không thể nện cho Đường Tăng một cái, vì Đường Tăng đưa ra bùa chú.

      Xóa
  2. Đánh đấm như vầy chỉ tổ tốn "đạn", chỉ làm cái lưng còng của người dân thêm còng hơn vì tiền thuế nặng hơn.
    LỖI HỆ THỐNG!
    Các đồng chí chưa bị lộ ơi, LỖI HỆ THỐNG cơ mà!

    Trả lờiXóa
  3. Vấn đề đổi mới sách giáo khoa, theo tôi, không ai rành hơn các giáo viên đứng lớp, kể cả đã về hưu.
    Đơn giản và tốt nhất bây giờ, Bộ giáo dục lập ngay một trang web riêng về đổi mới sách giáo khoa, cho comment thoải mái, lấy ý kiến tất cả giáo viên và toàn thể nhân dân. học sinh, sau đó tổng hợp đánh giá dựa theo ý kiến các chuyên gia, đi đến thống nhất số môn, số bài, số tiết rồi hãy ngồi viết. Đảm bảo kinh phí giảm thiểu rất nhiều mà chất lượng tăng lên đáng kể.( không cần thiết phải viết lại toàn bộ mà chỉ cần thêm, bớt một số bài đã chọn lọc). Giáo sư Nguyễn Lân Dũng mà làm chủ biên là hay nhất. Còn vì "lợi ích nhóm" thì tùy. Cần đi trước mấy vấn đề như Luật về quyền công dân, quyền con người, luật biểu tình để về sau khỏi phải sửa.
    Theo tôi, nên chia 12 lớp học thành 4 cấpp: 1,2,3,4. mỗi cấp 3 lớp. Riêng cấp 1 cần những Nghệ nhân về giáo dục, ta nên sử dụng những giáo viên về hưu còn đủ sức khỏe và lòng yêu nghề để uốn nắn nhân cách mầm non ngay từ buổi ban đầu. Giảm số lượng giáo viên đào tạo mới cũng là giảm gánh nặng cho ngành và xã hội.
    Nếu muốn hoàn thiện sách giáo khoa, có thể chậm lại một vài năm thì cũng nên chậm. Lĩnh vực này không phải là lĩnh vực "Giành ăn", mong các nhà Sư phạm lưu tâm.

    Trả lờiXóa
  4. Giáo dục nước nhà mà có hay thì con ông cháu cha con ông thủ tướng con bà bộ trưởng con chủ tập đoàn con ông tổng nầy tổng kia đả không đi du học ..ở cái thằng tư bản phải gió chết tiệt ..hảy dành tiền cải cách mà lập quỷ cho con cháu cocc đi tây du

    Trả lờiXóa
  5. Hoàn toàn đồng ý với Nặc danh 10:33 Ngày 24 tháng 04 năm 2014 !

    Trả lờiXóa
  6. Cải cách giáo dục ; tiẻn , sách giáo khoa là thứ yế , có là cái tốt , không có không sao . Đìẻu cơ bản là thay đổi cách giảng dậy , để tăng tính tư duy , tự lập , mạnh dạn ..v..v của học sinh . Cái này các nước phát triển họ làm rồi (dạy học theo kiểu thầy và trò cùng học)

    Trả lờiXóa
  7. Nếu còn xảy ra việc cai trị độc đảng, yêu cầu dẹp môn Lịch sử trong trường học! Vì nó đưa ra toàn hình bóng âm hồn bậy bạ kiểu Lê Văn Tám để tuyên truyền lừa bịp nhân dân. Không hề có "sự thật", điều rất cần của Sử học.

    Trả lờiXóa
  8. đổi mới là cả một quá trình, trong đó là sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giáo dục phổ thông của nước ta trong những năm qua đã đạt được những thắng lợi quan trọng. với hệ thống giáo dục được thiết kế cách đây nhiều năm thì nay phải đổi mới là điều tất yếu, nó như cái áo mặc lâu ngày sẽ mòn, sờn vải, cũ đi thì phải thay, tuy nhiên không thể phủ nhận được nền giáo dục trước đây là hoàn toàn dở, nêu giở tại sao vẫn đào tạo ra những nhân tài, khi đi thi quốc tế toàn giải cao, thậm chí là giải nhất (ví dụ thi roobocom, thi toán olempic,...) nay đề ra đề an thay đổi toàn diện cũng là hợp lẽ tự nhiên vì chương trình chúng ta thiết kế đã hơn 10 năm, thay đổi để phát triển, thay đổi để đạt năng suất, hiệu quả cao hơn. tất nhiên bước đầu sẽ gặp những khó khăn nhưng tôi mong rằng với ý chí và nguyện vọng của mọi người, thì thay đổi sẽ tất yếu diễn ra và mang lại hiệu quả cao hơn.

    Trả lờiXóa
  9. Cuộc sống kg minh bạch nên kg làm gì đúng đc,ai đời bố gv toán c3 mà kg giải đc toán c1/2 cho con,sách gk viết ra lại bắt gv đi tập huấn về mới dạy đc,như vậy là đánh đố nhau,học đại học kg dạy cho hs phô thông đc ! Có phải bô gd làm xiếc với cp với qh và nhân dân kg!

    Trả lờiXóa
  10. Cứ ồn ào đi cứ xây lai đào lai phá đi cứ chỉnh sửa viết lại món này béo dễ ăn khó trượt như AD18 ? Ngay cái đcs,HP cứ hô hào đổi mới chỉnh sửa mà vẫn mèo lại hoàn mèo? Trận đánh đẹp này của nganh gd có khi tốn tiền dân mà lợn lành chữa thành lợn tai xanh? cái cơ chế đôc đảng thì phair2345 sau đầy tớ mới lòi được hậu quả như tương đài ĐIÊN BIEN CON ĐƯỜNG GỐM SỨ ĐƯƠNG SĂT TRÊN CAO HN CẦU VĨNH TUY CHU VA BAU XIT TN ...VVV TOÀN CHỦ TRƯƠNG LỢN CỦA ĐẢNG-PHÁ SẢN???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  11. Toàn là dối trá thôi, chủ trương đào tạo của đảng ta rõ ràng từ lâu rồi" đào tạo các thế hệ tương lai thành bầy cừu" cho ăn gì được nấy, cấm có ý kiến ý cò.
    Các chiến lược này nọ có 2 mục tiêu: thứ nhất là bịp bợm dân, thứ hai là chia chác. đề án 34.000 tỷ là minh chứng sống động.

    Trả lờiXóa
  12. Chận đánh nhớn?????
    nhớn tiền hay nhớn tâm ah?????

    Trả lờiXóa
  13. Trận đánh nầy theo tôi được biết : Ngài tư lệnh Phạm Vũ Luận chuẩn bị hơn nữa năm qua, bài bản rất kỷ... từ 70 tỷ còn lại 34 tỷ... nếu đừng bị Vinashin, Vinalines, Asiad 18 là xong rồi .... Ở Việt Nam có 1 viên tướng rất nổi danh về các trận đánh đẹp (đã làm phim và in thành sách) Ngài Phạm Vũ Luận mời được viên tướng nầy , tôi bảo đảm sẽ thắng lớn, đó là tướng Đỗ Hữu Ca đấy. Ngài Luận nghĩ sao ?

    Trả lờiXóa
  14. Các bác ơi : dân ngu đảng cs mới dể cai trị, đơn giản vậy thôi !!!

    Trả lờiXóa
  15. Tôi không thích "đổi mới" giả hiệu. Tôi thích "đổi cũ", thời phong kiến ấy. Đọc truyện hồi ấy thấy xã hội thật thanh bình.

    Trả lờiXóa
  16. Chau dang hhoc 12.Trong mon toan co tich phan .dao ham.hinh khong gian vv...Chau xin hoi cac bac cac chu : Hoc may cai thu nay co ap dung gi duoc trong cuoc song khong ? hay chi lam cho lop tre chung chau them hon me sau?

    Trả lờiXóa
  17. Các lãnh đạo nhà mình hô hào vậy thôi, còn thế hệ 5C được đào tạo bài bản thành " Con người mới XHCN" ở phương tây rồi.

    Trả lờiXóa
  18. Tôi cược với các bạn nền giáo dục của ta đổi gì,rốt cục vẫn chỉ đào tạo ra một tầng lớp thượng đội hạ đạp,hạ mục vô nhân.tiến thân bằng đầu gối cái lưng và phong bì!!!!

    Trả lờiXóa
  19. "Ngu,ngu nữa,ngu mãi",thưa xếp em thuộc bài rồi !

    Trả lờiXóa
  20. Hôm nay các báo "lề cải" đưa tin : bộ trưởng Luận xin "kéo pháo ra".
    Chắc chắn sẽ còn nhiều chuyện hay nữa.

    Trả lờiXóa
  21. Nặc danh 12:20 ngày 25/04/2014 nói hay quá,100% chính xác !

    Trả lờiXóa
  22. Thưa bà con,
    Những gì diễn ra trên mặt báo, mặt đài thì ai cũng biết - đại đa số người dân mình đều thấy khuôn mặt bộ trưởng Luận. Song đó chỉ là "diễn viên" trên sân khấu; đằng sau đó còn có đạo diễn, chỉ đạo nghệ thuật thậm chí là vài cậu long tong. Thế nhưng trên sân khấu, diễn viên Luận chỉ là con rối.

    Tuy nhiên, mỗi lần thoảng nghe câu "trận đánh lớn" của tư lệnh ngành giáo dục, mọi người nhớ lại khuôn mặt giống vai hề, cố gắng tươi hơn hớn nhưng chẳng nên cơm cháo gì.
    Đúng là kẹt đạn ngay từ loạt đầu tiên thế này chỉ phí cơm, phí tiền thuế của giai cấp cần lao, nông dân bán lưng cho trờ, bán mặt cho đất... mà thôi.

    Trả lờiXóa
  23. "Ăn,ăn nữa, ăn mãi" xếp ơi,em thuộc bài rồi,xếp tăng lương em đi,còn không thì thưởng tiền cũng được!

    Trả lờiXóa