Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

'Tiếng nói' E,MAIL - 94

     * From: To Van Truong tovantruong1948@yahoo.com
Con mẹ hàng xóm thích đong đưa lại không biết điều
(Lưu ý anh em, đừng ra khỏi ngõ là ngó quanh xem có cô nào tương tự.)
Có anh chàng vợ đẻ
Bị “cấm vận” lâu ngày
Nên tỏ ra bức xúc
Cứ nhăn nhó mặt mày.
Vợ thương tình bèn nói
Anh cầm lấy ít tiền
Ra bên ngoài “thư giãn”
Đỡ bí, em chẳng ghen!
Chồng vâng lời ra phố
Không quên đem… “áo mưa”
Lúc về đầy phởn chí
Còn trả vợ tiền thừa
Và rồi anh ta kể:
Rằng định đi Massage
Nhưng gặp cô đầu ngõ
Thông cảm cho chuyện nhà
Nên cô ấy… “giúp đỡ”
Giá chỉ một phần ba…
Vợ vừa nghe đến đó
Thì bỗng dưng gầm to:
“Tiên sư con láo toét
Dám cư xử thế à?
Năm kia, khi nó đẻ
Em giúp chồng nó mà
Đâu thèm lấy một cắc
Đến mình, nó không tha
Tí em ra xử nó
Không thể nào bỏ qua”
P/S:
Qua câu chuyện ta thấy
Một bài học thế này
Khi nóng hay lỡ miệng
Lộ những chuyện không hay
Vì vậy những khi nóng
Tốt nhất: “Don’t to say”
Cử Tạ

Vào 09:10 Ngày 18 tháng 04 năm 2014, Chu Phung <chucongphung2000@gmail.com> đã viết:
“Nâng bi”, phiếm
Có người nói rằng, thuật ngữ “nâng bi” có ở xứ ta từ trước khi Sài Gòn giải phóng, nó được nói chệch ra từ “Lobby” chỉ sự “vận động hành lang” để giành được ưu thế, sự ủng hộ cho đối tượng cần “Lobby”.
Tuy nhiên lý giải này có vẻ hơi khiên cưỡng vì nó khá xa với mục đích của động từ “nâng bi”. Có một cách lý giải khác nghe logic hơn, nó thế này:
Chuyện kể rằng, ngày nảy ngày nay có anh chàng nọ chơi bida vào hạng khá. Sếp của anh ta cũng thích bida nhưng chơi rất xoàng. Để làm vui lòng sếp, mỗi lần chơi anh chàng thường giấu tài và liên tục đi những đường cơ khéo léo để bi nằm vào vị trí dọn cỗ mời sếp “xơi”. Tất nhiên anh chàng cũng đủ tài diễn kịch để thi thoảng tạo ra một game ngang ngửa, kịch tính. Sếp khoái anh chàng ra mặt, cất nhắc anh ta vào chức trợ lý, cho hưởng nhiều bổng lộc.
Trò siêu nịnh bợ này được người đời gọi là “nâng bi” và nó được phổ biến dần trong xã hội như một từ mới với ý nghĩa như vậy. Và thú vị thay, hai từ “nâng bi” và “nịnh bợ” đều được viết tắt bằng 2 chữ “NB” giống nhau.
Về sau “nâng bi” ngày càng được hiểu theo nghĩa bợ đỡ, nịnh nọt, thậm chí nghĩa đen của nó còn được ngầm hiểu là thò tay nâng hộ sếp 2 viên… bi méo nữa. Kể cả sếp là nữ không hề có… bi cũng được “nâng bi” như bình thường.
“Nâng bi” vốn chỉ có một chiều, dưới “nâng bi” cho trên, bé “nâng bi” cho lớn. Ngang hàng với nhau chẳng ai “nâng bi” mà chỉ rình… sút vỡ bi của nhau mà thôi. Nếu khéo “nâng bi”, người ta có thể thu được nhiều món lợi hơn so với công sức, tiền bạc bỏ ra để nâng. Một trong những bậc thầy “nâng bi” mà trở thành người giầu có quyền thế bậc nhất là Hòa Thân, đời vua Càn Long, nhà Thanh TQ.
Khi Càn Long thấy mình hơi béo bèn hỏi Hòa Thân, Hòa Thân bẩm: “Cơ thể bệ hạ như thế này là cực kỳ chuẩn, thêm một tí là béo, bớt một chút là gầy!”. “Nâng bi” tinh tế đến thế là cùng.
Còn khi Càn Long làm thơ thì Hòa Thân tuôn ra những lời có cánh: “Thơ của Hoàng thượng hay tuyệt đỉnh, chữ viết như rồng bay phượng múa. Nước ta mấy nghìn năm chưa có ai làm thơ hay và viết chữ đẹp như thế!”.
Chưa hết, mỗi khi có dịp Hòa Thân đều nhả ngọc, phun châu ra những câu đại loại: “Công ơn của Hoàng thượng như trời bể, tài đức sánh ngang với Nghiêu, Thuấn!”. Thói đời, nói một lần vua chưa tin, nhưng nói nhiều lần Càn Long đâm ra tưởng thật, ngài khoái ra mặt. Và khi đó tài “nâng bi” của của Hòa Thân phát huy hiệu quả tột đỉnh!
Cái tài của Hòa Thân là biết chọn đúng thời điểm để “nâng bi”, khiến những câu nói hành động của ông ta có sức nặng ngàn cân.
Có một câu cửa miệng mà người đời hay dùng để miêu tả thói bợ đỡ đó là “nịnh thối”. Câu này có nguồn gốc từ truyện tiếu lâm dân gian VN sau:
Có ông quan huyện đang lúc thăng đường thì vô tình phát ra một cái rắm rõ to. Mùi xú uế bốc lên nồng nặc, ngài đang ngượng chín người thì một tên lính hầu nức nở: “Mùi vị thực dễ chịu, âm thanh nghe như tiếng đàn, tiếng sáo!”. Tên lính còn lại thì xun xoe thốt lên: “Chao ôi, thoang thoảng hương quế, hương lan!”. Quan huyện tuy có đỡ ngượng nhưng ngài chợt nghĩ rồi nói: “Thường thì trung tiện phải có mùi thối, nay rắm của ta mà các ngươi thấy thơm thì hẳn ta chẳng còn sống được bao lâu nữa!”. Nghe vậy hai tên lính hầu vội rối rít: “Bẩm quan lớn, bây giờ thì có mùi rồi, thối lắm ạ!”. Quả là nịnh… thối đến cỡ đó là cùng!
Chuyện xưa kể rằng, vào thời nhà Tề, Tề Uy Vương là một ông vua làm gì cũng được quần thần tung hô “anh minh, sáng suốt”. Tề Uy Vương cũng lấy làm thích thú. Đại phu nước Tề là Trâu Kị tâu với Tề Uy Vương cần phải nghe nhận xét của dân chúng. Tề Uy Vương cho là phải và ra chiếu: “Ai vạch ra được lỗi lầm của nhà vua trước mặt bá quan triều đình, thưởng 300 nén vàng. Ai dâng biểu vạch ra được tội của vua, thưởng 200 nén vàng. Ai có lời chỉ trích vua xác đáng, thưởng 100 nén vàng”. Chiếu vừa ban ra chưa ráo mực, dân chúng đã kéo đến cổng thành xếp hàng chờ vạch tội vua lấy thưởng đông như trẩy hội. Lúc này Tề Uy Vương mới tỉnh ngộ, xấu hổ gần chết. Hóa ra lâu nay ngài toàn được nghe những lời xiểm nịnh, thiếu trung thực.
Sử sách xưa cũng ghi: Thời Xuân Thu, vị vua thứ 25 của nước Sở là Sở Trang Vương lúc nào cũng lo lắng việc nước nên rất hay hỏi quần thần kế sách. Nhưng đáp lại  lũ nịnh thần chỉ luôn tìm cách ca ngợi Sở Trang Vương tài giỏi, sáng suốt. Sở Trang Vương buồn chán mà than rằng: “Ta đây vốn đã ngu si mà quần thần lại còn ngu si hơn ta nữa thì nước ta có lẽ khó mà giữ được”. Rồi Sở Trang Vương lập tức đuổi hết nịnh thần, tuyển dụng người tài, khiến nước Sở ngày càng mạnh và thu phục được khá nhiều chư hầu khiến tên tuổi của Sở Trang vương được liệt vào trong Ngũ bá thời Xuân Thu.
Con người khi đã “nâng bi” thành chuyên nghiệp, thì từ miệng họ các câu xu nịnh cứ tự nhiên tuôn ra một cách không dừng lại được. Có một gã nhân viên quen thói “nâng bi”, lúc nào gặp sếp gã ta cũng tìm ra được một câu gì đó để làm sếp vui lòng. Một lần, gặp sếp trong nhà vệ sinh, anh ta buột miệng: “Ôi sếp bận đến trăm công ngàn việc mà anh vẫn… đích thân đi vệ sinh cơ ạ!?”.
Câu nói bợ đỡ, nói nhanh hơn nghĩ của anh ta vô tình thành trò cười cho công ty cả tuần sau đó.
Ngẫm cho cùng, mục đích của “nâng bi” là nhằm chiếm tình cảm của cấp trên để mưu cầu lợi ích cá nhân. Thường những người kém tài, thiếu thực lực thì lại có khả năng “nâng bi” và chịu khó “nâng bi” bất kỳ lúc nào có cơ hội. Tất nhiên nói như vậy không hẳn là những người có tài họ không biết “nâng bi”, chẳng qua là họ tự trọng và liêm sỉ hơn mà thôi.
“Nâng bi” có hại cho sự phát triển của xã hội, khiến những người tài thực sự và ngay thẳng, ăn nói khó nghe dễ bị gạt ra bên ngoài những công việc quan trọng. Các vị lãnh đạo nhận ra kẻ “nâng bi” không khó, tuy nhiên có bản lĩnh để loại bỏ kẻ “nâng bi” chuyên nghiệp lại là một chuyện khác. Bởi nghe ngọt bao giờ cũng lọt tai hơn và dễ gây nghiện, tuy cũng dễ sinh hoang tưởng và từ đó dẫn tới chứng vĩ cuồng cũng không bao xa.
Hãy luôn nhớ rằng nếu một kẻ thường xuyên “nâng bi” cho bạn thì hắn cũng sẽ dễ dàng “bóp bi” và “sút vỡ bi” bạn khi có cơ hội.
Cử Tạ

2 nhận xét:

  1. Cảm ơn bác Bồng, cảm ơn Cử Tạ......hay...........

    Trả lờiXóa
  2. Có một lão trọc phú nọ, tính xây thêm CLB vui chơi trong làng cho khách thập phương tới nô đùa, đánh bạc, bia ôm, đại khái thế. Lão tính vừa có tiếng, vừa có miếng (ăn %). Trong khi dân làng rên xiết vì quá đói khổ.
    Nhưng quỹ của làng cạn kiệt, các làng bên không cho vay. Vậy là lão bó tay, đau còn hơn nỗi đau của dân làng. Dân gian gọi là “Đau hơn hoạn!”
    Nhưng lão là người xảo quyệt, nên giả bộ tuyên bố “Để tránh cho bà con phải khổ, nay tôi hủy, không làm CLB vui chơi nữa!”
    Bà con cảm động trào nước mắt, hoan hô rầm trời!
    Thằng Thomas Chí Phèo quá biết lão này, và tội nghiệp cho dân làng. Nó lẩm bẩm:
    - Tự dưng bà con nâng bi nhầm chỗ!

    Trả lờiXóa