* TRẦN MẠNH HẢO
Trước và sau tiểu thuyết nổi tiếng: “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo
Ninh, văn học dòng chính thống của chế độ đương thời, chừng như chưa có tác
phẩm nào dám dựng chân dung buồn đau tới tận cùng của người lính chiến ?
“Đường ra trận mùa này đẹp lắm”, câu thơ của Phạm Tiến
Duật có thể đại diện cho hình ảnh người lính chiến đi vào chỗ chết trong văn
học mà vui như tết, mà vỗ tay vỗ chân hát hò mê sảng hơn trúng số ! Cho nên, Tố
Hữu – ông trùm của thi ca cách mạng mới khẳng định tính chất sắt đá đến phi
nhân của đảng cầm quyền, một đảng không biết hỉ nộ ái ố, không có trái tim như
sau : “Đảng ta đó trăm tay nghìn mắt/
Đảng ta đây xương sắt da đồng”
Rất lạ, năm 2013, nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân đã
cho xuất bản tập thơ “Vé trở về” của nhà thơ, nhà văn,
nhà biên kịch điện ảnh, đạo diễn Văn Lê với hình ảnh người lính buồn từ A tới
Z.
Người lính của thơ Văn Lê khác một trời một vực với
người lính của Phạm Tiến Duật, khi anh được giấy gọi đi bộ đội vào miền Nam chiến
đấu :
“Anh nhìn con dấu đỏ tươi trên lệnh động
binh
Lòng trống vắng như vòm trời không đáy
Cánh đồng ngơ ngẩn buồn
Anh cũng ngơ ngẩn buồn trong váng nắng
chiều sót lại”
Quê hương người lính không phải là thiên đường xã hội
chủ nghĩa như tuyên truyền, mà là một cảnh loạn lạc, bi ai, tráo trở, buồn
thương của đám tang cha mẹ:
“Rắn rết trong hang bò ra đầy ngõ
Náo loạn làng quê chó sủa
Náo loạn bầu trời vẩn vũ chim bay
Cuộc trở mình của tự nhiên diễn ra giữa
ban ngày
Mọi trật tự bỗng nhiên gãy đổ
Sông suối thay lòng đổi dạ
Cuộc đưa ma tại làng quê nhức nhối tiếng
gọi hồn”
Người lính trong thơ Văn Lê ra trận trong nỗi buồn sầu
thảm :
“Đồng chiều
ngơ ngẩn buồn
Anh ngơ ngẩn
buồn bước về quá khứ
Ở đâu đó giữa
hoang vu chợt cất lên tiếng thánh ca âm u khổ sở
Âm u khổ sở
tiếng thánh ca của muôn loài sinh vật tiễn đưa anh…”.
Hãy nhìn hình ảnh người em gái cô đơn tiễn anh ra trận
qua chữ nghĩa Văn Lê :
‘Em gái anh
Dáng như bà già
Khoác chiếc áo tơi mỏng manh như
món đồ dễ vỡ
Nó đứng chờ anh ở ngay đầu ngõ
Miệng cười lóe vệt trăng non”
Và người lính ấy mang nỗi buồn vô tận vào cuộc chiến
để chết buồn như chiếc lá :
“Câu chuyện về người lính hy sinh buồn
như lá thu bay”
Các anh đã chết cho cái gì vậy :
“Những năm chiến tranh đất nước gieo neo
Giấy báo tử về làng như lá rụng
Khủng khiếp nhất là phải làm người sống
Sáng mở mắt ra đã nơm nớp trong lòng”
Hãy đọc tiếp niềm đau buồn của thơ Văn Lê khi anh tả
nỗi buồn cô đơn của cô em gái – người thân duy nhất còn sót lại của người tử sĩ
buồn :
“Ngày anh trai hi sinh bến nước bơ vơ
Cô chẳng còn ai mà chờ đợi nữa
Mọi trật tự trong cô sụp đổ
Cô lang thang cuối đất cùng trời
Xác xơ như bà lão ăn mày
Vô cảm như người điên ngoài chợ”
Cô gái đi tìm người anh đã chết trận như một người
điên, trên quê hương điên, với những lý tưởng viển vông điên dại ai mang đến
lừa mị quê hương :
“Những hi vọng tìm anh sau chiến tranh
Tràn ngập trong cô như nước mùa tháng
tám
Xé lòng cô như cánh đồng gặp hạn
Ăn mòn cô như nắng lột da người”
Những người lính sinh Bắc tử Nam , chiến đấu
để giải phóng nhân dân, để xây thiên đường xã hội chủ nghĩa ư ? Hãy nhìn đáp số
cuộc chiến tranh chết hàng chục triệu người qua thơ Văn Lê viết về nỗi buồn
lính :
“Quê anh bây giờ lôm nhôm lam nham
Anh ngắm nhìn mà thương con mắt
Những bức tường đá xanh biến mất
Nhường chỗ cho những ngôi nhà mái bằng
nép sát vào nhau
Cao thấp nhấp nhô như người bị chắt đầu
Chẳng tìm đâu ra những mái nhà đội nón
Cuộc sống dường như đảo lộn
Chẳng còn ai vướng bận đến quá khứ xa
xưa
Có lẽ vậy nên làng anh bây giờ
Cuộc sống mất đi cái hồn cái vía…”
Chao ôi, hàng triệu người lính đã chết trận để sau
ngót bốn mươi năm, quê hương ta chỉ còn là cái xác không hồn ? Những câu thơ
Văn Lê bình dị, lắng đọng, sâu xa mà như một lời lên án bọn đầu nậu chiến tranh
đã dùng máu mấy triệu người để làm cuộc buôn lớn có tên là cách mạng. Hãy nhìn
xã hội tham nhũng vô phương cứu chữa, kẻ cầm quyền giàu có hóa thành tư bản để
vô sản hóa nhân dân, tiếp tục cho nhân dân ăn bả lừa thiên đường thiên điếc.
Nhà thơ quân đội, nhà văn cách mạng, nhà biên kịch đạo diễn có hạng Văn Lê đã
vượt lên trước đội hình nhà văn lề phải để lý giải, để thúc giục nhân dân tỉnh
ra sau khi bị ăn bả cách mạng thành ngớ ngẩn, thành mất trí :
“LÀNG
QUÊ U U MÊ MÊ
NGƯỜI
TA NHƯ ĂN CHÁO LÚ”
Cám ơn thi sĩ Văn Lê đã gọi sự vật bằng tên của nó,
khi ông đanh thép tố cáo “trò lừa lý tưởng” cho dân ăn cháo lú của những ông lú
cầm quyền :
“ Họ ( nhân dân – chú của TMH) lao ra bến sông bãi chợ
Giành giật miếng ăn của nhau
Chợ quê tràn ngập đồ Tàu
Chẳng thiếu thứ gì, ngoại trừ đồ thật !”
Thật đau thương cho mợt nhân dân sau khi đã cống hiến
hàng triệu con em làm vật hiến tế hi sinh cho các cuộc chiến vì lợi ích ngoại
bang như lời cố tổng bí thư Lê Duẩn từng nói : “ Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho
Liên Xô, Trung Quốc”, như lời thơ Tố Hữu : “ Ta vì ta ba chục triệu người /
Cũng vì ba ngàn triệu trên đời”…lại được trả công bằng hàng giả cả từ tinh thần
đến vật chất thế này ư ?
Văn Lê lý giải hiện tượng làng anh tha hóa, mất hết
hồn dân tộc, đang tan tác như đám gà gặp cáo chỉ vì thờ sai thần, vào nhầm miếu
:
“CÓ
NGƯỜI BẢO DÂN LÀNG ANH NHƯ THẾ
ĐÃ
VÀO NHẦM MIẾU LẠI CÚNG NHẦM THẦN”
Đọc đến đây, ai là người còn tấm lòng với đất nước đều
hiểu nhà thơ Văn Lê không chỉ nói làng anh, mà nói dân tộc anh đã thờ nhầm thần
Marx –Lenin, đã vào nhầm miếu cộng sản nên đất nước mới thành ra tan nát thế !
Một tập thơ tâm huyết thế này, trung thực và xúc động
dám nói thẳng nói thật tận tâm can như thế này, lại được một nhà xuất bản lề
phải Quân Đội Nhân Dân cho in, liệu có phải là tin mừng hay không ?
Viết đến đây, chúng tôi xin kể một kỷ niệm với nhà thơ
Văn Lê ( anh từng được giải thơ cùng hạng A với Hữu Thỉnh và Anh Ngọc trong
cuộc thi thơ Báo Văn Nghệ năm 1975-1976); rằng sau khi thống nhất đất nước, Văn
Lê rủ chúng tôi từ Sài Gòn ra Bắc về thăm quê hương ( Hà Nam Ninh) sau ngót
mười năm xa vắng. Chia tay Văn Lê ở thị xã Ninh Bình cuối năm 1975, hai đứa
chúng tôi vào một quán phở mậu dịch. Bát phở được bưng ra, chúng tôi cầm thìa
lên múc phở nhưng thìa chảy hết nước ra ngoài, không thể ăn được. Mọi người bảo
hai chú bộ đội từ chiến trường ra à, rằng thìa ở đây đã được cấp ủy duyệt cho
cửa hàng phở lấy đinh đục nát thìa ra lỗ chỗ như hố bom để cho nhân dân chúng
nó không còn ăn cắp thìa mang về nhà làm của riêng được nữa. Văn Lê ngồi khóc.
Anh thương nhân dân quê hương Ninh Bình của mình khổ đến thế để đánh thắng Mỹ
mà không ăn nổi bát phở, đành để cho hai ba ông ăn mày giành nhau…Còn tôi kìm
xúc cảm, vẫn ăn hết bát phở để chia tay Văn Lê, lấy sức đi bộ về quê Nghĩa Hưng
Nam Định…”
Kể chuyện này, có lẽ nhiều người bảo chúng tôi bịa,
rằng làm gì có chuyện đó. Vâng, tôi xin lấy danh dự ra mà nói rằng, còn nhiều
chuyện kinh thiên động địa hơn chi tiết này rất nhiều nhưng vẫn là sự thật. Bây
giờ thì đất nước ta, đảng ta không còn phải đục thìa ra để nhân dân ăn phở
thoải mái mà không sợ bị mất như ngày sau cuộc chiến tranh xưa nữa; nhưng những
cái thìa tinh thần của dân tộc ta, thì than ôi, đã và đang bị ai đó cùng với
các đồng chí bốn tốt 16 chữ vàng đục lỗ chỗ ra hết, có phải không nhà thơ Văn
Lê ?
Sài Gòn ngày 30 tháng tư năm 2014
T.M.H.
(Tác giả gửi BVB)
---------------
Bài viết hay.
Trả lờiXóaNgười lính buồn vì khi nhận chân ra được cái tính chất phi nghĩa mà bản thân mình phải chấp hành trong cuộc chiến . Người bộ đội miền bắc , người chiến sĩ MTGPMN , khó nhận thấy cái bản chất của cuộc chiến 54-75 . Lý do vì thông tin bị bưng bít . Ngay cả bản thân của những người tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp , rồi đi tập kết ra bắc vẫn tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng . Cuối cùng với ngày 30/4/1975 họ phải đứng giữa ngã ba đường lựa chọn , buồn , vui và oán hận . Khi phải đối diện với bản thân , gia đình bà con thân thích và xã hội .
Trả lờiXóaNgười miền bắc nào có hiểu được người bên kia vĩ tuyến nghỉ gì . Sinh bắc tử nam được đa số tuổi trẻ lên đường chiến đấu xem như một sứ mệnh của dân tộc , của lịch sử . Hy sinh xương máu nào có sá chi . Tiếc rằng ....!
Đa số thanh niên miền nam đã sớm nhận chân ra được bộ mặt thật của cuộc chiến . Chính điều này mà lãnh vực tuyên truyền chính trị của miền nam bị chê là dở và yếu kém hơn CS ! Bộ mặt thật của cuộc chiến được xác nhận là người nô lệ của chiến tranh , nội chiến , chiến tranh ý thức hệ giữa tự do và cọng sản .
Ngồi cùng chung một lớp , có thể từ tiểu học cho hết lớp 12 , những người bạn mà bản thân của mỗi gia đình mang mỗi nét chính trị khác nhau , vẫn thân mhau ! Đứa có cha là lính , là cảnh sát , là công chức chính quyền VNCH, đứa có cha tập kết , nằm vùng việt cộng hay thoát ly lên núi , đứa là dân di cư từ miền bắc năm 54 . Tất cả những điều này như bình thường và cuộc chiến bên ngoài không diễn ra trong trường học .
Do đó , dầu con của quốc gia hay con của cọng sản , người học sinh miền nam vẫn xem trọng tình bạn nếu hợp ý , sẵn sàng giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn . Không phân biệt thân phận lý lịch , giai cấp , tầng lớp xã hội . Đây là sự thật , là giá trị của giáo dục miền nam , giúp thanh niên trưởng thành trong tự chủ bản thân , phán đoán trong tương lai về vận mệnh của chính mình và dân tộc .
Hầu như tất cả mọi thanh niên MN có học đều xác nhận cuộc chiến 54 -75 là một cuộc nội chiến , chính cha ông họ đã phải chịu trách nhiệm gây nên và bản thân họ chỉ là những người gánh chịu . Bản thân người thanh niên miền nam từ đấy hiếu hoà hơn hiếu chiến . Hiệp định Paris 27/1/1973 đáp đúng ước mơ chân thành của họ , họ không hận thù cọng sản nhưng họ sợ cái xã hội chuyên chính vô sản , họ thích dân chủ và tự do .
Chính vì vậy sau hiệp định 73 , họ không muốn phải chết , phải tiếp tục chiến đấu cho một cuộc chiến phi nghĩa đã có lối thoát , họ tin tường vào thế giới và sự chấp hành của các phe phái đã ký vào hiệp định . Nhờ vậy , ngày 30/4/75 đến thật dễ dàng ít ai ngờ tới ...
Tưởng rằng chiến tranh tương tàn huynh đệ qua đi , nỗi buồn hận thù chết chóc chia ly sẽ chấm dứt . Nhưng mãi đến hôm nay 30/4/2014 này , nỗi buồn ấy vẫn còn nguyên vẹn . Vì đâu ....!!!
Đau! Một lũ trí thức hiểu đời, hiểu người mà phải bưng bê, hầu hạ, dạ vâng trước những thằng chủ đần độn, chẳng học hành gì, có học thì cũng loại lú lẫn! Lạ thật lạ thât!
Trả lờiXóaHay lắm Hảo ạ !
Trả lờiXóaMày là thằng nào mà xưng hô như vậy.
XóaNhà thơ Nguyễn Duy và nhà văn Trần Mạnh Hảo là hai thần tượng của tôi.
Trả lờiXóaRiêng về bài khảo luận nho nhỏ này của Trần Mạnh Hảo, chuyện cái thìa bị đục lỗ là có thật vì chính tôi cũng đã chứng kiến trong một lần ăn phở (1974) ở "khách sạn" ga Hải Phòng.
Những ngày "kháng chiến" ấy thì một cửa hàng ăn uống bệ rạc cũng được gọi là khách sạn (bây giờ nghĩ lại thấy thật là xấu hổ). Ngoài cái thìa đục lỗ thì cái khăn lau đũa trùm sẵn trên ống đũa người ta cũng buộc nó vào sợi dây thòng từ sợi dây thép chăng ngang trên cao. Thì ra người ta sợ ai đó "cố tình cầm nhầm" để làm... khăn mùi-xoa. Lần ấy tôi nhầm lấy khăn đó chùi tay liền bị "bà bán vé ăn" đứng trong quầy mắng te tua trước bao nhiêu thực khách:
- Khăn để lau đũa chứ không để lau tay "ông bộ đội" ạ.
Lúc đó tôi chỉ đeo quân hàm hạ sĩ nhưng đã không biết phải giấu mặt vào đâu vì "cái tội" chùi tay vào khăn lau đũa, bị nhân viên khách sạn miệt thị là... ông bộ đội. Và một nhân viên khác đến gỡ cái khăn đem đi (có lẽ để giặt chăng?), bỏ lại sợ dây lòng thòng trước mặt tôi.
Bây giờ nghĩ lại vẫn còn cảm thấy nhục nhã. Nhục không phải vì hành động "lau tay nhầm" mà vì bị nhân viên khách sạn coi "ông bộ đội" như một thằng vô học, đến mức vào "khách sạn" mà không biết dùng khăn cho đúng mục đích.
Nhân viên khách sạn ngày nay mà đối xử với thực khách như vậy thì chỉ có nước mà... cuốn xéo cho sớm.
Lại nữa, hồi còn tại ngũ, một lần tôi uống nhầm phải bát nước... mì chính, bị sặc và bị "bắt đền". Quê một cục thật to.
Số là hồi đó, anh nuôi rất hay "ăn bớt" nhiều thứ của nhà bếp (gạo, mì chính (bột ngọt), thịt, cá v.v...) nên các thủ trưởng tăng cường kiểm soát nhà bếp để "bộ đội ta được ăn đủ tiêu chuẩn" (bây giờ nghe câu này vẫn thấy buồn và... đau, nhiều lắm). Riêng mì chính, ngay khi quản lý xuất kho đã có một cán bộ C (đại đội) kiểm tra rồi hòa ngay vào bát nước (anh nuôi hết đường ăn bớt).
Hôm đó vừa trực chiến đấu về ngang nhà bếp, đang cơn khát cháy cổ thấy bát nước ai đó để trên bậu cửa sổ, tôi lấy uống ngay và sặc gần chết. Thì ra đó là bát "nước mì chính" nhà bếp chuẩn bị nêm canh. Trời ơi, đã có ai vô tình uống nước mì chính đậm đặc bao giờ chưa? Cực kỳ khủng khiếp.
Nhưng nào đã hết? Sau đó tôi còn bị kiểm điểm vì làm đổ mì chính, phải đền... 5 hào (lúc đó - 1974 - quân hàm hạ sĩ năm thứ hai được phụ cấp 11 đồng/tháng). Quê và... đau.
Vấn đề là vì sao "người ta" hay ăn cắp vặt? Đơn giản vì người ta nghèo khổ quá, túng thiếu quá, đói khổ quá... Đến nhu cầu tối thiểu cũng không được đáp ứng đầy đủ thì bảo sao mà họ không "tắt mắt" chứ?
Ai? Ai đã tạo ra thảm cảnh ấy? "Người ta", những "ông to trên cao" ấy bảo rằng (thì-là-mà-tại-bởi-bị) vì chiến tranh(!). Chiến tranh ở đâu ra? Xin vui lòng hỏi... Trời, nhá.
Người lính chiến thì có hàng tỉ những nỗi buồn đến chán chường như thế, ngoài nỗi buồn vĩ đại là hy sinh xương máu nơi chiến trường khốc liệt.
Buồn và đau, bác Trần Mạnh Hảo ạ.
“Trăm tay, nghìn mắt” với “xương sắt, da đồng”, thế đích thị là loại quái nhân, dị dạng mất rồi. Sao mà lãnh đạo đất nước được?...
Trả lờiXóaNặc danh "Nặc danh08:23 Ngày 01 tháng 05 năm 2014", phát biểu hay đấy.
XóaNó còn đẻ ra quái vật nhí - lúc bắt đầu biết nói là hét câu đầu tiên thế này:
Xóa- Xít Ta Lin!....
(Không có "Cha, mẹ" gì hết!)
Hoan hô Trần Mạnh Hảo!
Trả lờiXóaBài viết hay lại giới thiệu được tập thơ hay đến với bạn đọc. Cám ơn anh Trần Mạnh Hảo!
Trả lờiXóaBuồn.....
Trả lờiXóaĐến mức rất nhiều người Việt tin rằng kiếp sau của mình, không biết là gì và ở đâu, chắc chắn sung sướng hơn kiếp này.
Bữa trước có đọc rằng 1 bạn mà vợ chồng bạn ấy đồng lòng không đẻ con để "nó không phải sống trong địa ngục trần gian". Nay tôi còn được biết rất nhiều người trẻ thậm chí không muốn lập gia đình vì chẳng thấy có tương lai ở đất nước này.
Vì vậy nghe cải lương ra rả "Quê hương ta đổi mới từng ngày..." sao mà thê thảm...
Những ngày này , đọc bài này hoặc bài “ Chiếc vé tàu đưa bố về quê “ của nhà báo Minh Diện , lại thấy đau và ngấm hơn , thay vì nhảy cẫng lên TV ca ngợi chiến công “ Bất diệt “ , hoặc hát váng : “ Đường ra trận mùa này đẹp lắm “ .
Trả lờiXóa“Giấy báo tử về làng như lá rụng
Khủng khiếp nhất là phải làm người sống “
Và những chiếc tiểu sành đựng xương người đã chết , mới là những cái giá đích thực và đau đớn phải trả cho sự huyễn hoặc về thiên đường XHCN .
Cảm ơn nhà thơ Trần Mạnh Hảo và Bác Bùi văn Bồng về bài báo này .
Để gió cuốn đi