Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

CẢI CÁCH THỂ CHẾ HAY CẢI THIỆN THỂ CHẾ ĐÃ LỖI THỜI?

                           * Tô Văn Trường
Thực trạng kinh tế xã hội ở nước ta đụng vào bất cứ lĩnh vực nào cũng thấy đầy rẫy những tồn tại, bất cập. Riêng ngành nông nghiệp được nhiều người dân quan tâm vì Việt Nam vẫn là nước nông nghiệp, gần 70% dân số là nông dân, tầng lớp hy sinh, chịu đựng thiệt thòi nhiều nhất, cả trong thời chiến lẫn thời bình, đồng thời cũng đóng góp nhiều nhất vào việc ổn định kinh tế xã hội.  
Thực trạng của nền nông nghiệp
Trong hơn chục năm trở lại đây nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng nhưng không bền vững vì chủ yếu dựa vào: i) tăng diện tích (cà phê từ 561,9 ngàn ha năm 2000 tăng lên 622,1 ngàn ha năm 2012. Trong cùng thời kỳ cao su tăng từ 413,8 ngàn ha  lên 910,5 ngàn ha, hạt tiêu từ 27,9 ngàn ha lên 58,9 ngàn ha, ngô từ 730,2 ngàn ha lên 1118,3 ngàn ha, sắn từ 237,6 ngàn ha lên 550,6 ngàn ha, mặt nước nuôi thủy sản từ 641,9 ngàn ha tăng lên 1038,8 ngàn ha, v.v); và ii) tăng sử dụng đầu vào như phân bón, thuốc sâu, v.v. (sử dụng phân bón của Việt Nam tăng từ 7,2 triệu tấn năm 2005 lên khoảng 11 triệu tấn hiện tại). Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp suy giảm: (năm 2011 là 4,0%, năm 2012 là 2,68%, năm 2013 khoảng 2,67%) trong khi cầu và giá nhiều nông sản giảm mạnh như giá gạo giảm 18,7%, cà phê giảm 26,6%, cao su giảm 11,7%.
Năng suất lao động nông nghiệp quá thấp, tổn thất sau thu hoạch quá lớn, sản xuất không theo định hướng thị trường. Năng suất cây trồng vật nuôi thấp, một số cây trồng vật nuôi không thay đổi nhiều năm nay như mía đường, đậu tương, bông vải. Khối lượng và giá trị xuất khẩu tăng nhưng giá xuất khẩu thấp hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước khác (gạo của Thái, Ấn Độ, Pakistan, v.v), tham gia phân khúc thấp của thị trường do vấn đề chất lượng, tổ chức sản xuất. Tỷ lệ trả về của nông sản xuất khẩu cao hơn so với các nước xuất khẩu khác. Ngành chế biến nông sản kém phát triển, giá trị gia tăng thấp, ít thương hiệu được thừa nhận. 
Tổ chức quản lý nhà nước yếu kém: Hiệu suất, hiệu quả hoạt động kém (ví dụ tổ chức ngành chăn nuôi; ngành kiểm lâm, v.v). Chất lượng của cả đầu vào và đầu ra không kiểm soát được. An toàn thực phẩm ở mức báo động. Thị trường phân bón, thuốc trừ sâu bát nháo, chất lượng kém. Hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan không được kiểm soát, gây thiệt hại cho nông dân và xã hội vv... Điệp khúc “được mùa mất giá” diễn ra thường xuyên, liên tục hết năm này qua năm khác, điển hình năm nay dưa hấu ứ đọng ở cửa khẩu, bắp cải không bán được phải chặt cho bò ăn hay đổ xuống sông, lúa chất đầy nhà nhưng không tìm được người mua.  
Xuất khẩu rau quả cũng như nhiều loại hàng hóa khác của Việt Nam qua con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc đã, đang và sẽ còn rất phổ biến. Nếu không tổ chức vận chuyển, sơ chế và bảo quản đúng quy trình chắc chắn việc hư hỏng sẽ còn tiếp diễn và người dân sẽ còn phải tiếp tục gánh chịu. Nguy hiểm hơn, tình trạng thương lái Trung Quốc đặt mua giá cao đỉa, móng trâu, lá điều khô, khoai lang tím, dừa non, rễ cây hồ tiêu, v.v rồi bỏ không mua, khiến nông dân điêu đứng.
Tổn thất sau thu hoạch đối với mặt hàng rau quả nước ta hiện nay còn cao, từ 15 - 25%, tuy vậy các nghiên cứu về công nghệ bảo quản chỉ mới được chú trọng 10 năm trở lại đây với mức đầu tư hàng năm cho nghiên cứu còn khiêm tốn. Trong khi đặc thù của mặt hàng rau quả lại khá đa dạng về chủng loại, đặc tính sinh lý và sinh hóa có nhiều khác biệt, nên việc đáp ứng được một công nghệ bảo quản phù hợp cho nhiều đối tượng là không thể. Với nguồn kinh phí hạn hẹp, trong những
năm qua mới tập trung nghiên cứu cho một số loại quả như: Vải thiều, xoài, cam, bưởi, chuối, nhãn và thanh long. Kết quả nghiên cứu trong nước tương ứng với các công nghệ đã được ứng dụng trên Thế giới. Công nghệ có, nhưng việc ứng dụng và nhân rộng lại còn gặp nhiều bất cập, có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất là do chúng ta chưa có sự kết hợp để đầu tư đồng bộ và đúng mức theo chuỗi sản xuất của sản phẩm.
Nút thắt lớn của ngành nông nghiệp
Có 3 nút thắt lớn của ngành nông nghiệp là: i) Hiệu quả thấp nên thu nhập của nông dân thấp; ii) Nông nghiệp là ngành kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, song chủ yếu xuất/bán thô, tỉ lệ chế biến sâu rất ít nên thực tế phần lớn giá trị gia tăng nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam; và iii) Giá trị gia tăng trong chuỗi ngành hàng không được phân phối công bằng giữa các khâu, trong đó nông dân là người sản xuất ra nông sản hàng hóa phục vụ chế biến, xuất khẩu nhưng lại được hưởng lợi thấp nhất và chịu rủi ro nhiều nhất cả về thiên tai, dịch bệnh và giá cả. 
Tồn tại trên, theo chúng tôi là do cơ chế quản lý đất đai không phù hợp. Tư duy sản xuất chạy theo số lượng có từ thời còn túng thiếu nên từ giống, kỹ thuật, đầu tư đề hướng vào tăng năng suất, tăng vụ, do đó, muốn chuyển đổi cũng không thể một sớm một chiều. Sản xuất manh mún, qui mô nhỏ ở cấp hộ gia đình cho dù trước đây từng là động lực tăng trưởng do phát huy được lao động phổ thông của mọi lứa tuối nay đã chứng tỏ không còn phù hợp trong điều kiện mới. 
Chúng ta đổ lỗi cho khoa học kỹ thuật yếu kém, nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Nếu khoa học kỹ thuật có yếu kém thì trước tiên đó là khoa học quản lý. Bằng chứng là chỉ sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 10 và Chỉ thị 100, Việt Nam đã hoàn toàn đổi khác, từ nước nhập khẩu ròng lương thực đã trở thành nước xuất khẩu đứng hàng nhất nhì thế giới. Hiện tại khoa học kỹ thuật vẫn nằm chờ cơ chế, chính sách và mô hình để bung ra phát triển. Nói cách khác khoa học kinh tế xã hội trong đó có khoa học quản lý không theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Điều này thể hiện ở sự mâu thuẫn giữa chủ trương và cách điều hành của lãnh đạo Bộ. Ví dụ chương trình lúa lai của Bộ NN sau hai chục năm thực hiện có thể nói là đã thất bại khi mà sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 25-30% nhu cầu, các giống sản xuất trong nước vẫn thua kém so với giống nhập nội về khả năng thích ứng, năng xuất hạt lai F1 thấp và bấp bênh, các tổ hợp lai 3 dòng vẫn chưa phát triển được, chưa chủ động được giống bố mẹ. Nguyên nhân là do trong khi một mặt nhà nước “hô hào” sản xuất giống trong nước nhưng đồng thời lại thực hiện chính sách “đi tắt đón đầu” trong vấn đề sử dụng lúa lai, cụ thể là cho phép nhập khẩu hạt giống lai F1 và có chính sách trợ giá, bù giá cho việc sử dụng giống lai, do đó kinh doanh lúa lai quá dễ và quá lãi nên người người buôn lúa lai, nhà nhà buôn lúa lai và chẳng còn ai thiết tha, quan tâm đến nghiên cứu, sản xuất trong nước. 
Gần đây lãnh đạo Bộ NN thường nói phải tái cơ cấu, phải chuyển từ sản xuất ra nhiều sản phẩm sang sản xuất ra sản phẩm có giá trị nhưng mặt khác vẫn quyết tâm đưa ngô biến đổi gen vào trồng đại trà với lý do Việt Nam hàng năm đang thiếu và phải nhập khẩu ngô làm thức ăn chăn nuôi. Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn trong tư duy của lãnh đạo Bộ. Ngô biến đổi gen chỉ có thể trở nên có giá trị khi đạt được ưu thế lai về kinh tế. Có điều để đạt được ưu thế lai về kinh tế là rất khó trong điều kiện canh tác nhỏ lẻ của Việt nam và nhất là khi giá của các đầu vào như giống và phân bón luôn tăng cao hơn giá đầu ra. Nếu chọn cây biến đổi gen thì đó là vì doanh nghiệp bán giống, không phải vì nông dân vì công nghệ đó không phù hợp với nông dân nghèo cũng như nhu cầu của người tiêu dùng. Kế hoạch dành khoảng hơn trăm ngàn ha đất lúa ở ĐBSCL để chuyển sang trồng ngô hay đậu tương là kết quả của sự luẩn quẩn trong tư duy của lãnh đạo được hậu thuẫn bởi những nghiên cứu kém chất lượng, sai về phương pháp, cố ý nắn bóp số liệu theo ý chí chủ quan của lãnh đạo ngành (Xem bài: “Gỡ khó cho nông dân – cần cơ chế Khoán 10 mới”). 
Buổi điều trần của Bộ NN&PTNT vừa qua về khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp và nông thôn mới một lần nữa thể hiện sự luẩn quẩn trong tư duy, ngụy biện, không thuyết phục được cử t
Một số vị đại biểu Quốc hội phải chất vấn Bộ trưởng đến 2 3 lần mà vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. 
Khi hỏi về giải pháp, Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời "Giải pháp trước mắt phải tìm mọi cách tăng thu nhập nhưng đồng thời tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn có chất lượng"!? Tư lệnh ngành lẫn lộn, vì đây là mục đích, không phải là giải pháp.  Nhiều câu trả lời rất chung chung như "Cần có sự điều chỉnh và tái cơ cấu mạnh mẽ" vv… cử tri không thấy đột phá ở đâu? Nhận định của Bộ trưởng về "Nền nông nghiệp nước nhà chủ đạo là hàng chục triệu hộ gia đình nông dân nên chúng ta sẽ phải tiếp tục chấp nhận một nền nông nghiệp như vậy trong nhiều năm tới” lại càng khiến dư luận băn khoăn, lo lắng bởi vì nếu coi là một định đề không cưỡng được thì bó tay hay sao. Khi Quốc dân đảng bị bật ra Đài Loan, đấy là 1 hòn đảo sỏi đá mà sau khoảng 20 năm đảo quốc này đã có 1 nền nông nghiệp tiên tiến. Chúng ta có gần 40 năm rồi, chờ đến bao giờ nữa? 
Giải pháp
Theo chúng tôi hiểu để xây dựng lại nền nông nghiệp phải giải quyết các nút thắt nêu trên.
Về quan điểm: Phải coi nông nghiệp là một ngành đa chức năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh cho trên 90 triệu người. Có quan niệm như vậy thì đầu tư mới tương xứng, mới thực sự được Nhà nước quan tâm. 
Về chiến lược: Nếu như quá trình đổi mới trước đây là quá trình đổi mới về thể chế dựa trên 3 trụ cột phát triển chính là: i) Đổi mới chính sách với hộ gia đình là đơn vị kinh tế trọng điểm, xóa bỏ ngăn sông cấm chợ, bỏ chế độ 2 giá; ii) Tăng cường đầu tư (Nhất là thủy lợi và giống) và iii) Phát triển Khoa học công nghệ (Chủ yếu là giống) thì giai đoạn tới phải là: Tiếp tục đổi mới về thể chế dựa trên các trụ cột: i) Nâng cao vai trò, vị thế của nông dân thông qua hỗ trợ phát triển các tổ chức của họ (Tổ hợp tác, Hợp tác xã) ; ii) Sửa đổi thể chế đất đai, tài chính, tín dụng nhằm tạo ra thị trường mua bán quyền sử dụng đất minh bạch, đảm bảo quyền sử dụng đất ổn định lâu dài, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực; iii) Tạo hành lang pháp lý và sân chơi công bằng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản; iv) Tăng cường đầu tư phát triển khoa học nghệ; v) Đổi mới quản lý nhà nước trong ngành nông nghiệp, đặc biệt là công tác quản lý theo quy chuẩn và công tác dự báo, đẩy mạnh phi tập trung các dịch vụ công; và vi) Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Như vậy, động lực của giai đoạn trước là đầu tư chủ yếu của Nhà nước, nay chuyển cho Doanh nghiệp lo, chỉ có họ bỏ tiền ra họ mới lo hiệu quả và như vậy cần giải tán tất cả các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. 
Về quản lý Nhà nước, phải quán triệt nguyên tắc, ai sản xuất thì người đó bán/xuất khẩu, không có chuyện chỉ thu gom. Hiện tại, công đoạn sản xuất là thu nhập thấp nhất, còn thu gom, chế biến, xuất khẩu là lãi cao và rủi ro thấp. Nếu để như hiện nay thì nông dân không bao giờ được hướng chút nào của chuỗi giá trị và cũng chắng ai quan tâm đến phát triển, ổn định thị trường. Như vậy, toàn bộ chức năng quản lý xuất nhập khẩu nông sản phải chuyển từ Bộ Công thương về Bộ NN & PTNT.
Ở các nước tiên tiến trên thế giới thì khâu bảo quản sau thu hoạch luôn được đầu tư theo chuổi đồng bộ từ quy hoạch vùng nguyên liệu đến sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipines … đã hình thành được hệ thống các nhà sơ chế, đóng gói, bảo quản (packing house) có mạng lưới kết nối với các siêu thị và các nhà máy chế biến bằng các xe vận tải mát, lạnh chuyên dụng. Vì vậy, để khắc phục được thực trạng hiện nay tại Việt Nam không thể thiếu được vai trò định hướng vĩ mô của các nhà quản lý, để
gắn kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà khoa học xây dựng các hệ thống packing house có mạng lưới kết nối với các siêu thị và các nhà máy chế biến.
Vĩ thanh
Chúng ta đồng ý là tái cơ cấu hay cấu trúc như nhiều người nói, thậm chí xây dựng lại, tuy nhiên muốn làm được điều đó thì phải thay đổi tư duy trên cơ sở các khái niệm mới, mà tư duy là con người. Vậy làm sao có cơ chế để chọn được con người đủ tầm và tâm để quản lý ngành nông nghiệp mới là điều quan trọng nhất. Nhìn rộng hơn là đất nước muốn phát triển bền vững tiến lên cùng thời đại thì cần phải cải cách thể chế hơn là chỉ loay hoay tìm cách hoàn thiện thể chế đã lỗi thời! 
TVT
(Tác giả gửi BVB)

22 nhận xét:

  1. Thật điên rồ khi đối xử với vấn đề như nhau nhưng lại trông chờ một kết quả khác.
    Lời của ông Thánh tương đối....

    Trả lờiXóa
  2. Ong Phát với bà Tiến là cùng 1 loại với nhau mà thôi.Chán.

    Trả lờiXóa
  3. Thể chế của nước TA phải xây dựng mới mà thôi.Để mấy chú nghỉ hưu rồi làm mới thôi mà.
    Đất nước phát triển chỉ do lớp thanh niên ngày nay mà thôi,toàn bằng giả học giả sao mà làm gì cho phát triển.Qua cái vụ Bầu Kiên mới rõ đến Ngân Hàng cũng giả,Hội đồng xét xử cũng không rõ luật,vì anh ACB cho anh Viet tin vay,Vieettin cho chị Huyền Như vay vì chị Như đẹp.Tòa bảo là ACB cho chị Huyền Như vay...thế thì cải cách thế chế cái gì,chả biết gì cũng ngồi ghế Hội đồng xét xử...chết thiệt.
    Ngoài ra,nhiều người được ĐCSVN nuôi như nuôi chim cảnh,vậy mà ném đá bể cả blog.
    Ngày nay,chưa có quốc gia nào có thể chế hoàn thiện,phù hợp với tiến trình phát triển của chính dân tộc mình.Do vậy cần xây dựng lại cho phù hợp với thực tiễn,thể chế của nước ta như xe máy tàu,chỉ có vứt không có tiền nào mà thay nếu không muốn tai nạn.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CS chê mua đồ của Mỹ đắt vậy cứ đồ Tàu mà dùng ! bài trước đút đít bài sau , chẳng có tính xây dựng tí nào .

      Xóa
    2. Hoan hô anh Công Sơn.
      Anh Công Sơn nói tuyệt đối đúng, không thể cải cách, cải thiện một thứ đã quá lỗi thời mà phải thay mới hoàn toàn vì nó như cái xe máy Trung Quốc, nếu không quẳng đi để mua cái xe KHÔNG TRUNG QUỐC khác mà cứ bỏ tiền sửa chữa thi vẫn cứ là xài xe Trung Quốc và tai nạn do xe là không thể tránh khỏi.
      Thích đọc còm anh Công Sơn.

      Xóa
    3. Xin lỗi anh CS, em hổng đọc đâu. Chả hiểu...
      (Em gái hậu phương)

      Xóa
    4. Chào anh Công Sơn thân mến, khi anh nói không sặc mùi CS.

      Xóa
  4. Đề nghị không dùng "bất cập" (từ cổ, nghĩa là "không bằng"). Nên dùng "bất hợp lý", "vô lý".

    Trả lờiXóa
  5. Hết Đức Mạnh lại đến Đức Phát? Tên trái với người...
    "Ê, lui ra!".
    À, xin lỗi quý vị. Thằng nhóc cháu tôi nó mon men lại gần, đọc toáng lên theo kiểu của nó "Đức Phát Xít!"

    Trả lờiXóa
  6. Các ông lãnh đạo xài tiền của dân đi nước ngoài như đi chợ mà không chui vào siêu thị ở Châu Âu để mở mắt ra mà nhìn , gừng của TQ bán 6 USD / kg , tỏi 3 củ trong túi lưới 1USD , bưởi 2 USD / quả , Magi , nước mắm , bún , miến , chili . . . vô kể ! Còn VN thì nào là tái cơ cấu , nào là vĩ mô , điều chỉnh , quảng bá . . . nói thì hay nhưng thò tay ra để cởi nút thắt thì chẳng thấy mống nào , chỉ được cái nhiều lý do .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tuy nhiên, chém gió chém chuối và vơ vét thì lãnh đạo mình không có đối thủ

      Xóa
  7. Nặng mùi lắm rồi.
    CẢI CÁCH, CẢI THIỆN làm sao được?

    Trả lờiXóa
  8. Ấy chết!
    Nước mình đang đứng đầu thế giới về bia rượu nhậu nhẹt, gần đứng đầu thế giới về tham nhũng.
    Cả nửa thế kỷ đảng phải công phu tỷ mỷ mới có được thứ hạng như vậy, sao lại cải cách, sao lại cải thiện!?

    Trả lờiXóa
  9. Hôm nay trên "Đất Việt" có bài "Buồn trông Việt Nam thua Campuchia nhiều mặt", trong đó có các tiểu mục : "Tăng trưởng, thu hút FDI hơn Việt Nam", "Campuchia tự chế ô tô điều kiển bằng smartphone giá 100 triệu", "Gạo Campuchia tấn công Mỹ, Hàn, Việt Nam vẫn dựa Trung Quốc", "Sếu đầu đỏ cũng bỏ Việt Nam sang Campuchia"
    Những ai còn mong cải cách,cải thiện thể chế này nên đọc kỹ bài báo trên.
    Đến "Sếu đầu đỏ cũng bỏ Việt Nam sang Campuchia" thì chỉ có thể nói là ngay cả loài chim cũng không chịu nổi thể chế này.

    Trả lờiXóa
  10. Tất cả đã có đảng no.
    Đảng mình là người khổng lồ về chí tuệ.
    Dân thường chỉ nên tích cực đóng thuế, tích cực mến yêu đảng là đủ.

    Trả lờiXóa
  11. Sửa một cái nhà nát, tiền và công bỏ ra có khi cao hơn đập đi, làm mới.
    Vấn đề là ông bà Bô cứ bảo còn tốt chán, chỉ cần thay cái kèo, dặm lại ngói là dùng được.
    Thực chất không biết ông bà Bô sợ tốn tiền của con cái hay sợ mang tiếng là phải ở nhờ nhà do bọn con cái làm. Con cái đã sẵn tiền nhưng sửa hay đập lại là quyền ở các cụ.
    Mới biết cái mới, cái đúng không phải lúc nào cũng thắng cái cái cũ, cái bảo thủ, sợ thay đổi.
    Đành ở tạm trong cái nhà nát vậy. mưa thì lấy chậu mà hứng nước, ngập thì chịu khó tát, cũng xong gọi là có nhà, hơn khối kẻ ở vỉa hè gầm cầu... Chờ đến ngày các cụ quy tiên, chỉ mong nó đừng sập, chết cả nút.
    Cái thể chế này cũng vậy, nếu cải cách thì chỉ như là thay vài cái dầm, kèo. Nếu cải thiện thì chỉ như là dặm lại vài viên ngói vỡ. Kiểu gì nó vẫn là rệu rã không xứng với hai chữ thể chế. Muốn đập đi làm lại lắm, nhưng lại vướng quy hoạch treo, không biết hết thế kỉ này có hết treo không ?

    Trả lờiXóa
  12. Muốn cải cách thì phải đánh sập các nhóm lợi ích, việc nay xem ra khó hơn hái sao trên trời. Còn muốn cải thiện thì phải hoàn thiện cơ chế, việc này cũng khó nhưng làm được. Tóm lại, bản thân lãnh đạo mà cũng muốn lợi ích thì cho dù Cải thiện thế nào cũng trong cái vòng lẩn quẩn của cơ chế. Các cụ đã nói rồi, chủ nghĩa cá nhan là gốc rễ của mọi sự hủ bại, trớ trêu thay càng hủ bại thì càng có địa vị, mà càng có địa vị thì dự án công cứ gọi là tăng theo cấp số nhân

    Trả lờiXóa
  13. Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu nô lệ...Ôi nhầm xuất khẩu lao động, cứ chờ đó có tiền từ lao động ngoài nước gởi về ăn chơi xả láng, chẳng phải làm gì...Sướng chưa?

    Trả lờiXóa
  14. Không được!
    Còn ra cái thể thống gì nữa.
    Mới hôm nọ nghe đảng bảo "CNXH đã được trẻ hóa và giàu sức sống" sao nay bác Trường lại đặt vấn đề một cách "suy thoái" như thế!?
    Mà cũng lạ à nha. "Bọn xấu" thì giãy hoài không chết, "bọn mình" cái gì cũng hay, cũng hơn hẳn sao các lãnh đạo tỏ ra rất hả hê khi khoe con cháu mình học ở "bển" tức học ở chổ "bọn xấu". Vật nài xin ODA, FDI, vật nài xin công nhận "nền kinh tế thị trường" (khi đi xin, dấu nhẹm cái đuôi thối "định hướng XHCN"). Nghe có công cán gì bển là "chạy" đi bằng được.
    "Giàu sức sống"???
    Dân mình ngắc ngoải, dân Venezuela thoi thóp, dân Cu Ba thở không ra hơi, riêng Trung Quốc khôn nó bảo CNXH nhưng "đặc sắc Trung Quốc" (cũng giãy chết như bọn xấu nhưng "giãy" kiểu Trung Quốc)
    Không hiểu???

    Trả lờiXóa
  15. Còn thể chế này thì chỉ có đảng no, dân càng mạt vận.
    VOV ngày hôm nay (18/04/2014):
    "Rốt cuộc, VFA, trực tiếp là Vinafood I và Vinafood II, đã bán 800.000 tấn gạo với giá quá bèo và tự mình hạ thấp hạt ngọc, mồ hôi công sức của hàng triệu người nông dân. Không am hiểu đối thủ và những quyết định non kém đã làm mất đi khoản tiền khổng lồ, ước lên tới 23,2 triệu USD".
    Thế mà vẫn được gọi là "có nhiều đóng góp cho 3 nông".
    Thương thay những người dân cày nước tôi.

    Trả lờiXóa
  16. "Thể chế" cái gì?! Đao to búa lớn mà làm chi.
    Trên đời chỉ có hai loại người:
    1. Không ăn cắp.
    2. Ăn cắp (trong đó có tham nhũng).
    Chế vớ chủng? Vớ vẩn, ngôn từ đĩ miệng!

    Trả lờiXóa