Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Bộ trưởng Luận và uy tín của ngành giáo dục

 
* NGỌC QUANG
Ai cũng hy vọng, đến kỳ lấy phiếu tín nhiệm sau, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không còn phải buồn như lần trước nữa.
Cuối cùng thì Bộ GD & ĐT cũng đã phải xin lùi thời hạn trình Quốc hội đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông đến kỳ họp sau, tức là kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII.
Việc Bộ GD & ĐT xin lùi thời hạn trình đề án ra Quốc hội là chuyện không bất ngờ với ngành giáo dục, bởi ngay cuối buổi báo cáo của Bộ GD & ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đại diện thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói thẳng: “Tôi đọc thấy chưa rõ, đề đạt gì mà lại lấy nghị quyết ra nói... chỉ chép lại quan điểm của Đảng. Viết thế này chưa đủ điều kiện trình ra Quốc hội. Bây giờ là cải cách hành chính, vậy chương trình sách mới phải thế nào? Thủ tục phải công khai minh bạch, cái gì có lợi cho dân thì áp dụng”.
Nhưng với toàn dân thì đây là một chuyện lạ hiếm có trong lịch sử ngành giáo dục, là vì đề án chưa hoàn chỉnh mà Bộ GD & ĐT vẫn trình ra Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 27 vừa qua? Tờ trình là có thật, nó đeo số 83/TTr-CP ngày 7/4/2014. Khi nghe ông Đỗ Ngọc Thống - Vụ phó Vụ Giáo dục trung học (thường trực Ban soạn thảo Đề án đổi mới chương trình – SGK) nói đây chỉ là buổi bảo vệ thử, nhiều người tá hóa vì không biết tới khi nào thì Bộ GD & ĐT mới bảo vệ thật? Chẳng lẽ, Thường vụ Quốc hội là nơi để… thử?
Và lạ là ngay cả khi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã kết luận chéo ngoe rồi mà Bộ GD & ĐT vẫn cứ trình. Báo cáo thẩm tra do ông Đào Trọng Thi ký nói rõ: “Quy trình biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông hiện hành ở một số khâu vẫn còn thiếu khoa học; không có tổng chủ biên chương trình, sách giáo khoa chung; thiếu lực lượng chuyên trách và thiếu cơ chế điều hành, phối hợp, bảo đảm vận hành thống nhất toàn bộ quá trình biên soạn, triển khai thực hiện; thiếu đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực phát triển chương trình và có điều kiện tiếp thu một cách hệ thống kinh nghiệm quốc tế; chưa tổ chức một cách hiệu quả, chất lượng việc lấy ý kiến rộng rãi của đông đảo các nhà khoa học, các nhà giáo, nhất là các giáo viên trực tiếp giảng dạy các cấp học”.
Lạ hơn nữa là chuyện Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển đề cập về con số hơn 34 nghìn tỷ đồng đổi mới chương trình – SGK tại Thường Vụ Quốc hội thì Bộ trưởng Phạm Vũ Luận lại lên truyền hình nói đấy không phải quan điểm chính thức của Bộ. Còn tại buổi họp báo quý I tại Bộ Giáo dục thì ông Đỗ Ngọc Thống nói thực chất tiền chi cho chương trình – SGK chỉ hơn 5.000 tỷ đồng, còn lại là chi vào các việc khác.
Một vấn đề hệ trọng có liên quan tới tương lai của đất nước đã bị đem ra “tung hứng” như một trò đùa. Thế nên GS Nguyễn Minh Thuyết mới nói: “Việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một việc lớn, quan trọng, nhưng khi đề án đổi mới chương trình - SGK trình tại cuộc họp của Thường vụ Quốc hội thì tư lệnh ngành lại đi nước ngoài. Để rồi khi có sai sót lại cho rằng anh em ở nhà làm không đúng. Cách làm như thế có ổn không?". PGS Văn Như Cương cũng nói thẳng: "Cách làm của Bộ GD & ĐT thể hiện sự tùy tiện”.
Câu chuyện trình rồi lại xin lùi đề án của Bộ Giáo dục sẽ khiến cho nhiều người nhớ lại phiên họp thứ 16 của Ủy ban TVQH, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã hỏi: Hiện tại, đồng bào ta, nhân dân ta chưa yên tâm về chất lượng giáo dục đào tạo. Vậy từ nay đến hết năm 2016, hết nhiệm kỳ, Bộ trưởng hãy cho biết chất lượng giáo dục hàng năm có chuyển biến tích cực hơn không? Đồng bào ta và bản thân bộ trưởng có yên tâm hơn không? Chung quy lại, đến bao giờ chúng ta có nền một nền giáo dục yên tâm?
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận trả lời rằng: “Về vấn đề chuyển biến chất lượng trong giáo dục, ý thức được trách nhiệm của mình tôi xin hứa với Chủ tịch, hứa với Quốc hội sẽ mang hết trí tuệ, quyết tâm để cùng toàn ngành, toàn dân triển khai đổi mới căn bản và toàn diện trong ngành giáo dục đào tạo. Tôi hy vọng giáo dục đào tạo sẽ từng bước chuyển biến tích cực”.
Bộ trưởng đã hứa, nhưng kết quả thực tế thu lại thì chẳng được là bao, để rồi tới kỳ họp thứ 6 vừa qua của Quốc hội, ông trở thành một trong hai người có số “phiếu tín nhiệm thấp” nhiều nhất (177 phiếu). Bộ trưởng buồn! Và hàng triệu người dân khác cũng buồn lắm, bởi đó là uy tín của Bộ trưởng, uy tín của ngành giáo dục và cũng là uy tín của nền giáo dục quốc gia. Vì vậy, ai cũng hy vọng, đến kỳ lấy phiếu tín nhiệm sau, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận không còn phải buồn như lần trước nữa.
Khi Bộ GD & ĐT xin lùi thời hạn trình đề án, GS Nguyễn Xuân Hãn đã nói một cách chua chát rằng, cứ cho là 1000 tỷ thì họ cũng không làm nổi bộ SGK hoàn chỉnh, bởi vì cho đến bây giờ chưa có tổng chỉ huy khoa học cho đề án. Đó phải là người có đủ kiến thức khoa học trả lời, đối thoại với các nhà khoa học, với nhân dân, phải trả lời được câu hỏi: Làm chương trình-SGK như thế nào để học sinh tốt nghiệp xong phổ thông có thể vào học ở các trường danh tiếng như Harvard, Lomonosov hay Cambridge? Bây giờ mà vẫn cứ làm như cách đây 20 năm thì vẫn là cắt khúc, cuốn chiếu, vừa chạy vừa xếp hàng với lối tư duy lạc hậu và tùy tiện sẽ phá vỡ tổng thể khoa học. Càng làm càng sai, càng tốn tiền và giáo dục ngày càng méo mó, bất ổn triền miên.
Bộ trưởng có biết điều này không? Bộ trưởng phải biết chứ, vì ông là Tư lệnh ngành giáo dục cơ mà. Nhưng biết rồi thì sao vẫn cứ mãi khổ sở trong cái vòng luẩn quẩn?
Có lẽ, Bộ trưởng cần chịu khó lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến của các nhà khoa học chân chính, dù đó là những lời chẳng hề mát tai. Đấy cũng là cái khó nhất của những người làm quan!
---------------

22 nhận xét:

  1. "Đấy cũng là cái khó nhất của những người làm quan!"
    Quan qủng gì! Giờ từ bọn xã trở lên toàn là lũ xã hội đen lĩnh lương "nhà nuớc"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái cơ bản không hợp là: Bộ trưởng là GS TIẾN SĨ ngành phân phối XHCN, hiệu trường đại học thương mại, Cầu giấy, Hà nội, mà nay là kinh tế thị trường.

      Nhưng "lực lượng lãnh đạo nhà nước" ( theo điều 4 hiến pháp) quyết định, theo đúng quyền của họ.

      Xóa
  2. Nó phải tìm cách gỡ vốn chứ? Bộ các bạn tưởng có dđược chức béo bở bộ trưởng là do tài năng đạo đức vừa hồng vừa chuyên sao?
    Tiền, tiền và tiền! Thế thôi! Thể chế chó chết này nó vậy. Ban lãnh đạo báo TT thời kỳ mà báo có tính chiến đấu đã hỏi thẳng: "Có phải tham nhũng đã trở thành thể chế ở Việt Nam?! Chuyện kinh khủng đang xảy ra [ăn cắp là lý tưởng cộng sản]?" Khi đó họ còn dám ẫp thẳng tên Hoàng thành uỷ viên vì cái tội tham nhũng, vụ đện kế điện tử. Nh7ng họ đã bị dập tan tác, cái giá phải trả cho việc dám chống tham nhũng!
    Báo TT, TN giờ như bún thiu. Suốt ngày bàn "chuyện quan trọng" kiểu mũ bảo hiểm, cột điện bị nghiêng, cống mất nắp...

    Trả lờiXóa
  3. Chuyện lùm xùm của bộ GD vừa qua cho thấy :
    - Ông nào được lên làm bộ trưởng cũng hứa hẹn rất ghê nhưng làm thì chẳng được mấy, việc chuyên môn thì bỏ bê, chỉ giỏi làm dự án tiền tỷ tỷ. Ngoài bộ GD thấy rất rõ điều này ở vài bộ khác như nông nghiêp, công thương, y tế...
    - Ông Phạm vũ luận có thể là một giáo sư, hiệu trưởng giỏi. Nhưng làm bộ trưởng hình như hơi quá tầm. Cái này gọi là chuyên môn giỏi nhưng làm quản lý chưa chắc giỏi. Cất nhăc cán bộ nếu chỉ chú trọng " hồng, chuyên " mà không coi trọng năng lực quản lý thì hỏng.
    - Vn có thói quen suy nghĩ đã có tập thể giúp đỡ, có đảng lãnh đạo, bồi dưỡng thì việc gị cũng xong. Như ông Luận cũng có thể phân công sang làm bộ trưởng giao thông, nông nghiệp hay Y tế cũng được, có bi bét thì đổ vào đầu dân là xong.
    - Chất lượng chính phủ đúng là quá tệ ( TDN ) thể hiện rõ nhất ở hàng ngũ bộ trưởng, hình như họ chỉ biết họp hành nói vài câu chung chung, trả lời trên TV thì có như không, chương trình hành động của bộ, ngành thì không rõ ràng ( đúng ra là không có), Chưa thấy ông bộ trưởng nào "cố vấn" cho thủ tướng được ý nào đáng đồng tiền bát gạo. Cứ nghe, ghi chép, gật gù rồi để đấy, không biết triển khai chỉ đạo của TT , đúng hẹn lại đến họp, họp và họp. Không biết hàng ngày mấy ông làm cái gì ? Chắc chỉ kí duyệt dự án và lãnh lương, vậy mà có dự án bộ trưởng chưa ký, "chưa duyệt" đã trình QH và công bố. Nghe cứ như chuyện hài.
    - Đã có " nghị quyết " về từ chức, vị nào thấy không kham nổi cũng nên nghĩ đến là vừa, xin đừng làm khổ dân và tự khổ mình nữa. Cũng mong Đảng tạo điều kiện tối đa. Vn đâu đã hết người giỏi, người tài sao cứ phải " phân công " cho mấy vị đã biết chắc là không kham nổi mà vẫn cứ an vị mãi ? Biết rút lui và được rút lui cũng là " cách mạng " lắm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TÓM LẠI TA CHƯA CÓ MỘT CÁI ĐẦU CHÍNH KHÁCH! VÃN LÀ CÂU TỔNG KẾT XƯA: ĂN NHƯ RỒNG CUỐN-NÓI NHƯ RỒNG LEO-LÀM NHƯ MÈO MỬA !

      Xóa
  4. Lùng bà lùng bùng.
    Bắt đầu từ đâu nhỉ?
    Cải cách phải bắt đầu từ Bộ chính trị mà đồng chí Trọng làm Bộ trưởng rồi sau đó là đồng chí Luận cùng với Bộ Giáo dục và cứ như thế cho tới hết các Bộ. Dẫu tốn kém nhưng may ra có kết quả.

    Trả lờiXóa
  5. Cách đây vài năm Nghành ta có một công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ (cũng có thể là cấp nhà nước) tốn bộn tỷ đồng về việc đưa chữ cái E lên đầu Bảng Alphabet. Cãi nhau qua lại tốn bộn giấy bút rồi tất cả lại vẫn như cũ, chỉ có tiền là được "giải ngân" một cách mỹ mãn.
    Biện chứng phải là như vậy.

    Trả lờiXóa
  6. Nát bê nát bét,còn gì đâu mà cải với cách chứ ! Đừng in sách mới phí tiền của dân quá,hay là ông muốn in sách giáo khoa mới để có % !!!???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông này kỳ quá! Sao lại bày tỏ huỵch toẹt nỗi lòng của cán bộ tốt chúng tôi vậy?

      Xóa
  7. Thời gian không đợi ai bao giờ , cải cách giáo dục đâu nhất thiểt phải có tiền ...v...v...hay các lãnh đạo quen dạy con , cháu ở nhà bằng tiền rồi ...bó tay tư duy kiểu có tiền thì làm không tiền không làm ...vậy mà cũng đòi công nghiệp hóa với hiện đại hoá...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. DẠY KHÔNG CẦN SÁCH GIÁO KHOA ? ĐÃ LÀ THÀY CHỈ CẦN CHƯƠNG TRÌNH KHUNG, THÀY TỰ SOẠN VÀ DẠY NHƯ Ở ĐẠI HỌC. HỌC SINH THÌ ĐÃ CÓ VÔ VÀN SÁCH THAM KHẢO RỒI.CÓ THẾ HỌC SINH MỚI QUEN VỚI CÁCH HỌC HIỆN ĐẠI: TIẾP CẬN KIẾN THỨC MỘT CÁCH TỰ CHỦ VÀ TƯ DUY ĐỘC LẬP.

      Xóa
  8. Tu-nhien bay-gio cu dung cach goi nhu thoi chien-tranh. Sao lai goi la "tu-lenh" nganh nay, nganh kia. May ong bo-truong nghe khoai lo tai, nhung tri-tue thi qua TE. xin cac ong dung dung chu tuy-tien. Moi cac ban xem chuyen Thu-gian o blog Teu kia: Nhung nguoi co uy-tin...That la het nuoc noi !
    (Xin thu loi vi khong co dau trong cmt)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn có bao giờ luôn phải cau mày khi nghe đến cụm từ ngu ngốc "Mặt Trận Tổ Quốc" như tôi không? Sao chúng cứ muốn Tổ Quốc này thành Mặt Trận để đánh nhau chí chóe vậy nhỉ?

      Xóa
  9. Yên tâm đi ,Bọ trưởng là TIẾN SĨ ngành phân phối XHCN ,bộ trưởng sẽ bốc mô chuẩn xác 34 nghìn tỉ phân phốí chi cho SGK các cấp các môn học không cấp nào dám MỞ MỒM thắc mắc...

    Trả lờiXóa
  10. Một ông Bộ trưởng, trước các kỳ thi đã ra lệnh : Vụ việc tiêu cực có xảy ra không được tiết lộ cho giới báo chí... là tôi thất vọng từ dạo ấy. Đừng mong đợi gì nơi đây nữa quí vị ạ ! Hãy nhìn kỹ gương mặt Nguyễn Vinh Hiển, thứ trưởng, Đỗ Ngọc Thống Cục trưởng... Họ buồn không phải vì bị mất phiếu tín nhiệm đâu, buồn vì mất mất miếng pho mát 34 ngàn tỷ kia .

    Trả lờiXóa
  11. Bực cả mình!
    Bên GTVT công trình nào cũng đội vốn hết ngàn tỷ này đến ngàn tỷ kia vẫn ô kê
    Bên VinaNhôm cũng vậy, bù lỗ hết ngàn tỷ này đến ngàn tỷ kia vẫn ô kê.
    Thế mà bên mình? Có 34 ngàn tỷ chứ nhiêu đâu mà mè nheo này nọ. Rõ là :
    Cùng trong một tiếng tơ đồng
    Người này cười nụ, người kia khóc thầm
    (Lạy Cụ Nguyễn Du)

    Trả lờiXóa
  12. thao nao cai gi thi ong thu tuong cung phai nhay vao. bo truong cac bo deu khong co lam viec duoc. cac linh vuc ma ong thu tuong khong the am tuong thi ong van la nguoi quyet sau cung, co khi ong nhay vo ngay tu dau, ra la vay. tu tren xuong kong ai lam viec cho coi duoc ca.thao nao dat nuoc cu benh tram kha.

    Trả lờiXóa
  13. Hoan hô đồng chí Phạm Vũ
    Luận ta ứng biến rất là thông
    minh vì tiền dân không là vỏ
    hến nên trận đánh tạm đình
    chỉ vì kế hoạch không rõ
    ràng sẽ mời đai ca Ca đất Hải
    phòng làm tham
    mưu trận đánh to
    đùng

    Trả lờiXóa
  14. Bọn quan lại này đang tính hốt cú chót trước khi về hưu ấy mà. Làm sao lại để chúng nó ăn dày như thế được chứ. Vừa ăn dày mà lại vừa lại hại con em chúng ta. Đúng là một lũ vô đạo.

    Trả lờiXóa
  15. Hay nếu thấy ê ẩm quá thì từ chức quách đi ông Luận ơi ! nói thật đấy !

    Trả lờiXóa
  16. Nếu tôi là ông Luận thì tôi bỏ đi từ lâu rồi !Phải thấy đâu là chân,đâu là giả chứ ông !

    Trả lờiXóa