Lời giới thiệu: Trung Quốc nuôi mộng vượt qua mặt Hoa Kỳ để thành cường quốc số 1 của thế giới. Mục tiêu đó chưa đạt được nhưng một tiêu khác đạt được: Trung Quốc đã là nước lôi kéo nhiều chú ý nhất trong tuần lễ đầu tiên của năm 2016.
Ngày 04-01-2016, ngày đầu tiên trong năm 2016 của các
thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã phải đóng cửa
sau nửa ngày hoạt động vì sụt giá hơn 7%.
Ngày thứ năm 07-01 lại phải đóng chỉ sau 15 phút niêm
yết vì cũng bị sụt giá hơn 7%.
Trung Quốc còn được đặc biệt chú ý sau khi chế độ cộng
sản Triều Tiên, tức Bắc Hàn, cho nổ trái bom Hydro đầu tiên ngày 06/01. Mọi con
mắt của thế giới đổ về Trung Quốc bởi vì Trung Quốc được coi là quan thầy cấp
dưỡng của chế độ quái dị này. Chưa hết, cùng với năm 2016 những máy bay đầu
tiên của Trung Quốc đáp xuống đảo đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa mà Trung
Quốc đã đánh chiếm của Việt Nam từ năm 1988. Trong suốt năm qua Trung Quốc đã
thực hiện những công trình xây dựng rất lớn trên các đá đã chiếm của Việt Nam, biến các
đá nhỏ này thành những đảo nhân tạo lớn với dụng ý lộ liễu là tăng cường sự
hiện diện tại quần đảo này và giành thế áp đảo trên Biển Đông. Đặc biệt trên đá
Chữ Thập Trung Quốc đã xây một phi trường với bãi đáp dài 3.000m.
Từ Paris, ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh
đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã trả lời một cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần
Quang Thành về những biến động do Trung Quốc gây ra.
Nội dung như sau:
Trần Quang Thành (TQT): Xin chào ông Nguyễn Gia Kiểng.
Nguyễn Gia Kiểng (NGK): Xin
chào ông Trần Quang Thành.
TQT: Thưa ông
Nguyễn Gia Kiểng,
Vào nửa đầu tháng Giêng năm 2016 này tình hình ở Trung
Quốc và 2 nước lân bang của Trung Quốc có nhiều vấn đề khiến thế giới quan tâm.
Tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán Thượng Hải, Thẩm
Quyến đang sụt giảm nghiêm trọng và có ngày phải đóng cửa. Ô nhiễm môi trường
đến mức nghiêm trọng đang dẫn đến hàng nghìn xí nghiệp có nguy cơ phải phá sản.
Trung Quốc cải tổ quân sự. Còn ở hai nước lân bang thì phía Đông Bắc Á Bắc Hàn
thử thành công bom khinh khí, còn nước 4 tốt của Trung Quốc là Việt Nam ở Đông
Nam Á sau một năm đấu đá nhau kịch liệt đang chuẩn bị bước vào đại hội Đảng lần
thứ 12.
Ông
Nguyễn Gia Kiểng có bình luận gì về Trung Quốc và hai nước lân bang này ạ?
NGK: Trước
hết tôi xin có một nhận xét về sự khác biệt giữa Việt Nam và Triều
Tiên. Mặc dầu hai nước lệ thuộc Trung Quốc rất nặng nề, nhưng mức độ nặng nề đó
khác nhau. Việt Nam thì ban
lãnh đạo muốn lệ thuộc Trung Quốc để tồn tại nhưng một phần quan trọng trong
đảng cầm quyền – đảng cộng sản – và gần như toàn bộ nhân dân Việt Nam không muốn
tình trạng đó. Cho nên mức độ lệ thuộc Trung Quốc khác nhau. Tôi nghĩ là trong
một tương lai không xa Việt Nam
sẽ không còn lệ thuộc Trung Quốc nữa. Mức độ lệ thuộc Trung Quốc sẽ một ngày
một giảm đi. Không giống như chế độ ở Triều Tiên, một chế độ vô lý ở mức mà
người ta không thể nghĩ là nó có thực. Vậy thì phải xét bản chất của nó. Chúng
ta nên nhớ lại thời chiến tranh Triều Tiên. Vào mùa hè 1950, chế độ Bắc Triều
Tiên mở cuộc tổng tiến công hòng thôn tính quốc gia Nam Cao Ly, bây giờ gọi là
Hàn Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn họ đã đẩy lùi được quân đội Hàn Quốc
xuống tận cùng phía Nam.
Nhưng sau đó gặp sự phản công rất mạnh của quân đội Liên Hợp Quốc, chủ yếu là
Hoa Kỳ. Trong một thời gian rất ngắn quân đội Bắc Triều Tiên hầu như đã bị tiêu
diệt và khi bị dồn tới tận sông Áp Lục thì chỉ còn khoảng 10 ngàn người mà
thôi. Lúc đó Trung Quốc đã quyết định nhảy vào cứu vãn chế độ Triều Tiên. Họ đã
gửi gần 2 triệu quân. Phải nói là quân đội Triều Tiên từ đó thuần túy là quân
đội Trung Quốc. Và sau đó họ đỡ đầu chế độ Triều Tiên, sử dụng Triều Tiên như
một căn cứ quân sự, một phần của họ, để làm những điều họ không muốn thế giới
buộc tội họ vì đã làm. Nhưng dần dần thế giới cũng đã nhìn ra. Càng ngày càng
có nhiều quan sát viên, nhiều chính phủ nhận định những việc chế độ Triều Tiên
làm thực ra là làm theo chỉ thị ngầm của Trung Quốc. Cho nên khi chế độ Triều
Tiên thử bom khinh khí – bom hydrogen – người ta nhìn vấn đề như là chính Trung
Quốc thử trái bom đó, mượn tay bắc Triều Tiên để làm áp lực với thế giới. Càng
ngày càng có những lập luận buộc tội Trung Quốc. Cho nên tôi nghĩ trong tương
lai tình thế có lẽ sẽ khó khăn hơn cho Trung Quốc vì họ không còn giấu giếm và
đánh lừa được dư luận thế giới nữa.
Bây giờ trở lại vấn đề thị trường chứng khoán của
Trung Quốc. Quả nhiên nó rất trầm trong. Hai tuần lễ đầu năm nay thị trường
chứng khoán Thượng Hải đã giảm hơn 15%. Riêng tại Thẩm Quyến là trung tâm công
nghiệp của Trung Quốc thị trường chứng khoán giảm 24%.
Từ đó chúng ta có thể rút ra một vài kết luận:
- Một là
kinh tế Trung Quốc suy sụp một cách không thể đảo ngược được. Đây không phải là
lần đầu tiên. Trong sáu tháng qua thế giới đã sống trong sự hồi hộp của sự
xuống giá của thị trường chứng khoán Trung Quốc ở Thẩm Quyến cũng như ở Thượng
Hải.
–
Kết luận thứ hai nó cũng có phần quan
trọng của nó là nền công nghiệp Trung Quốc sụp đổ; đó là vì nhiều xí nghiệp
công nghiệp Trung Quốc chủ yếu được niêm yết giá tại thị trường Thẩm Quyến mà
thị trường Thẩm Quyến trong 2 tuần sút giảm 24%. Như vậy là sự sụt giảm quan
trọng. Nền kinh tế Trung Quốc cho đến ngày hôm nay có thể tóm tắt một câu là họ
dựa trên sản xuất và nhân công rẻ, thực tế là họ xuất khẩu sự nghèo khổ mà
chính đảng cộng sản đã là nguyên nhân. Nhưng chính sách đó ngày hôm nay đã thất
bại.
Người ta đã nói nhiều tới sự suy sụp của Trung Quốc,
vào giờ này tôi nghĩ không còn ai ngờ vực rằng sự suy thoái của nền kinh tế
Trung Quốc không thể đảo ngược được nữa.
Nói về trường hợp Việt Nam tôi cũng xin nói thêm về tình
trạng rất mới nhân sự kiện Trung Quốc gửi các chuyến bay đến quần đảo Trường
Sa. Trên 50 chuyến bay của họ đã đáp lên đảo Chữ Thập, một đảo đá họ đã chiếm
được của Việt Nam
và biến thành một phi trường lớn. Sự kiện này rất nghiêm trọng. Chúng ta đã để
cho họ xây căn cứ ở đó thì tất nhiên có ngày máy bay của họ sẽ đáp xuống. Trong
tương lai nó có thể là một căn cứ về hàng hải, nhưng cũng có thể nó là một căn
cứ quân sự. Nó sẽ làm thay đổi hẳn những dữ kiện về địa lý chính trị trong
vùng. Nó đe dọa một cách nghiêm trọng hải phận của Việt Nam cũng như không phận của Việt Nam.
Một lần nữa chúng ta cần nhắc lại trước năm 1988 Trung
Quốc không có hiện diện tại Trường Sa. Trung Quốc chỉ có mặt ở Trường Sa sau
khi đã đánh chiếm sáu đảo của Việt Nam. Tôi đã có bài phân tích và
nhiều người đã phân tích là cuộc đánh chiếm sáu đảo đá của Việt Nam tại Trường
Sa thực ra nó là một sự dàn cảnh của ban lãnh đạo lúc đó do bộ ba Nguyễn Văn
Linh – Lê Đức Anh – Đỗ Mười, nhưng chủ yếu là Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh. Họ
đã chủ trương dâng một phần quần đào Trường Sa cho Trung Quốc để đổi lấy ơn huệ
được lệ thuộc Trung Quốc. Chúng ta đừng quên là quân đội Trung Quốc chỉ đánh
chiếm chính thức những đảo này vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 năm 1988. Nhưng họ
đã đem hải quân đến đó từ tháng Giêng mà Việt Nam không hề có một phản ứng nào
hết, và sau khi họ tấn công đánh chiếm sáu hòn đảo tàn sát 74 chiến sĩ hải quân
của Việt Nam thì chính quyền Việt Nam chỉ ra một cái thông cáo phản đối chiếu
lệ rất ngắn ngủi và sau đó một hai tháng bộ chính trị họp tuyên bố từ này Trung
Quốc là bạn. Hiến pháp Việt Nam
được sửa đổi để bỏ lời nói đầu coi Trung Quốc là thù địch. Như vậy chúng ta
thấy có một sự kiện rất nghịch lý là Trung Quốc trở thành bạn của Việt Nam sau khi xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam, đánh chiếm sáu hòn đảo của Việt Nam, tàn sát hải quân của Việt Nam.
Cũng đừng quên là trong khi Trung Quốc đánh chiếm có
một sự kiện quân sự rất đáng chú ý là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho không quân
không được can thiệp. Sự thật lúc đó nếu không quân Việt Nam can thiệp
thì có thể tiêu diệt được lực lượng hải quân rất sơ sài của Trung Quốc trong
nháy mắt. Sở dĩ Trung Quốc đã chiếm được là vì chính quyền cộng sản Việt Nam, những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam đã âm mưu
để cho Trung Quốc chiếm. Cho nên ngày hôm nay chúng ta thấy tình trạng trong
tương lai rất phức tạp thì húng ta phải nhắc tới trách nhiệm rất nặng nề của
Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh. Có lẽ theo tôi, trong thế kỷ 20 này đó là hai
người có tội nặng nhất đối với đất nước Việt Nam.
TQT: Người ta chứng kiến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Họ có
ba thập niên liên tục tăng trưởng tới 10%. Rồi 5 năm gần đây tuy mức tăng
trưởng nó có khựng lại nhưng vẫn là mức 7%. Mức này phải nói rằng nhiều nước mơ
mà không được. Phải chăng những con số Trung Quốc đưa ra là ảo. Thực trạng kinh
tế Trung Quốc hiện nay là thế nào thưa ông?
NGK: Trước
hết chúng ta đừng nên quên Trung Quốc vẫn là một chế độ cộng sản và đặc tính
của mọi chế độ cộng sản là họ bưng bít sự thật. Họ đưa ra những con số dối trá.
Nhiều khi dối trá một cách lộ liễu.
Thí dụ năm 2014, ngoại thương của Trung Quốc, xuất
nhập khẩu của Trung Quốc, đã giảm 11% trong khi con số tăng trưởng của Trung
Quốc vẫn là 7,5%. Đối với một người có một chút lý luận câu hỏi đặt ra là làm
thế nào một nền kinh tế chủ yếu đặt nền tảng trên xuất khẩu lại có thể đạt tỷ
lệ tăng trưởng 7,5% trong khi mức xuất nhập khẩu giảm 11%? Không thể có. Thực
trạng này nó khiêu khích lô-gich nhiều quá, cho nên có một công ty tư vấn về
tài chính tại Anh là công ty Lombard Street đã dùng những con số của chính
Trung Quốc để tính lại một cách đúng đắn và thấy tỷ lệ tăng trưởng của Trung
Quốc chỉ là 1,7% thôi. Nhưng ngay cả con số 1,7% này cũng không thể tin được vì
khi xuất khẩu đã giảm sút nặng nề đến như vậy thì tăng trưởng kinh tế làm gì
có, kinh tế phải suy thoái thôi. Những con số của Trung Quốc không đáng tin
chút nào.
Đầu tháng 4/2014 tôi có viết bài “Khi
thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang” tôi đã phân tích rằng
tình hình kinh tế Trung Quốc không có thuốc chữa. Nhận xét của tôi có lẽ nó
không nghiêm khắc bằng nhận xét của ông Lý Khắc Cường, thủ tướng Trung Quốc.
Cũng vào giai đoạn đó ông Lý Khắc Cường nói rằng: “Từ nay chúng ta phải tuyên
chiến với mô hình kinh tế và nếp sống của chúng ta”, một lời tuyên bố rất nặng
nề. Khi nói tuyên chiến với một cái gì đó người ta phải coi nó là thù địch. Ông
Lý Khắc Cường tuyên bố mô hình kinh tế của Trung Quốc sai hoàn toàn. Nói chung
từ trước đến giờ nó đặt trên nền tảng sản xuất tối đa với giá thật rẻ để xuất
khẩu được nhiều. Nói cách khác họ xuất khẩu sự nghèo khổ mà chính họ là nguyên
nhân. Thế nhưng mà làm như thế cũng không được về mặt kỹ thuật và kinh tế thuần
túy; ngay cả nếu chúng ta bỏ qua khía cạnh chính trị và nhân đạo mô hình đó vẫn
là sai. Lý do là vì từ trước đến nay một nền kinh tế lành mạnh luôn luôn phải
đặt nền tảng trên một thị trường nội địa lành mạnh. Đó là điều anh em chúng tôi
trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nhận định. Vào năm 2001, khi mô hình Trung
Quốc được cả thế giới ca tụng, anh em chúng tôi có đưa một dự án chính trị
Thành Công Thế Kỷ 21 trong đó chúng tôi đã nhận định mô hình Trung Quốc là rất
sai. Đó là mô hình bất chấp con người, bất chấp môi trường và bất chấp cả các
qui luật kinh tế. Trong thảo luận anh em chúng tôi còn nói nếu mô hình tăng
trưởng của Trung Quốc mà đúng thì phải dẹp hết các trường đại học về kinh tế và
hủy bỏ hết các cuốn sách kinh tế. Ngày hôm nay rõ ràng mô hình dựa trên xuất
khẩu không thể tiếp tục được. Sau cuộc khủng hoảng năm 2008 Trung Quốc đã cố
gắng phát triển thị trường mội địa. Đây là một cố gắng theo chiều hướng đúng
nhưng rất khó khăn. Đặc tính của thị trường nội địa là mình không thể phát
triển nó một cách đột ngột như phát triển xuất khẩu được mà phải phát triển nó
một cách đều đặn, tuần tự và với nhiều cố gắng kiên nhẫn và liên tục. Nhưng
điều đó Trung Quốc không làm. Trung Quốc cho rằng muốn tăng cường thị trường
nội địa phải tăng lương cho công nhân để công nhân có tiền mua sắm. Nhưng người
công nhân Trung Quốc không được bảo đảm về sức khỏe cho nên khi có được một
phần gia tăng về lương bổng thì họ dùng số tiền mới có thêm được để dành, phòng
mỗi khi yếu bệnh. Cho nên chính sách phát triển thị trường nội địa một cách
nhanh chóng của Trung Quốc đã thất bại. Nó chỉ đưa đến kết quả ngược lại là làm
giá cả các hàng hóa của Trung Quốc trở thành đắt đỏ và khối lượng hàng hóa xuất
khẩu của Trung Quốc đã giảm lại càng giảm đi nhanh hơn. Chính sách phát triển
thị trường nội địa tuy vẫn phải tiếp tục nhưng không thể thực hiện dễ dàng như
họ nghĩ. Từ đầu mùa hè năm 2014 họ đưa ra một chiến dịch mới để thay thế cho
một chiến dịch họ vẫn làm từ trước tức là dùng chi phí công cộng và dùng những
công trình xây dựng kết cấu hạ tầng, dùng các công trình xây dựng bất động sản.
Trong một thời gian họ đã giấu được sự suy thoái nhưng cuối cùng họ đã tạo ra
những thành phố ma, những chung cư không có người ở, những đường cao tốc không
có xe chạy; cuối cùng khiến số nợ công của Trung Quốc gia tăng lên một cách
đáng sợ.
Từ mùa Hè năm 2014 họ có một tham vọng mới, đó là biến
Thượng Hải và Thẩm Quyến thành những trung tâm tài chính quốc tế tương đương
với New York và London. Kết quả là một năm sau, năm 2015, chúng ta chứng kiến
sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Thượng Hải. Và đầu năm nay sau khi Trung
Quốc đã bỏ ra hàng trăm tỷ đô la để cứu vãn thì chúng ta thấy thị trường Trung
Quốc nó đi vào một giai đoạn suy thoái mới. Lần này Trung Quốc tuyên bố bỏ cơ
chế đóng cửa ở thị trường chứng khoán tự động, nghĩa là cứ để cho thị trường
chứng khoán từ từ mà sụt xuống, còn nếu muốn cố gắng cứu vãn thì bơm thêm tiền
vào mua những cố phiếu bị đe dọa cứu được phần nào hay phần đó. Nhưng tôi thấy
đây chỉ là một sự đầu hàng. Cái gì vừa xảy ra đúng là chứng tỏ thị trường chứng
khoán Trung Quốc không cứu vãn nổi và nền kinh tế Trung Quốc nói chung không có
lối thoát.
TQT: Cũng trong bài “Khi
Thiên triều sụp đổ, và lịch sử sang trang” ông có nói là vấn đề kinh
tế không phải là nghiêm trọng lắm đối với Trung Quốc mà vấn đề nghiêm trọng,
cực kỳ nghiêm trọng, đối với Trung Quốc là vấn đề môi trường và chính trị. Tại
sao lại như vậy và những nhận định ấy bây giờ còn đúng không thưa ông?
NGK: Bây
giờ còn đúng hơn trước, thưa ông Trần Quang Thành. Chúng ta không nên quên là
trong tháng 12, tháng cuối cùng của năm 2015, Bắc Kinh đã phải đóng cửa các nhà
máy, đóng cửa các trường học, các công sở trong vòng một tuần lễ. Các hoạt động
ở Bắc Kinh ngừng trệ trong vòng một tuần lễ là vì ô nhiễm của không khí đã đạt
đến mức độ không thể chịu đựng được nữa. Muốn hiểu rõ hơn tình hình bi đát của
môi trường Trung Quốc chúng ta hãy tham khảo một vài con số do Tổ Chức Y Tế Thế
Giới đưa ra. Mức độ không khí bình thường là từ 10 đến 12 microgram/m3 hạt mịn.
Hạt mịn là những hạt cực nhỏ có thể chui vào vào phổi vì đường kính dưới 2,5
micron. Nó chui vào trong phổi làm cho phổi cứng người ta không thở được nữa và
nó có thể làm người ta chết vì ung thư hoặc chết vì không thở được nữa. Theo tổ
chức Y Tế Thế Giới mức độ không khí bình thường là từ 10 đến12 microgram hạt
mịn trong một mét khối. Mức độ được cho là nguy ngập đến tính mạng là 25
microgram/m3. Nhưng ở Trung Quốc những ngày nào tốt là 80 microgram/m3. Có ngày
nó lên tới 200 microgram/m3. Ở tỉnh Hà Bắc có ngày lên tới 1.400 microgram/m3,
tức là gần 60 lần mức độ nguy hiểm chết người. Phải nói là tình hình ô nhiễm
không khí ở Trung Quốc ghê gớm lắm. Nhưng đó không phải là tất cả. Trung Quốc
cũng là một nước rất thiếu nước. Hiện nay quá nửa các dòng sông ở Trung Quốc
không có nước nữa. 400 thành phố hoàn toàn không có nước trên bề mặt phải hút
nước từ lòng đất lên để dùng. Chiều sâu để hút được nước ngày càng xuống. Ở các
tỉnh như vùng Tân Cương, Sơn Tây phải đào sâu xuống gần 100 mét mới hút được
nước lên. Tình trạng nước ở Trung Quốc rất nguy ngập. Đất nước Trung Quốc đang bị
phá hủy. Đây là hậu quả chính sách của Trung Quốc trong hơn 30 năm qua trong đó
Trung Quốc đã kỹ nghệ hóa tối đa bất chấp môi trường, bất chấp cả con người.
Cho nên ngày nay các chuyên gia trên thế giới không nhìn thấy giải đáp.
Năm 2000 Trung Quốc đã bỏ ra hơn 5 tỉ đô-la để nghiên
cứu làm sao cứu được sông Dương Tử. Sau khi sài hết 5 tỉ đô-la đó các chuyên
gia kết luận là không tài nào cứu được sông Dương Tử cả và mọi sự sống sẽ biến
mất. Ngày nay nạn thiếu nước ở Trung Quốc có thể đưa đến nội chiến. Đã có
trường hợp có những tỉnh hoặc những huyện trong một tỉnh giao chiến với nhau để
giành một con sông. Có thể nói vấn đề môi trường của Trung Quốc cũng không có
giải đáp.
Kể từ ngày Tập Cận Bình lên cầm quyền lại có một vấn
đề nữa là cuộc khủng hoảng chính trị. Nhìn từ bên ngoài vào, có lẽ vì người
Việt Nam
chúng ta có quá nhiều vấn đề cho nên chúng ta không quan tấm lắm đến những vấn
đề xảy ra ở Trung Quốc. Thực ra chiến dịch chống tham nhũng mà người Trung Quốc
đặt một cái tên rất ngộ nghỉnh là « Đả hổ, diệt ruồi » đã gặp phải một trở ngại
không thể tưởng tượng được. Nhóm thân cận của Tập Cận Bình đã không lường trước
được mức độ dữ dội của nó. Lúc này Trung Quốc đang sống trong sự nghi vấn rất
lớn là chế độ có thể tồn tại như thế này được hay không? Ông Tập Cận Bình nhân
danh chống tham nhũng để phục hồi kinh tế nhưng trên thực tế đời sống nhân dân
Trung Quốc đã sút giảm. Ông Tập Cận Bình có thể bị sụp đổ không phải vì ông đã
làm gì sai mà vì ông thừa hưởng một di sản mà ông không thể nào cứu chữa được
nữa.
Cho đến ngày hôm nay chế độ cộng sản Trung Quốc đã tồn
tại dựa trên hai thỏa hiệp bất thành văn:
- Thỏa hiệp thứ nhất là nhân dân Trung Quốc chấp nhận
để Đảng Cộng sản tiếp tục chế độ toàn trị và khước từ những tự do căn bản của
họ, nhưng với điều kiện là chế độ này vẫn tạo ra được một sự tăng trưởng đều
đặn ở mức độ rất cao. Như ông Ôn Gia Bảo thời trước đã nói nếu Trung Quốc không
có tăng trưởng trên 8% thì sẽ có bạo loạn. Bây giờ thì không những không có
tăng trưởng 8% mà kinh tế vẫn tiếp tục sa sút.
– Nguy cơ thứ hai về chính trị của Trung Quốc, do kinh
tế mà đến, là sự ổn vững của Trung Quốc cũng dựa trên một thỏa hiệp bất thành
văn thứ hai là người dân Trung Quốc chấp nhận để bị bóc lột, làm nhiều với
lương rẻ để tích lũy tư bản cho các công ty có lời nhiều và dùng lợi nhuận đó
tiếp tục đầu tư vào kinh tế. Nhưng bây giờ 2/3 những người giàu có của Trung
Quốc có ý đồ rời bỏ Trung Quốc hoặc đã rời bỏ Trung Quốc. Nói một cách khác tư
bản mà họ đã đổ mồ hôi nước mắt ra để tích lũy được cho các công ty ngày hôm
nay đang đào thoát ra nước ngoài. Cho nên có một sự phản bội, phản bội về mô
hình kinh tế, phản bội cả về đạo đức chính trị và về lòng yêu nước.
Cho nên Tập Cận Bình đang sống những ngày khó khăn.
Tôi nghĩ hiện nay kinh tế tuy khó khăn nhưng nó không bằng hai vấn đề khác: Vấn
đề trầm trọng nhất vẫn là môi trường và vấn đề trầm trọng thứ hai là đề khủng
hoảng chính trị.
TQT: Ông có nói vấn đề thứ hai là trầm trọng khủng hoảng chính trị.
Nhưng tôi thấy dường như Tập Cận Bình đang làm chủ trong vấn đề chính trị. Ông
ấy mở chiến dịch chống tham nhũng tràn khắp cả nước. Người bị đụng chạm đến
không phải là những quan chức bình thường mà là giới chức cao nhất Trung Quốc
kể cả ông Giang Trạch Dân cũng đang có nguy cơ. Ông đang củng cố lại quân đội
theo hệ thống quản lý của Quân ủy trung ương. Ông ấy tràn ra Biển Đông chiếm
các hòn đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam để làm sân bay. Máy bay hạ cánh
xuống bất chấp sự phản đối. Vậy phải chăng ông ấy đang làm chủ được về chính
trị?
NGK: Theo
như tôi vừa nói vì chúng ta có quá nhiều vấn đề nội bộ nên chúng ta không quan
sát kỹ tình hình Trung Quốc. Nhưng các chuyên gia theo dõi tinh hình Trung Quốc
đều nhận định tình hình Trung Quốc rất là căng thẳng. Cố gắng của ông Tập Cập
Bình càng ngày càng khó khăn.
Vấn đề là Tập Cận Bình thừa hưởng một đất nước Trung
Quốc cũng tan hoang, cũng bị phân hóa từ bên trong như ông Gorbachev đã thừa
hưởng ở Liên Xô năm 1985. Gorbachev đã cố gắng để cải tổ toàn diện hệ thống của
Liên Xô nhưng đã không cải tổ được. Ông ấy đã thất bại, nhưng ít ra cũng đã
giúp cho chế độ cộng sản Liên Xô được giải thể trong hòa bình, giúp Liên Bang
Xô Viết hạ cánh an toàn, tuy cũng mất đi một số nước như Ukraine, Georgia,
Khazakstan… Trái lại Tập Cận Binh từ chối những cải tổ cần thiết và đang ngày
càng tích lũy nhiều khó khăn.
Điều chúng ta đáng lo ngại không phải là Trung Quốc
khiêu khích trên Biển Đông hoặc khiêu khích với Nhật Bản. Chúng ta thấy gần đây
họ không dám khiêu khích Nhật Bản trên hòn đảo Điếu Ngư nữa và họ cũng muốn hòa
dịu với Hàn Quốc. Tại Biển Đông vì Việt Nam gần như là một nước chư hầu của
họ và chấp nhận tất cả những gì họ làm nên họ còn lộng hành một tí. Nhưng tôi
nghĩ tình trạng này cũng sẽ không kéo dài vì chế độ Trung Quốc đang lung lay từ
bên trong theo cái lô-gich bình thường của một chế độ gần giống như một đế
quốc, nghĩa là tập trung nhiều lực lượng, nhiều khối không giống nhau, không có
nguyện vông sống chung, không tương đồng về mặt văn hóa, địa lý và kinh tế, sản
xuất. Khi một đế quốc như vậy gặp khó khăn nó thì co cụm lại chứ nó không khiêu
khích với bên ngoài.
Trái với sự lo lắng của nhiều người tôi nghĩ rằng
chúng ta không phải lo sợ lắm về tình hình Biển Đông. Trung Quốc sẽ không làm
tới ở một mức độ dữ dội. Tôi phải nhắc lại là do một sai lầm không thể tha thứ
được của Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh họ đã có mặt ở Trường Sa, họ đã xây các
đảo nhân tạo trên Trường Sa, họ xây phi trường, họ sẽ hiện diện ở đó. Sự hiện
diện đó có thể mạnh trong lúc đầu, nhưng mà nó sẽ không mạnh trong tương lai
khi mà Trung Quốc yếu đi. Và nếu chúng ta là một nước Việt Nam dân chủ,
khai thác được đầy đủ những tài nguyên của chúng ta thì chúng ta sẽ mạnh lên và
sẽ buộc Trung Quốc phải có một thái độ biết điều hơn, khiêm tốn hơn ở Biển
Đông. Tôi nghĩ vấn đề Biển Đông mặc dầu là một xúc phạm lớn đối với mọi người
Việt Nam
nhưng nếu chúng ta có được một chế độ dân chủ lành mạnh thì những vấn đề ấy
cũng không đến nỗi quá phức tạp.
TQT: Nói về vấn đề Trung Quốc và Việt Nam. Tình hình Trung Quốc theo ông
vấn đề mội trường là cực kỳ nguy hiểm, kinh tế thì đang suy sụp, chính trị thì
đang lủng củng từ vấn đề Nội Mông, Tây Tạng rồi ra Biển Đông. Những vấn đề ấy
có tác động gì đến vấn đề Việt Nam
hay không thưa ông?
NGK: Tôi
nghĩ là chúng ta đang chờ đợi một biến cố lớn trong chế độ Cộng sản – Đại hội
XII một tuần nữa sẽ mở ra – Vào giờ này chúng ta chưa chính thức biết được
những gì họ đã quyết định với nhau, chúng ta chỉ đoán thôi mà tính tôi không
thích dự đoán khi mà mình không nắm được những dữ kiện cơ bản. Tôi chỉ nắm được
điều, đó tôi nghĩ rằng đã có một sai lầm trong nhận định về thái độ của Trung
Quốc đối với Việt Nam.
Nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc bỏ rơi ông Nguyễn Tấn Dũng vì ông Nguyễn Tấn
Dũng chống Trung Quốc. Theo tôi lý do không phải như vậy. Trung Quốc không thể
tìm được đồng minh nào lý tưởng hơn ông Nguyễn Tấn Dũng. Ông Nguyễn Tấn Dũng
trước hết là truyền nhân của ông Lê Đức Anh, kiến trúc sư của chính sách lệ
thuộc Trung Quốc. Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng trong mười năm qua đã làm tất
cả những gì mà một thủ tướng Việt Nam có thể làm để làm vừa lòng
Trung Quốc. Ông đã để cho hàng hóa Trung Quốc tràn ngập vào Việt Nam như chỗ
không người. Ông đã xuất khẩu một số lượng lớn hàng hóa Trung Quốc mang nhãn
Made in Vietnam, đó là một trợ giúp cho Trung Quốc tuy nó cũng có lợi phần nào
đối với Việt Nam, ông đã cho thuê rừng đầu nguồn, ông đã cho phép Trung Quốc
thành lập những khu gần như tự trị kiểu như Vũng Áng tại Việt Nam. Và gần đây
ngày 30/4/2015 ông đã lên tiếng đanh thép để lên án đế quốc Mỹ, để hô lại một
khẩu hiệu mà trong vòng hơn 20 năm qua tôi không thấy một lãnh tụ cộng sản nào
hô nữa là khẩu hiệu “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, mà chúng ta tưởng
đâu đã lùi hẳn vào quá khứ rồi. Nói chung ông Dũng có cảm tưởng là ông ấy bị
Trung Quốc bỏ rơi vì thân Mỹ, thân phương Tây nên ông ấy cố gắng lấy lòng Trung
Quốc bằng cách lên án, gần như tuyên chiến với Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng thì ông
ấy mất tình cảm của các nước dân chủ, của Mỹ, nhưng không tranh thủ được sự ủng
hộ của Trung Quốc. Lý do giản dị là vì Tập Cận Bình đang tiến hành môt chính
sách dữ dội và khó khăn để chống tham nhũng cho nên Tập Cận Bình không thể ủng
hộ ông Dũng được bởi vì ông Dũng đối với dư luận của cả thế giới và của cả mọi
người là một người tham nhũng. Ngay cả những người ủng hộ ông Dũng cũng không
thể chối cãi sự kiện là ông Dũng rất tham nhũng. Tập Cận Bình hiện đang ở trong
tình thế khó khăn nên không thể yểm trợ ông Dũng được dù trọng lượng của Trung
Quốc lên Đảng Cộng sản Việt Nam
còn khá lớn.
Cho nên vào giờ này tôi có thể nói có một khúc quanh,
khúc quanh đó quan trọng đến mức độ nào thì hãy đợi tương lai cho chúng ta biết
vì ngay cả những người cộng sản hiện nay cũng chưa biết. Đó là sự thất sủng của
ông Dũng có thể tiên liệu được.
Nhân việc nói quan hệ Việt Nam – Trung Quốc tôi muốn nói tới
điều này:
– Cho đến ngày hôm nay tất cả cấp lãnh đạo đảng cộng
sản, dù là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng
hay bất cứ ai, có thể có quan điểm khác nhau trên nhiều vấn đề nhưng họ đều
đồng ý phải dựa Trung Quốc để giữ nguyên chế độ. Điều họ cần nhận định ra trước
khi quá trễ là Trung Quốc không còn là chỗ dựa nữa. Trên thực tế họ đang dựa
lưng vào môt bức tường bằng giấy.
– Điều thứ hai là đối với những người
dân chủ Việt Nam.
Nhân đại hội này tôi cũng muốn phát biểu một ý kiến. Cho đến ngày hôm nay có
rất nhiều người tuy trong thâm tâm mong muốn một cách rất thành thực dân chủ
cho Việt Nam, nhưng nghĩ rằng phong trào dân chủ không có lực lượng, không có
tổ chức nên đàng nào dù muốn hay không chế độ này vẫn tiếp tục, cho nên phải
thở dài mà thỏa hiệp với nó và hy vọng cải tổ được phần nào hay phần đó từ bên
trong.
Nhưng ngày hôm này theo tôi suy nghĩ
đó rất sai. Chế độ này đã phân hóa quá rồi. Nó đang sống những ngày cuối cùng
và đằng nào cũng sụp đổ. Vậy thì vấn đề đối với những người dân chủ Việt Nam
rất giản di: Một là chúng ta để cho đảng và chế độ này sụp đổ trong sự hỗn loạn
nhường chỗ cho một khoảng trống chính trị; hai là chúng ta chuẩn bị một giải
pháp chuyển hóa về dân chủ trong hòa bình, trong tinh thần anh anh em, trong
tình đồng bào, trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc.
Như vậy chúng ta phải xây dựng lực
lượng. Nếu chúng ta không có lực lượng thì chúng ta phải xây dựng ra lực lượng
dân chủ đó vì đàng nào nó cũng cần. Chúng ta không thể dựa vào đảng cộng sản để
cải tổ được nữa bởi vì đảng cộng sản đã tích lũy quá nhiều mâu thuẫn, nó đã suy
nhược đến mức không thể phục hồi được. Nó đang sống những ngày cuối cùng và
đàng nào nó không thể tồn tại.
Điều tôi tin tưởng vào lúc này là có rất nhiều triển
vọng Đại hội XII sẽ là đại hội cuối cùng của đảng cộng sản như là một đảng cầm
quyền. Sau đó một là nó không còn nữa. Hai là nếu nó còn thì nó cũng chỉ là một
đảng bình thường như các chính đảng Việt Nam khác.
TQT: Xin cảm ơn ông Nguyễn Gia Kiểng
(
blog phamtayson )
-----------------
Nhận xét của nhà phân tích Nguyễn Gia Kiểng ( trước khi ĐH 12 diễn ra ) có hai chi tiết rất quan trọng:
Trả lờiXóaMột là Trung Quốc đang suy thoái trầm trọng về kinh tế, môi trường và chính trị....Nhưng ngược lại, trong ĐH 12 của ĐCSVN, dù phe nào thắng ( ông Trọng? ông Dũng? ông Sang? ông Hùng ?) thì họ vẫn đại diện của ĐCSVN, họ vẫn dựa vào bức tường giấy là TQ.
Hai là: ĐCSVN đã và đang phân hóa trầm trọng có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, trong khi phong trào Dân chủ ở VN hiện còn quá yếu và nguy cơ sự hỗn loạn có thể xẩy ra tại VN là điều rất tai hại, nhất là sự sụp đổ đó diễn ra sau khi TQ đã sụp đổ thì sự hỗn loạn càng gia tăng.
Vậy thì, lấy gì làm cơ sở để phong trào dân chủ trong nước và ngoài nước được gia tăng để đón thời cơ? Không ai cho ta điều gì nếu ta không tự thân vận động.
Cho nên, mỗi chúng ta khi đọc những dòng này phải suy nghĩ rất nhiều và phải rất tỉnh táo.
Rất cần sự tỉnh táo và đón nhận thời cơ
Việt Nam không thiếu người tài giỏi, buồn một nỗi là họ , người thì ở nước ngoài , người thì trong nhà tù.
Trả lờiXóaTC nuôi mộng vượt qua mặt Hoa Kỳ để thành cường quốc số 1 của thế giới?
Trả lờiXóaBao giờ trạch đẻ ngọn đa nhé!
Hoặc khi mà Hoa Kỳ do đảng cộng sản nắm quyền.
Câu cuối cùng trong bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Gia Kiểng là: ĐIỀU TÔI TIN TƯỞNG CÓ RẤT NHIỀU TRIỂN VỌNG ĐẠI HỘI 12 SẼ LÀ ĐẠI HỘI CUỐI CÙNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN NHƯ MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN. SAU ĐÓ LÀ NÓ KHÔNG CÒN NỮA HAI LÀ NẾU NÓ CÒN THÌ NÓ CŨNG CHỈ BÌNH THƯỜNG NHƯ CÁC CHÍNH ĐẢNG VIỆT NAM KHÁC
Trả lờiXóaNhư vậy là không còn bao lâu nữa VN sẽ biến chuyển về chính trị và đến lúc này sẽ phải xuất hiện manh nha của các đảng phái khác.
Làm sao có thể xuất hiện các đảng phái khác được khi mà bất cứ sự tụ tập nào cũng bị chính quyền cộng sản vây bắt và cho vào tù với tội danh chống phá nhà nước?
Có thể có.
Không khó lắm, nếu chúng ta thực sự yêu nước và chịu động não.
Tất nhiên THIÊN CƠ BẤT KHẢ LỘ.
SẼ ĐẾN LÚC CÁC ĐẢNG PHÁI KHÔNG PHẢI CỘNG SẢN ĐƯỢC XUẤT HIỆN VỚI NHỮNG CÁI TÊN NHƯ:
ĐẢNG LIÊN MINH VÌ ĐỘC LẬP DÂN TỘC.
ĐẢNG DÂN CHỦ KHOA HỌC ĐẠI VIỆT....
Hãy chờ xem
Không hiểu Tổng Trọng và phe đảng đang nghĩ gì mà không hiểu Trung Quốc đang sa lầy ở khắp nơi trên thế giới.
Trả lờiXóaCâu chửi nặng nhất trong bài này là TRUNG QUỐC TĂNG TRƯỞNG NHỜ XUẤT KHẨU SƯ NGHÈO KHỔ.
Cám ơn Nha NC Nguyễn Gia Kiểng.
Cám ơn Đại tá Bùi Văn Bồng
Mình rất trông chờ các bạn VNCH di tản trở về để bàn giao lại chính quyền mà không thấy.
Trả lờiXóaNghe đâu phần lớn có tuổi đã ra nghĩa trang,số con cháu thì nó không về mà thề xâm lược nước MỸ cho bỏ ghét.
Thôi thì trong nước các bạn tập hợp sớm,sau 4 năm thì xong nhiệm kỳ và bàn giao.Nhưng ráng học thiệt nhé,vì vũ khí hiện nay hiện đại lắm,liệu nhấn trúng nút không đây.
Trung quốc nó đại loạn thật,có trăm Tập Cận Bình cũng chả làm gì xoay được.Nhưng sai lầm lớn của nó là đòi chia Thái Bình Dương với Mỹ một cách công khai,từ đó tiến chiếm Biển Đông xây căn cứ lâu dài,phá rối Hoa Đông....Do vậy Trung quốc phải chết,Mỹ không thể chết dưới bàn tay Trung quốc được.
Ai ngon thì ra các đảo Trường Sa nuôi hải sản đi,đó là yêu nước cần thiết đấy.
Hằm hằm chống cộng chống ĐCSVN làm gì,Ai lại đi chống quá khứ.Căm thù quá khứ khi tội ác của phe mình đến trời không tha rồi.Ngày nay còn ai là vô sản đâu mà chống,Việt Cộng còn giàu hơn Việt Kiều mà.Đương nhiên giàu hơn các bạn chống cộng trong nước.
Ngày nay xảy ra chiến trang trên Biển Đông thì tổng của nó là âm chứ không phải số 0 đấu.
Vấn đề là chúng ta rút lui và lẫn tránh về bờ an toàn,Trung quốc bị huỷ diệt lớp này còn lớp khác,ta mà chỉ bị tiêu hao thôi là coi như thua đấy.
Cái vụ đánh giặc thôi bàn đi,các bạn có biết gì đâu mà khích.
Không chịu làm ăn để thua Việt cộng rồi tức là sao ?
Phải đầu tư,như Việt cộng làm là cái thì lâu dài,cái thì ngắn...đại khái lấy ngắn nuôi dài.Đói và ngèo làm sao mà làm cách mạng nỗi.Làm sao mà tiếp quản chính quyền đây.
Xin chúc các bạn kiên trì chống cộng,không thì tụi nầy buồn dễ hỏng.
Công Sơn.
Bây giờ rõ mặt Công Sơn
XóaBiết đâu rồi nữa chẳng là tên điên!
(Lẩy Kiều tặng đ/c Vẹm)
Khách quan!
Trả lờiXóa1. Đúng là tư duy Nguyễn Gia Kiểng. Đọc mà ngẫm thấy đúng, mừng quá ta. Nội dung bài viết và tầm nhìn về nội tình chính trị, kinh tế, môi trường và xã hội Nước Tàu 1,4 tỷ người là rất khách quan và đúng thực tế đang diễn ra ở xứ Cộng sản cầm quyền.
2. Dân tộc Việt Nam cũng đang vướng phải sự suy thoái về chính trị, xã hội và bị tàn phá về môi trường, tài nguyên, kinh tế như Tàu Cộng, vì cùng là Cộng sản cầm quyền. Hệ quả chính trị, kinh tế, môi trường, xã hội VN bị tàn phá, băng hoại và xuống cấp như hiện nay chính là những người lãnh đạo VN hơn 86 năm nay hoàn toàn lệ thuộc vào ý thức hệ "giai cấp" và "địch ta" ngoại lại, khi thì Tây, khi thì Tàu, mà Tàu Hán là chủ yếu. Tội xưa có nhiều người tạo nên, tội nay trong đảng và ngoài dân chúng ai cũng rành mặt là do Nguyễn Văn Linh sợ mất Đảng Cộng sản và ý thức hệ, nên được Lê Đức Anh (gian thần cho Pháp khi xưa, nội gián cho Tàu Cộng hôm nay) đi đêm với Tàu Cộng, phá bỏ nguyên tắc ngoại giao, tư túi vớí Trương Đức Duy-Đại sứ TQ để bán rẻ đồng bào, đồng chí cho Tàu Cộng. Tội hai ông này khó thoát, khi xuống địa ngục!
3. Ý kiến của ông nguyễn Gia Kiểng trước khi Đại hội XII của Đảng CSVN, nay Đại hội XII đã kết thúc, tình hình có khác, Nguyễn Tấn Dũng không được ở lại Trung ương, Nguyễn Phú Trọng đang cao giọng "tự nhận" mình được "Đảng" tin và giao nhiệm vụ, nên cố gánh chịu. Ông Trọng nổ rất mạnh khi ra mắt BCH Trung ương XII là sẽ "gần dân, trọng dân, vì dân, nói đi đôi với làm"....và nhiều điều nổ mạnh nữa. Hy vọng ông Trọng có đọc bài này của Gs Nguyễn Gia Kiểng để mở to mắt mà xem xét thực tại Tàu Cộng nay tham vọng Hán xưa mà có kế sách nhả dần sự lệ thuộc vào Ý thức hệ Tàu Hán ngìn năm đô hộ.
4."Tự do Tư tưởng là sức sống của Linh hồn" (Voltaire) thì mọi người mới sống có Linh hồn và Trách nhiệm. Đồng thời, Sở hữu Tư nhân là Động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Đó là ước muốn của một xã hội Dân chủ và Tự chủ của Người dân. Một thể chế chính trị của dân, do dân, vì dân mới đem lại ấm no, hạnh phúc thật sự cho mọi Người.
Hãy chờ đợi!
Trung Quốc nuôi mộng vượt qua mặt Hoa Kỳ để thành cường quốc số 1 của thế giới?
Trả lờiXóaGiấc mộng Nam Kha chỉ thành thật khi Trung Quốc không còn là Trung Cộng...
(Trong tiếng Hán có một câu thành ngữ “Giấc mộng Nam Kha”, được dùng để hình dung cõi mộng hoặc một sự không tưởng không thể thực hiện!)
Trả lờiXóaSố phận trâu bò hơn tỉ chú Chệt cô Xẩm khi Năm xung tháng hạn Bính Thân sắp đến bên Tàu
https://static-secure.guim.co.uk/sys-images/Guardian/Pix/pictures/2015/7/4/1436000045613/Cartoon-of-share-price-gr-009.jpg
Hơn tỉ chú Chệt cô Xẩm phận bò trâu
Năm xung tháng hạn Bính Thân bên Tàu
Chiến dịch Trăm hoa đua nở lại bùng phát !
Thập niên 50 chết tiệt 30 triệu chú Ba Tàu
Chẳng phải bói toán tử vi mà là Hiện thực
Kinh tế Trung Quốc nay chưa biết về đâu ? ?
Triệu chứng thảm họa kinh tế - chính trị - xã hội
Giông bão cuốn về nơi đâu khi qua cầu ? ? ?
http://ochousingnews.com/blog/wp-content/uploads/2016/01/great-fall-of-china.jpg
Nợ công như ma cà rồng hút sạch máu ngân sách
Hồng đế Tập Cận Bình chắc lo mất ngủ bể đầu !
Thanh trừng nội bộ căng thẳng phe nhóm chia chác
Chiến dịch trừ tham nhũng là chiêu bài có gì đâu !
Trung Quốc như là Bắc Triều Tiên đàn áp thô bạo
Giai đoạn đen tối nhất Trung sử mới chỉ bắt đầu :
Một Thiên An Môn thứ hai chắc sẽ bùng nổ !
Như cơn địa chấn Tứ Xuyên long trời lở đất
http://www.hanoiparis.com/img_poeme/9861.jpg
Như vụ nổ Thiên Tân tựa bom nguyên tử bể bầu !
Số phận trâu bò hơn tỉ chú Chệt cô Xẩm
Năm xung tháng hạn Bính Thân sắp đến Tàu
TỶ LƯƠNG DÂN
Trung Quoc chi co the lui tan, chu khong sup do duoc vi 'no qua lon de sup do'. Giong nhu KIM TU THAP Ai Cap, chi lui tan theo thoi gian ma thoi.
Trả lờiXóaBac Han la 'phen dau', do la dieu TQ quyet tam tao ra. Nhung dieu nay chi co hieu luc trong hai doi cai tri nha ho Kim ( vi la hai the he truc tiep nhan on cuu tu, mot 'mon no mau' voi Tq ), sang toi doi chau noi la Kim Un thi gan nhu khong con khai niem 'on hue' nua, ma chi thay bi TQ rang buoc. Chuyen thu bom A, bom H cua Bac Han la chuyen cua Bac Han, nhung TQ duoc huong theo rat nhieu, ma khong so mang tieng.
Con chuyen 'Viet Nam minh', noi toi la thay buon, nhuc.
Cung tai con dan ngu qua lon
Cho nen thang Lu moi ti toe.