Kể từ ngày thành lập Đảng 3/2/1930 đến nay dân
đã tin theo Đảng giữ được Đảng, nhưng muốn giữ được niềm tin của dân
thì Đảng phải tin dân.
Năm 1986, ở Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc ngày nay)
trong kỳ thi tối thiểu (minimum) trước khi bảo vệ luận án phó tiến
sĩ, nghiên cứu sinh đến từ các nước xã hội chủ nghĩa đều phải thi
môn Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Câu hỏi vấn đáp mà vị Phó giáo sư, Trưởng bộ
môn Triết học đưa ra là “phân biệt sự khác nhau giữa Chủ nghĩa Xã
hội và Chủ nghĩa Tư bản”.
Câu trả lời trong 15 phút được vị Phó giáo sư
chăm chú lắng nghe, cuối cùng ông nói: “Câu trả lời rất hay, nhưng
quá dài, vừa mất thời gian người nghe, vừa dễ dẫn tới sai sót”.
Trước khi khép cửa tiễn học trò, ông nói: “Khác
nhau cơ bản nằm ở chỗ Chủ nghĩa Tư bản là “người bóc lột người”
còn Chủ nghĩa Xã hội thì ngược lại”.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng 12, Trung
ương khẳng định: “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh
tế thị trường”.
Đất nước đã 30 năm đổi mới, nói cách khác, sau
khi cuộc chiến dai dẳng trên biên giới phía Bắc kết thúc, chúng ta đã
thực sự có 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vậy vì sao cho đến nay, đất nước vẫn nghèo, dân
chúng vẫn nghèo ngoại trừ một bộ phận thương nhân và quan chức?
Trong cái rét cuối năm, nhìn bốn vị đại sứ
các nước Liên minh Châu Âu ngồi vỉa hè ăn phở Việt chợt cảm thấy có
cái gì lạ lùng, ngỡ ngàng.
Những con người ấy, hàm cấp có lẽ tương đương
thứ trưởng, bộ trưởng, bốn người ngồi chung một chiếc bàn con nơi
vỉa hè bởi họ biết nơi đây là an bình, không có chiến tranh, khủng
bố.
Họ muốn quảng bá cho nền ngoại giao tư bản chủ
nghĩa hay muốn trải nghiệm cuộc sống của người lao động bình thường
nước sở tại? Trông cách cầm đũa, cầm thìa ăn phở như người Việt, sao
họ có thể bình dân mà không hề “kênh kiệu” như vậy?
Phải chăng “quyền kênh kiệu” chỉ có thể
tìm thấy trong một “bộ phận không nhỏ” quan chức nước
Việt mình?
Những đại diện “đặc sệt tư bản” ấy
không cảm thấy lạc lõng trong một đất nước xã hội chủ nghĩa, vậy
người Việt chúng ta có cảm thấy mình cũng không lạc lõng trong một
nền kinh tế toàn cầu?
Để khỏi lạc lõng có cần quyết liệt đưa nền
kinh tế đất nước như Trung ương khẳng định: “Vận hành đầy đủ, đồng bộ,
hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường”?
Vấn đề ở chỗ “quy luật kinh tế thị trường”
có phải là quy luật mang tính phổ quát cho mọi xã hội dân sự? Nó
được chứng minh là đúng cho các quốc gia theo chủ nghĩa Tư bản nhưng
liệu có đúng với các quốc gia theo thể chế xã hội chủ nghĩa?
Mô hình Cheabol của Hàn Quốc là mô hình các
tập đoàn kinh tế gia đình, của các ông chủ tư bản chứ không phải nhà
nước.
Việc đưa mô hình Cheabol vào Việt Nam với “cải
tiến” để nó trở thành các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã khiến
nền kinh tế trở nên méo mó, lợi nhuận thì nội bộ hưởng, thua lỗ
thì ngân sách gánh chịu và hậu quả là điều đã rõ.
Hết năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn,
tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng nghĩa là khoảng 70
tỷ USD.
Có ý kiến cho rằng: “Khoản nợ của các doanh
nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính
quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng
trả nợ”. [1]
Liệu chúng ta có rút ra được điều gì từ
chuyện “vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị
trường” nhưng lại được định hướng theo cung cách của riêng mình?
Lâu nay, chúng ta phát triển kinh tế dựa vào hai
động lực chính là tài nguyên thiên nhiên và nhân công giá rẻ mà quên
đi nguồn tài nguyên quý giá nhất là trí tuệ con người.
Có thể nói một cách thẳng thắn, rằng phát
triển kinh tế theo kiểu “ăn sổi” ấy đang làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên vốn rất hữu hạn, đang phá hoại môi trường sống của
dân tộc và nguy hiểm hơn, đang kìm hãm sự sáng tạo của người
Việt.
Nói kìm hãm sự sáng tạo của người Việt vì
người lao động làm việc trong các cơ sở liên doanh hoặc 100% vốn đầu
tư nước ngoài chỉ là người làm thuê cho tư bản, họ làm việc trong dây
chuyền như những cỗ máy đến mức cả chuyện đi vệ sinh cũng phải xin
phép thì lấy đâu ra sự sáng tạo?
Còn đội ngũ viên chức, công chức, bao nhiêu phần
trăm “công chức cắp ô” là bấy nhiêu phần trăm những cá nhân bất tài,
những người đầu óc như thế thì sáng tạo cái gì?
Công nhân, công chức, viên chức là như thế, ở
cấp cao hơn thì thế nào?
Trước thềm Đại hội Đảng 12, Tổng Thanh tra Chính phủ
Huỳnh Phong Tranh trong Chương trình “Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời” tối
13/12/2015 công bố:
“Trong năm qua, ngành thanh tra đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng”. [2]
“Trong năm qua, ngành thanh tra đã tiến hành trên 40.000 cuộc thanh tra, trên 830.000 cuộc thanh kiểm tra chuyên ngành và phát hiện trên 212.000 tỷ đồng sai phạm, chuyển cơ quan điều tra 313 vụ với 356 đối tượng”. [2]
Sau Đại hội Đảng 12, trong Hội nghị toàn quốc về
hoạt động của Hội đồng nhân dân và UBND tại Quốc hội chiều 2/2/2016, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình công bố:
“Giai đoạn 2011 – 2015, Thanh tra Chính phủ đã
triển khai 37.390 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.000 cuộc thanh tra,
kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh những sai phạm
trong quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực;
phát hiện nhiều vi phạm về kinh tế với số tiền là 208.540 tỷ đồng”. [2]
Theo Thanh tra, sai phạm một năm (2015) là 212
ngàn tỷ đồng, theo Bộ Nội vụ, sai phạm 5 năm (gồm cả năm 2015) là 208
ngàn tỷ đồng? Vậy người dân nên tin Thanh tra Chính phủ hay tin Bộ Nội
vụ?
Liệu những con số ấy có nói lên điều gì về
năng lực của đội ngũ chuyên viên và một bộ phận lãnh đạo cao cấp
hiện nay?
Đến bao giờ mới chấm dứt cảnh bất kỳ hội
nghị nào cũng phải đầy rẫy hoa tươi, bất kỳ cuộc động thổ nào cũng
phải có cái máng đựng cát để quan chức xúc vài xẻng cho phóng viên
quay phim chụp ảnh?
Chẳng lẽ không có hoa hồng cài ngực, không có
máng cát, cổng chào thì hình ảnh cán bộ sẽ trở nên không đẹp?
Một trong những người giàu nhất hành tinh - ông
chủ của hàng MicroSoft - Bill Gates từng chia sẻ rằng: “Khi nắm
trong tay rất nhiều tiền, có thể chỉ bạn quên mất mình là ai, nhưng khi không
một xu dính túi, cả thế giới sẽ lãng quên bạn. Cuộc sống là vậy”.
Vào năm 1975, nhân loại nói rất nhiều về chiến
thắng của dân tộc Việt trước kẻ địch hùng mạnh nhất thế giới.
Vào năm 1979, cả thế giới kinh ngạc vì lực
lượng dân quân, du kích, bộ đội địa phương của Việt Nam đã đánh tan
đạo quân xâm lược Trung Quốc đông hàng chục vạn người trên toàn tuyến
biên giới phía Bắc.
Những chuyện ấy ngày nay tuy vẫn còn lưu trong
sách báo và ký ức của thế hệ cầm súng chống giặc nhưng thế giới
giờ đây nói đến Việt Nam như một quốc gia xếp hàng đầu về tham nhũng, xếp gần cuối về năng lực cạnh tranh toàn
cầu, một quốc gia mà “con đường từ dạ dày đến nghĩa trang chưa bao
giờ ngắn như ngày nay”!
Chính
chúng ta đang tự đầu độc mình chứ không phải chỉ là những âm mưu thâm
độc của nước ngoài.
Một quốc gia như thế, cái ngày mà “cả thế giới
sẽ lãng quên bạn” không phải là điều viễn tưởng nếu hôm nay cả
quan chức và dân thường không sớm tỉnh ngộ.
Với các nước tư bản, thương trường là chiến
trường, cuộc chiến một mất một còn theo quy luật “cá lớn nuốt cá
bé” không bao giờ ngơi nghỉ.
Các
ông chủ tư bản lấy sân golf làm nơi giao dịch, thương thảo các phi vụ
làm ăn chứ không chỉ là để thư giãn như một số quan chức người mình,
việc Bộ Giao thông vận tải phải ban hành lệnh
cấm công chức chơi golf cho thấy điều gì?
Có một chuyện thú vị mà phu nhân nguyên Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết chia sẻ, rằng thức ăn bà nấu cho chồng
tại gia đình vẫn phải có người thử trước rồi ông mới được ăn. [3]
Bên cạnh nguyên tắc bảo vệ còn vấn đề khác là
niềm tin, nếu không có niềm tin vào người thân trong gia đình, hay rộng
hơn không có niềm tin vào dân chúng liệu quan chức Việt có đủ bản
lĩnh ngồi vỉa hè ăn phở như các nhà ngoại giao châu Âu, để khẳng
định với nhân
dân rằng thực phẩm là an toàn bất kể trong siêu thị hay trên vỉa
hè?
Dẫu thế nào, người viết vẫn có niềm tin vững
chắc vào tiền đồ dân tộc, bởi dân tộc này dù trải qua bao thăng
trầm, cay đắng, dù không thiếu kẻ xâm lược nhòm ngó và cũng có cả
kẻ bán nước cầu vinh, song ý chí độc lập, tự cường chưa bao giờ phai
nhạt.
Kể từ ngày thành lập Đảng 3/2/1930, gần một
thế kỷ qua, người dân đã tin theo Đảng, giữ được niềm tin đó là giữ
được Đảng, nhưng muốn giữ được niềm tin của dân thì Đảng phải tin
dân, Đảng phải ở trong dân chứ không phải ở trên dân.
Hy vọng sau Đại hội 12, các chủ trương, chính
sách ban hành sẽ là sự kết tinh trí tuệ của cả dân tộc chứ không
phải chỉ của hơn 4 triệu đảng viên, hy vọng sự đổi mới mà Báo cáo
chính trị nêu tại Đại hội 12, trước hết sẽ là đổi mới trong Đảng,
đổi mới trong tư duy mỗi cán bộ nắm trọng trách để người dân không
còn suy giảm niềm tin với Đảng.
-------------/
** Tài liệu tham khảo:
Xuân Dương/GDVN
-------------
"Luật là tao.Tao là luật".
Trả lờiXóaChưa từng có một chế độ nào coi thường dân như chế độ Cọng-Sản.
Không phải chĩ dân. Cấp dưới còn sợ cấp trên như thần thánh.
Bài này đã hay, đúng. Đọc lại bài của Đại tá Bùi Văn Bồng (dẫn LINK tại đầu bài này) càng thấy đúng, chuẩn, đảng đừng tuyên truyền bắt dân phải "ơn đảng, ơn chính phủ" mà đảng, chính phủ phải biết ơn dân, không được đè đầu cưỡi cổ dân. Càng quan liêu, càng xa dân, quan liêu, hách dịch, đảng càng bị lún xuống đáy bùn sâu tội lỗi!
Trả lờiXóaCảm ơn tác giả Xuân Dương và Đại tá.
"Làm trai đứng ở trong trời đất
Trả lờiXóaPhải có danh gì với núi sông"
Chính vì cái "danh gì" đó mà một xã có tới 500 "cán bộ". Xã hội thì "đứa thời mua tước đứa mua quan". Phê bình thì theo chân ông Kim Quốc Hoa: Vào tù! Khen nịnh quan tham thì: Vào đảng!
Xét theo 'duy vật biện chứng' của Mác thì Đảng ta đang có đầy đủ đặc thù của giai cấp thống trị
Trả lờiXóaNên dù có khoác cái vỏ bọc là gì chăng nữa nó vẫn đối kháng với hạ tầng cơ sở luôn vận động phát triển không ngừng
Vậy các bác biết là nó sẽ đứng ở đâu rồi, đòi hỏi gì được
Khi mâu thuẫn lên đỉnh điểm sẽ là các cuộc cách mạng
Đúng như Mac của các cha đã nói, đừng bảo thằng này là phản động nhé
De Tomahok cuon di
Hôm nay, Bộ trưởng Thăng đề nghị trảm ông nào đó đòi kí giấy mua mấy toa tàu 20 tuổi của TQ thì dân chúng các mạng xã hội bất chợt có người nói, để Đinh La Thăng làm Thủ Tướng. Tới đây dân đen tôi mới phát hiện, ngay cả đồng tình với cái người đó, thì tôi nên bày tỏ ý tưởng đó ra sao để có kết quả như vậy?
XóaNhờ vậy, tự nhiên dân đen tôi hiểu ra một chuyện. Đất nước này chưa từng để người biết làm việc lên lãnh đạo quốc gia, chưa từng tìm người phù hợp để phát triển quốc gia, mà tất cả họ chỉ muốn và phải tìm người phù hợp, chịu được và đồng ý sống với cái phần 4 triệu của quốc gia này thay cho 86 triệu dân. Nhìn trần trụi, rạch ròi như vậy, tôi cũng tự hỏi 4 triệu dân đó là thành phần tinh anh của quốc gia? Lựa chọn chính phủ phù hợp với 4 triệu người đó quan trọng hơn 86 triệu dân ? Nghĩ tới đó tôi lại thấy tội cho những người có chí hướng chịu đựng rất nhiều chỉ để làm cái việc đáng lẽ phải được ủng hộ, động viên là xây dựng quốc gia. Nhân vật Bác Hồ được ghi nhận là ra đi tìm đường cứu nước, nhưng hàng vạn sinh viên đi học bằng tiền cha mẹ, tiền học bổng được cấp, tôi không tin họ quay về. Bởi vì đơn giản và trần trụi, 4 triệu là con số ít hơn 86 triệu, người ta sẽ bỏ cái thiểu số mà họ thừa biết là ngọn nguồn của ung nhọt và cản trở.
Không phải "MẤY TOA" bác à, hàng TRĂM TOA đã qua sử dụng 20 năm chuẩn bị vào phế thải cũng như VINASHIN mùa tàu cũ để kiếm tiền bỏ túi riêng rồi nằm ụ muôn năm thôi.
XóaĐọc các bài viết của Xuân Dương luôn có sự hấp dẫn . cảm ơn tác giả
Trả lờiXóa“Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường”.
Trả lờiXóaHàng chục GS Mác - Lê tham gia soạn thảo cái nghị quyết ĐH 12 nhưng vẫn lủng củng , nhập nhòe , câu nọ đá câu kia , nửa lang , nửa chuột .
Đã định hướng XHCN thì thôi kinh tế thị trường tư bản đi .
Theo tôi dự đoán,Xuân Dương là nhà báo tự do,viểt và gửi bài cho các tờ báo.
Trả lờiXóaTôi thấy, ông tổng biên tập báo GDVN, dũng cảm!
Chắc ông ta là đảng viên CS VN, nhưng là người tốt!
Còn đa số những đảng viên CS VN, nhưng là người không tốt!
Xóa"Đảng ở trong dân chứ không ở trên dân "
Trả lờiXóaBác nói đùa!, Bác đọc lại điều 4 hiến pháp, cái đảng CS VN, là "lực lượng LÃNH ĐẠO nhà nước", thì là ngồi trên luât,trên đân!
"một chuyện thú vị mà phu nhân nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết chia sẻ, rằng thức ăn bà nấu cho chồng tại gia đình vẫn phải có người thử trước rồi ông mới được ăn"
Trả lờiXóaHì, hi không biết ông nầy đi ị có người NGỬI như mấy ông VUA bên TÀU khi xưa không vậy ta?
Kiểu nầy thì "'Chả mấy ai biết lương vợ Chủ tịch nước chỉ bằng công nhân" là đúng rồi chuyện tiền THAM NHŨNG không TÍNH nghe mấy cha.
TIN CHẾT LIÊN
Nữa, cũng lại hy vọng ĐỔI MỚI VIỄN VÔNG nữa rồi.
Trả lờiXóaĐổi mới 5 lần thứ nhất, thứ nhì, rồi 10 năm lần thứ nhất rồi thứ nhì v.v...
Lần nầy chắc ĐÔI MỚI 20 năm lần thứ nhất, lần thứ nhì và rồi sẽ tiếp tục tới đời TBT Vũ như Cẩn với 30 năm ĐỔI MỚI lần thứ nhất và nhiều nữa.
Thế là xong đời người tồi xuống gặp cu Mác, cu Lê tiếp tục ĐÔI MỚI 5 lân thứ nhất nhá.
Và đảng vẫn chưa "cho ta sáng mắt, sáng lòng"
Híc, híc ôi VN!
Chính xác, đcsVn thì là mà ở ngoài dân!
Trả lờiXóa" Cuong Linh cua Dang dung de 'the che hoa' Hien Phap ! "
Trả lờiXóa" Hien Phap la van kien quan trong nhat sau CUONG LINH cua Dang! " - Nguyen Phu Trong ( Tong bi thu dang Cong san VN, nguoi 'Mien Bac va Biet ly luan' )
No an noi ca chon nhu vay ma khong co Ong nao Ba nao, Thang nao Con nao dam ho he phe phan!
' Cai nuoc Viet Nam no the! '
' Cai dan toc Viet Nam no the '
Cho nen no bi thang Dang khinh thuong nhu the!
QUYEN LUC THUOC VE NHAN DAN - Ha !
Không dám "ở trong" đâu!
Trả lờiXóaMèo già hóa Cáo!
Đảng phải ở dưới Dân vì chính Dân đã sinh ra đảng, nhưng trong cái chế độ CSVN, cái gì cũng trở nên trái khoáy hết. Thay vì đảng phải biết ơn Dân thì đảng lại lật kèo, bắt Dân phải "biết ơn" đảng!
Trả lờiXóaChưa bao giờ đảng công khai trong nội bộ số tiền đảng phí do đảng viên đóng và quyết toán chi tiêu, đừng nói là với nhân dân. Nhưng cứ tạm tính 4,5 triệu đảng viên đóng đảng phí ,tối đa cũng chi thu được 500-600 tỷ đồng. Vậy nhưng riêng văn phòng TW năm 2014 đã tiêu hơn 100 triệu đô, tức hơn 2200 tỷ đồng! Chưa kể những Ban nọ Ban kia từ trên xuống dưới, rồi số lượng nhà ở, biệt thự được cho không theo tiêu chuẩn chức tước ( như ngôi nhà 800 m2 của NĐM ở Hồ Tây),đặc biệt có một Ban gọi là Ban tài chính TW chi tiền vô tội vạ ,không bao giờ công bố,dân không ai biết. Hóa ra ,đảng giành lấy độc quyền lãnh đạo chính là vì cái quyền được lấy tiền dân tiêu thoải mái cho đảng mà không bị ai kiểm soát. Kể cả khi họ đi phát tiền , phong bì phong bao cho người này người kia thì cũng là tiền dân chứ, Đảng làm gì có tiền? Nuôi bộ máy còn chả đủ, tiền đâu đi bố thí cho dân như vua chúa ngày xưa? Ấy vậy nhưng cứ bắt dân biết ơn Đảng? đặt đảng lên trên nước trên dân ! Bao giờ mới thay đổi được điều vô lý này?
Trả lờiXóaỞ trong quần chúng ...đấy, viết lảm nhảm nhức cả đầu!
Trả lờiXóaNó chui vào dân rồi. Tìm cách bóp dân.
Xóa