Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Chọn lãnh đạo theo 'minh triết' Việt Nam

Nhiều tân ủy viên khóa mới đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 
và Bộ Chính trị ĐCSVN phân công công tác mới ngay trước Tết Bính Thân.
Bổ nhiệm lãnh đạo của đảng và nhà nước phải tìm người có 'tài thao lược', theo tinh thần 'minh triết' Việt Nam, tuy nhiên trước hết Đảng Cộng sản Việt Nam cần phải giải quyết vấn đề bỏ ngỏ về 'tính chính danh', theo một nhà phản biện từ Hà Nội.
Mới đây, ngay trước Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Bộ Chính trị do Tổng Bí thư tái đắc cử Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, đã phân công bổ nhiệm vị trí công tác mới cho một loạt các tân ủy viên BCT, trong đó có các ông Đinh La Thăng làm Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Hoàng Trung Hải làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Võ Văn Thưởng làm Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng v.v...
Trao đổi với BBC nhân dịp này, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam nêu quan điểm về việc phân công, phân bổ các nhân sự lãnh đạo mới của đảng nói chung: "Tôi thấy như thế này, không phải là họ không có ưu điểm gì, không có giá trị gì, họ có những ưu điểm, họ có những năng lực đấy của cá nhân, nhưng tài thao lược thì không có... Bởi vì người ta nhìn thấy mấy chục năm họ đã làm gì cho nền kinh tế Việt Nam để ngày càng tụt hậu xa, đến mức là giá trị lao động, đến mức là năng suất lao động còn thua kém xa những nước mà ngày xưa là mình hơn họ? Thì đã thấy điều đó rồi, chứ cần gì phải nói thêm".
'Kê minh thập sách'
Đề cập một kinh nghiệm về chọn người tài trong lịch sử dân tộc và gọi đây là 'minh triết Việt Nam', nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nói: "Ngày xưa, bà Nguyễn Thị Bích Châu, là một bà phi của vua Trần Duệ Tông, mà bây giờ trở thành một Thánh mẫu ở Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh)..., bà để lại một áng văn 'Kê minh thập sách', tức là mười chính sách viết để dâng lên Triều Đình lúc gà gáy sáng. Chỉ riêng về vấn đề này, bà khẳng định: 'chọn Tướng, cốt người thao lược'... thì đấy là minh triết của Việt Nam. Thế nhưng mà ai theo cái này, ai theo minh triết Việt...?”.
Về vấn đề 'tính chính danh' của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong lúc đề cập xu hướng quan hệ của Việt Nam với các cường quốc khu vực và quốc tế như Trung Quốc, Hoa Kỳ v.v... ra sao, ông Nguyễn Khắc Mai nói: "Chúng ta sẽ có quan hệ với tất cả các dân tộc trên thế giới, nhưng người ta cũng đánh giá rằng quan hệ ấy không đến nơi, đến chốn, có hiến định mà không có luật định, chẳng qua họ nể mặt dân tộc Việt Nam thôi, rồi họ đành phải chấp nhận.
"Nhưng tôi cho rằng phải khẳng định hiến định và luật định của những nhân vật cầm quyền, lãnh đạo hiện nay. Bây giờ ai cho phép anh tự nhiên nhảy... lên và lãnh đạo một thành phố với tư cách là bí thư thành ủy, ai cho phép?
"Chẳng có luật nào cho phép hết, chỉ có những chỉ thị, những văn bản của Đảng thôi, mà như thế quản trị một đất nước văn minh, văn hóa như thế, thì làm thế nào được?
"Dân trí bây giờ khác trước rồi, phải sửa đổi đi, phải nhanh chóng sửa đổi, còn nếu không, người dân người ta sẽ không chấp nhận tư cách của anh, dù anh là gì," ông Nguyễn Khắc Mai nói với BBC.
            Phúc của dân tộc
Cũng về một khía cạnh chính sách quan yếu khác không kém gì so với vấn đề nhân sự, mới đây, một chuyên gia kinh tế người Việt Nam từ CHLB Đức cũng chia sẻ với BBC và góp ý với nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam nên thay đổi chính sách và sách lược, đặc biệt liên quan cụm từ "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Gọi việc thay đổi chính sách ấy, nếu được chấp nhận, là một niềm 'hạnh phúc của dân tộc', kinh tế gia Tôn Thất Thông nêu quan điểm: "Định hướng xã hội chủ nghĩa nó hoàn toàn mâu thuẫn với việc phát triển kinh tế thị trường... Tất nhiên bây giờ phải từ bỏ chủ trương là thành phân kinh tế nhà nước trở thành chủ đạo, nếu không thì kinh tế tư nhân sẽ không thể ngóc đầu lên nổi.
"Mà kinh tế nhà nước áp đảo như vậy chúng ta đều thấy rồi, tất cả các nước trên thế giới đều bị phá sản bởi chính sách đó, thế thì nếu chúng ta vẫn tiếp tục đi theo như thế... và tất nhiên chúng ta không thể đòi hỏi là đảng cộng sản phải tuyên bố từ bỏ chuyện đó, nhưng mà không nên thực hiện nó. Chúng ta (Việt Nam) bây giờ cứ im lặng với nhau và chấp nhận với nhau như thế, thế là hai bên đều vui vẻ."
Và kinh tế gia nói này thêm:
"Nếu chúng ta âm thầm với nhau đồng ý để từ bỏ điều đó thì tôi gọi đó là một hành phúc lớn của dân tộc, nếu đằng sau Đảng Cộng sản chịu chấp nhận chuyện từ bỏ nó, chúng ta không đòi hỏi phải tuyên bố, nhưng mà sẽ chấp nhận.
"Bởi vậy cho nên những nhà chính sách, nhà lập chính sách kinh tế nếu dựa vào chuyện phát triển kinh tế thị trường, thì cứ phát triển kinh tế thị trường, quên đi cái vế gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa, thì như vậy đấy đã là hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam rồi," chuyên gia kinh tế Tôn Thất Thông từ CHLB Đức nói với BBC.
------------

16 nhận xét:

  1. Trương Minh Tịnhlúc 08:57 11 tháng 2, 2016

    Tôi đồng ý với Nguyễn Khắc Mai và Tôn Thất Thông: Ai cho phép anh làm xếp của Thủ Đô Hà Nội?- Đảng?-Mà Đảng là cái gì chứ?-Rõ ràng là không có tính chính danh.
    Thêm tí..... là "năng suất lao động VN" sẽ còn tụt hoài.Tại sao vậy?- Tại vì vô làm việc không phải nhờ khả năng (kể cả "nghề" Thủ Tướng,Bộ Trưởng ....)mà nhờ phe Đảng....Thằng giỏi không đảng ngồi chơi.Thắng dốt có đảng cứ làm.Mà làm không được cũng không ai đuổi được vì nó có đảng.
    Cái khốn nạn chết người là ở điễm "đảng" nầy.Đảng ơi là đảng! -Xin Trời Đất thương tình dẹp cái đảng nầy đi dùm chúng con.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ lúc có cái tổ chức cs đến nay, thì hỏi đã có đảng cs và nhà nước cs nào là có chính danh hả bác Tịnh?
      chính quyền thì dùng súng ống tước đoạt, rồi giải tán các đảng phái, dùng trò hề đảng cử bắt dân phải bầu và dùng dùi cui nhà tù với độc đảng toàn trị luật rừng để duy trì chế độ thì sao gọi là chính danh? sao gọi là chính quyền khi không lên cầm quyền bằng lá phiếu của người dân?
      đó là một đảng cướp, một đảng lừa, một đảng lưu manh, một nhà nước phản động lưu manh của những kẻ lưu manh.

      Xóa
  2. Bài của Cụ Mai quá hay! Cháu xin bổ xung thêm : CQ này không phải từ trong dân được bầu ra thì ít nhiều hay sớm muộn cũng không vì dân. Thực tế đã không vì dân rồi.
    CCB đánh Tàu 83

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo chuyên gia chiêm tinh học Tôn Thất Bát, sự bổ nhiệm này là do ý đảng, lòng dân, mệnh Chời

      Xóa
  3. " Kinh tế thị trường định hướng XHCN" là một phát minh quái gở của các nhà lý luận CS VN. Để phân tích cái luận đề ấy,cần nhiều giấy mực mà nếu dám mở cuộc tranh luận công khai thì thất bại chắc chắn thuộc về trường phái ông Trọng!.Chỉ xin vắn tắt hai ý này.
    Một: Về bản chất, KTTT là sản phẩm của chế độ tư hữu,dựa trên sự thừa nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thông qua hiến định và pháp luật. Còn CNXH theo mô hình ML mà CSVN đang theo đuổi thì chủ trương công hữu hóa TLSX thông qua tịch thu, cưỡng chiếm,cướp bóc,tiến tới xóa bỏ mọi hình thức sở hữu tư nhân. Vậy làm thế nào để nhào nặn, trộn lẫn hai chế độ xã hội triệt tiêu nhau như nước với lửa đó vào trong một thể chế kinh tế- chính trị duy nhất? Có thể nói chính cái thứ lý luận dẫn đường tự mâu thuẫn đó của Đảng đã tạo ra những vật cản,những tiếng kèn ngập ngừng khiến VN đang và sẽ tụt hậu hơn nữa về mọi mặt trong thế giới hiện đại.
    Hai. Chính cái đuôi định hướng ấy đã tạo ra có sở vật chất cho tình trạng tham nhũng không thể khắc phục tại VN. Bới lẽ,nó bắt buộc toàn xã hội phải thừa nhận đất đai, tài nguyên,vốn liếng,một phần quan trọng tư liệu sản xuất v,v đều phải được coi là sở hữu công cộng "do Đảng lãnh đạo ,nhà nước quản lý"; nghĩa là trạo tất cả vào tay một số người có chức quyền mà không có bất kỳ lực lượng xã hội nào có quyền kiểm tra giám sát quá trình sử dụng.
    Các tập đoàn kinh tế NN trên thực tế đã và sẽ trở thành sân sau của một số nhóm quan chức được đảng lựa chọn để làm kinh tế phục vụ đảng,bất chấp thua lỗ, nợ nần. Có thể nói chính vì những lợi ích kinh tế sống còn đó mà đảng ép buộc nhân dân phải thừa nhận lý thuyết "sở hữu toàn dân" nhưng do họ quản lý sử dụng,coi như sở sở hữu nội bộ.Chừng nào còn coi DN nhà nước là chủ đạo, thì DN tư nhân VN chưa thể ngóc đầu lên được để trở thành DN tầm cỡ thế giới.
    Do đó, dựa vào "minh trết Việt", mong các vị ở Hộị đồng lú lẫn TW do Ông Trọng và ông ĐTH chi phối hãy cắt cái đuôi định hướng XHCN và chữa lại định đề đó ngắn gọn và đầy đủ như sau" nền kinh tế thị trường hiện đại". Chấm hết.

    Trả lờiXóa
  4. Đúng quá đi chứ. Nhưng ĐCSVN cho rằng Vậy là chệch hướng, nên phải định...

    Trả lờiXóa
  5. Miền Nam Việt Nam là một hợp chủng quốc. Gồm Bắc, Trung, Champa, Miên, dân tứ xứ, Mỹ, Âu, Úc, Á, Phi đều có. Nó giống như con rồng, rồng thì không bao giờ bị thuần hóa. Nó chỉ là rồng hoặc chết hoặc tuyệt chủng.

    Trả lờiXóa
  6. Lảnh đạo theo "MINH TRIẾT" VN. có hiếp dâm từ ngữ quá không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vô Minh Triết thức canh... ăn trộm. Quyết bảo vệ tài sản Tham nhũng!

      Xóa
    2. Tôi thiển nghĩ đó không phải là "hiếp dâm từ ngữ"
      qúa như bác hỏi.Minh triêt là triết lý hay là nền
      tảng đạo đức ngàn đời của dân tộc cùng với đạo đức
      đạo Khổng (ngoại nhập) đã được Việt hoá mà dựa vào
      đó ông cha ta đã "trị quốc" lâu dài cho đến nay.

      Xóa
    3. Minh Triết trung tâm ngiên cứu của Gđ NKM,nhà tiên tri ủy tên Đền cai quản,nhở khuyên sắt máu tài độc tham lam nhuốc mạt hèn thui.
      01.Bỏ điều 4 Hiến pháp,chỉnh-Sự lãnh đạo tiệt đối chỉ trong tổ chức chếnh trệ.
      02.Phổ thông đầu phiếu cho mọi Công dân Vn(Đủ điều kiện)với sự giám sát của Quốc tế bầu,ứng cử các cấp Chính quyền(Tính Chính danh).
      03.Tam quyền phân lập,đa nguyên,dân chủ,nhân quyền,...,để tạo sự giám sát công minh cho việc làm,chương trình hành động các ứng viên trúng cử.Thiết lập một chế tài Pháp lý đủ mạnh khi nhân sự tham nhũng hoặc thi triển không hiệu quả công vụ,tránh tình trạng túm đuôi lươn-Muốn vậy nhiên phải thay đổi Thể chế,chút động lực tàn hầu Kinh té Vn vượt Căm,Ai lao.Vực thẳm tiền mặt,không phải đổi mới mà THAY ĐỔI CƠ BẢN hay đuỗn.Vài chiêu trò câu giờ,lừa mị, cuồng ác,...,nháo bịnh,bốc thuốc(Hoại đấu đầu gối)e khôn kịp-Hái búa Diêm vương kề đầu cưỡng cổ.Hãy nhanh kẻo vận tắt.

      Xóa
    4. Minh Triết trung tâm ngiên cứu của Gđ NKM,nhà tiên tri ủy tên Đền cai quản,nhở khuyên sắt máu tài độc tham lam nhuốc mạt hèn thui.
      01.Bỏ điều 4 Hiến pháp,chỉnh-Sự lãnh đạo tiệt đối chỉ trong tổ chức chếnh trệ.
      02.Phổ thông đầu phiếu cho mọi Công dân Vn(Đủ điều kiện)với sự giám sát của Quốc tế bầu,ứng cử các cấp Chính quyền(Tính Chính danh).
      03.Tam quyền phân lập,đa nguyên,dân chủ,nhân quyền,...,để tạo sự giám sát công minh cho việc làm,chương trình hành động các ứng viên trúng cử.Thiết lập một chế tài Pháp lý đủ mạnh khi nhân sự tham nhũng hoặc thi triển không hiệu quả công vụ,tránh tình trạng túm đuôi lươn-Muốn vậy nhiên phải thay đổi Thể chế,chút động lực tàn hầu Kinh té Vn vượt Căm,Ai lao.Vực thẳm tiền mặt,không phải đổi mới mà THAY ĐỔI CƠ BẢN hay đuỗn.Vài chiêu trò câu giờ,lừa mị, cuồng ác,...,nháo bịnh,bốc thuốc(Hoại đấu đầu gối)e khôn kịp-Hái búa Diêm vương kề đầu cưỡng cổ.Hãy nhanh kẻo vận tắt.

      Xóa
  7. Mặt mũi kẻ đứng giữa (đeo cà vạt xanh) mà mần "lãnh đạo"? VN chết là phải!

    Trả lờiXóa
  8. Luật sư Võ An Đôn: Tôi tiếp tục ứng cử quốc hội

    Luật sư Võ An Đôn

    Theo FB Võ An Đôn

    Bạn có bao giờ đặt câu hỏi tại sao người như luật sư Võ An Đôn không được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu vào quốc hội, trong khi những người như ông nghị Hoàng Hữu Phước thì lại dễ dàng vượt qua cửa ải này không?

    Theo qui định của pháp luật thì công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng thực tế bầu cử Quốc hội ở Việt Nam chỉ là trò diễn kịch của giới cầm quyền, người dân khó mà lọt vào sân chơi độc quyền này.

    Tôi là người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đầu tiên ở tỉnh Phú Yên. Năm 2011, tôi nộp đơn xin tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 13, sau khi tôi nộp đơn tự ứng cử được 10 ngày, thì có thầy giáo Đào Tấn Phần, giáo viên dạy sử, Trường cấp ba Trần Quốc Tuấn cũng nộp đơn tự ứng cử cùng tôi.

    Theo qui định thì người muốn ứng cử đại biểu Quốc hội phải trải qua năm bước: thứ nhất là nộp đơn xin tự ứng cử, thứ hai là lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, thứ ba là lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc, thứ tư là hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh (bước này được xem là cửa ải khó vượt qua của người tự ứng cử), thứ năm là được vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội.

    Năm 2011, khi lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú, tôi được 100% người dân địa phương ủng hộ, sau đó lấy phiếu tín nhiệm tại nơi làm việc là Đoàn luật sư, tôi cũng được 100% tín nhiệm. Đến khi hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi bị loại, không được lọt vào danh sách bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội (Khi tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại nơi cư trú và tại Đoàn luật sư thì tôi được mời tham dự, nhưng khi tổ chức hiệp thương tại Mặt trận tổ quốc tỉnh thì tôi không được mời tham dự, nghe những người tham dự kể lại là họ đấu tố và nói xấu tôi dữ lắm).

    Mục đích tôi tự ứng cử đại biểu Quốc hội lần trước và lần này không phải là tôi muốn làm đại biểu Quốc hội để được hưởng nhiều bổng lộc ban phát, mà tôi muốn thực hiện quyền ứng cử của một công dân theo hiến định và muốn mọi người dân nhận thức được rằng bầu cử Quốc hội chỉ là trò diễn kịch với vở kịch vụng vờ, lộ liễu, lâu năm đã lỗi thời.

    Dù biết trước rằng 99,99% người tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị loại, nhưng tôi vẫn tiếp tục nộp đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 sắp tới.

    Mong tất cả mọi người hãy ủng hộ tôi !
    Võ An Đôn
    Lời bình của người viết cmt: quy chế bầu cử của csVN rất khốn nạn: bắt người tự ứng cử phải lấy đủ số người ủng hộ ứng cử viên mới cho đưa vào danh sách, trong khi những ứng cử viên của đảng do đảng đề cử thì không lấy tín nhiệm kiểu này mà vẫn ngang nhiên đưa vào danh sách bầu .

    Trả lờiXóa
  9. Chìm xuồng vụ giết ngư dân Bảy: Dàn lãnh đạo mới ‘đối ngoại’ ra sao?
    Tết nguyên đán 2016. Các phòng khách bóng lộn ở Hà Nội ầm ỹ tiếng chúc tụng “Đại hội XII thành công rực rỡ” cùng những chức vụ béo bở được phân chia lại trên bàn cờ kim tiền. Còn nơi gió cát mặn khô vì nước mắt, người đàn bà ôm con ngóng chồng, trải mắt vô hồn vào lòng biển vẫn mãi từ chiều này sang chiều khác…
    Dạ tiệc chìm xuồng
    Sau trận bể dâu tranh đoạt cùng cơn đau thốn xung đột lục phủ ngũ tạng, tổng bí thư mới cùng Bộ Chính trị của ông sẽ “đối ngoại” ra sao?
    Đáp từ cho người dân trong nước, giới quan sát và báo chí quốc tế lập tức hiện hình: những quan chức giành chiến thắng hớn hở mở dạ tiệc sau Đại hội XII của đảng cầm quyền không chỉ quên bẵng hình ảnh lật ngửa u uất của Cụ Rùa Hồ Gươm, mà còn như phủi tay với cái chết oan khuất trước đó của ngư dân Trương Đình Bảy – bị giết bởi “tàu lạ”.
    Tiếp Tống Đào, đặc sứ của Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay sau Đại hội XII, người “bất ngờ” quá hồn nhiên trước việc được tái cử vào chức vụ tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam nói rằng Hà Nội sẽ hợp tác với Bắc Kinh để thúc đẩy “tư tưởng xã hội chủ nghĩa và duy trì hòa bình và thịnh vượng ở khu vực”.
    Một lần nữa, tổng bí thư mới được tái bầu lại tuyên bố Việt Nam “sẽ tiếp tục hợp tác với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai bên.
    Người đứng đầu đảng cầm quyền ở Việt Nam còn bày tỏ sự “biết ơn chân thành” tới ông Tập, và nói rằng Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Trung Quốc để củng cố mối quan hệ truyền thống”.
    Bữa tiệc máu người
    “Mối quan hệ truyền thống” tiếp tục được hiện thực hóa bằng Biển Đông đổ máu và máy bay Trung Quốc quần đảo ngay trên vùng trời Sài Gòn.
    Tháng 11/2015, chỉ hai tuần sau vụ một tàu Trung Quốc chĩa súng AK vào tàu hải quân Việt Nam, một ngư dân Việt đã bị “tàu lạ” bắn chết ở khu vực Trường Sa. Hai vụ việc này lại xảy ra ngay sau chuyến đi thăm đầy bất trắc của Tập Cận Bình tại Hà Nội.
    Một khả năng rất lớn là những kẻ trên “tàu lạ” gây ra cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy vào ngày 28/11 chính là người Trung Quốc, cho dù một tờ báo nhà nước đã mau mắn đưa tin rằng ngư dân Việt nhận thấy những người lạ mặc quần áo giống người Philippines.
    Nhưng báo nhà nước vẫn chỉ được đưa theo tin của những cơ quan thông tấn quốc gia như Thông tấn xã Việt Nam, Nhân dân hay Quân đội nhân dân. Và lẽ đương nhiên trên những cơ quan ngôn luận của đảng này, hiếm khi từ “Trung Quốc” được dùng để chỉ đích danh “tàu lạ”.
    Song một chính quyền khác – Đà Nẵng – lại phát hiện ra bằng chứng đầu tiên: “tàu lạ” bắn giết ngư dân Việt treo cờ Trung Quốc.
    (còn nữa)

    Trả lờiXóa
  10. Chìm xuồng vụ giết ngư dân Bảy: Dàn lãnh đạo mới ‘đối ngoại’ ra sao?(tiếp theo)
    Còn người dân lại thừa hiểu rằng sau hiệp ước “đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Philippines vào tháng 10/2015, một thủ đoạn không thể loại trừ là phía Trung Quốc cho quân mặc giả người Phi để gây chia rẽ giữa Việt Nam và Philippines.
    “Quan hệ” Việt – Trung đang tăng tốc thấy rõ. Nếu trước đây, tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc chỉ dừng ở mức độ áp sát, ngăn cản, hoặc tấn công đánh đập ngư dân Việt, húc lật thuyền Việt… chứ không trực tiếp bắn thẳng vào ngư dân Việt, thì đến tháng 11/2015, hành vi “đám người lạ” nhảy thẳng sang tàu cá Việt Nam để bắn chết người là chưa từng thấy.
    Tháng 11/2015 lại là một thời gian xáo trộn trong quan hệ Trung – Việt. Được khai hội bằng chuyến phủ dụ của Tập Cận Bình ngay trong hội trường Quốc hội Việt Nam, nhưng lại kết thúc bằng bữa tiệc máu người mà đám “thủy thủ” rất có thể mang quốc tịch Bắc Kinh đã tặng cho Hà Nội.
    Cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy còn tiếp thêm một lời tố cáo đẫm máu đối với những kẻ đã ra lệnh cho các lực lượng công an và thanh niên xung phong đánh đập, đàn áp dã man các công dân biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Sài Gòn vào đầu tháng 11/2015.
    Nước mắt vẫn chảy ngược
    Giờ đây, hơn 2 tháng sau khi ngư dân Trương Đình Bảy bị giết trên biển, các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn không công bố được bất kỳ manh mối nào về kẻ thủ ác, vẫn cấm khẩu đến mức đáy lương tâm.
    Cái chết đầy oan khuất ấy đang có nguy cơ bị “chìm xuồng”. Khi nước mắt người thân và ngư dân phải nuốt vào lòng, lại một lần nữa hải quân và cảnh sát biển Việt Nam như buông xuôi tất cả.
    Tổng bí thư Trọng cùng Bộ Chính trị mới sẽ “cân bằng lợi ích với Trung Quốc” thế nào đây?
    Hơn hai tháng qua, mọi hứa hẹn “sẽ điều tra làm rõ” của chính quyền về cái chết không hiểu tại sao chết của ngư dân Bảy đều theo gió tốc ngược về phương Bắc.
    Những hứa hẹn “cho ngư dân vay tiền đóng tàu sắt” từ giữa năm 2014 cũng trôi ngược lên Trung Nam Hải. Bị giới ngân hàng chỉ biết “còn đảng còn tiền” bày ra vài chục loại thủ tục và ngâm hồ sơ đến cả năm trời, chỉ có khoảng 10% ngư dân được giải ngân. Nhiều người đã phải nuốt giận rút hồ sơ vay vốn.
    Một năm rưỡi đã bặt tăm từ vụ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng hồ sơ “kiện Trung Quốc” ra tòa án quốc tế vẫn bị giới lãnh đạo Việt Nam khóa chặt trong ngăn kéo. Hoàn toàn ngược với thái độ quá nhu nhược ấy, chính quyền Philippines đã chẳng hề ngần ngại bắt giam và xử án nhiều ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này vào năm 2014, sau đó tiến hành một vụ kiện thành công đối với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh tại tòa quốc tế vào năm 2015.
    Vậy thì làm thế nào để tổng bí thư và các thuộc cấp mới lẫn cũ của ông ta khỏi bị mang tiếng là “Lê Chiêu Thống” hay “thân Tàu”, khi mọi hứa hẹn cho ngư dân và người dân Việt chỉ như “đến cuối thế kỷ này không biết có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không”?
    THEO VOA BLOG

    Trả lờiXóa