Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 11 tháng 11, 2014

Bộ trưởng vướng… quy trình

“Dù bắt được quả tang cấp dưới làm sai, làm bậy, nhưng Bộ trưởng cũng không có quyền cách chức được, vì làm như vậy là sai quy trình”
Đó là lời chia sẻ, hay chính xác hơn, là một lời than thở, của Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng với báo chí, tại buổi thảo luận tổ về Dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) ngày 7/11/2014.
           Quy trình là gì vậy?
Nó có gì ghê gớm đến nỗi một vị tư lệnh ngành, khi đã “bắt quả tang” cấp dưới của mình làm sai, làm bậy, không chỉ gây thiệt hại cho nhà nước hàng tỷ đồng, mà kèm theo đó còn là không biết bao nhiêu hệ lụy khác do chất lượng công trình bị ảnh hưởng, nhưng vẫn không thể cách chức, cử người khác thay vào vị trí đó ngay tại chỗ?
Nói nôm na, thì quy trình là những trình tự được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về việc bổ nhiệm một người vào một chức vụ nào đó, và cũng như vậy, là để cách chức, loại một người ra khỏi một chức vụ nào đó.
Đối với một doanh nghiệp tư nhân, thì cái gọi “quy trình” đó chẳng có ý nghĩa gì hết. Từ cấp phó trở xuống, nếu làm ẩu, làm sai, làm bậy, ông chủ có quyền cách chức, thậm chí đuổi cổ ngay mà không cần thông qua người này người khác hay tổ chức hết cuộc họp này đến cuộc họp khác.
Hệ thống nhân sự điều hành của doanh nghiệp cũng như một cỗ máy. Khi cỗ máy bị hỏng chi tiết nào, người chủ sử dụng cỗ máy sẽ loại ngay chi tiết ấy, thay vào đó bằng chi tiết mới. Thế là nó lại vận hành trơn tru.
Nhưng với những cán bộ, công chức nhà nước, vấn đề hoàn toàn khác.
Lâu nay, tất cả đều phải theo “quy trình”. Quy trình bổ nhiệm một người đã rất nhiêu khê. Nào phải phát hiện (việc “phát hiện” là quyền của một vài người lãnh đạo, nên nhiều khi họ… phát hiện toàn con ông cháu cha, học hành lởm khởm, vô đức bất tài) để đưa người đó vào diện quy hoạch nguồn.
Nào bồi dưỡng. Nào lấy phiếu thăm dò tín nhiệm (không thiếu trường hợp chạy phiếu, mua phiếu)…
Rồi cuối cùng mới bổ nhiệm.
Còn quy trình “hạ bệ” một người, lại còn nhiêu khê hơn. Khi ông Bộ trưởng bắt quả tang một cán bộ dưới quyền mình làm ẩu, làm sai, thì ông phải ra quyết định giao cho thanh tra làm rõ.
Cuộc thanh tra sẽ kéo dài một, thậm chí nhiều tháng trời (có kết luận thanh tra rồi, nhiều khi người bị thanh tra còn khiếu nại hết cấp này đến cấp khác).
Và khi đã có kết luận thanh tra rồi, lại phải họp kiểm điểm, sau đó Bộ mới thành lập Hội đồng kỷ luật. Hội đồng, tất nhiên là có nhiều người. Mà đã nhiều người thì nhiều ý, kẻ đấm người xoa, kẻ muốn xử lý nghiêm, người muốn “dĩ hòa vi quý”…
Đã làm đến một chức vụ nào đó, người ta có rất nhiều mối quan hệ trên, dưới chằng chịt trong ngành, ngoài ngành của mình, thậm chí còn được người ở cấp cao hơn “chống lưng”.
Thế cho nên “Khoảng thời gian (thanh tra hay họp kiểm điểm) đó, đủ để người sai phạm đi nhờ vả hết người này đến người khác can thiệp, không thể cách chức được. Nếu cách chức ngay khi bắt quả tang làm sai, làm ẩu, người làm sai, làm ẩu đó không chạy được. Nhưng nếu làm thế thì sai quy trình”. Vẫn lời của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Hãy kiên quyết loại bỏ cái gọi là “quy trình” ấy đi, để “gỡ vướng” cho các vị tư lệnh ngành.
Bắt quả tang làm sai, làm ẩu là cách chức ngay. Người tài ở nước mình không thiếu.
V.H.S/Nông Nghiệp
-------------

11 nhận xét:

  1. to bằng thể chế hay hiến pháp cũng do một vài ông quyết rôi đưa ra dân bầu để hợp thức.vây quy trình cũng do vài ông nào đó đưa ra bắt guồng máy theo.chẳng qua đó là bùa phép của họ để đưa người vào và đẩy người ra cho nó có tính tập thể và dân chủ thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Chính cái qui trình này đã làm cho quyền, và trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành không được để cao. Văn hóa từ chức, vì thế cũng rất khó hình thành.

    Trả lờiXóa
  3. Đừng hèn nhát đổ lỗi cho cơ chế, quy trình. Ở Thế chiến 2, có cán bộ Đức (phát xít) đã "lợi dụng" từ quy trình (làm theo quy trình) cứu hàng ngàn người Do Thái.
    Người hèn bao giờ cũng "nói như hát hay"!

    Trả lờiXóa
  4. Nên chăng cứ để "tư lệnh" cắt chức cấp dưới trì trệ, sau đó "quy trình" mới xem xét, nếu cắt sai thì cắt luôn tư lệnh.

    Trả lờiXóa
  5. Theo tôi, "qui trình" đó là khi muốn kỷ luật phải xem xét kỹ kẻ bị coi là "làm sai" ấy hắn lên chức đó bằng gì và có ai chống lưng hắn không, nếu không xem xét kỹ "qui trình" thì coi chừng đấy.

    Trả lờiXóa
  6. Các loại Quy trinh bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ và kỷ luật quan chức ..của VN đều tuân theo nguyên tắc rất chi là thứ tắc " lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thiếu số phục tùng đa số". Nghe có vẻ rất chi là dân chủ,chặt chẽ., minh bạch. nhưng kỳ thực chỉ do một hoặc một nhóm người đứng đầu quyết định tất cả. Cái "vướng" của ông Thăng BT BGTVT là cái lỗ này đây. Quan chức cao cấp đều phân cấp do đảng quản lý , bởi "công tác cán bộ là của đảng " . Vì vậy khi quan chức cao cấp muốn được bổ nhiệm hoặc cách chức đều phải qua ý kiến của Ban tổ chức TW . Nhưng nếu quan tham bị phát hiện thì do cá nhân đó chịu trách nhiệm, Ban Tổ chức cán bộ của đảng thì không liên quan?!!

    Trả lờiXóa
  7. Đất Việt ngàn năm văn hiến mà lại để một lũ sâu bọ làm ra quái thai quy trình không giống ai ngày càng làm ê mặt Việt Nam trên trường quốc tế ?

    Trả lờiXóa
  8. Khác vơi kinh tế kế hoạch, trong cơ chế thị trường,la động cũng là hàng hóa,một loại tài sản đặc biệt nên với bất cứ một thủ trưởng cấp nào ,ngoài việc giao toàn quyền sử dụng tài sản của đơn vị,cần giao toàn quyền tuyển dụng ,phân công ,sử dụng lao động kể từ cấp phó trở xuống cho thủ trưởng quyết định,chỉ tuân theo duy nhất luật lao động.Giao trách nhiệm lớn cho thủ trưởng thì cũng cần giao quyền đấy đủ để thực hiện trách nhiệm.Quyền không được giao đồng bộ với nhiệm vụ sẽ là kẽ hở để thủ trưởng lợi dụng tư lợi mà vẫn trốn tránh trách nhiệm một cách hợp pháp(quyền được sử dụng tối đa,lợi thì triệt để tận dụng, trách nhiệm thì đùn đẩy).

    Cơ chế trong công tác cán bộ hiện nay ở VN thật vô cùng bất hợp lý: Người có quyền thì không phải chụi trách nhiệm cá nhân trước pháp luật(ông bí thư Đảng) còn người chụi trách cá nhân trước pháp luật thì lại không có quyền !Cần có ngay một cuộc cách mạng lớn trong công tác phân cấp quản lý cán bộ mới mong có đổi mới thành công.

    Trả lờiXóa
  9. Tại 'qui trình' ông quan nào cũng NHỌ MẶT nên viêc đuổi chuột lau chùi rửa Bình chỉ là vờ 'phù phép'???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  10. Những kẻ bất tài vẫn có một cái "tài hơn người" là đổ thừa!

    Trả lờiXóa
  11. Cai chet cua bo truong la gap vao toan bon con ong chau cha.Vi du :Biet con ong thu tuong duoi quyen minh no lam sai thi bo bao bo truong dam duoi viec.cai nuoc minh tu trung uong toi dia phuong no deu the ma.

    Trả lờiXóa