Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Đường chín vạch*


            
* GEOF DYER
Vào năm 2009, Liên Hiệp Quốc đề ra hạn chót cho các nước trong khu vực nộp yêu sách ở biển Đông và vô số các đảo đá, đảo nhỏ, và rạn san hô có tranh chấp ở đó. Sau khi Việt NamMalaysia nộp hồ sơ chung cho Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc (TQ) công bố công hàm trong đó nêu rõ: “TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo của biển Nam Trung Hoa (biển Đông) và các vùng biển lân cận”.
Kèm với công hàm này, Bắc Kinh đính theo một bản đồ khu vực trong đó yêu sách của TQ được phân định bởi một đường tạo thành với chín vạch.
Bản đồ “đường chín vạch” không mới mẻ: lần đầu tiên được các nhà vẽ bản đồ TQ vẽ ra trong những năm 19201 và đã được thông qua như là một bản đồ bán chính thức vào năm 1947 dưới thời Tưởng Giới Thạch - lãnh đạo của Quốc Dân Đảng. Nhưng đây là lần đầu tiên nó đã được sử dụng như một phần của một yêu sách chính thức của TQ tại một diễn đàn quốc tế. TQ nói rằng hình chữ U của bản đồ giống như một "lưỡi bò" phản ánh “quyền lịch sử” của họ có được từ việc họ đã kiểm soát nhiều hòn đảo khác nhau trong nhiều thế kỉ. 
Sách trắng quốc phòng mới nhất của TQ tuyên bố “Chúng tôi sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ” - một cụm từ theo công thức vốn là một trong những phương châm của chính sách chính thức của TQ. Nhưng ở nhiều nước châu Á, yêu sách về “quyền lịch sử” như vậy không khỏi khiến họ cảm nhận đó là một nỗ lực giành quyền bá chủ của TQ. “Chúng tôi có lẽ không phải bị quá bất ngờ,” một nhà ngoại giao Thái tâm sự về việc TQ đưa ra của bản đồ “đường chín vạch.” “Nhưng thấy tận mắt rằng họ thực sự yêu sách hầu như tất cả - thì thật là khá choáng váng.”
Di sản của 500 năm khống chế của hải quân phương Tây ở châu Á là những cái tên dùng phổ biến cho nhiều thể địa lí ở biển Đông – nào là đá Mischief (đá Vành Khăn), bãi ngầm Macclesfield, đảo Woody (đảo Phú Lâm), và bãi cạn Scarborough. Khoảng trên dưới 60 đảo/đá ở biển Đông được chia thành hai nhóm: quần đảo Hoàng Sa ở phần phía bắc và các quần đảo Trường Sa xa hơn về phía nam. Trong nhiều thập niên, các tranh chấp xem nước nào sở hữu các thể địa lí là chỉ như vở diễn bên lề ít được biết đến. Nhưng trong 5 năm vừa qua, các tranh chấp đó đã nhanh chóng trở thành một cơn bão thật sự của địa chính trị hiện đại, và Biển Đông đã trở thành nơi mà mối quan ngại của Mĩ và của Đông Nam Á về việc gia tăng quân sự của TQ đã bắt đầu có điểm chung. Đối với Mĩ, các yêu sách của TQ đã dấy lên hồi chuông báo động về mối đe dọa lâu dài cho trật tự trên biển của Mĩ. Còn đối với các bên tranh chấp châu Á, tranh chấp đó cũng gom cả dầu, cá, và chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ lại cùng với nhau.
Ở TQ, biển Đông đôi khi được gọi là "Đại Khánh trên biển" (Đại Khánh là mỏ dầu ở phía đông bắc TQ được phát hiện vào những năm 1950), theo ước tính của TQ, có thể có không ít hơn 213 tỉ thùng dầu trong biển Đông, không quá ít so với dự trữ của Saudi Arabia, và có đủ khí đốt tự nhiên để đáp ứng nhu cầu cho 400 năm theo mức tiêu thụ hiện tại của nước này. Ngoài ra, vùng biển này cũng rất giàu tôm cá, làm cho chúng ngày càng hấp dẫn đối với các đội tàu cá TQ và Việt Nam vốn đã thấy nguồn cá trong các khu vực đánh bắt truyền thống của họ gần các bờ biển sụt giảm do đánh bắt quá mức, đẩy họ càng lúc càng đi xa hơn, vào vùng biển tranh chấp. 
Khi căng thẳng leo thang trong những năm gần đây, TQ đã khăng khăng cho rằng lỗi chủ yếu là do các nước khác, còn họ thì có rất nhiều bằng chứng hậu thuẫn cho yêu sách này. Các quan chức TQ lớn tiếng rằng TQ là nước duy nhất chưa khai thác nguồn tài nguyên dầu ở biển Đông. Một quan chức TQ nói: "Đã có 700 giếng dầu [đang khai thác] trong khu vực mà chúng tôi tin là của chúng tôi. Thế mà họ lại cáo buộc chúng tôi là quyết đoán.” Họ trỏ vào sự tăng cường cơ sở hạ tầng trên các thể địa lí do các nước khác kiểm soát, đặc biệt là Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, VN đã kiểm soát 29 thể địa lí ở đó. Bắc Kinh cũng quả quyết rằng nỗ lực của chính Washington can dự vào tranh chấp đã khiến Việt NamPhilippines dựa thế có một lập trường đối đầu hơn đối với TQ. Nhiều người ở TQ tin rằng Mĩ đang âm mưu chống lại họ ở biển Đông. Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), thứ trưởng ngoại giao trở thành đại sứ Mĩ năm 2013 nói “TQ không phải nước gây ra những lộn xộn này và còn lâu mới là kẻ gây hại. Đúng hơn TQ là nạn nhân chịu nhiều tổn hại."\
Các bên tranh chấp khác lại đưa ra một câu chuyện khác. Họ mô tả sự gia tăng dần dần nhưng kiên quyết về sự hiện diện của hải quân TQ trong khu vực trong thập niên qua, cũng như sự tăng lên cố ý các căn cứ quân sự trên một số hòn đảo mà TQ kiểm soát như là một phần của một quá trình gặm nhấm trong khẳng định chủ quyền. Các ảnh vệ tinh về đảo Phú Lâm (tiếng Trung làYongxing - Vĩnh Hưng) trong quần đảo Hoàng Sa cho thấy điều này. Đảo nhỏ này cách căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam khoảng 200 hải lí về phía nam. Đảo này không có dân bản địa hoặc nguồn cung cấp nước tự nhiên, nhưng trong vài năm gần đây nó đã trở thành một thành trì quân sự kiên cố. Năm 2012, Bắc Kinh tuyên bố thị trấn chính của hòn đảo, họ gọi là Tam Sa, là một đô thị chính thức. Vào ngày nó được tuyên bố là đô thị, một quan chức nông nghiệp địa phương tên Tiểu Kiệt (Xiao Jie) được phái đến trên một chuyến tàu chạy 20 giờ để giữ nhiệm vụ thị trưởng. Ông ta nói về công việc mới của mình: "Ở đây không có đất trồng trọt. Mục tiêu chính là để bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước chúng tôi."
Các chính phủ Đông Nam Á tố cáo Bắc Kinh áp dụng một chiến lược “vừa đàm vừa lấy”. Việt Nam chỉ ra rằng hai trong số chín vạch trên bản đồ tai tiếng này củaTQ là nằm trong khu vực mà theo luật pháp quốc tế được coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực hai trăm hải lí ngoài bờ biển của một quốc gia được công nhận bởi luật pháp quốc tế. Năm 2007, Bắc Kinh áp lực Exxon Mobil và một số công ti dầu khí nước ngoài khác phải từ bỏ các hoạt động khoan thăm dò ngoài khơi bờ biển Việt Nam- một sự kiện mà một số người tính như là điểm bắt đầu của giai đoạn hiện nay căng thẳng. Năm 2011, tàu chính phủ TQ cắt cáp của hai tàu đang tiến hành khảo sát về dầu khí cho PetroVietnam. Hai tháng trước đó, một tàu Philippines đang làm nghiên cứu địa chấn trong khu vực tranh chấp đã bị hai tàu chính phủ TQ buộc phải rời đi. Hàng năm, chính quyền TQ thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở nhiều vùng của biển Đông, mà họ nói là để bảo vệ nguồn cá, nhưng quyết định này không có các chính phủ khác tham dự vào. Thế là mỗi năm, họ bắt giữ hàng chục ngư dân vi phạm lệnh cấm.
Khó có thể không nghĩ rằng hoạt động này như là một kế hoạch dài hạn có tính toán để từng bước khẳng định quyền kiểm soát khu vực. Tuy nhiên, giống như nhiều sự cố trong đó sức mạnh to lớn bên trong của TQ đã bắt đầu được tung ra, cũng có một khía cạnh khác đối với sự quyết đoán mới của TQ ở biển Đông, một áp lực ngấm ngầm từ bên dưới đòi phải làm mạnh tay hơn nữa. Cách TQ tiếp cận biển Đông là một trong những ví dụ rõ ràng nhất cho thấy các nhóm lợi ích cạnh tranh nhau đang ảnh hưởng nhiều phần trong chính sách ngoại giao thế nào– sự rạn nứt quyền lực mà các cơ quan TQ đã và đang chứng kiến. Một loạt các bộ máy quan liêu khác nhau của chính phủ có trách nhiệm chồng chéo đối với các thành phần hiện diện của chính phủ ở biển Đông, và đôi khi họ tranh nhau để làm cho sự hiện diện của họ được cảm nhận. Người TQ nhận thức rõ điều này qua việcgán tên các nhóm khác nhau này là “chín con rồng” , dựa trên truyền thuyết cổ xưa của một vị vua rồng mà chín người con có thể được nhìn thấy trong vô số bức tranh tường “đang khuấy động biển cả.”
Một trong số các áp lực đó đến từ chính quyền địa phương. Chính quyền đảo Hải Nam, chỗ có căn cứ hải quân mới, có trách nhiệm quản lí hành chính đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và trong hai thập niên qua đã cố gắng tổ chức du lịch loại cao cấp trên các hòn đảo này như một phần của kế hoạch phát triển riêng. Trong những năm gần đây, họ đã bào mòn sự phản đối của chính quyền trung ương về sáng kiến này. Cơ quan du lịch trên đảo Hải Nam chào mời khách hàng với các chuyến đi bơi lặn xa hoa ở quần đảo Hoàng Sa, và bây giờ có một cuộc đua thuyền giữa Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa. Các công ti dầu lớn, vốn nằm trong số những bộ phận có thế lực và liên kết chặt chẽ nhất của ngành công nghiệp nhà nước, cũng đã vận động cật lực chính phủ đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền trong khu vực quyết đoán hơn. Trong năm 2012, CNOOC, một trong ba công ti dầu khí lớn, mời các nhóm dầu khí nước ngoài cùng khai thác 9 lô trong khu vực tranh chấp – nhiều lô trong số đó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngay trong số các cơ quan chính phủ TQ thực thi pháp luật trong khu vực cũng có những lợi ích cạnh tranh nhau. Cục Ngư chính có trách nhiệm lập chính sách đánh bắt cá trong vùng biển của TQ, nhưng Hải giám TQ cũng tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật trong khu vực. Giống như bất kì bộ máy quan liêu giỏi giang nào, cả hai đều muốn chứng tỏ mình xứng đáng để được cấp thêm ngân sách vốn đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Họ thậm chí có một cụm từ để biện minh cho vai trò đôi khi mơ hồ và chồng chéo của họ: “Cứ chợp lấy thứ gì có thể chợp trên biển, còn chuyện phân chia trách nhiệm giữa các cơ quan tính sau.” Bộ Nông nghiệp, phụ trách Cục Ngư chính, áp dụng một hệ thống khen thưởng cho các cá nhân đã “cứng rắn và dũng cảm trong việc bảo vệ chủ quyền của TQ” Các quan chức được thưởng vì đã đuổi được nhiều tàu thuyền nước ngoài khỏi vùng biển mà TQ tuyên bố là của mình. Với hàng chục tàu vũ trang và máy bay trong tay, các cơ quan này cũng đã giữ vai trò đẩy ranh giới của tuyên bố chủ quyền của TQ ra xa thêm. Trong khi việc phái hải quân có thể được xem như một động thái khiêu khích cao độ, các tàu thực thi pháp luật có thể góp phần vào việc khẳng định yêu sách của TQ theo một cách ít đối đầu hơn.
Có hai yếu tố khác đằng sau cảm giác lo ngại sâu sắc ở Đông Nam Á. Không phải chỉ mức độ yêu sách [quá đáng] của TQ đã làm lo lắng khu vực mà còn là sự không rõ ràng của nó. Không ai biết mình đang đối phó với điều gì. Mặc dù bản đồ “đường chín vạch” đã được lưu hành trong vài thập niên nhưng TQ chưa bao giờ thực sự xác định [rõ] lãnh thổ của họ trên bản đồ này. Có khi, các quan chức Bộ Ngoại giao đã cố gắng trấn an bằng cách chỉ ra rằng TQ chỉ yêu sách các đảo và các thể địa lí bên trong đường đó thôi. Một yêu sách như vậy vẫn sẽ dính dáng hàng loạt tranh chấp khó giải quyết nhưng ít quá quắt hơn nhiều so với yêu sách toàn bộ khu vực trên bản đồ. Tuy nhiên, vào những lúc khác, các quan chức và các nhà phân tích TQ lại chỉ ra rằng “danh nghĩa/quyền sở hữu” lịch sử của họ đối với biển Đông đem lại cho họ độc quyền tất cả mọi thứ bên trong đường này. Những người khác lại còn cho rằng khu vực này là một phần của "vùng biển chủ quyền" của TQ. Bành Quang Khiêm (Peng Guangqian), một thiếu tướng diều hâu của PLA, đã mô tả vùng biển bên trong “đường chín vạch” như là “ ‘đất xanh’…của TQ” và là một khu vực do TQ “sở hữu.” Nỗ lực của CNOOC rao bán các hợp đồng chuyển nhượng dầu trong vùng biển tranh chấp và việc áp đặt lệnh cấm đánh cá của TQ cho thấy một lập trường chính thức rất khác với lập trường do Bộ Ngoại giao vạch ra. Sự mập mờ như vậy có thể nói lên nhiều điều. Nó có thể cho thấy có sự linh hoạt trong lập trường của TQ, có thể đã được khai thác trong các cuộc đàm phán. Nhưng nó cũng có thể có nghĩa là TQ đang cố thử theo cả hai cách, các nhà ngoại giao của họ bám chặt vào một yêu sách hẹp hơn trong khi hành vi thực tế của họ lại theo một phiên bản phình to hơn nhiều.
Ngoài ra còn có vấn đề về kích cỡ. Trong đối phó với TQ, các nước khác có ít cảm giác được bình đẳng chủ quyền nhưng lại có nhiều cảm giác như đang bị nằm kẹt bên cạnh một con voi lớn có thể bị nó đè bẹp. Sự khác biệt quá mức về kích cỡ đó làm cho các động thái của TQ có vẻ đe dọa hơn nhiều đối với các nước láng giềng hơn là Bắc Kinh nhận thấy. Các bên tranh chấp Đông Nam Á muốn có một cuộc thảo luận đa phương về các yêu sách khác nhau, tin rằng chỉ điều này mới cho phép họ nói chuyện bình đẳng được. Sợ các nước khác sẽ kết bè chống họ, TQ đòi hỏi rằng mỗi nước phải thương thảo với họ trên cơ sở một-đối-một. 
Hồi tháng 3 năm 2009, Jeff Bader, giám đốc khu vực châu Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia, và James Steinberg, thứ trưởng ngoại giao, đến Bắc Kinh dự một loạt các cuộc họp với các đối tác TQ. Biển Đông là một trong những chủ đề đậm nét trong các cuộc họp này. Một vài tuần sau đó, tờ New York Times đăng một bài viết nói rằng TQ bây giờ gọi biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Trong ngôn ngữ ngoại giao TQ, hai từ này là vô cùng quan trọng. Hai "lợi ích cốt lõi" khác là Đài Loan và Tây Tạng, những vấn đề mà đảng Cộng sản TQ sẽ dời cả núi để giành lấy. Mô tả biển Đông bằng từ ngữ này quả thực sẽ thể hiện cho một sự leo thang đáng kể, một dấu hiệu cho thấy TQ đã hoàn toàn không dành chỗ cho thỏa hiệp hoặc đàm phán. Các quan chức TQ trên thực tế đã thể hiện một tâm thế không khoan nhượng trong các cuộc họp, đưa ra nhiều thuyết lí về quyền của họ ở biển Đông. 
Về cốt lõi, TQ đã bắt đầu gánh chịu hậu quả từ mâu thuẫn cơ bản của chiến lược của họ. Trong giai đoạn tốt nhất của hai thập niên qua, Bắc Kinh đã theo đuổi hai mục tiêu riêng biệt. Họ có một chiến lược quân sự cố từng bước đẩy lùi Mĩ về phía Thái Bình Dương và thực hiện việc kiểm soát tốt hơn các vùng biển gần. Đồng thời, họ có một nhiệm vụ ngoại giao bức bách là ngăn chặn các nước láng giềng hình thành một liên minh cản trở họ. Tuy nhiên, vở lẽ ra là hai mục tiêu này lại chỏi nhau. Càng cố đẩy lùi Mĩ và củng cố yêu sách lãnh thổ mạnh mẽ bao nhiêu thì họ càng khiến khu vực dang tay đón lấy Washington nhiều thêm bấy nhiêu. TQ đã phải chịu hết thất bại chiến lược này tới thất bại chiến lược khác. Rốt cuộc họ đã làm vững thêm các liên minh nền tảng của Mĩ ở Đông Bắc Á. Đồng thời, hành vi của TQ trong biển Đông đã cho phép Mĩ trở nên dính líu nhiều hơn nữa với các nước Đông Nam Á. Như Thì Ân Hoằng (Shi Yinhong), một học giả TQ và là người hâm mộ Bismarck, buồn bã nói: "Chúng tôi thu đạt được những điều trái ngược với những gì chúng tôi đã trông đợi."
Phan Văn Song lược dịch/ Tia sáng   
 (Trích từ cuốn “The Contest of the Century: The New Era of Competition with China--and How America Can Win”, Knopf Doubleday Publishing Group, 2014)
---------------------
1 Theo Peter Kien-Hong Yu trong The Chinese U-shaped line in the South China Sea: points, lines, and zones, Institute of Southeast Asian Studies (ISEAS), 2003, Đường lưỡi bò được một nhà bản đồ vẽ lần đầu vào năm 1914 sau khi Nhật chiếm và trà lại đảo Pratas (TQ gọi là Đông Sa), và đó là một đường liền nét với điểm tận cùng phía Nam khoảng 15°, 16° (tức là chỉ tới khoảng Hoàng Sa) và cũng không bọc đảo Đài Loan (lúc đó Đài Loan còn thuộc Nhật), sau năm 1933 khi Pháp tuyên bố chiếm đóng một số đảo ở Trường Sa thì mới có một vài bản đồ tư nhân nới ĐLB xuống  khoảng vĩ tuyền 9° hoặc 7°  để bao luôn các đảo này (xem Zou Keyuan trong South China Sea Studies in China: Achievements, Constraints and Prospects, Singapore Year Book of International Law and Contributors, 2006)
--------------

22 nhận xét:

  1. Chẳng trông chờ gì ở chế độ CS Bắc Việt, chỉ có kêu gọi Philipin, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ và nhân loại hòa bình trên thế giờ hãy đoàn kết, cùng nhau giết thịt đến tên Hán gian cuối cùng, biến chúng thành loài động vật tuyệt chủng, tống tiễn chúng về cõi ngạ quỷ súc sinh của chúng, không để chúng lẩn quất quanh loài người

    Trả lờiXóa
  2. đường 9 vạch, gà 9 cựa, ngọ 9 hồng mao.......

    Trả lờiXóa
  3. Xin anh Bui-van-Bong cho toi dua chut tin ngoai chu-de tren vi uat qua;:
    - Bao Tuoi-Tre: Duong day thi ho vao truong An-ninh, cong-an nhan-dan tu 2012-2013, trot lot 19 vu, tu 250.000trieu den 500.000trieu/vu (blog Kim-Dung/Que-choa)
    - Bao Phap-luat: Su that "dong troi" ve van-de xu-ly chat-thai bon cau o Ha-noi.
    The ma cu bao phai bo tien ra lam The-van-hoi Asiad 19 de "ton vinh, de "nang cao" uy-the VN tren truong Quoc-te! .Giong nhu nguoi ban-thiu nhung cu muon xit dau thom thuong-hang!

    Trả lờiXóa
  4. Trung Quốc vẽ được thì chúng ta cũng vẽ được. Tại sao chúng ta không vẽ bản đồ 10 đoạn khoanh lấy Hoàng Sa Trường Sa? Phi, Mã, Bu, In cũng vẽ luôn. Như vây, tranh chấp quay lại từ đầu. Khỏi phải cãi nhau đánh nhau làm chi cho mệt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cao kiến!
      Chỉ cần đếch ...sợ thằng nào!

      Xóa
    2. Ý kiến hay . Nhưng trong 4 ông ngồi kia . Vẽ bản đồ không phải là sở trường của các ông ấy , họ chỉ giỏi Vẽ cái “ món “ khác thôi . Nếu có ai mách nước , hoặc “ Cầm tay chỉ việc “ cho , thì tim đập , tay run , có khi còn vãi cả ra ấy chứ .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
    3. Nó đang cho bú....dám vẽ...?

      Xóa
  5.  VỊNH CON BÒ ĂN TRỘM CỎ

    Làng bên có một con bò to
    Trộm cỏ còn kêu la ..ó ò
    Đít đỏ đong đưa đờ đẫn đói
    Nách nâu nũng nũng nặng nề no
    Nhếch môi nhem nhẻm run run sợ 
    Uốn lưỡi luanh quanh hồi hộp lo
    Nhìn rõ rồi ăn không kẻo hoạ
    Đứt luôn cái lưỡi ,chết luôn bò
                                                         khang Nguyên

    Trả lờiXóa
  6. Bài này lẽ ra báo Nhân Dân phải đăng lại. Nhưng không, chỉ thấy nói đến 16 chữ vàng + 4 tốt.
    Anh Tàu cũng còn hớ hênh, đàng nào cũng cùn rồi, sao không để cái lưỡi bò liếm luôn các nước đông nam á là đất TQ, là cốt lõi lợi ích của TQ. Nước lớn đã nói vậy, nước nhỏ nào dám cãi, cãi ông đập chết ngay. Đã thấy có nước muốn quy phục rồi nhưng chỉ ở giới lãnh đạo, dân thì cực lực phản đối, chống lại. TQ mà làm tới thì đúng là chỉ đẩy ĐNÁ về phe Mỹ.

    Trả lờiXóa
  7. Thằng giặc này láo thật đấy !!!

    Trả lờiXóa
  8. Đảng viên ĐCSTQ họ văn minh lắm,không có kiểu dơ tay múa kiểu này đâu.
    Nhưng tiếc thay,cái cuộc cách mạng văn hóa, chúng nó giết sạch cả rồi,thống kê là triệu mốt ngày ấy,nhưng tính ở làng xã chúng sợ không kê,cũng thêm cả triệu nửa,ai còn sót thì già phải vào bệnh viện,nhưng vào là chắc chắn chết.
    Ngay cái bệnh viện Bình Dân cũ,mà tầng 2 là chết,tầng 3 chờ chết,tầng 4 chắc chắn chết,tầng 5 cho chết.tầng 6 cho mầy chết chỉ nhằm giảm hụt bảo hiểm toàn diện.
    Còn nước Mỹ thân yêu của các bạn cũng chả ra gì đâu,40 năm rồi mà chả có cái chòi để chữa bệnh cho những người lỡ điên dại phục vụ Mỹ quốc thân yêu,đem mạng sống mà "BE BỜ " của cái chiến lược của Mỹ ở Đông Dương nhằm ngăn CNCS.
    Chúng ta ngày nay thừa sức giải phóng Hoàng Sa,nhưng xét thấy tổn thất kinh tế quá lớn,Mỹ và phương Tây lại cấm vận nửa,các bạn chịu ăn bo - bo nửa không ?hay lại vượt biên trốn lại chửi tiếp.
    Nước TÀU sẽ đại loạn,ta sẽ thu hồi,vì sao đại loạn vì họ không còn là nước Cộng sản nửa,ĐCSTQ chỉ còn trên danh nghĩa thôi và nó bị lũng đoạn và chi phối thì tất loạn,lại trở lại thời kì Đông Châu liệt quốc,không còn tam quốc đâu.
    Công Sơn xin lỗi viết dài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dài gì mà dài! Mấy bố dở hơi như ông có thể nói lảm nhảm cả ngày!

      Xóa
  9. Pài lày Công Sơn viết hay đấy. CMVH của Tàu giết chết 23 triệu đảng viên ĐCSTQ, dân thường thì nhiều vô kể. Bổ sung một chút, chúc anh an hưởng tuổi già với chút hưu còm cõi.

    Trả lờiXóa
  10. Mấy thằng đần độn hay đưa tay chỉ bậy! Nguyên thủ các nước dân chủ hình như tởm động tác này lắm! Họ không làm như vậy.

    Trả lờiXóa
  11. Công sơn nói giống lảnh đạo nhà ta quá ngồi đó mà đợi . Nản cho trí tuệ đỉnh cao

    Trả lờiXóa
  12. Từ nay đừng dùng từ đường chín đoạn hay chữ U chữ A gì hết mà gọi là đường dái bò,dái chó,dái tàu...nói chung dái gì cũng được.

    Trả lờiXóa
  13. Thường thằng đuối lý hay giơ thẳng tay kiểu này. Người ngay thẳng sẽ đưa tay xéo xuống đất một cách lịch sự, không hung hăng chỉ mặt người khác.

    Trả lờiXóa
  14. Đừng nằm mơ & tự sướng nữa....
    qua thời kỳ Nguyên Mông hay cắm cọc sắt của Bạch Đằng rồi.......
    qua giai đoạn giương cao ngọn cờ độc lập, dân chủ.....gì gì đó........
    theo tàu mất nước - theo mẽo mất đảng..... chọn đi...............

    Trả lờiXóa
  15. Một bác nông dân Việt Nam:
    - Mày chỉ cái gì đó, thằng dở hơi kia? Thấy ghét!

    Trả lờiXóa
  16. Có một điều khiến TQ lo sợ là: Việt Nam chuyển sang dân chủ đa nguyên như Myanma. Đơn giản vậy thôi. Sau khi chuyển sang dân chủ đa nguyên, Việt Nam sẽ phát triển mạnh và sức mạnh Việt Nam lại chỗi dậy. Chúng ta còn nhớ câu " Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quí báu của dân tộc ta ........thì tinh thần yêu nước ấy lại kết thành làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn ......."

    Trả lờiXóa
  17. từ ngàn xưa đến nay, trung quốc qua bao nhiêu đời vua chúa, đời nào cũng có ý định hoặc tiến hành xâm lược nước Việt Nam ta, (cả các nước khác nữa), dù chiến tranh có lúc mạnh lúc yếu, có lúc chúng ta bị trung quốc đô hộ, nhưng rồi cũng phải cuốn gói khỏi nước ta. Dã tâm muốn bành trướng xuống phương Nam (nước Việt Nam và các nước khác) dường như ngấm vào máu và truyền từ đời này sang đời khác của các vị vua phương bắc. Nếu như trong quá khứ, trung quốc thường là đem quân đi chinh phạt, lấy mạnh bắt nạt yếu, nhưng thường thất bại thảm hại, thì nay chúng không thể đem quân đi chinh phạt được nên dùng cái cách tầm thường này. đó là cứ vẽ ra bản đồ kéo dài đường biển tới các nước khác, lấn chiếm một cách trắng trợn rồi lu loa nên rằng quyền chủ quyền không thể chối cãi, thật là buồn cười vì thấy hành động đó rất giống trẻ con. Nếu như Philippin đã kiện trung quốc ra tòa án quốc tế thì đó cũng là điều hết sức bình thường vì trung quốc cứ hành động một cách hồ đồ như thế.trong hội nghị các nước asean vừa qua, trung quốc không dám đưa vấn đề biển đông ra hội đồng vì ý đồ của chúng là không đa phương vấn đề biển đông mà chỉ là vấn đề song phương. nhưng song phương cái kiểu giữa trung quốc với philippin, giữa trung quốc với nhật bản, giữa trung quốc với Việt Nam... thì khác nào đa phương. theo tôi trung quốc sẽ phát triển mạnh hơn nếu giải quyết tốt tham nhũng và ôi nhiễm môi trường, sự chênh lệnh giàu nghèo quá lớn - nguyên nhân chính của bất ổn xã hội là tốt rồi, đừng tham bát bỏ mâm.

    Trả lờiXóa
  18. Phương Tây có nhận xét khá vui:
    "Việc Trung Quốc cương quyết diệt tham nhũng, liệu họ có nghĩ đảng CSTQ sẽ sụp đổ?"
    Phương Tây cũng giống VN, luôn cho rằng CS gắn liền với tham nhũng.

    Trả lờiXóa