Trong kinh tế thị trường, bất kể doanh nghiệp nào có
nợ xấu không ai mua để gánh nợ. PGS.TS Phương Ngọc Thạch, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh
tế và Quản lý TP.HCM trao đổi về tình trạng nợ nần của DNNN, nhất là trong bối
cảnh cổ phần hóa DNNN không đạt tốc độ như kỳ vọng.
PV: - Một báo cáo mới đây của
Chính phủ cho hay, số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi
kết thúc năm 2014 đã lên đến 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2013. Trong
đó, nợ nước ngoài phải trả của khối tập đoàn, tổng công ty nhà nước là hơn
380.000 tỷ đồng. Ông bình luận như thế nào về những con số này? Thưa ông, phải
hiểu thế nào về thực trạng các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có lãi, hoặc
tỷ suất lợi nhuận thấp so với vốn chủ sở hữu nói trên?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, không có lãi dư luận xã hội đã nói nhiều nhưng tại sao không cải thiện được?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm ăn thua lỗ, không có lãi dư luận xã hội đã nói nhiều nhưng tại sao không cải thiện được?
Theo
tôi có 2 lý do. Thứ nhất, DNNN phải thực
hiện cùng một lúc hai nhiệm vụ: kinh doanh theo cơ chế thị trường hiệu quả và
thực hiện nhiệm vụ chính trị an sinh xã hội (như điều tiết, bình ổn giá cả, đảm
bảo các cân đối lớn, phát triển vùng sâu vùng xa, công bằng xã hội...). Nếu đầu
tư cho xã hội thì không bao giờ tính toán bằng con số, bằng tiền. Cho đến nay
Việt Nam chưa
có chính sách để DNNN thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Thứ hai, quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ, còn để tình
trạng tham ô lãng phí trong chi tiêu Nhà nước phổ biến. Qua báo cáo của Chính
phủ có thể thấy tình hình thu chi ngân sách Nhà nước (NSNN) rất căng thẳng.
Trong 5 năm qua tình trạng bội chi ngân sách luôn diễn ra với mức trung bình
hàng năm khoảng 5,4% GDP. NSNN chi quá nhiều vào chi thường xuyên. Tỷ
trọng chi thường xuyên trên tổng cơ cấu chi tăng từ mức 60% giai đoạn 2011-2012
lên mức 67-70% năm 2014. Trong 2 năm gần đây chi thường xuyên mỗi năm gấp đến 4
lần chi đầu tư phát triển từ NSNN.
PV: - Theo cách tính nợ
công hiện nay, khoản nợ của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước nói trên đã
được tính vào chưa và vì sao? Đứng từ góc độ điều hành chính sách, theo
ông, có nên tính đúng tính đủ nợ công hay không? Nhìn nhận thực chất vấn đề nợ
công sẽ giúp chúng ta trong vấn đề tái cơ cấu nợ và tính toán khả năng trả nợ
như thế nào?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Cách tính nợ công của Việt Nam và quốc tế có sự khác
nhau.Tại Việt Nam, nợ của DNNN, nợ của tổ chức thuộc Nhà nước không được
tính vào nợ công của quốc gia. Trong khi đó, khối nợ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thực
tế rất lớn. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ nợ công Việt Nam so với GDP đã là
57,3%, khoảng 64% GDP vào cuối năm 2015 vượt mức 50% GDP. Theo tính toán quốc
tế thì nợ công của Việt Nam
đã lên đến 106% GDP, đã vượt ngưỡng an toàn.
Nợ công có xấu không? Nợ công có vai trò quan trọng
đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam . Nợ công
đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối NSNN. Singapore là nước có nợ trên GDP lớn nhất Đông
Nam Á (93,1%), theo sau là Indonesia
(25,9%). Nhờ có lượng tiền nợ công khổng lồ, Nhật Bản đã đầu tư phát triển kinh
tế xã hội rất hiệu quả, đưa đất nước tan hoang sau Đại chiến thế giới
thứ 2 lên nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tại Việt Nam, trong 30 năm qua nhiều dự án cơ sở hạ
tầng, các dự án tăng trọng quốc gia... được đầu tư bằng nguồn vốn vay công. Tuy
nhiên, đầu tư công kém hiệu quả (ICOR 6-7), thâm hụt ngân sách ở mức cao đã kéo
nợ công ngày một “phình ra”.
Thực chất nợ công an toàn hay rủi ro phụ thuộc vào các
yếu tố đó là: nợ chính phủ là vay nợ trong nước hay vay nợ nước ngoài; tốc độ
tăng trưởng của nền kinh tế, hay tình trạng "sức khỏe" nói chung của
nền kinh tế ổn định và tốt không.
Vậy vay trong nước hay vay ngoài nước tốt hơn? Có ý
kiến cho rằng vay ngoài nước với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn, tốt hơn vay
trong nước. Thực tế trên thế giới cho thấy ở các nước đang phát triển thời kỳ
đầu trong khi nguồn vốn trong nước hạn chế thì vay vốn nước ngoài, sau đó phải
thực hiện vay vốn trong nước, có thể lãi suất cao hơn và thời gian trả ngắn
hơn, nhưng đảm bảo an toàn.
Khi người dân trong nước được hưởng lợi với lãi
suất cao sẽ kích thích họ kinh doanh đầu tư, từ đó tăng được nguồn thu thuế.
Mặt khác vay trong nước, Chính phủ dễ dàng phát hành trái phiếu mới mỗi khi
trái phiếu cũ đáo hạn. Lãi suất tiền đồng dù cao nhưng lạm phát cũng sẽ làm cho
món nợ về thực chất nhỏ đi nhiều lần. Với hệ thống ngân hàng và tài chính nằm
trong tầm kiểm soát chặt chẽ thì việc tìm đầu ra cho trái phiếu tiền đồng là
không khó khăn cho lắm.
PV: - Trong
điều kiện các DNNN đang cổ phần hóa với tốc độ không như kỳ vọng hiện nay, từng
có ý kiến cho rằng nếu không làm "sạch nợ" thì sẽ không ai mua lại cổ
phần. Ông đồng tình ở mức độ nào với quan điểm này? Trong trường hợp này cần
phải giải quyết nợ của DNNN như thế nào hay sẽ xảy ra tình trạng, doanh nghiệp
trả nợ xong rồi cổ phần hóa thì số tài sản thu lại về ngân sách sẽ gần như
không đáng kể?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Trong điều kiện các DNNN đang cổ phần hóa với tốc độ
không như kỳ vọng hiện nay, trong đó có DNNN nợ xấu nhưng có vai trò chủ đạo,
có DNNN nợ xấu không có vai trò chủ đạo, có DNNN kinh doanh có lãi không có vai
trò chủ đạo. Trong kinh tế thị trường, bất kể doanh nghiệp nào có nợ xấu không
ai mua để gánh nợ.
Theo tôi, cần phân loại DNNN khi bán cổ phần. Đối với
DNNN nợ xấu nhưng đóng vai trò chủ đạo thì Nhà nước không nên bán, trong trường
hợp này cần phải giải quyết nợ, Nhà nước mua với giá 0 đồng. Các DNNN có
nợ xấu, không đóng vai trò chủ đạo thì Nhà nước có thể bán thu về NSNN
không đáng kể. Các DNNN kinh doanh có lãi không đóng vai trò chủ đạo có thể
bán, ưu tiên cho nhà đầu tư trong nước.
Phải quán triệt chức năng của Nhà nước là điều tiết vĩ
mô nền kinh tế thông qua sử dụng các công cụ điều tiết, trong đó công cụ quan
trọng là DNNN. Chúng ta cần phải biết vai trò chủ đạo của DNNN. DNNN phải thực
hiện các mục tiêu: là công cụ chính sách về ngành, cạnh tranh với doanh nghiệp
nước ngoài, công cụ ổn định kinh tế vĩ mô và thực hiện các mục tiêu xã hội, an
sinh xã hội. DNNN có nhiệm vụ phát triển những ngành đầu vào, tác động lan tỏa,
các ngành công nghiệp nặng, công nghệ cao đòi hỏi về công nghệ và vốn cao. DNNN
còn có nhiệm vụ quan trọng, phát triển dịch vụ công, cấp điện, cấp nước, vệ
sinh môi trường, giao thông công cộng, …đó là chức năng phúc lợi, an sinh xã
hội của Nhà nước.
PV: - Thực tế, nhiều chuyên gia đã từng
dự báo, Việt Nam
sẽ phải chấp nhận những thất thoát nhất định trong quá trình cổ phần hóa các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Thưa ông, tới thời điểm này, ông nhìn nhận
nhận định trên như thế nào? Nếu đây là cái giá chúng ta buộc phải chấp nhận để
đưa nền kinh tế phù hợp với thị trường và những cam kết quốc tế thì phía cơ
quan quản lý cần hành xử như thế nào để người dân có thể hiểu và thông cảm?
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: - Đúng là tập đoàn, tổng công ty nhà
nước nợ xấu mà cổ phần hóa thì phải chịu thất thoát. Đây là cái giá chúng ta
buộc phải chấp nhận để đưa nền kinh tế phù hợp với thị trường và những cam kết
quốc tế. TPP bắt loại bỏ vai trò của các công ty nhà nước, buộc những thể chế
này phải cải tổ để tạo cơ hội phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam
nên xác định rõ liệu theo đuổi cổ phần hóa là một phần của nỗ lực nhằm chuyển
sang nền kinh tế thị trường như cam kết TPP, hay nhằm nâng cao hiệu quả DNNN,
giảm nợ chính phủ.
Chúng ta đang đẩy mạnh cổ phần hóa, việc
thoái vốn nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành sản xuất kinh doanh chính.
Theo tôi, Nhà nước cần tái cơ cấu DNNN, nâng cao hiệu quả DNNN, nắm vững những
lĩnh vực then chốt, trọng yếu, thoái vốn DNNN không then chốt cho nhà đầu tư
trong nước mặc dù có lãi ít hơn nhằm phát triển doanh nghiệp tư nhân trong
nước, không để nước ngoài thâu tóm.
Thành Luân/ĐVO
-------------
Không ai chịu trách nhiệm mà ! Đảng chỉ đạo,thế đảng là ai ? nói chung chung như thế thì sao được! do vậy,mà tha hồ chôm chỉa !=> thất thoát,mất sạch,nghèo mạt,yếu hèn,suy vong,mất nước cúng nhau chết sạch,Tàu cộng chiếm đất ! xóa sạch vết tích dân tộc Việt !
Trả lờiXóaDoanh nghiệp nhà nước thua lỗ nợ khủng đem bán đấu giá,
Trả lờiXóaAi mua?
Mụ bán hàng rong ở phố Hàng Buồm Hà Nội sẽ mua.
Mụ ta là ai?
Là người Hoa còn sót lại sau năm 1979.
Mụ ta lấy tiền ở đâu để mua?
Tập Cận Bình mới gửi cho mụ ta.
Kết quả: Doanh nghiệp nhà nước VN thành doanh nghiệp của Trung Quốc
ve ban chat thi van la nguoi dan, du no co xau den co nao
Trả lờiXóaTheo "chỉ đại "của Bộ chính trị, tôi TTg điều hành đúng 100%. Zậy, tôi chịu trách nhiệm chính trị, chớ tôi không điều hành sai, hết ý kiến !
Trả lờiXóađồng tiền ko tự nhiên sinh ra...và cũng ko tự dưng bốc hơi
Trả lờiXóa