Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Số liệu sản lượng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất đã được thổi phồng

Sản lượng hàng không của Tân Sơn Nhất
năm 2013 không thể trên 20 triệu khách
như số liệu của ACV.(Ả
nh minh họa: vnas.vn)
 Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất đã được thổi phồng để tuyên truyền về tình trạng “quá tải” của nó...
* PGS.TS Nguyễn Thiện Tống
Dự báo sản lượng hàng không cho sân bay Long Thành đến năm 2050 chỉ dựa vào số liệu 15 năm phát triển ban đầu của sân bay Tân Sơn Nhất từ năm 1995 đến 2009 mà độ chính xác và tin cậy rất đáng ngờ.
Những phân tích sau dựa vào số liệu trong niên giám Thống kê (NGTK) của cục Thống kê TP.HCM và số liệu 100 sân bay đông khách nhất thế giới năm 2011 có thể dẫn đến kết luận rằng số liệu về sản lượng hàng không của sân bay Tân Sơn Nhất (TSN) đã được thổi phồng để tuyên truyền về tình trạng “quá tải” của nó và dự báo “nhu cầu ảo” rất lớn trong tương lai cho sân bay Long Thành.
            Sai số giữa cục Thống kê TP.HCM và của ACV
Số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK của cục Thống kê TP.HCM từ 2005 đến 2012 khác xa số liệu của tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) được sử dụng trong Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
NGTK cho số liệu về số lượng chuyến bay (cất/hạ cánh), số lượng hành khách và trọng lượng hàng hóa qua TSN mà chúng được phân chia làm hai loại theo hãng hàng không quốc tế và theo hãng hàng không Việt Nam, rồi ở mỗi loại lại chia ra theo chuyến bay quốc tế và chuyến bay nội địa. Từ số liệu này số lượng chuyến bay quốc tế của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng chuyến bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số chuyến bay quốc tế. Số lượng chuyến bay nội địa của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng chuyến bay nội địa của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số chuyến bay nội địa.
Tương tự như vậy, số lượng hành khách bay quốc tế của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng hành khách bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số lượng hành khách bay quốc tế. Số lượng hành khách bay nội địa của hãng hàng không quốc tế được cộng với số lượng hành khách bay nội địa của hãng hàng không Việt Nam để có tổng số lượng hành khách bay nội địa. Tổng số lượng hàng hóa bay quốc tế và tổng số lượng hàng hóa bay nội địa cũng được tính toán tương tự.
Tính toán dự báo theo số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK từ 2005 đến 2012 thì năm 2015 số chuyến bay sẽ là 89.800, số hành khách sẽ là 11,5 triệu lượt người và số lượng hàng hóa sẽ là 301.900 tấn. Như thế TSN không “quá tải” như ACV - chủ đầu tư dự án sân bay Long Thành - tuyên truyền.
Dự án sân bay Long Thành đã được manh nha vào khoảng năm 2000 khi mà sản lượng hàng không của TSN chỉ là 3,9 triệu khách/năm. Đến năm 2004, ông Nguyễn Nguyên Hùng, tổng giám đốc cụm cảng hàng không Miền Nam lúc ấy cho biết rằng sân bay Long Thành sẽ được xây dựng trên diện tích 5.000 ha, vốn đầu tư 4,5 tỷ USD, năng suất 80 triệu lượt khách/năm và năm 2015 sân bay Long Thành sẽ được đưa vào khai thác từng phần song song với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
           Kể từ 2005 đến nay số liệu về sản lượng hàng không của TSN của ACV càng ngày càng khác xa số liệu trong NGTK của cục Thống kê TP.HCM.
Trong Báo cáo đầu tư dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, bảng số liệu chỉ cung cấp số hành khách, số lượng hàng hóa thực tế cho các năm 1995, 2000, 2007, 2008, 2009 mà số liệu năm 2009 là ước tính vì báo cáo đầu tư dự án đang được soạn thảo trong năm đó. Sau đây là số liệu trích lại từ báo cáo đầu tư dự án với số liệu cho năm 2010 và 2015 là dự báo. 
Đến nay số liệu sản lượng hàng không của TSN của ACV có thể tìm được cho các năm 2011, 2012, 2013 để lập bảng sau:

Khi so sánh số liệu của ACV với số liệu từ NGTK thì chúng khác biệt rất lớn. Năm 2000, sự khác biệt về tổng hành khách chỉ 1%, năm 2007 số liệu của ACV lớn gấp 1,24 lần so với NGTK và tỷ lệ này tăng nhanh đến năm 2012 là 1,82 lần. Về hành khách bay quốc tế, năm 2007 số liệu của ACV lớn gấp 1,22 lần của NGTK và tăng nhanh đến năm 2012 là 2,23 lần.
Sự khác biệt quá lớn này chỉ có thể được giải thích bằng cách xác định ai đúng ai sai mà thôi.
Số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK đáng tin cậy hơn vì chúng được công bố trên 20 năm qua và được cục Thống kê TP.HCM thực hiện một cách chuyên nghiệp và khách quan. Còn số liệu của ACV lại rất đáng nghi ngờ, nhất là vì động cơ ACV muốn ngụy tạo tình trạng “quá tải” của TSN và dự báo nhu cầu lớn trong tương lai cho Long Thành.

Điều đáng lưu ý là trong tháng 11/2013, đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM có báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về kiến nghị của cử tri thành phố muốn mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, chưa xây sân bay Long Thành, trong đó có nêu: “Cử tri cho rằng, số liệu thống kê về sản lượng sân bay Tân Sơn Nhất của thống kê thành phố thấp hơn số liệu của bộ Giao thông vận tải, và nếu số liệu (của bộ) quá cao mà không chính xác thì khả năng lỗ rất cao và hoàn vốn chậm. Cử tri đề nghị cần có một cơ quan thống kê độc lập tính toán hệ số tăng trưởng thật chính xác, nhằm tránh lãng phí lớn khi xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành”.
 
Đường băng tại cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: T.L
Nghi vấn rất quan trọng này chẳng những không được Bộ Giao thông vận tải làm sáng tỏ mà cục Thống kê TP.HCM còn bị áp lực để công bố số liệu về sản lượng hàng không TSN trong NGTK năm 2013 giống như của ACV.
Số liệu mới này trong NGTK 2013 chỉ có 9 dòng so với 21 dòng trong NGTK TP.HCM ở các năm trước. Trong bảng số liệu mới này, số liệu cho các năm 2005, 2010, 2011, 2012 cũng được điều chỉnh cho giống như của ACV mà chúng khác hẳn với các số liệu cũ đầy đủ thông tin hơn trong các NGTK trước của cục Thống kê TP.HCM.

Sản lượng hàng không năm 2011: Không thể đến 16,7 triệu khách
Trong danh sách 100 sân bay đống khách nhất thế giới năm 2011 do hiệp hội Cảng hàng không quốc tế (Airports Council International) công bố mà sân bay thứ 100 có sản lượng hành khách là 14 triệu khách, không có tên sân bay Tân Sơn Nhất.

Danh sách 10 sân bay cuối trong 100 sân bay đông khách nhất thế giới năm 2011:


Theo NGTK sản lượng TSN năm 2011 là 9,4 triệu khách nên TSN không có trong danh sách đó là hợp lý. Nhưng theo ACV sản lượng hàng không của TSN năm 2011 là 16,7 triệu khách, một con số rất lớn, lớn hơn sản lượng của 10 sân bay cuối trong danh sách 100 sân bay đông khách nhất đó.
Rõ ràng là TSN không thể nào đông khách hơn những sân bay như Sao Paulo và Rio de Janeiro ở Brasil, Fukuoka ở Nhật Bản, Helsinki ở Phần Lan, Lisbon ở Bồ Đào Nha, Athens ở Hy Lạp, Auckland ở New Zealand.
Như thế sản lượng hàng không của TSN năm 2011 không thể lớn đến mức 16,7 triệu khách như số liệu của ACV, mà phải ít hơn mức 14 triệu khách của sân bay Auckland.
Sản lượng hàng không năm 2013: Không thể trên 20 triệu khách
Tính toán từ số liệu về sản lượng hàng không của TSN của ACV cho thấy tốc độ gia tăng trung bình số hành khách trong 6 năm từ 2007 đến 2013 là 11,8%, tương đối lớn khi so với tốc độ gia tăng của các sân bay Hồng Kông là 4%, Singapore là 6,5%, Bangkok là 2,3%, Kuala Lumpur là 10,2%.
Tính toán từ số liệu về sản lượng hàng không của TSN trong NGTK từ 2005 đến 2012 cho thấy thấy tốc độ gia tăng trung bình số hành khách là 4,9% mỗi năm, tương đối vừa phải so với mức trung bình chung là 6% của các sân bay trong khu vực trong cùng thời gian.
Khi số liệu về sản lượng của TSN trong NGTK từ 1995 đến 2012 là đúng thì số hành khách năm 2011 chỉ là 9,4 triệu khách và với tốc độ gia tăng trung bình hàng năm là 5% thì năm 2013 số hành khách chỉ trên 10 triệu khách thôi chứ không thể trên 20 triệu khách như số liệu của ACV.
PGS.TS Nguyễn Thiện TốngTS kỹ thuật hàng không đại học Sydney - Úc (1974); thạc sĩ quản trị hành chánh công đại học Harvard - Mỹ (1994); nguyên chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không đại học Bách khoa TP.HCM.
-------------------------

Vẫn có cách mở rộng Tân Sơn Nhất
*  MINH PHONG
(PL)- Vị trí dự định làm sân golf rất thích hợp để xây một nhà ga mới, giúp phân tán luồng khách ra vào sân bay Tân Sơn Nhất thay vì chỉ dồn vào một cổng ở đường Trường Sơn như hiện nay.
Khi thảo luận về dự án Xây dựng sân bay quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai), nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã đề cập đến việc trước tiên nên mở rộng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Vậy việc mở rộng sân bay này có khả thi không?
Sẽ không tốn quá nhiều chi phí
Sân bay Tân Sơn Nhất có khoảng 850 ha được sử dụng cho hàng không dân dụng. Phần còn lại gần 520 ha (trong đó có khoảng 160 ha được lấy làm sân golf) do quốc phòng quản lý. Trong sân bay này có hai nhà ga nội địa và quốc tế với tổng công suất thiết kế 25 triệu khách/năm (tính luôn phần mở rộng đang thực hiện).
“Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đạt 100% công suất vào năm 2016 và sau đấy sẽ xảy ra cảnh quá tải nếu không có giải pháp đầu tư, xây sân bay mới thay thế. Nếu muốn nâng công suất Tân Sơn Nhất đạt mức 40-50 triệu hành khách/năm thì phải xây thêm nhà ga công suất 15-25 triệu khách/năm. Phương án này cần hơn 9 tỉ USD do phải giải tỏa, di dời khoảng 140.000 hộ dân” - Bộ GTVT thông tin.
Tuy vậy, PGS-TS Nguyễn Thiện Tống (TS kỹ thuật hàng không ĐH Sydney - Úc; ThS quản trị hành chính công ĐH Harvard; nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng: Nói mở rộng Tân Sơn Nhất tốn kém hơn xây dựng sân bay Long Thành là chưa đúng. Kết quả tính toán đó chỉ nhằm minh họa cho chủ trương xây sân bay Long Thành chứ không phải là kết quả nghiên cứu khách quan.
“Tổng diện tích của Tân Sơn Nhất gần 1.500 ha nên việc mở rộng sân bay không thể tốn quá nhiều tiền bồi thường, giải tỏa cho phần đất ngoài sân bay. Nếu có thì chỉ cần một phần nhỏ cho việc kéo dài một đường băng (từ 3.800 m thành 4.000 m)” - PGS-TS Tống nói.
 
Tại sao vị trí dự kiến xây sân golf không được dùng để xây nhà ga mới nhằm tăng công suất cho sân bay Tân Sơn Nhất?. Đồ họa: MP - TQ
Xây mới nhà ga, tăng số chuyến bay
Theo PGS-TS Tống, nếu tính toán đúng trong việc kết hợp nhiều biện pháp (xây thêm sân đỗ máy bay, nhà ga, nâng cấp đường băng và tăng số chuyến bay…) thì chỉ cần mở rộng Tân Sơn Nhất với diện tích hợp lý, vừa phải ở mức 1.200-1.500 ha là hoàn toàn có thể tăng năng suất lên đến 60 triệu khách/năm, đáp ứng nhu cầu vài chục năm nữa. Chắc chắn việc mở rộng này sẽ ít tốn kém hơn so với việc xây sân bay Long Thành rộng 5.000 ha.
“Nhiều ý kiến cho rằng sân bay Tân Sơn Nhất đang thiếu diện tích để mở rộng thêm nhà ga và sân đỗ máy bay. Theo tôi, có thể tận dụng khoảng 160 ha đất đang dự định cho doanh nghiệp tư nhân làm sân golf vào việc này. Vị trí định xây sân golf nằm ở khu tam giác rìa sân bay, vì thế không thể kéo dài hoặc xây mới đường băng vào phần đất này. Nhưng đó là vị trí thích hợp để xây một nhà ga mới, giúp phân tán luồng khách ra vào sân bay thay vì chỉ dồn vào một cổng ở đường Trường Sơn hiện nay” - PGS-TS Tống nêu quan điểm.
Một TS quản lý kinh tế (đề nghị không nêu tên) tính toán, với diện tích hiện hữu của Tân Sơn Nhất thì thừa sức xây thêm một nhà ga mới để tăng công suất lên hơn 35 triệu khách/năm với chi phí đầu tư khoảng 400-500 triệu USD. “Sân bay Changi (Singapore) rộng khoảng 1.300 ha nhưng có công suất thiết kế 68 triệu khách/năm. Sân bay Tân Sơn Nhất hoàn toàn có thể nâng cao khả năng tiếp nhận hành khách tương đương Changi nếu kế hoạch xây sân golf 160 ha được điều chỉnh. Theo tôi, sử dụng Tân Sơn Nhất với công suất 35 triệu khách/năm và vẫn để dành đất cho sân bay Long Thành sau này nên là lựa chọn hàng đầu” - vị này nói.


Sân bay Tân Sơn Nhất được đánh giá còn nhiều tiềm năng mở rộng với chi phí hợp lý. Ảnh: ACV
Liên kết các sân bay khác
Ở một khía cạnh khác, ông Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng Quản lý bay sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cho rằng: Trước mắt nên mở rộng tối đa Tân Sơn Nhất, đồng thời tận dụng sự hỗ trợ của các sân bay quốc tế từ miền Trung đến Tây Nam Bộ như sân bay Cần Thơ, Phú Quốc (Kiên Giang), Biên Hòa (Đồng Nai), Cam Ranh (Khánh Hòa), Liên Khương (Đà Lạt). Tổng công suất của các sân bay này có thể đạt hơn 40 triệu khách/năm, giúp giảm rất nhiều áp lực cho Tân Sơn Nhất.
“Cần phải tính toán lại nhu cầu của hành khách để tổ chức các chuyến bay phù hợp, tránh việc dồn tất cả vào Tân Sơn Nhất như hiện nay. Đơn cử, Cần Thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long nhưng sân bay ở đây mỗi năm chỉ có vài chuyến bay quốc tế, không bằng cả sân bay Cam Ranh. Điều này đã hợp lý chưa?” - ông Sành thắc mắc.
Đồng tình, PGS-TS Tống cho rằng tờ trình đề xuất chủ trương nghiên cứu xây sân bay Long Thành chưa có những nghiên cứu về lượng hành khách đi qua Tân Sơn Nhất nhưng điểm đến có thể là những tỉnh, thành ngoài TP.HCM, như về Cần Thơ, miền Tây hoặc đi Đà Lạt… “Điều đó cho thấy báo cáo về dự án Long Thành hiện nay chưa đưa ra đầy đủ các phương án so sánh để lựa chọn, trong đó có phương án tăng năng lực Tân Sơn Nhất cũng như có sự kết hợp giữa các sân bay ở khu vực miền Nam. Điều này rất quan trọng bởi nó vừa chia sẻ áp lực cho Tân Sơn Nhất, vừa tạo thuận tiện cho hành khách (được đi đúng điểm đến mà không qua trung chuyển bằng phương tiện khác)” - PGS-TS Tống nhận xét.

* Những ý kiến xác đáng:
- Ông NGUYỄN XUÂN TỰ, Vụ trưởng Vụ Giám sát thẩm định đầu tư,
Bộ KH-ĐT 
(trả lời trên Tuổi Trẻ ngày 15-10): “… Bộ KH&ĐT chưa từng đồng ý xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất. Về nguyên tắc, muốn làm sân golf sẽ phải xin ý kiến Bộ KH&ĐT”.
- ĐB VÕ THỊ DUNG, Đoàn ĐBQH TP.HCM: Nói rằng “xây sân bay Long Thành với lý do Tân Sơn Nhất quá tải tôi xin thưa là bất bình, bức xúc lắm. Tôi đề nghị hủy dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất đi vì hiệu quả không bao nhiêu mà mất lòng tin. Tại sao không mở rộng sân bay mà mở sân golf? Tôi đề nghị Chính phủ xem xét vấn đề này. Nếu cấn thiết, Chính phủ giao Bộ GTVT lấy ý kiến chuyên gia để khách quan hơn”.
- ĐB HUỲNH MINH THIỆN, Đoàn ĐBQH TP.HCM: “Làm sân golf trong sân bay là không phù hợp. Nói thiếu diện tích mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sao lại để sân golf trong đó. Mất niềm tin vô cùng!”.
- ĐB ĐỖ VĂN ĐƯƠNG, Đoàn ĐBQH TP.HCM: “Cử tri Tân Bình nói rằng việc làm sân golf không chỉ lấn đất sân bay mà còn gây ô nhiễm môi trường. Cần hủy dự án sân golf để lấy đất tăng bãi đậu, phát triển nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất. Nâng cấp sân bay này có cơ sở, nói không có quỹ đất là người ta không tin”.
(Những ý kiến trên được các ĐBQH trình bày tại phiên thảo luận tổ về dự án Sân bay Long Thành ngày 4-11)
MINH PHONG
-----------------

25 nhận xét:

  1. Dieu do cho thay mot lu muon dau tu San bay Long Thanh vi muc dich tu loi ca nhan bat ke dau tu co hieu qua hay k?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải báo cáo láo
      1/ để lấy thành tích
      2/ có xây san bay mới móc được tiền ra
      3/ móc tiền ra đẻ tham nhũng chia nhau
      Ai cũng biết điều này ,có nói cũng khong ai nghe

      Xóa
  2. Sân bay Long thành để 10 năm nũa xây dưng cũng được, đất nươc dang khó khăn thế này mà các ông đè ra xây dựng có khổ DÂN không? Lơi ích nhóm cac ông sài như thế cũng quá lắm rồi.

    Trả lờiXóa
  3. Số tiền đồ sộ khủng khiếp đã thấy trước mát và gần như đang trong tầm tay,nên quyết tâm chính trị(một thuật ngữ mới nghe như bom tấn giông như chủ trương lớn của đảng)đã hạ rồi thì họ sẽ có muôn cách để rào đón dù có mất tiền núi của dân.cũng như cái giá của chiến tranh và hoà bình là hàng chục triệu sinh mạng nhưng quyết tâm chính trị đã hạ rồi thì cư thế mà làm.vê sb tsn cứ ra sb thì rõ,sbqt gì mà lèo tèo mb len xuống,chủ yếu là dân miền tây đi đưa rước con em đi lao động và làm dâu ở nươc ngoài đi về thôi chứ người nước ngoài đâu có nhiều. Ngay lập dự án lấy 5000 ha đã thấy gian dối lố bịch vì các sb lớn nhất thế giới cũng chỉ 3000ha đổ lại,thôi thì cứ lấy sức mạnh ra mà làm,bàn cãi cho vui chứ đâu gq được gì!

    Trả lờiXóa
  4. các bác yêu quí ơi. Đất nước chúng ta có Thánh gióng , lớn nhanh như thổi . ... trẻ sơ sinh 3 ngày giết giặc được mà. Các bác cứ cho người ta múa tí. Chỉ biết rằng , mấy hôm nay con cháu 14 tuổi nhà tôi lên sân thượng gắn camera ghi tần số máy bay : 10,57 phút/chuyến , các bác ạ. Nếu cho là bay cả 24/24 thì cũng 360*24*60/10*180 = 9 triệu/khách /năm thôi . Tiến với chả lùi sĩ . Giáo sư với giáo siếc gì chẳng biết lấy đâu ra . Chỉ thấy nghị sĩ nước ta dễ bị lừa ...

    Trả lờiXóa
  5. Đa số người dân đang có lòng tin chiến lược rằng, "Không tin vào bất cứ cái gì mà nhà lước nói!"

    Trả lờiXóa
  6. Chúng tớ đã cướp đất ở Long Thành rồi . chia nhau đâu ra đấy hết rồi . bây giờ bỏ dự án là chết cả lũ . Thà đất nước vỡ nợ chứ nhất quyết chúng tớ buông .

    Trả lờiXóa
  7. Quốc hội cần cho tiến hành kiểm toán ngành hàng không, trong đó kiểm toán chi tiết sân bay TSN. Qua các nói nguỵ biện của ông Phùng Quang Thanh đã cho thấy nhóm lợi ích cõ bự đã len lỏi vào TSN và dự án sb Long Thành.
    Tốt nhất nên thuê công ty kiểm toán quốc tế, mời Hiệp hội hàng không quốc tế tham gia đánh về sb TSN và dự án sb Long Thành.
    Phải vạch mặt sự dối trá ra cho dân biết.

    Trả lờiXóa
  8. Báo cáo của HKVN Bộ GTVT với QH chưa nói đền tình trạng mầy năm qua, khi tàu bay cất và hạ cánh làm tung mấy tấm tol mái nhà và cửa sổ nhà của Dân xung quanh SB TSN. Chưa nói đến tác dụng của sân golf 160 ha trong diện tích 520 ha của quân đội. Chắc chắn dự án SB Long thành (LT)có đạo diễn của mấy ông Tướng có cổ phần sân gol này. Túm lại dự án SB LT do nhóm lợi ích của Bộ tư lệnh PKKQ Bộ quốc phòng, TCTy HKVN , Bộ GTVT và các đối tác .. để "lòe và dọa " QH để thâu tóm đặc lợi về đất đai ở TSN và LT. Stop ngay khi chưa muộn , đừng tái diễn Boxit tây nguyên , chỉ khổ dân hại nước.

    Trả lờiXóa
  9. Số liệu thống kê của VN biến đổi như con tắc kè hoa .Ai tin chứ riêng tôi chưa bao giờ dám phiêu lưu đặt niềm tin vào những con số ấy

    Trả lờiXóa
  10. Lại ăn gian nói dối nữa rồi ! không có một chuyện gì là thật sao ???

    Trả lờiXóa
  11. Tóm lại là:
    1) Vì vướng cái sân golf, không thể mở rộng cảng HK TSN(!)
    2) Vì đất quanh khu vực sân bay Long Thành đã có chủ "phục kích", không thể dừng ...sự sung sướng được!
    Cái vụ này na ná cái vụ đưa trung tâm Thủ đô về Ba Vì đây.
    Thử xem "cơ quan quyền lực cao nhất" tính sao?

    Trả lờiXóa
  12. Nói tóm lại : "Không làm sân bay Long Thành nữa...." ( phó thường dân đã ký duyệt) Chính phủ cứ lo cái bao tử của dân trước đã từ từ hóa rồng sau các bác đỉnh cao trí tuệ ạ

    Trả lờiXóa
  13. Quyết tâm 'sống chết' phải làm sây bay Long Thành vì các mục đích :
    1/ Đề ra dự án KHỦNG thì phần trăm kiếm chác sẽ khủng.
    2/ Đất đai ở Long Thành đã được các nhóm lợi ích mai phục lâu nay. Phần đền bù đất cho nông dân rẻ mạt nhưng đưa vào dự toán đền bù khủng.
    3/ "Làm thịt" đất vàng , kim cương ở sân bay TSN khi sân bay TSN chuyến đi.

    Trả lờiXóa
  14. KHỔ LẮM , BIẾT RỒI , NÓI MÃI ! Cái việc luôn thích phá cũ xây mới , xây mới mặc dù cái cũ vẫn còn tác dụng thậm chí cái cũ vẫn chưa khai thác hết công năng sử dụng ... đã trở thành " thói quen đáng yêu " của các quan chức nhà nước ( địa phương và Trung ương ) . Câu nói cửa miệng của người dân bây giờ về việc các quan thích xây : có xây thì có " tiền tươi thóc thật " và có % , có hoa hồng ... Tội mẹ gì không " vẽ " ra để xây ! Chính vì rất muốn thực hiện cái dự án " khủng " là xây mới sân bay Long thành nên người ta phải bằng mọi cách ( kể cả dối trá , ngụy biện ) để thuyết minh tính đúng đắn khi cho rằng sân bay TSN chỉ một vài năm tới là " chật như nêm " vì Việt nam đã và đang trở thành " nơi đáng sống nhất trên trái đất " , " Việt nam vẻ đẹp tiềm ẩn " ... dân các nước sẽ đổ vào VN như " trảy hội " ! Nếu QH thông qua kế hoạch xây dựng sân bay LT , sau này khi đã hoàn thành nó có đạt được hay không đạt được như mục tiêu ban đầu của các ông BGTVT , chính phủ thì lúc đó các ông cũng đã " ấm túi " và cũng đã " hạ cánh an toàn " ! Ai dám kéo đầu các ông ra để trị tội . Lúc đó các ông lại đổ thừa cho mấy thằng lãnh đạo " kế nhiệm " là " chúng mày quản lý và điều hành yếu kém , chúng mày suy thoái đạo đức ..." nên không khai thác hết " tiềm năng " của cái sân bay mà chúng tao đã dày công " nghiên cứu " ??? Thế đấy , cái viễn cảnh của cái " dự án sân bay Long thành " rất có thể sẽ sảy ra như vậy . Chỉ chết dân đen , chỉ chết đời con đời cháu dân đen mà thôi ! Chúng nó đâu có mất gì đâu mà sợ . Ôi , các ông VÌ DÂN - VÌ NƯỚC , nghe sao mà chua chát quá !!!

    Trả lờiXóa
  15. Bái phục !Bái phục gian dối CS mà đúng hơn là bọn hậu sinh mượn danh CS mượn danh 'chủ trương lớn của Đảng' mượn danh NHÂN DÂN. DÂN TỘC CNXH VN QUANG VINH với áp đặt' Bộ chính trị đã quyết' cùng Ý CHÍ NGUYÊN VỌNG CỦA ĐA SỐ NDVN? ĐÚNG LÀ TÍT MÙ NÓ LẠI VÒNG QUANH LÒNG VÒNG-ĐÈN CÙ!!!
    Cảm ơn trang BVB đã giảm tải cho đôi mắt của độc giả yêu trang mạng của Bác -chúng tôi k phải là Rô bôt!!!
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  16. Nhìn bản đồ thấy phía đất làm sân golf , có thể làm thêm 1 terminal hoành tráng nhất thế giới , các phi trường trên thế giới họ có đến mấy cái terminal , TSN có thêm 1 cái terminal thí quá hay , chỉ cấn xây dung cơ sở hạ tang hoàn thiện , thì cũng sẽ giảm tài cho terminal hiện gio chỉ có 1 .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết vậy, nhưng làm thế thì chúng em ăn gì? Lên tá, lên tướng đều phải có tiền. Sân golf thì chúng em có phần trong đó, chứ làm vài cái terminal thì chúng em đâu có phần. Vốn tự có để góp vốn làn sân golf là đất sân bay - đất chùa, chúng em đâu có phải bỏ tiền tiết kiệm ra góp đâu. Anh Thanh đại diện đã phân tích rạch ròi rồi, làm sân golf để không phải cắt cỏ, để chống chim, để tạo công ăn việc làm, ....các đại gia đi chơi golf không phải đi xa .

      Xóa
  17. Mặt chuột của bọn chúng dân thấy rất rõ.
    Tại sao phải XD sân gol xen vào quỹ đất của sân bay TSN?
    Nhưng quyết tâm chính trị của ĐCS VN và QH VN chỉ là mị dân cả thôi

    Trả lờiXóa
  18. 3x : "Nếu không làm sân bay Long Thành thì anh em rất là tâm tư"

    Trả lờiXóa
  19. "Phải nói là tâm tư guếc luệc! Các đ/c ạ! Cả quả bom nổ chậm nhà máy điện hạt nhân tính xây ở Ninh Thuận nữa (người Nga làm). Các già làng người Chăm cũng tâm tư lắm. Nhưng đâu bằng tâm tư của chúng ta. Phải không các đ/c?"

    Trả lờiXóa
  20. Ông cha ta đã từng nói rất chí lý nhà nghèo thì "liệu cơm gắp mắm", cái gì chưa cần thiết cấp bách thì chưa làm. Nợ chồng chất,dân còn phải qua sông bằng cách đu cáp treo tự chế và chui túi ni lông,bệnh viện nằm 3,4 người một giường... thì nên dành tiền bạc đầu tư cho các việc cấp thiết hơn. Xin đừng quá viễn vông vung tiền qua cửa sổ, hủy diệt đất nước !

    Trả lờiXóa
  21. Lấp đầy đất vùng trũng Thủ Thiêm đã làm dân Sài Gòn ngoi ngóp trong nước mỗi khi mưa xuống, mỗi khi triều lên. Lợi ích nhóm đã bất chấp tất cả. Trước khi làm Thủ Thiêm, đã có nhiều nhà trí thức phản biện. Nhưng những cái đầu có học, có tri thức thua ĐẦU ĐẤT hết, vì đầu đất có quyền, tiền.
    Dự án vĩ cuồng hay nước Hồ Tây đã bị ngăn lại bởi nhưng đấu tranh không mết mỏi của trí thức Hà Nội
    Khách sạn cao tần ở cong viên Thống Nhất đã bị hủy bỏ bởi người Hà Nội không chấp nhận những con cá mập định nuốt chửng bầu không khí trong lành để thu về đô la cho nhóm lợi ích
    Dự án Trung tâm thông tin văn hóa đã bị hủy bỏ nay đang âm thầm khởi động lại. Thì ra, ngoài việc cho con cháu nối ngôi chức quyền, người ta còn cho những người kế nhiệm thừa kế những dự án đã bị người dân phản đối để cho làm tiếp. Hà Nội đã mở rộng, cớ sao cứ nhè xung quanh Hồ Gươm mà cấu xé. Làm văn hóa mà phản văn hóa đến thế thì là vì cái gì?
    Số phận thương xá Tax đã được quyết định, dù nhiều người có tâm, có học có tư duy kiến trúc, xây dựng đã phản đối. Vì cái gì mà người ta cố làm cho bằng được?
    Lãnh đạo cứ rao giảng về đạo đức nhiều quá, mà không hấy đạo đức của mọt bộ phận không nhỏ có chức quyền xuống cấp đến mức trầm trọng. Sao Tổng bí thư chưa bao giờ có ý kiến về những dự án trên?

    Trả lờiXóa
  22. Nếu QH thông qua chủ trương dự án SB Long Thành là mắc mưu "bộ phận không nhỏ" có quyền, có tiền . Dự án SBLT là âm mưu dương đông kích tây , đó là xóa dần SB Tân Sơn Nhất lấy đất để phân lô chia nhau bán thu tiền nhóm lợi ích tướng lĩnh Quân đội và HKVN. Dự án 160 ha làm sân golf của quân đội, chắc chắn có phần của Tướng PH.Q. Thanh . Đây là âm mưu nguy hại vô cùng lớn cho đất nươc, đề nghị STop ngay. nếu QH thông qua dự án SBLT sẽ mất hết lòng tin của nhân dân , biết kêu ai?

    Trả lờiXóa
  23. Sinh Hùng đang sinh ra quái thai và rất nhiều sâu bọ. Chỉ khổ dân thôi.
    Hà Văn Thắm "con cưng" của ta đâu rồi ???!

    Trả lờiXóa