Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

NƠ CÔNG - Do tham nhũng và hỗ trợ "Quả đấm thép" * !?


Theo VN-Express 30/10/2014,   Lần đầu tiên nhiều số liệu chi tiết về nợ công được người đứng đầu ngành tài chính công bố tại diễn đàn Quốc hội.

Bộ trưởng Tài chính cho biết tỷ lệ nợ công sẽ bắt đầu giảm từ năm 2017.
Câu chuyện nợ công vốn đã được Quốc hội thảo luận suốt nhiều kỳ họp, một lần nữa khiến dư luận quan tâm khi báo cáo tình hình 2014 của Chính phủ đưa ra nhận định nợ công đang tăng nhanh. Liên tiếp tại các phiên họp tổ, các buổi góp ý chuyên đề cũng như trong suốt phần thảo luận kinh tế - xã hội ngày 30/10, hàng loạt câu hỏi, ý kiến xung quanh vấn đề quản lý nợ được các đại biểu đặt ra.
Đáp ứng yêu cầu này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được đề xuất là thành viên Chính phủ đầu tiên tham gia ý kiến về vấn đề này. Báo cáo của ông trước Quốc hội, đúng như kỳ vọng, đã lần đầu tiên cho thấy một bức tranh khá toàn diện về tình hình tài chính quốc gia.
Lần dở lại lịch sử, vị trưởng ngành cho biết khái niệm nợ công chỉ thực sự có ý nghĩa đối với hệ thống quản lý tài chính Việt Nam từ năm 2010, khi Luật Quản lý nợ công chính thức có hiệu lực. Trước đó, các chỉ tiêu quản lý khác là nợ Chính phủ hay nợ quốc gia đều ở mức khá thấp (31-38% GDP) và chỉ thực sự tăng mạnh từ năm 2009, khi Việt Nam tích cực đi vay để kích cầu.
Những năm sau đó, kinh tế khó khăn, nguồn thu bị cắt giảm để hỗ trợ doanh nghiệp trong khi các khoản chi cho an sinh, các chương trình mục tiêu quốc gia… không thể cắt giảm khiến cho cơ quan quản lý phải thắt chặt túi tiền dành cho đầu tư. Tỷ trọng chi cho lĩnh vực này giảm từ 21,6% năm 2010 xuống mức 16-17% tổng chi hiện nay. Để bù đắp, Chính phủ phải phát hành 170.000 tỷ đồng trái phiếu trong 3 năm 2014-2016, bên cạnh con số 225.000 tỷ đã được Quốc hội phê duyệt trước đó cho giai đoạn 2011-2015.
Chính điều này đã đẩy nợ công tăng cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối, từ mức 50% năm 2011 lên 64% GDP năm 2015 (tốc độ tăng nợ khoảng 18-25% một năm).
Điểm tích cực của việc vay nợ những năm qua được Bộ trưởng thông báo là tăng tỷ lệ vay trong nước, giảm phụ thuộc vào nước ngoài, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng có xu hướng đi xuống. Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng cũng cảnh báo về các khoản vay trong nước đều có kỳ hạn ngắn. Điều này đồng nghĩa với áp lực trả nợ giai đoạn 2015-2016 là rất cao.
 Infographic: Việt Nam đang vay nợ như thế nào ?

Dù cho biết đến nay, Việt Nam luôn đảm bảo trả đầy đủ, kịp thời các khoản đến hạn, không phát sinh nợ xấu, song Bộ trưởng Tài chính cũng thừa nhận cơ cấu nợ hiện không bền vững. Cơ quan điều hành phải phát hành trái phiếu đảo nợ với tổng số tiền dự toán trong vòng 3 năm qua khoảng 137.000 tỷ đồng.
Cụ thể, số phát hành năm 2012 là 20.000 tỷ, 2013 là 40.000 tỷ và theo dự toán năm 2014 là 77.000 tỷ. "Nếu thu ngân sách vượt lên theo báo cáo Quốc hội, có thể bố trí vào thì con số của năm 2014 có thể giảm đi. Còn dự toán năm 2015 là 130.000 tỷ", Bộ trưởng cho biết.
Từ thực tế này, đại diện ngành tài chính cũng đưa ra kế hoạch khá chi tiết cho chiến lược vay nợ của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến 2020. Cụ thể, với mức bội chi dự kiến 4-5% một năm, kế hoạch phát hành 145.000 tỷ đồng trái phiếu trong vòng 2 năm tới, Chính phủ dự kiến sẽ phải bán thêm khoảng 50.000 tỷ đồng trái phiếu mỗi năm cho giai đoạn 2017-2020.
Cùng với đó, Chính phủ sẽ tiếp tục phải vay nước ngoài (chủ yếu là ODA, vay ưu đãi…) 5-6 tỷ USD một năm, trong đó số đi vay để cho doanh nghiệp vay lại 1,5-2 tỷ USD. Các khoản bảo lãnh cho doanh nghiệp đặc thù (dầu khí, điện, hàng không…) vay để làm các dự án trọng điểm cũng khoảng 3-4 tỷ USD mỗi năm, bảo lãnh cho các định chế tài chính đặc thù phát hành trái phiếu 60.000-70.000 tỷ một năm… sẽ cùng với khoản nợ của chính quyền địa phương (cao thêm 30.000-45.000 tỷ mỗi năm) tác động tới nợ công.
Tuy vậy, với giả định GDP tăng trưởng 6,2-6,8% mỗi năm trong giai đoạn 2015-2020, lạm phát khoảng 5-6%, bội chi giữ ở mức 4-5%, Chính phủ dự kiến nợ công sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh vào năm 2017 (64,9% GDP) và giảm dần sau đó. Đến 2020, cơ quan điều hành kỳ vọng nợ công sẽ về mức 60,2% GDP.
Với những tính toán nêu trên, kết thúc phần phát biểu tại nghị trường, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng một lần nữa kêu gọi sự chia sẻ của đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước: “Đúng là nợ công vẫn trong giới hạn cho phép nhưng chúng ta đang gặp khó khăn. Việc thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế xã hội, gắn với quản lý sử dụng vốn có hiệu quả sẽ góp phần giảm nợ công, nợ xấu”, Bộ trưởng nhận định.
Nhật Minh
----------------
(*) - Các Tổng Cty, Tập đoàn kinh tế được coi là những "quả đấm thép"

7 nhận xét:

  1. Tập đoàn DNNN , Những QUẢ ĐẤM THÉP thực sự chỉ là 1 cái CỐI XAY TIỀN khi những kẻ đức hèn tài mọn nhưng giàu thủ đoạn mua quan bán chức đã ngồi nhầm chỗ nên chúng phá nát đất nước này chỉ trong thời gian ngắn ngủi

    Trả lờiXóa
  2. Chúng tôi không bao giờ huênh hoang mình là "quả đấm thép"? Chúng tôi là một tập đoàn đa ngành luôn tận tâm tận lực để phát triển hùng mạnh, để tốt cho bản thân, cho đất nước và cho thế giới loài người.
    Chúng tôi không phải người lừa đảo nói lung tung "quả đấm, quả điếc"!

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ là tự dựng lên, đổ tiền vào rồi xưng tựng là: quả đấm, vươn ra thế giới, xứng tầm Châu lục.... Loạn ngôn !, nói không biết xấu hổ. Mấy Dn như vậy không bao giờ thành công đc vì ai là người xứng đáng để quản lý nó, cử người nhà nước à? Bộ trưởng?, thử tướng.... Những người như thế động lực gì để phát triển Dn, hay chỉ đổ tiền vào để chia phần cho nhau. Kinh tế là phải tư nhân, là phải có ông chủ tích lũy tiền bạc mới thấm giá trị, mới biết phải làm thế nào để Dn phát triển. Toàn tự dựng lên các chức ; chủ tịch, tổng gđ, ..cầm một mớ tiền vung vít làm bậy, nói thật bao giờ cũng khó nghe .

    Trả lờiXóa
  4. tập đoàn không sai, kinh tế nhà nước không sai. Sai ở cách quản lí và điều hành.

    Trả lờiXóa
  5. Các TCT, tập đoàn KT Nhà nước có lãi, nhưng kêu lỗ đẻ được hưởng "gói hỗ trợ" của Chính phủ. Do họ tham nhũng sinh ra lãi thành lỗ, nay rót tiền cứu vớt, hỗ trợ, bơm thêm cho họ khác nào giúp thằng tham nhũng béo hơn?!

    Trả lờiXóa
  6. DNNN khi có lời thì tiêu vung vít ,mua nguyên liệu dịch vụ thật đắt bán sản phẩm thật rẻ ,góp tiền đút lót chỗ nọ ,tài trợ chỗ kia để chia chác tư túi hưởng hoa hồng ,chỉ để lãi tí chút gọi là có lãi cho khỏi mất ghế .

    Sản xuất thì theo chủ trương chỉ đạo của cấp trên , lỗ thì kêu gào Nhà nước hỗ trợ hết gói nọ đến gói kia ,rồi cơ cấu rồi sáp nhập để xóa dấu vết và quan trọng nhất là không ai phải chụi trách nhiệm trừ khi sự phá phách là quá đáng như Vinashin,Vinaline hay Agriculturbank làm thiệt hại cả nghìn tỷ đồng thì một vài tốt đen mới bị ra tòa xử nhẹ nhàng .

    Ông chém gió đưa ra chủ trương định hướng thế này thế kia thì vẫn vô can ,thế mới tài!

    Cán bộ thì do TW,BCT đảng CSVN phê duyệt bố trí,trách nhiệm thì đổ cho chính phủ,đổ lỗi cho Thủ tướng .

    Không có thực quyền bố trí ,xử lý kỷ luật cán bộ các Bộ nghành,địa phương nên có ông Bộ nghành địa phương nào sợ Thủ tướng đâu,họ chỉ sợ Ban chấp hành TƯ hay cao hơn là BCT;như thế thì trên bảo dưới không nghe là đương nhiên rồi,không rối loạn mới lạ.

    Tiền bẩn các quan toàn cho con cái du học Âu Mỹ ,gửi ngân hàng có bảo mật ở Thụy sĩ,chỉ ít bác "đày tớ khờ" mới hở cái đuôi chuột ,mới xây nhà to,tậu trang trại lớn,nhận quà tặng khống cả triệu cổ phiếu của nhiều công ty NN cổ phân hóa....

    Kê khai tài sản thì làm chiếu lệ,rồi kết quả lại úp úp mở mở bí bí mật mật ,mấy bác Thanh kiểm tra các kiểu coi đây là bí quyết là thanh gươm bí mật để chặt chém chia chác với mấy anh tham nhũng .

    Vậy là huề cả làng,cả trăm nghìn anh kê khai chỉ một anh khai sai,minh bạch chính xác thế cơ mà,làm gì còn tham nhũng.

    Theo kết quả kê khai thế này thì hoặc bác TBT NP TRọng và bác Chủ tịch nước TT Sang nói mò về bầy sâu hay một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên tham nhũng hoặc là các bác đã nuôi tốn cơm đám quan thanh kiểm tra .

    Tham nhũng đến từng ngõ hẻm rồi ,trừ người mù điếc ai chẳng biết mà cứ thanh mãi kiểm mãi chả thấy gì.

    Rõ chán!

    Các "đầy tớ"hãy lắng nghe "ông chủ" chân đất mắt toét nói thật nhé:

    -Đảng CSVN không thể chống được tham nhũng đâu(dao dẫu sắc chẳng gọt được chuôi ),phải giao việc DIỆT tham nhũng cho Quốc hội và HĐND các cấp,tức giao cho nhân dân làm thì mới diệt được vấn nạn chuột tham nhũng mà bình thì của dân rồi nên không thể vỡ (Nhà nước là của dân).

    -Việc kê khai tài sản phải được luật hóa bằng LUẬT MINH BẠCH CÔNG VỤ CÔNG CHỨC CÔNG DÂN;theo đó việc kê khai và minh bạch tài sản cá nhân là trách nhiệm của mọi công dân do THUẾ QUAN CHỦ TRÌ bởi trong kinh tế thị trường bất kể người nào cũng có tài sản,thu nhập cá nhân CẦN PHẢI THEO DÕI ĐỂ TÍNH THU HOẶC MIỄN THUẾ .Thông qua cơ quan thuế ,quốc hội và HĐND các cấp dễ dàng phát hiện những khoản thu bất chính.

    Tuy nhiên Quốc hội CHỈ NÊN SỢ KHÔNG CÓ CÁN BỘ TỐT TRONG BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CHỨ ĐỪNG NÊN THAN THỞ LÀ KỶ LUẬT HẾT THÌ AI LÀM CÁN BỘ ,DỞ LẮM!

    Trả lờiXóa
  7. "Quả đấm thép" chỉ dùng trong chiến tranh, làm tan xác kẻ thù. Các bố muốn đấm ai? Chỉ nhè vào những khuôn mặt hốc hác của dân nghèo mà nện vào?! Khùng vừa thôi!

    Trả lờiXóa