Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014

'Tiếng noi E.MAIL - 91



 * From Nguyen Tu Siem siemnguyentu@yahoo.com
             Kính gởi Quý Anh Chị,
Nhân mọi người bàn chuyện đê bao chống lũ ở ĐBSCL, để tránh mọi suy đoán chủ quan và thiếu chứng cớ khoa học, tôi xin giới thiệu 2 nghiên cứu (có phản biện) đã công bố:
Dương Văn Nhã (2004). Tác động đê bao đến đời sống, kinh tế, xã hội và môi trường.Trường Đại học An Giang, Chương trình Nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan (VNRP), Nhà Xuất bản Nông nghiệp, 116 trang.
'''
Nguyen Hieu Trung, Le Anh Tuan, Tran Thi Trieu, 
Le Anh Tuan -  latuan@ctu.edu.vn  - Website: http://www.leanhtuan.com

Xin dọc file đính kèm.
Trân trọng sự quan tâm,
Tuấn
Assoc. Prof. Dr. in Earth Sciences
Deputy Director, Research Institute for Climate Change (DRAGON institute - Mekong)
Vào 12:09 Ngày 01 tháng 04 năm 2014, To Van Truong <tovantruong1948@yahoo.com> đã viết:
On Tuesday, 1 April 2014, 9:39, Nguyen Trung <nguyentrungvt@gmail.com> wrote:
Cảm ơn anh Trường. 
Cuộc sống có một lẽ đơn giản như thế này: Cái gì tốt - (kể cả là cái vô cùng tốt nếu bạn có!) - nếu bạn sài quá mức thì cũng hỏng thôi và phải trả giá đắt. Không tin bạn cứ nghĩ kỹ mà xem. Chuyện đê bao có lẽ cũng vậy. Tôi không theo dõi chuyện này, nhưng ít nhiều có được sờ mó tý chút trong những ngày được ngồi nghe chuyện thủy lợi và chuyện làm nhà lâu bền cho vùng lũ. Theo tôi, Quyết định 99 TTg  là đúng. Lẽ ra trên cơ sở cái đúng này cần có quy hoạch và kế hoạch vận dụng cái đúng này như thế nào và đến đâu là tối ưu nhất. Chẳng có cái đúng nào là vô giới hạn, cũng không có cái đúng nào là "free lunch"! - rất tiếc là những người kế tục lại thiếu hẳn chuyện phải làm này. Tư  tưởng nhiệm kỳ và nền kinh tế GDP tỉnh ở đâu cũng mang nặng tính chụp giựt nên không quan tâm và không thể làm quy hoạch - kế hoạch, mà nếu có làm thì cũng sẽ bỏ xó trong ngăn kéo mà thôi. Nghị quyết đại hội đảng còn nằm nguyên những điều quan trọng nhất trên giấy được cơ mà!.. Nhìn về bất kỳ phương diện nào, vấn đề đê bao vẫn còn nguyên tính thời sự rất sâu sắc. Tất cả đều dẫn tới kết luận bức xúc: Cải cách thể chế chính trị là vấn đề bức bách sống còn. Mong những người kế tục không lẩn tránh việc phải làm này. Kẻ ngoại đạo này xin có vài lời như vậy. 
Kính thư. 
Nguyễn Trung./.
On Tuesday, 1 April 2014, 7:15, Duy Quy Tran <duyquyvaas@gmail.com> wrote:
CẢM ƠN ANH TRƯỜNG ĐÃ GỬI CHO BÀI VIẾT THÔNG TIN RÕ HƠN VỀ ĐÊ BAO BỜ BÀO ĐẶC BIỆT LÀ BÀI VIẾT CỦA THỦ TƯỚNG  VÕ VĂN KIỆT ĐĂNG NĂM 2006 ,CÓ SỰ CHẮP BÚT CỦA ANH VÌ LÀ CHUYÊN GIA GIỎI TRONG NGÀNH THỦY LỢI
TÔI ĐỒNG TÌNH VỚI ANH VỀ QUAN ĐIỂM CHO RẰNG VỤ BA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÀ VỤ LỢI BẤT CẬP HẠI ĐÃ LÀM PHÁ VỠ HỆ SINH THÁI TOÀN CỤC CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG , MÀ NẾU KHÔNG CHẤN CHỈNH THÌ SẼ ĐEM LẠI NHỮNG HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG
TÔI LÀ NHÀ CHỌN GIỐNG LÚA RẤT HIỂU VẤN ĐỀ NÀY, NẾU KHAI THÁC LIÊN TỤC ĐẤT LÚA MÀ KHÔNG CÓ THỜI GIAN ĐỂ BỘI DỤC LẠI ĐỒ PHÌ CHO ĐẤT  BẰNG CÁC ĐỢT CHO NƯỚC LŨ VÀO ĐỂ BỒI BỔ PHÙ SA VÀ RỬA THAU MẶN, SÂU BỆNH THÌ ĐẾN MỘT NGÀY NÀO ĐÓ TẤT CẢ NHỮNG THỨ NÀY SẼ TÍCH TỤ LAI: ĐỘ MẶN TĂNG, ĐỘ PHÌ  CỦA ĐẤTGIẢM, MẦN SÂU BỆNH NHIỀU THỊ NĂNG SUẤT LÚA SẼ TỤT GIẢM NGHIÊM TRỌNG, DÙ GIỐNG MỚI NÀO VÀO CŨNG TOI
VÌ VẬY BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CẦN  XEM XÉT NGAY VẤN ĐỀ VỤ LÚA THỨ BA ĐỂ ĐIỀU CHỈNH KỊP THỜI
THÂN ÁI 
TRẦN DUY QUÝ
------------------------

On Tuesday, 1 April 2014, 10:04, Dũng Trần Đức <dungtranducvn@yahoo.com> wrote:
Kính gửi Chú Trường,
Cháu cảm thấy rất thú vị và biết ơn vì Chú đã chuyển tiếp bài báo của Nhà báo Lê Phú Khải, đồng thời Chú đã chia sẻ quan điểm về vai trò của đê bao ĐBSCL để giúp cháu và mọi người hiểu rõ hơn. 
Hiện nay cháu thấy có một số nghiên cứu trong và ngoài nước, mà điển hình nhiều chuyên gia Hà Lan cho rằng việc phát triển đê bao nhanh chóng trong vài thập niên vừa qua ở vùng thượng lưu ĐBSCL đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến hạ lưu: ngập lũ ngày càng tăng ở các tỉnh như Cần Thơ, Sóc Trăng, mặn xâm nhập các cửa biển vào sâu hơn đất liền, đất nhiễm phèn, tổng sản lượng và thu lợi từ việc canh tác lúa 3 vụ tuy có nhiều hơn 2 vu, nhưng qua nhiều năm nhận thấy lớp đất phù sa bồi vào đồng ruộng ngày càng mỏng đã làm sản lượng lúa các vụ Đông Xuân và Hè Thu giảm dần theo từng năm . v.v. Bên cạnh đó, đê bao thượng lưu đã làm giảm lượng lũ đổ vào hai vùng trữ lớn dọc thượng sông Tiền, sông Hậu là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên; việc xây dựng đê biển kiên cố đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng xâm nhập mặn. Và các chuyên gia Hà Lan nhận định: nếu có phép màu cho phép Hà Lan làm lại hệ thống công trình thủy lợi ứng phó lũ trước đây (1954), họ sẽ thực hiện giải pháp thích ứng và giảm thiểu chứ không phải control như hệ thống họ hiện có. Một điển hình khác là châu thổ Mississippi, các nhà khoa học cũng đưa ra những nhận định tương tự, khi thấy rằng những tác động của biện pháp công trình theo thời gian mang lại những tác động xấu nhất định đến môi trường và hệ sinh thái mặn ngọt mặc dù tác động kinh tế xã hội là rất tốt.
Quả thực, ban đầu bản thân cháu cũng nghĩ theo tại sao việc xây dựng đê bao, bờ bao ở DBSCL là không tốt cho môi trường, sinh thái trong điều kiện BDKH ngày càng tăng mà mình không tìm cách hạn chế. Nhưng khi đọc được bài viết của Chú, cháu thấy sáng tỏ hơn nhiều điều và cảm thấy học được bài học lớn.
Cháu xin mạn phép hỏi Chú và mong Chú chia sẻ: Cháu có cảm giác các nhà khoa học Hà Lan họ có vẻ ít đánh giá (hoặc tránh đi sâu) về tác động của các hệ thống thủy điện, công trình thượng lưu ảnh hưởng đến ngập lụt ở ĐBSCL bên cạnh những tác động biến đổi khí hậu , nước biển dâng BĐKH-NBD mà có vẻ xoáy vào hệ thống công trình chống lũ (đê bao, bờ bao, cống...) bảo vệ canh tác lúa vụ 2, vụ 3 gây ngập lũ ngày càng tăng ở hạ du và gây tác động không tốt đến hệ sinh thái, môi trường vùng ĐB (Mekong Delta Plan). Cháu cũng đồng ý một phần ý kiến của họ, nhưng quả thực cần giải thích cho họ có cái nhìn nhận về những thành công nhất định của hệ thống đê bao triệt để, bờ bao ngăn lũ tháng 7, tháng 8 như Chú đã phân tích, đồng thời xiết chặt lại công tác quản lý  đất và nước, xây dựng hệ thống điều tiết, thích ứng những tác động biến đổi khí hậu. 
Cháu xin hỏi là hiện tại đã có những nghiên cứu đánh giá về việc xây dựng hệ thống đê bao bờ bao làm giảm khả năng tải nước lũ của Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên chưa ạ, và giảm bao nhiêu % lượng lũ để lượng này đổ xuống hạ du gây ngập tăng? Vấn đề quản lý xây dựng công trình thủy điện, điều tiết trên sông MêKông là rất phức tạp, mặc dù đã lập Ủy ban sông Mêkông để quản lý hài hòa nguồn nước, nhưng có vẻ các nước đều nghĩ đến lợi ích riêng, và gánh chịu nhiều nhất luôn là Châu thổ ĐBSCL, cụ thể là làm giảm lượng phù sa và gây ngập nhiều hơn ở đây (cao hơn gần 1m tại tỉnh Cần Thơ vào trận lũ) và định hướng giải quyết như thế nào với các 5 nước còn lại? 
Cháu kính chúc Chú sức khỏe, luôn là cây đại thụ có những lập luận sắc bén trong ngành và mãi là người Thầy, Lãnh đạo cháu ngưỡng mộ và mong muốn học hỏi.
Kính thư,
Cháu Trần Đức Dũng.
 --------------------
PS. Trần Đức Dũng tốt nghiệp thạc sĩ thủy lợi ở Hà Lan 2010, nay đã có học bổng làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

=============
 Toàn văn bài phát biểu về Ukraine khiến nước Đức dậy song
Chia sẻ: 
(Soha.vn) - "Tiếp theo đó lại có sự giành giật giữa EU và Nga về Ukraine. Cả hai đều suy nghĩ và hành động như nhau... Đây là một sai lầm đầy tai hoạ của cả hai bên".
Ông Gregor Gysi, Chủ tịch Khối nghị sỹ Đảng Cánh tả Đức, đảng đối lập lớn nhất của Nghị viện Liên bang Đức trong nhiệm kỳ hiện tại, đã có một bài phát biểu bày tỏ quan điểm cá nhân của mình về cách ứng xử của Nga, Đức, EU trong vấn đề này. Ông Gysi đã mạnh mẽ lên án sự can thiệp vào vấn đề ở Ukraine của cả Nga và Liên minh châu Âu.
Bài phát biểu đáng chú ý của ông Gysi được đưa ra sau Tuyên bố của Thủ tướng Đức Angela Merkel về tình hình Ukraine tại Phiên họp toàn thể của Nghị viện nước này ngày 13/3 và vài ngày trước khi cuộc Trưng cầu dân ý diễn ra ở Crimea. Trong phiên họp, bà Merkel lên án Nga thiệp quân sự vào Ukraine, vi phạm trật tự châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai, đồng thời cảnh báo sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga.
Bài phát biểu của Gregor Gysi đã dành được sự chú ý rộng rãi của công luận Đức trong những ngày này và được không ít người coi như là một “bài giảng xuất sắc về công pháp quốc tế”.
Ông Gysi từng là một luật sư gốc Do Thái, xuất thân từ và được coi là một trong những nhà chính trị Đức có khả năng hùng biện nhất.

Thủ tướng Đức Angela Merkel trong phiên họp Nghị viện Liên bang Đức ngày 13/3.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ông Gregor Gysi:
BÀI LIÊN QUAN
Thưa ông Chủ tịch! Thưa các quý ông, quý bà! Putin muốn giải quyết toàn bộ cuộc khủng hoảng ở Ukraine bằng biện pháp quân sự. Ông ta không hiểu rằng các vấn đề của nhân loại không thể giải quyết bằng binh lính hay súng đạn, mà hoàn toàn ngược lại. Kể cả các vấn đề của nước Nga cũng không thể giải quyết bằng cách đó.
Tư duy và hành động của ông ta là sai và chúng tôi kịch liệt lên án điều này.
Tuy nhiên, lối tư duy này từng đây cũng từng thống trị và vẫn đang thống trị ở Phương Tây: Trong các trường hợp ở Nam Tư, Afghanistan, IraqLibya.
Sự đối đầu giữa các chế độ trước đây đã được thay thế bằng những xung đột về lợi ích giữa Mỹ và Nga. Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, tuy nhiên các xung đột về quyền lợi như vậy vẫn hoàn toàn có thể dẫn đến những hệ quả tương tự.
Mỹ muốn tăng cường tầm ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có, Nga cũng muốn tăng cường tầm ảnh hưởng và bảo vệ ảnh hưởng đang có. Liên quan đến Nga tôi chỉ nêu ra các từ khoá: Gruzia, Syria, Ukraine.
Cho dù lên án hành động của Putin, chúng ta vẫn phải nhìn nhận nguyên do đã dẫn tới toàn bộ tình trạng tình trạng căng thẳng và xung đột hiện tại. Tôi xin nói một cách hoàn toàn rõ ràng rằng: NATO và EU đã phạm phải tất cả mọi sai lầm mà họ có thể.
Tôi sẽ bắt đầu với Gorbachev (cựu lãnh đạo Xô Viết) vào năm 1990. Ông đã đề xuất thiết lập một Ngôi nhà chung châu Âu, giải thể NATO và Khối hiệp ước Warsaw, xây dựng khái niệm “An ninh chung” với Nga. NATO đã bác bỏ đề xuất này và nói rằng: Giải thể Khối hiệp ước Warsaw thì được, nhưng NATO vẫn tiếp tục tồn tại. Và NATO, từ một liên minh phòng thủ, trở thành một liên minh can thiệp.
Sai lầm thứ hai: Để chuẩn bị cho việc nước Đức, Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao chúng ta lúc đó là Genscher và các Bộ trưởng Ngoại giao khác đã tuyên bố với Gorbachev rằng sẽ không có việc mở rộng NATO về phía Đông. Lời hứa hẹn này đã không được thực hiện. NATO đã được mở rộng một cách quyết liệt về hướng của Nga.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đánh giá việc kết nạp một cách vội vàng các nước Đông Âu vào NATO là một sai lầm lớn và cố gắng của Phương Tây nhằm mời Ukraine vào NATO là một sự khiêu khích nghiêm trọng. Không phải tôi, mà là Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã tuyên bố như vậy.
Sai lầm thứ ba, đó là quyết định đặt tên lửa ở Ba Lan và Séc. Chính phủ Nga đã nói rằng: "Việc này ảnh hưởng đến các quyền lợi an ninh của chúng tôi; chúng tôi không muốn điều đó". Thế nhưng phương Tây đã tuyệt nhiên không hề quan tâm. Quyết định đặt tên lửa vẫn được thực hiện.
Ngoài ra, trong cuộc chiến ở Nam Tư, Phương Tây đã nhiều lần vi phạm một cách nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Giờ đây cựu Thủ tướng Gerhard Schröder cũng đã thừa nhận việc này. Serbia không tấn công quốc gia khác, và cũng không có bất cứ một nghị quyết nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Thế nhưng nó đã bị ném bom, với sự tham chiến lần đầu tiên của Đức từ năm 1945. Và người dân của Kosovo đã được đưa ra quyết định li khai khỏi Serbia bằng một cuộc trưng cầu dân ý.
Lúc đó tôi đã kịch liệt phê phán sự vi phạm công pháp quốc tế này và đã nói với các quý vị: Các quý vị đang mở nắp chiếc hộp của Pandora ở Kosovo; bởi vì nếu việc này được cho phép ở Kosovo thì các quý vị cũng sẽ phải cho phép nó xảy ra ở những nơi khác. Các vị đã mắng chửi tôi. Các vị đã không đếm xỉa đến điều này, đơn giản bởi vì các vị cho rằng với tư cách là những người thắng cuộc trong Chiến tranh Lạnh thì tất cả các ràng buộc cũ không còn hiệu lực với các vị nữa. Tôi xin nói với các quý vị rằng: Người Basque hỏi rằng, tại sao họ không được tiến hành trưng cầu dân ý về việc liệu họ có muốn là một phần của Tây Ban Nha hay không. Người Catalan hỏi rằng, tại sao họ không được tiến hành trưng cầu dân ý về việc liệu họ có muốn là một phần của Tây Ban Nha hay không. Và tất nhiên bây giờ người dân của Crimea cũng sẽ hỏi như vậy.
Thông qua việc vi phạm luật pháp quốc tế và qua phương thức luật tục người ta cũng có thể tạo ra một luật pháp quốc tế mới - các quý vị đều biết điều đó. Tôi vẫn giữ quan điểm rằng việc Crimea ly khai đi ngược lại luật pháp quốc tế, cũng như trường hợp của Kosovo.
Tuy nhiên tôi đã biết trước Putin sẽ dựa vào tiền lệ của Kosovo, và ông ta thực tế đã làm như vậy. Và bây giờ, thưa bà Thủ tướng Liên bang, bà lại nói rằng: Tình hình khi đó hoàn toàn khác. Cũng có thể như vậy. Nhưng quý vị bỏ qua một điều rằng: Vi phạm luật pháp quốc tế vẫn là vi phạm luật pháp quốc tế.
Thưa bà Roth thân mến, bà hãy thử hỏi một vị thẩm phán xem, so với ăn cắp vì động cơ không cao cả, thì liệu việc ăn cắp vì động cơ cao cả có còn là hành vi ăn cắp nữa không. Vị thẩm phán sẽ nói với bà rằng: Vẫn là ăn cắp. Đây chính là vấn đề.
Khi đó, ông Struck (Bộ trưởng Quốc phòng Đức dưới thời Thủ tướng Gerhard Schröder) đã tuyên bố rằng: Cộng hoà Liên bang Đức phải bảo vệ an ninh của mình ở dãy Hindu Kush. Và bây giờ ông Putin tuyên bố: Nước Nga phải bảo vệ an ninh của mình trên bán đảo Crimea. Phải nói thêm là Đức không có hạm đội đóng ở dãy Hindu Kush và cũng nằm cách khá xa nơi này. Mặc dù vậy tôi nói rằng: Cả hai câu nói này đều đã, và đang sai.
Nhưng vấn đề còn lại là: Một khi nhiều bên vi phạm luật pháp quốc tế trách cứ một bên vi phạm luật pháp quốc tế là nước Nga, rằng nước này đang vi phạm luật pháp quốc tế, thì điều này không mang tới một hiệu quả và độ tin cậy đặc biệt nào. Đây là thực tế mà chúng ta phải đương đầu.
Obama cũng nói y như bà, thưa Thủ tướng Liên bang, về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Thế nhưng các nguyên tắc này đã bị vi phạm ở Serbia, Irag và Libya. Phương Tây cho rằng mình có thể vi phạm luật pháp quốc tế bởi Chiến tranh Lạnh đã kết thúc. Chúng ta đã coi thường một cách thô bạo các quyền lợi của Trung Quốc và Nga. Các quý vị không còn một sự nể vì nào với nước Nga dưới thời ông Yeltsin, một vị Tổng thống thường say xỉn. Thế nhưng tình thế đã thay đổi. Một cách rất muộn màng, các quý vị đã lại dựa vào những nguyên tắc của luật pháp quốc tế được hình thành vào thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Tôi rất ủng hộ cho việc tái lập hiệu lực của chúng - nhưng mà là cho tất cả mọi bên! Chẳng thể nào khác được.
Tiếp theo đó lại có sự giành giật giữa EU và Nga về Ukraine. Cả hai đều suy nghĩ và hành động như nhau. Barroso, Chủ tịch Uỷ ban EU, đã nói: "Hoặc là Liên minh thuế quan với Nga, hoặc là có các hiệp định với chúng tôi!" – Ông ta không nói: “Cả hai”, mà là “Hoặc thế này – Hoặc thế kia!”. Còn Putin thì nói: "Hoặc là có các hiệp định với EU, hoặc là với chúng tôi! – Cả hai đều cùng tư duy và hành động như nhau. Đây là một sai lầm đầy tai hoạ của cả hai bên.
Không hề có một Bộ trưởng Ngoại giao nào của EU tìm cách nói chuyện với chính phủ Nga và ghi nhận các quyền lợi an ninh chính đáng của Nga.
Nhưng Nga e sợ rằng sau khi có quan hệ chặt chẽ hơn với EU thì NATO sẽ vào Ukraine. Nga cảm thấy càng ngày càng bị bao vây. Nhưng thứ duy nhất xảy ra là sự giành giật Ukraine.
Các Bộ trưởng Ngoại giao EU và NATO đã hoàn toàn không đếm xỉa đến lịch sử Nga và Ukraine. Họ chưa bao giờ hiểu được ý nghĩa củaCrimea đối với nước Nga. Bản thân xã hội Ukraine bị phân hoá một cách sâu sắc.
Kể cả điều này cũng không được lưu ý đến. Sự phân hoá sâu sắc này đã bộc lộ từ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai và vẫn còn hiển hiện tới tận ngày hôm nay. Phía Đông Ukraine có thiên hướng nghiêng về Nga. Phía Tây Ukraine có thiên hướng nghiêng về Tây Âu. Hiện tại không có bất cứ một nhân vật chính trị nào ở Ukraine có thể đại diện cho cả hai phần của đất nước. Một sự thật đáng buồn.
Tiếp theo đó còn có Hội đồng châu Âu và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu OSCE. Thưa bà Thủ tướng Liên bang và ông Bộ trưởng Ngoại giao, các quý vị đã quá sao nhãng các tổ chức này trong thời gian gần đây. Tiền cho các tổ chức này ngày càng bị cắt giảm, bởi vì các quý vị cho rằng chúng không quan trọng. Thế nhưng đây là những tổ chức châu Âu duy nhất mà cả Nga và Ukraine đều là thành viên. Vì vậy chúng ta phải củng cố lại những tổ chức này – cả trên phương diện tài chính, chúng ta không được phép lảm nhảm về việc khai trừ Nga; đây là một chuyện hoàn toàn chẳng ăn nhập gì.
Tiếp theo đó chúng ta đã chứng kiến tình trạng căng thẳng gia tăng một cách nghiêm trọng ở Maidan. Chúng ta đã chứng kiến những kẻ bắn tỉa và nhiều người chết. Có nhiều lời đồn đại về việc này. Trong những tình huống như vậy sẽ có nhiều điều dối trá. Vì vậy mà chúng tôi đề nghị thiết lập một Uỷ ban điều tra quốc tế. Chúng ta, nhưng trước hết là người dân Ukraine, có quyền biết những gì đã xảy ra và ai chịu trách nhiệm điều gì. Tôi vui mừng là bà, thưa Thủ tướng Liên bang, đã ủng hộ việc này.
Ở Maidan có nhiều lực lượng dân chủ, nhưng cũng có nhiều kẻ phát xít. Phương Tây đã trực tiếp và gián tiếp đồng loã.
Bộ trưởng ngoại giao Steinmeier, Bộ trưởng ngoại giao Pháp và Ba Lan đã ký kết một hiệp định với Yanukovych và phe đối lập. Bây giờ, thưa Bộ trưởng Ngoại giao, ông lại nói rằng, Yanukovych đã vô hiệu hoá thoả thuận này thông qua việc bỏ trốn. Điều này sai. Người dân ở Maidan đã bác bỏ thoả thuận này với một số lượng áp đảo, còn ông, Bộ trưởng Ngoại giao, đã không tranh thủ sự ủng hộ cho thoả thuận này trên quảng trường Maidan.
Chỉ sau khi bị bác bỏ, Yanukovych mới rời khỏi Kiev.
Sau đó Nghị viện đã họp và bỏ phiếu phế truất ông ta với 72,88% phiếu thuận. Tuy nhiên, Hiến pháp quy định tỷ lệ số phiếu thuận là 75 phần trăm. Bây giờ ông Röttgen (Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại của Nghị viện Liên bang Đức) và những người khác nói rằng: "Ừ thì trong một cuộc cách mạng người ta không thể tuân thủ chặt chẽ hiến pháp được. Chỉ vài phần trăm ít hay nhiều hơn thì cũng có sao đâu". Chỉ có điều là bây giờ Putin dựa vào đó và nói rằng: “Không có đa số ủng hộ để phế truất theo quy định của Hiến pháp”, và đã căn cứ vào bức thư mà Yanukovych gửi cho ông ta.
Ngoài ra, trong cuộc bỏ phiếu ở Nghị viện có rất nhiều người trang bị vũ khí đứng ở đó. Điều này đặc biệt không dân chủ. Và trong cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cũng sẽ có nhiều binh lính có trang bị vũ khí có mặt ở đó. Cả điều này cũng đặc biệt không dân chủ.
Điều thú vị là, thưa Thủ tướng Liên bang, bà có nói rằng một cuộc trưng cầu dân ý như vậy không được Hiến pháp Ukraine cho phép. Vậy thì lúc nào nó có hiệu lực và lúc nào thì không? Khi bỏ phiếu phế truất Tổng thống thì nó không có hiệu lực, và khi tiến hành trưng cầu dân ý ở Crimea thì bỗng nhiên nó lại có hiệu lực. Các quý vị phải quyết định xem: Các vị chấp nhận toàn bộ Hiến pháp Ukraine hay chỉ là một số phần nhất định của nó, những phần có lợi cho các quý vị? Đây là một kiểu cách mà tôi biết và không thích.
Tiếp theo đó một chính phủ mới đã được thành lập và ngay lập tức được công nhận bởi Tổng thống Obama, bởi cả EU và cả chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức. Thưa bà Merkel! Thưa Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Nông nghiệp, Bộ trưởng Môi trường, Viện trưởng Viện Công tố tối cao – tất cả họ đều là những kẻ phát xít. Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia là người đồng sáng lập Đảng phát xít Svoboda. Những kẻ phát xít chiếm giữ những vị trí quan trọng và áp đảo, chẳng hạn trong lĩnh vực an ninh. Chưa bao giờ những kẻ phát xít tự nguyện từ bỏ quyền lực, một khi chúng đã chiếm được thậm chí là một phần của nó.
Ít nhất thì chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức cũng phải vạch rõ giới hạn ở đây, đặc biệt là vì lịch sử của chúng ta.
Khi mà đảng Tự do (Đảng cánh hữu ở Áo) của Haider tham gia chính phủ Áo, đã có việc đóng băng quan hệ ngoại giao và các biện pháp tương tự. Vậy mà đối với những kẻ phát xít ở Ukraine chúng ta lại án binh bất động? Svoboda có những mối quan hệ vô cùng mật thiết với NPD (Đảng phát xít mới ở Đức) và với các đảng Nazi khác ở châu Âu. Chủ tịch của Đảng này, Oleg Tjagnibok, đã tuyên bố nguyên văn như sau. Bây giờ tôi sẽ trích dẫn; các quý vị phải nghe những gì ông ta đã nói, nguyên văn như sau:
“Hãy cầm lấy súng, hãy chiến đấu chống lại bọn lợn Nga, bọn Đức, bọn lợn Do Thái và những bọn hạ đẳng khác.”
Tôi sẽ nhắc lại. Người đàn ông này đã nói:
“Hãy cầm lấy súng, hãy chiến đấu chống lại bọn lợn Nga, bọn Đức, bọn lợn Do Thái và những bọn hạ đẳng khác.”
Đang có những sự tấn công nhằm vào người Do Thái và Cánh tả. Vậy mà các quý vị không hề nói một điều gì về việc này? Vậy mà các quý vị vẫn nói chuyện với những người của Svoboda? Tôi cho đây là một vụ tai tiếng. Tôi phải nói thẳng với các quý vị như vậy.
Bây giờ thì, như đã tuyên bố, các quý vị muốn áp đặt các biện pháp trừng phạt, nếu như không còn có cách nào khác. Nhưng mà việc này sẽ không gây ấn tượng đối với Putin. Nó sẽ chỉ làm cho tình hình căng thẳng thêm. Kissinger, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, có lý. Ông nói rằng các biện pháp trừng phạt không thể hiện một chiến lược, mà thể hiện việc thiếu chiến lược. Điều này cũng đúng với các chuyến bay quân sự đang diễn ra tới tấp ở Ba Lan và các nước Cộng hoà vùng Baltic. Làm như vậy là vì mục đích gì?
Các tài khoản của Yanukovych và thuộc hạ của ông ta bị đóng băng, vì đây là chúng được cho là tiền ăn cắp của quốc gia. Câu hỏi của tôi là: Các quý vị không biết điều này từ trước đó à? Câu hỏi thứ hai: Tại sao lại chỉ là tài khoản của những người này? Thế còn tài khoản hàng tỉ bạc của các trùm tài phiệt ủng hộ cho những lực lượng khác thì sao? Tại sao ở đây các vị lại không làm gì cả? Tại sao mọi việc lại diễn ra một chiều như vậy?
Ngoại giao là con đường duy nhất.
Thứ nhất. Phương Tây phải công nhận quyền lợi an ninh chính đáng của Nga ở Crimea, điều mà Ngoại trưởng Mỹ Kerry cũng đã thừa nhận. Phải tìm ra một quy chế cho Crimea mà Ukraine, Nga và chúng ta có thể chấp nhận.
Nga phải được đảm bảo rằng Ukraine sẽ không trở thành thành viên của NATO.
Thứ hai. Tương lai của Ukraine sẽ là cầu nối giữa EU và Nga.
Thứ ba. Ở Ukraine phải triển khai một quá trình trao đổi và hoà giải giữa miền Đông và miền Tây, có thể là bằng cách thông qua một vị thế liên bang hay là một liên minh quốc gia, cũng có thể bằng cách có hai chức danh Tổng thống.
Điều mà tôi trách cứ EU và NATO là cho đến hiện tại, chưa có một mối quan hệ nào với Nga được tìm kiếm và thiết lập. Bây giờ điều này phải thay đổi một cách triệt để.
An ninh ở châu Âu không thể có được nếu không có Nga hoặc chống lại Nga, mà chỉ có thể có được cùng với Nga. Nếu như cuộc khủng hoảng này vào một ngày đó được giải quyết thì một lợi thế có thể có được là luật pháp quốc tế cuối cùng sẽ được mọi bên cùng tôn trọng.
Xin cảm ơn.
 
----------------
(From: E.Mail 0f GS Nguyễn Tử Siêm gửi BVB)

1 nhận xét:

  1. Hay quá. càng có nhiều góc nhìn càng sáng tỏ....
    dưng nhìn thằng khác thôi..... nhìn thằng người trong nhà là toi ngay....

    Trả lờiXóa