Ở nước ta, rất nhiều quan chức lại có quan niệm coi
tài sản, nhà cửa, đất đai là chuyện cá nhân, pháp luật phải có trách nhiệm
"bảo mật". Vậy thì làm sao dân có thể tin?
LTS: Quan chức có nên/được/phải giàu hơn người dân
không? Tài sản của những người đang/đã là lãnh đạo có cần được công khai minh
bạch về nguồn gốc tài chính, người dân cần được tạo điều kiện hơn để thực hiện
quyền giám sát của mình... là nội dung trao đổi của GS.TS Đặng Hùng Võ
với Tuần Việt Nam.
Người dân
nổi giận là tất yếu
- Có một thực
tế là suốt thời gian qua, mỗi khi truyền thông đưa tin hình ảnh đất đai, nhà
cửa, tài sản lớn của quan chức, người dân thường bày tỏ thái độ phản ứng. Ông
lý giải ra sao về sự giận dữ đó?
- Trên thực tế, chúng ta vẫn thấy nhân dân rất giận dữ
mỗi khi nghe thông tin về sự giàu có của quan chức này hay quan chức khác, ngay
cả khi họ chưa hiểu rõ ngọn ngành sự giàu có đó. Người dân ngay lập tức đã kết
luận đó là do tham nhũng mà có.
Xét về lô-gíc tư duy, sự giận dữ đó là thiếu cơ sở.
Việc ông lãnh đạo A hoặc B có ngần này cái nhà nhưng những cái nhà đó có thể do
bố mẹ ông ta để lại; hoặc đó cũng có thể là tài sản mà ông ta tạo dựng được
trước khi trở thành quan chức.
Nếu vậy thì việc ông ta có khối tài sản đó cũng có gì
là sai đâu nhưng nhiều gười không bao giờ nghĩ như vậy, vẫn mỉa mai, vẫn ác
cảm. Đó cũng là quy luật tất yếu thôi, vì người ta thấy cứ làm quan chức là
giàu. Người dân mong đợi quan chức phải lo cho dân ngày càng giầu hơn nhưng họ
nhìn thấy trên thực tế những hình ảnh khác với lý tưởng chính trị của chế độ
ta: cán bộ là công bộc của dân.
Cứ nhìn các cán bộ ăn tiêu xa hoa thì họ bực mình là
đương nhiên. Trên giấy tờ thì thu nhập chính thức của cán bộ không hơn người
lao động bình thường bao nhiêu. Nhưng trên thực tế thì người lao động bình
thường chỉ dám ăn bát bún dăm nghìn, nhưng một quan chức lại có thể đàng hoàng
đi ô-tô xịn, ăn bát phở đặc biệt vài trăm nghìn.
Khi người dân nhìn thấy sự chi tiêu nhiều quá so với
sự tằn tiện, eo hẹp của họ mà lại không được biết căn nguyên của sự giàu sang
đó, thì việc họ nổi giận là tất yếu.
Nếu như bây giờ, chúng ta học được cách mà các nước
trên thế giới đang làm, học được cách mà ông Tổng thống của nước Mỹ hay nước
Nga hay thậm chí láng giềng Singapo đã làm, có lẽ niềm tin của người dân
sẽ trở lại.
Còn nếu chúng ta không làm được điều đó thì đừng trách
nhân dân. Đừng bắt dân phải hiểu khi mà lãnh đạo không cho dân cơ hội để hiểu.
Tôi tự tin
về sự minh bạch
- Xin hỏi ông
câu này: nếu báo chí công khai toàn bộ tài sản bao gồm bất động sản, thu nhập
và tiền gửi ngân hàng mà ông đang sở hữu, ông có lúng túng không? Như vậy,
người dân phản ứng không phải vì nhìn thấy sự giàu sang của các quan chức mà vì
họ không được (quyền) biết căn nguyên sự giàu sang đó?
- Đúng thế! Các nước khác, như ở Nga hay ở Mỹ, cứ đầu
năm Tổng thống và các quan chức cấp cao của họ đều công khai toàn bộ tài sản
của mình cho mọi người dân được biết qua các phương tiện thông tin đại chúng:
thu nhập một năm bao nhiêu, từ những nguồn nào, bất động sản đang có ở đâu? Thế
mà ở nước ta, rất nhiều quan chức lại có quan niệm coi tài sản, nhà cửa, đất
đai là chuyện cá nhân, pháp luật phải có trách nhiệm "bảo mật". Vậy
thì làm sao dân có thể tin?
Ngay khi thảo luận về Luật Đất đai (sửa đổi) vừa qua,
Điều quy định về công khai thông tin đất đai cũng không quyết định được có công
khai về chủ sử dụng của thửa đất hay không? Nhiều cán bộ giải thích là chỉ công
khai về thửa đất, còn chủ là ai thì cần "bảo mật".
Một trong những căn hộ mà ông Dương Chí Dũng
mua
cho bồ nhí tại văn phòng cao cấp Pacific Place,
số 83 Lý Thường Kiệt, phường
Trần Hưng Đạo .
Ảnh: Một thế giới
|
Gần đây các nước đều công kích Thuỵ Sỹ về việc không
công khai minh bạch hồ sơ khách hàng gửi tiền ở các ngân hàng. Bao nhiêu năm
nay, đó vốn là thế mạnh của các ngân hàng Thuỵ Sỹ trong việc thu hút tiền gửi
của những người giàu có trên thế giới, đặc biệt là những người có tài sản không
minh bạch. Thế nhưng trước áp lực từ cộng đồng thế giới trong việc chống rửa
tiền và tham nhũng, một số ngân hàng Thuỵ Sỹ đang dần phải thay đổi cung cách
hoạt động truyền thống của mình.
Việc chúng ta e ngại, dè dặt trong những quy định về
minh bạch, công khai đang mâu thuẫn ghê gớm với quyết tâm phòng, chống tham
nhũng mà chúng ta vẫn thường xuyên nói tới.
Căn bệnh này chính là nguồn cơn của tình trạng mà
chúng ta đang chứng kiến: nhân dân thì tò mò tìm hiểu quan chức giàu có thế
nào, nhà đất ở những đâu? Còn nhiều quan chức thì cũng lúng túng, bối rối và
tìm cách "hợp lý" khi phải công khai toàn bộ tài sản trước dân. Đó là
ngữ cảnh của mối quan hệ không hay, là những dấu hiệu không tốt trong mối quan
hệ giữa nhân dân với cán bộ.
Tôi đã tự công khai trên phương tiện thông tin đại
chúng trước đây lâu rồi: nhà đất, thu nhập, tiền gửi, v.v. dù không ai bắt. Tôi
tự tin vào sự minh bạch của mình.
Khi
tôi còn làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, Bộ Xây dựng đã phân cho tôi
một mảnh đất khoảng hơn 100m2 ngay gần mặt đường Khuất Duy Tiến, với một
mức tiền phải trả thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường. Tiêu chí là đợt
cuối cùng phân đất cho các cán bộ cấp cao của các bộ, ngành chưa có nhà,
nhưng tôi thì đã có nhà rồi. Tôi không nhận. Sau đó, ngôi nhà được phân cho
người khác và được bán ngay lập tức.
Thật ra, chuyện nhắm mắt lại trong trường hợp đó mà
nhận đất được phân cũng không ai trách cứ hay giận dữ tôi, nhưng tôi không thể
nhắm mắt như vậy được. Phải bước qua được những ham muốn vật chất là cách tôi
giữ cho mình sảng khoái, tự tin.
- Để bước qua
những ham muốn đó, có dễ không thưa ông?
- Đó là sự khổ luyện. Bản năng con người là bị dục
vọng chi phối hành vi. Người dễ dàng loại bỏ được dục vọng chỉ có thể là những
bậc chân tu. Khi tiền lương không đủ cho những chi dùng cá nhân, người ta rất
dễ tặc lưỡi.
Có những thời điểm, trước những món lợi, tôi cũng đắn
đo chứ, nhưng tôi chỉ tâm niệm một nguyên tắc sống: mình không cầm bất cứ đồng
tiền nào không do mình làm ra. Đó là cách tôi luyện tập và giúp tôi đến giờ có
thể sống thong dong, tự tin khi nói về tiền của mình.
Khi hình ảnh quan chức trong mắt dân được mặc định như
vậy liệu ông có thấy chạnh lòng?
Tôi chạnh lòng chứ. Nhưng nghĩ sâu hơn, đó là quy luật
tất yếu, là lẽ đời thường.
Nếu người dân có vơ đũa cả nắm thì cũng đừng giận họ.
Khi mà chúng ta không cung cấp được cho dân cơ sở để phân biệt phải hay trái,
trắng hay đen thì đừng bắt người dân phải tự phân biệt, và cũng đừng trách
người dân khi họ kết tội mình thiếu căn cứ.
Tôi đã từng đọc những lời bình luận ở dưới nhiều bài
báo về tôi, có nhiều người nói tốt, cũng có người nói xấu theo kiểu "vơ
đũa" như vậy. Ví dụ như "Ôi xời, cũng là quan chức cả thôi, sao ngày
xưa không nói, giờ về hưu rồi mới nói, đồ hèn"..v.v...
Sự thực, tôi nói như bây giờ kể từ khi đang là cán bộ
cấp Tổng cục, cấp Bộ, bị gọi là đồ hèn thì hơi buồn, nhưng tôi cũng không giận
họ.
(Còn nữa)
Lan
Hương (thực hiện)/VnN
--------------
Chúng ta thách đố đảng và chính phủ dám công khai tài sản của cán bộ đảng.Chúng ta cũng thách những cán bộ đảng dám công khai thực sự tài sản của mình......
Trả lờiXóaAnh giáo!
XóaAnh buộc 1 cái kim vào con chim bảo nó mang giữa Thái Bình Dương thả xuống và thách mò lên thì chúng tôi nhận lời ngay chứ cái vụ này...kẹt quá.
Bọn Luơng Sơn Bạc, lục lâm thảo khấu, luôn bảo vệ lẫn nhau.
Trả lờiXóaRồi chúng cũng phải "đi vào lịch sử", chỉ còn một dấu chấm bẩn qua thời gian.
Võ râu im đi! Ăn nói lôm côm! Đùa giỡn trên sự đau khổ của người dân!
Trả lờiXóaNhìn thấy gớm! Đừng cố chứng tỏ mình cũng là Sâu nữa!
Nếu lập "Ban Đạo đức giả" ở Việt Nam, Võ Râu này chắc được bầu trong lãnh đạo ban.
Trả lờiXóaQuá đúng
XóaCái ' bảo mật " này, đồng nghĩa với dối trá. Muốn tồn tại phải dối trá tức phải " bảo mật ".
Trả lờiXóaThế thôi. Rất đơn giản và dễ hiểu. Có cái gì bây giờ mà người dân được biết đúng sự thật ?.
Ở Vn , muốn tồn tại phải biết bảo mật. Kể cả người dân, đừng ngây thơ, thật thà quá. Quả tạ rơi vào đầu đấy. Đang méo mặt vì thời giá và đồng lương vẫn phải nói cuộc sống tạm ổn, tốt đẹp.
Tôi thách BCT,BBT,BCHTW dám chủ trương công khai tài sản cá nhân của mình
Trả lờiXóaCông khai hết lấy đâu ra người cùng một giụôc mà làm va tiếp tục vơ vét chứ.
XóaHỏi bác Võ chút. bác đừng trốn nợ "thuế" cô vợ nhỏ nha...
Trả lờiXóabóc mẽ làm gì? bác cũng đã từng nằm trong cái ổ ch.ó ấy ra mà.....
quan lại xứ thiên đường??? cả dân tộc này biết, cả thế giới biết...iu việt cỡ nào...
Ở nước ngoài chỉ cần thằng con cầm tiền vào vũ trường, chơi với gái nhảy, uống rượu, ... vô tình gặp nhân viên thuế vụ là ngày hôm sau thằng cha sẽ được cơ quan thuế chú ý kiểm tra chứ chẳng cần ai tố cáo. Mỗi nghề nhiệp đều có nguyên tắc, đạo đức. Nếu môi trường làm việc không cho cái nghề đó duy trì nguyên tắc, đạo đức thì cái xã hội đó giống như 1 cơ thể bị xuất huyết nội. Hỏi mấy ông bác sĩ phẫu thuật về các tình huống xuất huyết nội thì tự nhiên biết rõ cái cơ thể đó chưa từng có cái nào duy trì nỗi.
Trả lờiXóaTrông mặt hảo hán lắm thay
Trả lờiXóaRâu tóc bờm sờm như là Trương Phi...
Thực ra là tên tà ma!
Lòng tham của con người , vốn là bản năng sinh tồn ( ham muốn tích trữ , quyền lực , dục vọng …)
Trả lờiXóa. Khi lòng tham bị kiềm chế bởi luật pháp , xã hội sẽ phát triển . Khi lòng tham được tự do , xã hội sẽ đồi bại và đi vào ngõ cụt . CNTB đã phát minh ra tam quyền phân lập , để kiểm soát lòng tham đó . CNXH thì không !
Stalin xuất thân trong một gia đình nghèo ( Thợ đóng giày ). Mao Trạch Đông xuất thân trong gia đình nhiều đời làm nghề nông .Tức là “ Vô Sản “ ( Theo quan niệm của Marx ) .
Nhưng sau khi đã có quyền lực , hai ông đã có những gì trong tay ? . Đồng thời tự cho mình quyền thảm sát hàng triệu người ( Chúng ta đã biết qua nhiều tài liệu ) khi họ không cùng tư tưởng với mình .
Ở Việt Nam . Phần lớn những lãnh tụ CS đầu tiên đều “ Vô Sản “ . Nhưng khi có chính quyền trong tay họ đã có những gì ? . Trong thời bao cấp ở miền bắc , ai lập ra những “ Tôn Đản “ , “ Vân Hồ “ , cùng nhiều thứ đặc quyền đặc lợi khác để phục vụ cho cuộc sống cá nhân , và gia đình mình . Nếu không phải là chính họ , dù rằng họ xuất thân ban đầu là “ Vô Sản “ , và luôn mồm kêu gọi nhân dân tiết kiệm , chống lãng phí , chống cửa quyền , chống tham ô , Chống , chống , chống ………Nhưng suy cho cùng họ chỉ chống lại những gì chống lại họ , giống như hai nhân vật đã nêu trên . Trong khi chống lại mọi thứ tư tưởng khác , thì họ sắn sàng “ xây “ cho mình mọi đặc lợi , kể cả chuẩn bị cho cái chết trong tương lại ( Mai Dịch ) .
( Còn tiếp )
Để gió cuốn đi
( Tiếp theo )
Trả lờiXóaNhững gì mà người dân đang chứng kiến hôm nay ( Tham nhũng , tệ nạn , XH xuống cấp đạo đức ……….)
Không phải không có duyên cớ , vì nó đã bắt đầu từ cách đây rất lâu , từ khi Tố hữu nói :
“ Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chiếu qua tim “ ( Tố Hữu )
Nhưng khi “ Thành công “ Mặc dù luôn mồm nói rằng :
“ Đã rằng vì nước, vì dân
Nước, dân còn khổ thì thân sướng gì! “
Nhưng ông đã kịp lo cho mình một chỗ ở thật yên ổn trong ngôi biệt thự lớn ở Hà nội , và tất nhiên - một vị trí thật cao , cũng như “ Không quên “ tiêu diệt những kẻ trái ý mình .
Với những biệt đãi như vậy , bất cứ ai cũng có thể nói một cách đầy hào sảng như ông , thậm chí còn hơn cả ông :
“Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng
Tấm lòng son chói sáng nghìn thu. “ ( Tố Hữu )
Ông Đặng Hùng Võ cũng đang nói những điều tương tự , và còn nhiều , rất nhiều người đang nói và thể hiện như ông , bởi đơn giản là họ đều là sản phẩm , là con đẻ của chế độ có tên XHCN .
Để gió cuốn đi
Bảo mật tài sản quan chức dĩ nhiên là một chủ trương lớn của đảng, nếu không thì trả lời thế nào khi dư luận hỏi : đổng chí Bùi Thanh Tùng (con đồng chí Bùi Thanh Quyến - bí thư Hải Dương) chỉ có nghề làm lãnh đạo, lương nhà nước thì tiền đâu để xây cái tường rào biệt phủ hoành tráng thế kia? (như tấm ảnh đầu bài viết) chưa nói tới những thứ bên trong hàng rào ấy.
Trả lờiXóa