Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Trung Quốc bố trí thêm 3 tàu chiến ở Biển Đông để áp đặt yêu sách chủ quyền

Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc
3 tàu chiến mới gồm tàu trinh sát điện tử, tàu tiếp tế và tàu đo đạc, đây đều là những tàu chi viện có tác dụng hỗ trợ cho hải quân tác chiến ở Biển Đông.
Tờ Vượng báo Đài Loan ngày 28/12 đưa tin, tình hình Biển Đông liên tục căng thẳng, các nước xung quanh đều tăng cường sức mạnh quân sự.
Để tăng cường thúc đẩy hiện thực hóa yêu sách vô lý, phi pháp ở Biển Đông, Quân đội Trung Quốc vừa tổ chức lễ biên chế, đặt tên, trao cờ cho 3 tàu chiến, lần lượt là tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh số hiệu 852, tàu tiếp tế Lô Cô Hồ số hiệu 962 và tàu đo đạc biển xa Tiền Học Sâm số hiệu 873 cho Hạm đội Nam Hải.
Toàn bộ 3 tàu chiến này đều do Trung Quốc tự chế tạo, sẽ có lợi cho hoạt động thu thập tình báo của Quân đội Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo nguồn tin của Vượng báo, lễ biên chế 3 tàu chiến này được tổ chức ở một quân cảng thuộc đảo Hải Nam vào sáng ngày 26/12/2015, đúng vào dịp tròn 11 năm thành lập một chi đội tàu chi viện tác chiến của Hạm đội Nam Hải.
Ngoài ra, trang Sina Trung Quốc ngày 26/12 cũng chỉ đăng 2 hình ảnh hiếm hoi về lễ biên chế của các tàu chiến này.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, 3 tàu này có những ưu điểm khác nhau về công năng, tàu trinh sát điện tử Hải Vương Tinh có thể tiến hành trinh sát trong mọi điều kiện thời tiết đối với các mục tiêu trong phạm vi tìm kiếm, đồng thời nắm được việc triển khai và các động thái của “quân địch”.
Tàu tiếp tế Lô Cô Hồ có thể cung cấp chi viện tiếp tế hậu cần cho lực lượng Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) hoặc thực hiện nhiệm vụ y tế trên biển.
Để kỷ niệm “Cha đẻ ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc” và “Vua tên lửa” Tiền Học Sâm, Trung Quốc đã đặt tên ông cho một tàu đo đạc mới. Tàu này sẽ chủ yếu thực hiện các công việc đo đạc biển, đảo đá, khí tượng và thủy văn.
Việc máy bay ném bom chiến lược B-52 của Quân đội Mỹ bay trên Biển Đông theo Thời báo Hoàn Cầu, đã gây căng thẳng quân sự Trung-Mỹ, 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc vừa tiến hành diễn tập quân sự chiến đấu thực tế ở Biển Đông, hoạt động này diễn ra trong một ngày rưỡi.
Cuộc tập trận này đã tổ chức luyện nhiều khoa mục diễn tập sát chiến đấu thực tế như trinh sát cảnh báo sớm, chỉ huy kiểm soát, săn ngầm, chống thủy lôi, phòng vệ liên hợp và trang bị hậu cần.
Hiện nay, cộng thêm biên chế 3 tàu chiến mới rõ ràng cho thấy, Quân đội Trung Quốc có ý đồ muốn thống trị Biển Đông.
Tờ Vượng báo cho rằng, trước nguy cơ Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa Biển Đông, Việt Nam đã buộc phải điều tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo mua của Nga tiến hành tuần tra (trong vùng biển chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của mình ở) Biển Đông, gây chú ý cho dư luận.
Việt Nam mua 6 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo của Nga trị giá 2 tỷ USD, đây là loại tàu ngầm có lượng xuất khẩu lớn nhất của Nga. Loại tàu ngầm này nổi tiếng là hỏa lực mạnh, tiếng ồn nhỏ.
Hiện nay, Nga đã bàn giao 4 chiếc, chiếc thứ 5 sẽ vận chuyển đến Singapore vào ngày 29/1/2016, sau đó về Việt Nam, dự kiến sẽ trở thành “hậu thuẫn quân sự” cho Việt Nam bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Biển Đông.
Vượng báo cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo chuyên sử dụng cho tác chiến săn ngầm và chống hạm. Dư luận quốc tế cũng quan tâm đến việc Việt Nam vận hành những tàu ngầm này như thế nào để đối phó với các thế lực muốn cướp chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông.
Cơ quan tình báo quốc phòng chiến lược (DSI) ở London Anh cho rằng, tăng trưởng chi tiêu quốc phòng ở châu Á đã đứng đầu thế giới, trong danh sách mua sắm vũ khí của các nước thì tàu ngầm đứng đầu.
Trị giá hiện nay của thị trường tàu ngầm châu Á chỉ 7 tỷ USD, nhưng đến năm 2025 sẽ tăng lên 11 tỷ USD. Điều này có nghĩa là châu Á có khả năng vượt châu Âu, trở thành thị trường tàu ngầm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. 
Đông Bình/gdvn
---------------

4 nhận xét:

  1. Với bản tin mới thế này thì Nhật là nước quan tâm kỹ nhất ,vì có mối ân oán giang hồ sâu nặng với TQ thời đệ nhị thế chiến , sau đó là Mỹ . Còn VN thì chỉ biết cho vui thôi chứ chẳng cần quan tâm , vì Chủ Tịch Quốc Hội VN đang quan hệ tốt đẹp , thề non hẹn biển ngàn năm với TQ , hai nước tuy hai mà một trong tương lai gần , làm gì có chuyện xích mích đánh nhau đâu mà lo .

    Hồi đệ nhị thế chiến , hai chiến hạm đối đầu , khi nhìn ống dòm thấy tàu địch mới bắt đầu quay súng đại bác chuẩn bị bắn .
    Ngày nay , khoa học kỹ thuật tiến bộ kinh hoàng , hai chiếc tàu có thể đã khai hoả khi còn cách xa nhau hàng trăm cây số , hoặc là tàu đang cô đơn giữa biển trời mênh mông , tự dưng hoả tiển ở đâu bay tới , nhận chìm xuống lòng đại dương .
    Lực lượng hải quân của TQ cũng chưa chắc áp đảo hơn tất cã các nước ĐNÁ bao gồm đối thủ nặng ký là Nhật . Hơn nữa có 1 yếu tố nguy hiểm tiềm ẩn cho TQ là nước Anh , vì Anh là đồng minh của Singapor , Indonesia , Mã lai và Úc , đánh các nước này là đánh Anh . Mà Anh là nước khó chơi lắm đó , không phải hoà hoản nhân nhượng đến tận cùng như Mỹ ( đa phần là vì ảnh hưởng kinh tế , Mỹ có chiến tranh thì thị trường chứng khoán đi xuống , hơn nữa cần căng thẳng để bán vũ khí ) .

    Lẽ ra nếu im lặng phát triễn thì TQ sẽ tiến bộ rất tốt đẹp như Nhật , nhưng vì sai lầm chiến lược , phát động giấc mơ Trung Hoa sớm hơn 1 bước nên có thể trở thành đại hoạ cho TQ nếu chiến tranh xãy ra . TQ chẳng có đồng minh nào cã , ngoại trừ hy vọng mong manh là có Nga hợp tác , mà Nga thì đâu có ngu nhào vào để ôm đầu máu , trong khi đó chẳng có liên quan lợi ích gì tới biển Đông .
    TQ chỉ như cọp giấy hù doạ các nước nhỏ , chứ nếu chiến tranh lớn , 4 nước thuộc địa Mông , Hồi , Mãn , Tạng sẽ tan rã liền , mà ngay như trong nội bộ , CSTQ cũng chưa chắc huy động hết tổng lực được vì chia rẽ .
    Đó là chưa kể nếu có Mỹ tham gia thì các chiến cụ TQ , tối tân thua Mỹ 1 mức sẽ trở thành đống sắc vụn vô dụng rồi .

    Hiện tại mối lo sát bên đít TQ là nội loạn ở Tân Cương có nguy cơ gia tăng vì IS thò tay vào hổ trợ cho dân Hồi giáo bị đàn áp mất nước ở đây . Ngoài ra kinh tế đang từ từ đi xuống vì các nước tư bản bớt vui vẽ , tin tưởng TQ .

    Tóm lại , sản xuất vũ khí cho nhiều lên , phần lớn là để lấy oai , gây tin tưởng với dân trong nước , tăng tự hào dân tộc , nhưng kẹt là nếu mãi chạy đua vũ khí với Mỹ , kinh tế có lúc sẽ kệt quệ , ̣đưa đến chính trị vốn bất ổn lại trở nên nguy nan .
    Tội nghiệp , CSVN đang dựa vào bức tường mục nát , các tham quan vẫn chưa tính xa , chạy trốn nhiều như bên TQ .

    Trả lờiXóa
  2. Người giác ngộlúc 06:18 29 tháng 12, 2015

    Đề nghị anh Tổng Trọng ra Biển Đông, leo lên 3 chiếc tàu mới để cám ơn TQ đã "giữ gìn hòa bình" hộ ĐCSVN để anh yên tâm tranh cãi đấu đá nhân sự cho Đại hội 12

    Trả lờiXóa
  3. "Trung Quốc bố trí thêm 3 tàu chiến ở Biển Đông để áp đặt yêu sách chủ quyền"

    Không phải đâu . Trung Quốc làm theo lời đề nghị của VN đấy . Làm theo lời bác Cả Trọng giữ cho tình hình biển Đông "không có gì mới", và bảo vệ tinh thần bản công hàm mang tên Thủ tướng Phạm Văn Đồng thôi .

    Trả lờiXóa
  4. mua tàu ngầm để chén thôi
    cho thêm tiền éo dám bắn tàu khựa

    Trả lờiXóa