Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Thể chế và thống kê

* TÔ VĂN TRƯỜNG
Theo lý thuyết điều khiển thì việc ghi nhận dữ liệu của mọi hệ thống một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và phân tích chúng mang ý nghĩa quyết định đối với sự vận động của hệ thống đó. Từ đây, mới thấy thống kê là công cụ không thể thiếu của các nhà kỹ trị trong thế giới văn minh.
Thế nhưng với tâm thế bưng bít sự thật của một thể chế toàn trị thì thống kê không bao giờ được đặt đúng vị trí cần phải có của nó vốn là môn khoa học và tất nhiên bị chế biến, bóp méo cho phù hợp với chủ quan của nhà cầm quyền.
 Con số mà ông Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh đưa ra ngày 13/12 vừa qua trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời”, mới thật sự làm người dân phải giật mình. Theo đó, trong năm 2015, ngành thanh tra chính phủ đã thực hiện 40.000 cuộc thanh tra các cấp và đã phát hiện sai phạm 212.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 10 tỷ USD.
Người dân còn kinh ngạc, chỉ riêng số tiền ngót nghét 100 triệu đô-la ngân sách phải chi tiêu để nuôi Văn phòng Trung ương Đảng năm 2014. Nhiều người dân ngạc nhiên là báo cáo về tham nhũng của ông Huỳnh Phong Tranh có vẻ rất bi đát, nhưng lại mâu thuẫn với những thống kê tạo ra một sự lạc quan có thể giả tạo.
Đảng lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối, phải chịu trách nhiệm về tình trạng kinh tế xã hội của đất nước hôm nay. Chỉ nhìn vào các con số biết nói để thấy bức tranh toàn diện về nền kinh tế nước nhà. Tiếc thay, công tác thống kê lâu nay, rất tù mù, “ru ngủ” là mầm mống đại họa của nguy cơ “vỡ trận tài chính”! Cải cách cái gốc là thể chế nhưng trước hết phải bắt đầu từ công tác thống kê!
Thống kê hay… bóp méo?
Một trong những khiếm khuyết lớn nhất của hệ thống quản trị của nước ta là sự thiếu công khai, minh bạch, trong việc chi tiêu và quản lý tiền bạc (tiền thuế của dân) và đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình cảnh đất nước hiện nay. Suy cho cùng là hậu quả của một xã hội thiếu dân chủ và không minh bạch.
      Nếu đi sâu tìm hiểu sẽ thấy tình hình thống kê từ Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước ngày càng tệ cho nên không thể vẽ ra một bức tranh đầy đủ và trung thực về kinh tế của nước nhà.
Cách đây 3 năm , tôi đã viết bài “Con số mà biết nói năng” trong đó nêu rõ con số thống kê ở Việt Nam do bệnh thành tích và “phục vụ yêu cầu lãnh đạo” nên thường được “chế biến” theo ý kiến chỉ đạo của những người có trách nhiệm ở cả trung ương và địa phương (GDP các địa phương sai lệch rất nhiều so GDP cả nước) vv...


Không có gì phải ngạc nhiên, trên báo Phụ nữ Today có lần đăng bài phỏng vấn ông Chủ tịch hội Thống kê quốc gia Nguyễn Văn Tiến đã huỵch toẹt thẳng thừng các chỉ số thống kê luôn có hai loại. Loại dùng công bố cho dân hầu hết là con số láo, khác xa với chỉ số thật. Chủ tịch hội Thống kê quốc gia còn khuyên người dân một cách rất mỉa mai và… ngang ngược rằng “chấp nhận công bố bao nhiêu biết bấy nhiêu, người dân thấy sao cứ biết vậy đi!”
      Nhìn lại lịch sử từ năm 1954-1975 đất nước Việt Nam chia làm hai miền thuộc hai chế độ chính trị khác nhau. Ở miền Bắc, ngành thống kê áp dụng phương pháp luận của “Hệ thống các bảng cân đối vật chất - MPS”. Ở miền Nam, Viện Thống kê thuộc chính quyền Sài Gòn áp dụng “Hệ thống các tài khoản quốc gia - SNA”. Thời kỳ 1976-1988 đất nước thống nhất, ngành thống kê áp dụng MPS cho phạm vi cả nước. Từ 1989 đến nay, ngành thống kê Việt Nam áp dụng SNA trên phạm vi toàn quốc (ngày 25-12-1992, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 183/TTg về việc chính thức áp dụng hệ thống SNA trên phạm vi cả nước thay cho hệ thống MPS trước đây).
Theo tôi hiểu, tất cả mọi số liệu thống kê đều phải đi từ số liệu nguyên thủy, số liệu gốc từ nơi phát sinh ra. Trình độ phát triền khoa học, công nghệ cho phép thu thập số liệu này ngày càng đầy đủ hơn, chuẩn xác hơn. Thống kê về tình hình kinh tế-xã hội có phức tạp hơn so với những số liệu, thống kê về các hiện tượng tự nhiên.
Vấn đề được đặt ra không phải chỉ là có được số liệu thống kê mà còn phải biết phân tích xử lý thống kê. Chẳng hạn như có số liệu thống kê tổng số nợ, nợ xấu  và số liệu đó được hình thành từ việc tổng hợp các khoản nợ do các con nợ và chủ nợ đứng ra cho vay. Thế nhưng khi báo cáo lại không chịu làm rõ là ai nợ, vay nợ để kinh doanh trong lĩnh vực nào  thì khó có thể có giải pháp thích hợp để khắc phục tình hình. Các đại biểu Quốc hội cũng không chú ý đúng mức đến yêu cầu Chính phủ phải báo cáo cụ thể thực trạng đó mà nặng về đòi hỏi phải có con số chuẩn xác về nợ. Đó là thiếu sót trong việc xử lý phân tích số liệu thống kê. 
Chuẩn mực hay không chuẩn mực
Ngay từ thập kỷ 80, chuyên gia quốc tế đã giúp đỡ Việt Nam xây dựng Thống kê theo chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Chính ông Võ Văn Kiệt là người ký giấy ra lệnh cho Tổng cục thống kê phải làm.  Nhờ có quyết định nhanh chóng của ông Võ Văn Kiệt và ông Nguyễn Cơ Thạch cho phép điều tra thống kê để nắm rõ tình hình kinh tế thay vì dựa vào báo cáo vừa láo, vừa không đầy đủ. 
Năm 1989, tiền viện trợ làm điều tra tổ chức lại hệ thống thống kê là 700 ngàn USD. Sau đó, nhiều dự án của ADB, WB và EU liên tục giúp đỡ Việt nam. Nhưng sau đó, công tác thống kê không được coi trọng, nhiều vấn đề các cơ quan chức năng ở trong nước không tiếp tục vì ngại mất sức. Nhiều thông tin chỉ còn được giữ trong ngăn kéo. Chuẩn mực quốc tế, trước kia có thể châm chước, vẫn không được áp dụng đặc biệt là ngân sách. Tài khoản quốc gia cũng thế. Số liệu về tiền tệ tín dụng gần như không được công bố.
      Nếu bạn đọc quan tâm, chỉ cần đọc báo cáo về doanh nghiệp nhà nước thì thấy không thể tưởng tượng được Bộ Tài chính lại có thể làm sơ sài đến thế. Tại sao không công bố số liệu của từng doanh nghiệp trong 871 doanh nghiệp nhà nước sở hữu 100%  theo một bảng báo cáo chuẩn theo đúng qui định và công bố rộng rãi hàng năm?
GDP: 186 tỷ đô la US.  Chi tiêu của Chính phủ có thể nhìn theo hai cách:
1. Tổng chi phí hàng năm cho dịch vụ nhà nước, đầu tư, và trả nợ: Tổng là 47,8 tỷ US, bằng 25,6% GDP. Trước đây, tỷ lệ cao gần 30% GDP. Đây là tỷ lệ rất cao so với các nước khác trong khu vực. Đây là số liệu của ADB nhưng có thể chỉ phản ánh số dự toán chứ không phải thực chi.  Sự thật,  sau khi kiểm toán có thể cao hơn.
2. Hoạt động chi phí trong khu vực dịch vụ nhà nước (chi phí thường xuyên cho hành chính, giáo dục, y tế, an ninh, vv…).
Ngay cả đối với những người làm công tác nghiên cứu, nếu mở quyển niên giám thống kê hàng năm thì không thể tìm được số liệu rõ ràng về lao động trong từng hoạt động thuộc khu vực nhà nước. Thí dụ, báo cáo điều tra lao động có việc làm, không cho số liệu lao động trong khu vực nhà nước (nhưng không phải doanh nghiệp nhà nước).
          Tôi đã tra cứu niên giám thống kê cũng thế:
Trong tổng chi phí, thì theo báo cáo, 9,8 tỷ hay 20,6%  là đầu tư. Con số này nhỏ, hơi khó tin vì Việt Nam không kể giá trị đất đai đưa vào đầu tư. Tuy vậy, còn phải kể đầu tư trong khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nơi tham nhũng nhiều nhất là đầu tư của nhà nước + đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Đầu tư thường là 30% GDP (nhiều năm trước đây lên đến 40%).  Như vậy, có thể hình dung con số tham nhũng, thất thoát khủng đến cỡ nào?
Mới đây, trên báo Vef.Vn có bài :”Lạm phát thấp kỷ lục: Kỳ tích không cần đánh đổi” đưa ra những con số của Tổng cục thống kê để minh họa cho nội dung bài viết. Theo tôi hiểu thực ra không có quan hệ tuyến tính giữa tăng trưởng và lạm phát. Thế giới trong năm qua, giá dầu giảm nhanh, giá nguyên liệu, sản phảm thế giới đều giảm. Nếu chỉ tính "core inflation" thì tăng hơn 2% một chút. Đó là vì chưa điều chỉnh dịch vụ, nếu tính đủ cũng tăng CPI thêm 2% nữa.
Nếu nhìn lại quá khứ, Đảng và Chính phủ đã  hai lần (năm 2007 và 2011) đẩy mạnh in tiền, phát hành tín dụng để tăng tốc GDP lên 9-10%  đã thất bại, và chỉ tăng lạm phát và tham nhũng. Vì vậy, mà phải dẹp cái trò "QUYẾT TÂM"! Nếu có một tý công làm tình hình ổn định (tức là ít lạm phát) thì phải tìm ra người đã quyết tâm ngăn cản việc lạm phát tín dụng. Riêng về thất nghiệp và doanh nghiệp nội địa còn nhiều khó khăn là điều dễ hiểu vv...
Thay cho lời kết
 Cái sai, cái láo của con số thống kê chỉ là một biểu hiện thấy rõ của cái sai lỗi hệ thống ở nước ta. Dưới chiêu bài giữ vững ổn định chính trị hoặc đề phòng kẻ địch lợi dụng phá hoại, người ta đã cố tình vẽ ra một bức tranh không trung thực về tình hình kinh tế xã hội. Suy cho cùng, đó mới chính là nguy cơ làm cho đất nước mất ổn định dẫn đến “vỡ trận tài chính”!.
      Thống kê phải độc lập để bảo đảm tính khách quan, ngân sách phải được Quốc hội qui định trực tiếp. Mọi điều tra và báo cáo thống kê không phải thông qua bất cứ ai.
      Công tác thống kê có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Con số thống kê là động lực phát triển hay là hòn đá tảng cản trở sự phát triển phụ thuộc vào tư duy, tầm nhìn của người lãnh đạo và bản lĩnh của những người làm công tác thống kê. Trong thời đại hội nhập, và thông tin kỹ thuật số những ngôn từ che đậy và các con số “biết nhẩy múa”  của thống kê chỉ làm hại cho sự phát triển vững bền của đất nước.
TVT (Tác giả gửi  BVB)
------------

42 nhận xét:

  1. Từ lâu rồi các tỉnh đua nhau báo cáo GDP toàn trên 10 - 14 % nhưng GDP cả nước chỉ ở con số 6-7% lòi ngay ra cái đuôi bệnh thành tích báo cáo láo toét. Quốc hội cũng được nêm mùi con số ảo nhưng ít người chuyên môn sâu nên chỉ chất vấn theo kiểu chuồn chuồn đạp nước. Bài viết rất hay chỉ rõ nguyên nhân và quá trình hình thành các con số thống kê ở VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo cáo láo để lấy thành tích, để lấy lòng cấp trên, thế cho nên chế độ cs không tôn trọng sự thật, 1+1=2 thường thay bằng câu nói "một cộng một bằng ý sếp"

      Xóa
  2. Xưa nay ăn "bánh vẽ" quen rồi nay được tác giả TVT vạch rõ cho người xem lưng nhất là dịp cuối năm thật đã quá. Cám ơn đại tá BVB. Khuyết điểm này đúng là của đảng chứ không phải thành tích thì nhận còn khuyết điểm lại đổ hết cho bên chính phủ. Biên chế phình ra, ngân sách không chịu nổi, tham nhũng tràn lan đều do lãnh đạo sợ làm vỡ "bình quý".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bánh vẽ
      Chế Lan Viên

      Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
      Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
      Cầm lên nhấm nháp
      Chả là nếu anh từ chối
      Chúng sẽ bảo anh phá rối
      Đêm vui
      Bảo anh không còn có khả năng nhai
      Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc…
      Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt?
      Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
      Như không có gì xảy ra hết
      Và những người khác thấy anh ngồi
      Họ cũng ngồi thôi
      Nhai nhồm nhoàm

      Xóa
  3. Muốn cải cách đất nước đúng là phải cải cách thể chế chính trị như tam quyền phân lập, xã hội dân sự kinh tế thị trường (không có đuôi XHCN). Khâu đột phá là thống kê vì con số phản ánh thực trạng tình hình của đất nước cần phải là con số thật giống như người thầy thuốc phải biết đúng nguyên nhân gây bệnh mới bốc được thuốc chữa.

    Trả lờiXóa
  4. Kính nhờ Đại tá BVB chuyển bài viết này cho các quan chức để nâng cao quan trí ạ. Cám ơn đại tá.

    Trả lờiXóa
  5. Bài báo hay, lập luận và dẫn chứng rất thuyết phục.

    Trả lờiXóa
  6. Ông Võ Văn Kiệt, ông Nguyễn Cơ Thạch không có học hàm, học vị đầy mình như thế hệ lãnh đạo ngày nay nhưng lại là những người thức thời, biết lắng nghe , học hỏi từ thực tế và sử dụng người giỏi phò tá tạo được dấu ấn cho mình. Liệu đại hội 12 của đảng có được những con người như thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các ông VVK,NCT là những người có tâm với nước với dân chứ giờ còn mấy người đâu?

      Xóa
  7. Các con số thống kê của Tầu cũng kinh lắm, không biết đâu mà lần.

    Trả lờiXóa
  8. Lúc 8h sáng nay VTV1 đưa tin thu nhập trung bình của người Việt Nam năm 2015 đạt 45 triệu đồng/1 người. Không hiểu chúng căn cứ vào đâu ?
    Rõ ràng là báo cáo láo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tô hồng! "Vừng trơì đông, ánh hồng tươi sáng bừng lên! Đời cần lao thắm tình yêu chói niềm tin. Vì ngày mai ấm no tự do hạnh phúc. Nào cầm tay sát vai nhau súng búa liềm trên đường tranh đấu, tới hòa bình, nhà máy, búa rền, lúa vàng ngập đồng!!!!!!!!!!!!!!!"

      Xóa
    2. Đại loại cũng như ngày xưa đưa bài thơ “ Anh chủ nhiệm “ vào sách giáo khoa :

      “Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
      Vẽ cả ngày mai thành bức tranh
      Kìa dòng mương chảy cầu đương bắc
      Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp “
      ………..
      Cuối cùng đường chẳng ra đường , cầu chẳng có , đói rạc mặt , chẳng ma nào muốn vào hợp tác . Hết nói phét . Hết “ Vẽ “ .
      Liên xô cũng “ Thổi “ dân là đang thắng to ở Apganistan . Cuối cùng thua chạy dài . Liên xô cũng vỡ nốt . Hết thổi .
      Nói chung : “ Cái giống “ tuyên giáo nó thế .Và mãi như thế .

      ĐGCĐ

      Xóa
  9. Ông Trọng nói rằng “Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời, linh hoạt điều chỉnh trọng tâm chỉ đạo, điều hành theo hướng tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội”, “Những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ qua là kết quả sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Ông không nhắc gì đến vai trò của Chính Phủ, nghĩa là tất cả các thành tựu, kể cả thành tựu kinh tế là công của Đảng do ông Trọng lãnh đạo chứ không phải là công của Chính Phủ do ông Dũng lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài đảng ta"
      đảng đéo làm gì chỉ nói phét nhưng tranh cả công của dân của chính phủ. nếu không có chính phủ có dân thì đảng không có cứt mà ăn.

      Xóa
    2. Mặc dù comment " hơi tục " nhưng đúng về nội dung !

      Xóa
  10. Tôi về tỉnh nghe mấy người bạn kể mỗi khi làm thống kê cứ bàn nội bộ tìm con số cho đẹp chẳng cần căn cứ vào thực tế vì lo mất ghế. Thống kê phải đưa về một mối cùng phương pháp và do trung ương làm.

    Trả lờiXóa
  11. Dân vùng sâu vùng xa và ở nông thôn còn nghèo khổ lắm. Trẻ em nhiều nơi chưa được ăn no, mặc ấm chưa nói đến ăn ngon, mặc đẹp. Muốn biết chính xác mức ống và con số thực cứ hỏi các bà nội trợ và các anh lái xe ôm là biết rõ ngay.

    Trả lờiXóa
  12. Đúng thật, nhiều lúc tôi muốn tra cứu số liệu ở niên giám thống kê không tìm được số liệu mình muốn tìm mà các số liệu này có gì là bí mật đâu cơ chứ.

    Trả lờiXóa
  13. Dân lương thiệnlúc 18:57 27 tháng 12, 2015

    Thống kê, kế toán, phân tích , tổng hợp các khoản chi tiêu, phụ phí, tồn đọng, chiết khấu.... cho đến các khoản đến thuế doanh thu, thuế lợi tức , lãi ròng và rồi đến các quyết định mở rộng kinh doanh hay chuyển hướng kinh doanh .... là những kiến thức tối thiểu mà các chủ doanh nghiệp nào, dù là nhỏ, cũng phải học thuộc và phải thông thạo, vì họ cầm đồng tiền của chính họ, có khi phải đi vay, nhưng họ hoàn toàn phải có trách nhiệm với đồng tiền đó. Nếu để sa sểnh, có thể họ bị vỡ nợ, phá sản, thì gia đình họ, bản thân họ lâm vào cảnh vỡ nợ, đói khát.
    Thế nhưng với các doanh nghiệp nhà nước, vốn liếng tài sản là của công, ban giám đốc được bổ nhiệm từ các cơ quan cấp trên, vốn thiếu thì xin cấp bổ sung thêm, kinh doanh thiếu thì xin nhà nước bù lỗ...cứ như thế mà hầu như tất cả các doanh nghiệp nhà nước không những không mang lại chút lợi lộc nào mà ngày càng trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

    Đó là nói đến các chủ doanh nghiệp.
    Còn các nhà lãnh đạo cấp trên?
    Thật lạ.
    Một bà bán bún ốc phải bỏ tiền túi ra mua từ con ốc, cân bún, cọng rau thơm, chai dấm, củ tỏi, trái ớt...nếu muốn vui lòng khách, bà ta phải mua thêm khăn lau tay, cái tăm, chén nước súc miệng.... bà ta cũng phải tính toán, cấn đối, sao cho mọi thứ vẹn toàn.
    Thế nhưng trong các buổi họp quan trọng của Nhà nước, đứng trước mấy trăm con người, có nhiều vị vẫn thao thao bất tuyệt và tha hồ chém gió : Phải xây dựng ngay đường sắt cao tốc Bắc Nam 5 tỷ USD, phải xây dựng ngay nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận 7 tỷ USD, phải cấp tốc xây dựng sân bay Long Thành 10 Tỷ USD.... các tỷ USD đó ở đâu ra ? ông không cần biết, lời lãi như thế nào? Ông không cần biết, ảnh hưởng đến đời sống xã hội, đến môi trường và đến vận mệnh quốc gia thế nào? Ông cũng không biết luôn.

    Xin hỏi những vị lãnh đạo thích chém gió đó là ai.
    Nghe nói nổi tiếng nhất là Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, người đã bước vào con đường lãnh đạo đất nước ta từ nghề QUẢN LÝ KHO BẠC NHÀ NƯỚC?
    Nhưng có lẽ từ những ngày đó ông không hề biết trong kho có bạc hay không?

    Trả lờiXóa
  14. Thành ủy Cà Mâu, Bạc Liêu vỡ nợ rồi trong khi GDP của tỉnh vẫn cao ngất ngưởng. Chỉ riêng con số gần 100 triệu đo la cho văn phòng trung ương đảng chi tiêu trong năm 2014 bị tiết lộ đã hãi rồi, hỏi còn nhiều khoản chi phí chưa khai ra và cộng cả 63 tỉnh thành thì con số sẽ là khổng lồ , chỉ chết dân đen.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. mỗi năm, văn phòng trung ương đảng đớp của dân như vậy, 40 năm nay đớp 4 tỷ đô la của dân để làm những chuyện bố láo ăn cắp. đúng là phải "Đổi Mới Cuộc Sống" cho bõ tức.

      Xóa
  15. Mấy hôm nay vào trang Bác Bồng khi được khi không buồn lắm -
    Vậy nhờ các bạn chỉ cho cách vược tường lữa để vào Trang Bác Bồng nhé - Thành thật cảm ơn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng chí dùng các trình vượt tường lửa. Hoặc đồng chí có thể dùng mạng Vietnamobile, mạng này chấp nhận blog của Đại tá BVB.

      Xóa
  16. Trương Minh Tịnhlúc 19:56 27 tháng 12, 2015

    Bài viết hay.

    Trả lờiXóa
  17. Dân lương thiện bình luận rất chí lý. Bravo

    Trả lờiXóa
  18. Phải sát nhập các cơ quan của đảng và chính quyền như tỉnh Quảng Ninh đang làm thí điểm sẽ tăng hiệu lực quản lý nhà nước và hạn chế song trùng. Thống kê là của cơ quan chuyên môn độc lập đừng mang danh nghĩa tỉnh ủy thành ủy chỉ đạo làm méo mó hết thì còn đâu là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển cho trúng hướng.

    Trả lờiXóa
  19. Tôi vào mãi mới được trang bác BVB. Nhiều bài viết và bình luận rất thích. Về con số thành tích báo cáo từ trung ương đến địa phương xưa nay đã thành dịch rồi. Một đàn heo hết chính quyền, đảng, đoàn thể thanh niên, phụ nữ công đoàn mặt trận đều kể công của mình.

    Trả lờiXóa
  20. Cải tổ thể chế đụng chạm nhiều lĩnh vực, phức tạp lắm có lẽ lấy thống kê làm khâu khởi đầu là đúng hướng. Quan hệ giữa thể chế và thống kê là nhân quả.

    Trả lờiXóa
  21. Nếu thống kê hết số lính Mỹ tử trận trong chiến tranh VN trong các giáo trình môn sử mà đãng đã "biên soạn" ra để nhồi sọ cho biết bao thế hệ người Việt thì quân đội Mỹ sẽ không còn anh lính nào cả.
    Mọi chế độ cộng sản,độc tài muốn tồn tại được thì nhất định phải nhờ dối trá và bạo lực.Thiếu 1 trong 2 điều đó,nó sẽ không thể tồn tại.Thống kê chỉ là một trong vô vàn lĩnh vực mà đãng đã và đang lừa đảo dân Việt suốt mấy chục năm qua.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ chết hơn 50.000 lính. Bộ đội chết bao nhiêu? Có những làng miền Bắc hy sinh gần hết thanh niên.
      Nói thê, trong Thế chiến 2, tại sao không tuyên truyền Mỹ xâm lược Châu Âu nhỉ? Uổng thế, tuyên giáo? (Ấy, tôi không nói bạn Lệ Thuỷ)

      Xóa
  22. Thành công nhất là lừa mãi thành quen. Hòn đất mà biết nói năng mà

    Trả lờiXóa
  23. bài Bác Trường viết rất đúng ngành Thống Kê của chế độ nó phải theo bản chất của bọn cầm đầu đó là ĐCS Việt Nam chuyên Tự Xướng , Dối trá Lừa bịp thì tin gì ở Thống Kê . Toàn nói Láo theo Tuyên giáo của Đảng .

    Trả lờiXóa
  24. "cs làm cho con người trở nên dối trá"-kết luận của bà Meckel, thủ tướng CHLB Đức.

    Trả lờiXóa
  25. Bác TV. Trường ơi!
    - "Điểm chỉ" cho bác 'Ngâm cứu', đây cũng là báo cáo không đúng tực chất, cốt tự ca mình để giữ ghế, để 'vận động phiếu', để mị dân, dù cái kiểu nơi này đã quá cũ mòn xưa...nay:
    /TBT Nguyễn Phú Trọng: ..." Về kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI, Hội nghị cho rằng : Nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã luôn bám sát các quan điểm, đường lối, cụ thể hoá nhiều nội dung quan trọng của Cương lĩnh, Chiến lược, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, xây dựng Chương trình làm việc toàn khoá và bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tiễn để tập trung lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vượt qua khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp đổi mới, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đưa ra các quyết sách đúng, phù hợp, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị đạt được nhiều thành quả to lớn, toàn diện. Nổi bật là:.../ He...he...

    Trả lờiXóa
  26. Cứ nói láo mãi thì thành thói quen. Người đời gọi là nổ. "Mày sống cạnh kho đạn à?"

    Trả lờiXóa
  27. Trần Điện Quanglúc 06:58 28 tháng 12, 2015

    Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI (1-2011): ..."Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,7% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao[1]. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước...
    Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh. Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006 - 2010 doanh nghiệp nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến...
    Giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên[3]. Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ.
    ... Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Các cấp uỷ đảng, chính quyền lắng nghe, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được coi trọng..."...
    > Đọc mà tức anh ách. Đại hội nào chả lu loa cỡ vậy cho đúng với "quang vinh muôn năm"?
    Qua đây, bà con cứ thiệt là dzô tư, xem xét hết sưc "Khách quan, biện chứng (Tổng Trọng) xem có thật không, đúng thực tế hiện tình đất nước không? Hay quá 'Ba xạo'?

    Trả lờiXóa
  28. Trần Điện Quanglúc 06:58 28 tháng 12, 2015

    Trích Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI (1-2011): ..."Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển
    Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 7%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội gấp 2,5 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đạt 42,7% GDP. Mặc dù khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đạt cao[1]. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,6 tỉ USD, gấp 3,26 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển khá. Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước...
    Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện; chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục được thể chế hoá thành luật pháp, cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ, đồng bộ hơn; môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục hình thành, phát triển; nền kinh tế nhiều thành phần có bước phát triển mạnh. Việc kiện toàn các tổng công ty, thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế nhà nước đạt một số kết quả. Giai đoạn 2006 - 2010 doanh nghiệp nước ta tăng hơn 2,3 lần về số doanh nghiệp và 7,3 lần về số vốn so với 5 năm trước. Doanh nghiệp cổ phần trở thành hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh phổ biến...
    Giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%. Công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên[3]. Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu thiên niên kỷ.
    ... Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Công tác dân vận của hệ thống chính trị có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức. Các cấp uỷ đảng, chính quyền lắng nghe, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôn trọng các loại ý kiến khác nhau. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn. Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật được coi trọng..."...
    > Đọc mà tức anh ách. Đại hội nào chả lu loa cỡ vậy cho đúng với "quang vinh muôn năm"?
    Qua đây, bà con cứ thiệt là dzô tư, xem xét hết sưc "Khách quan, biện chứng (Tổng Trọng) xem có thật không, đúng thực tế hiện tình đất nước không? Hay quá 'Ba xạo'?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quy định 244 về bầu cử, nhân sự mới rồi, chỉ đạo chuẩn bị đại hội 12 là "Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xã hội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn."? Có đúng không Tổng Trọng?

      Xóa
  29. Láo thành quen đến lúc nói thật dân lại chẳng tin

    Trả lờiXóa
  30. Những thành tích những kết quả phát triển KTXH của đất nước thì đảng nhận về phần mình, công lao của toàn dân thì đảng nói là công lao của đảng. những yếu kém hạn chế và tiêu cực tham nhũng thì đảng đổ lỗi cho thế lực thù địch và phần tử xấu bon phản động âm mưu diễn biến hòabình "tự diễn biến tự chuyển hóa" Tuyệt nhiên không thất đảng nhận lỗi...
    Có thơ sau:
    Đẹp tốt thuộc về đảng ta
    Xấu xa bỉ ổi ấy là tại dân.
    Lao động sản xuất chuyên cần
    Bao nhiêu thứ ấy thuộc về phần dân.
    Ăn trên ngồi chốc vinh thân
    Đảng xin nhận tất, chẳng cần ai lo.!

    Trả lờiXóa
  31. Tôi không cho rằng hệ thống thống kê ( từ các địa phương đến trung ương ) là yếu kém , hoặc những con người đang thực hiện công tác thống kê là dốt nát nhưng tại sao lại có những con số thống kê ( ở tất cả các lĩnh vực kinh tế , xã hội ) tạm gọi là LÁO như vậy ? tất cả là do sự chỉ đạo có mục đích của tập đoàn CSVN mà ra cả thôi . Một chế độ " độc tài , độc quyền " trong lãnh đạo , chỉ đạo thì sự dối lừa , mị dân , sảo trá trong mọi lĩnh vực là điều tất nhiên phải có , không thể khác được . Nói tóm lại , còn tồn tại cái " điều 4 hiến pháp nước CHXHCNVN " thì sẽ còn sự dối trá , lường gạt , lưu manh trong mọi lĩnh vực của cuộc sống chứ không chỉ trong lĩnh vực thống kê . Đúng là : con số mà biết nói năng , chế độ cộng sản " hàm răng chẳng còn " !

    Trả lờiXóa