Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Người cầm bút và đảng

Trong quá khứ, người viết bài này đã từng tham gia vào đảng chính trị của người VN ở Hoa Kỳ. Và cũng trong quá khứ, những người bạn thành lập đảng mới mời tham gia với lý do: không thể đấu tranh một mình mà cần phải có một khối (đảng hay tổ chức) thì sự đấu tranh mới hiệu quả hơn.
Trong ca dao tục ngữ của Việt Nam cũng có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hay có những người ví von là chúng ta có thể bẻ một chiếc đũa nhưng nhiều chiếc đũa cộng lại thì chúng ta không bẻ được.
Những ca dao tục ngữ, những ví von trên nói lên sự đoàn kết, một sự đoàn kết cần thiết để đóng góp công sức vào cuộc đấu tranh của hôm nay.
Không thể phủ nhận sự cần thiết trong nhu cầu làm việc chung; một công việc mà một người, một cá nhân, hay một tổ chức không thể đảm nhận được. Cho nên nhu cầu làm việc chung là nhu cầu cần thiết và cấp bách của dân tộc hiện giờ, đặc biệt là những người trong nước, để dân tộc bắt lấy cơ hội cuối cùng của thời điểm hôm nay, thời điểm mà dân tộc có thể mất bất cứ lúc nào nếu đại khối dân tộc tiếp tục im lặng để cho đãng (cố ý dùng dấu ngã) CSVN tiếp tục hèn với giặc nhưng ác với dân hiện giờ.
Câu hỏi được đặt ra là những người cầm bút, những người sử dụng cây bút làm phương pháp đấu tranh cho chính mình và dân tộc mình – có cần thiết để tham gia (hay giúp đỡ) vào đảng phái hay không? Nếu không thì tại sao và liệu sự đóng góp của những người cầm bút đứng ngoài đảng phái sẽ đạt hiệu quả cho tiến trình đấu tranh dân chủ của Việt Nam hiện giờ?
Để trả lời câu hỏi bên trên, trước hết người cầm bút phải nhìn lại chính bản thân mình và xác định vị trí cây bút của mình trong cuộc đấu tranh này. Cây bút của mình viết cho cái gì, phục vụ cho ai? Nếu câu trả lời là viết cho sự thật, viết để nâng cao dân trí, viết để phân tích những cái giả dối được ngụy trang là sự thật thì bạn không nên tham gia (hay giúp đỡ) vào bất cứ tổ chức chính trị nào. Những tổ chức chính trị (lề trái hay lề phải) cho dù có mục tiêu đẹp thế nào đi nữa họ đều rất sợ khi ai đó đánh giá về mặt xấu của tổ chức mình, hoặc đánh giá về mặt xấu của một cá nhân nào đó mà tổ chức của bạn đang tham gia có quan hệ trên lãnh vực đấu tranh. Họ sợ mất lòng hay dùng một từ ngữ chính xác là căn bệnh bao che vẫn còn hiện hữu mạnh ở cả hai bên (lề trái, lề phải). Cho nên khi bạn tham gia và khi phải đánh giá mặt xấu của tổ chức chính trị của chính mình — thì bạn sẽ bị loại ra, hoặc không được cho phép nói trên diễn đàn đó (diễn đàn thông tin mà tổ chức chính trị đó có). Dĩ nhiên bạn có quyền chuyên tãi những gì bạn viết đó ở một diễn đàn khác, một diễn đàn không phải là diễn đàn mà bạn đang đóng góp công sức trên lãnh vực truyền thông cho tổ chức đảng phái mà bạn là thành viên (hay cộng tác viên, không phải là người trong đảng, trong tổ chức). Nói thẳng ra là công việc làm truyền thông của bạn khi bạn nằm (hay đóng góp tài năng) trong đảng phái và sử dụng cơ quan truyền thông của tổ chức để chuyên tãi những suy tư của bạn — thì bạn phải hiểu là bạn làm công tác tuyên truyền chứ không phải là công tác truyền thông đúng nghĩa của một cây bút độc lập đứng ngoài đảng phái. Bạn chỉ được quyền nói cái xấu của bên kia, tha hồ nói cái xấu của bên kia — nhưng đừng bao giờ nói cái xấu của bên “phe ta, phe mình” bởi đó là phản tuyên truyền, làm hại đến uy tín của tổ chức (hay đảng).
           Là người phụ trách (cộng tác viên) chủ đề Con Người Việt Nam trên đài Đài Đáp Lời Sông núi mỗi tuần, sau hơn một năm, cá nhân người phụ trách chương trình tình nguyện rút lui – không thể tiếp tục đóng góp cho đài Đáp Lời Sông Núi chỉ bởi vì bài nhận định về đảng phái (http://nganlau.com/2013/09/01/dang-hay-khong-dang/ ) và nhận định về bài viết của ông Bùi Minh Quốc (http://nganlau.com/2015/07/01/dang-ta-dang-no-deu-la-dang-csvn/  ) không được cho phép đi trong chủ đề Con Người Việt Nam. Nói một cách dễ hiểu thì chủ đề Con Người Việt Nam này có giới hạn, khi đụng chạm đến đảng hay đến cá nhân nào đó mà những tổ chức chính trị của Đài Đáp Lời Sông Núi này có quan hệ thì không được quyền nói đến. Có nghĩa là người phụ trách chủ đề Con Người Việt Nam này có trách nhiệm tuyên truyền như thế nào đó miễn sao có hại phía bên kia (đãng csvn) và đừng mong nói về Con Người Việt Nam của phía bên mình (những người chống csvn nhưng có những quan điểm sai lầm cần phải vạch rõ cho mọi người nhận định). Chính vì sự khác biệt này mà người phụ trách chủ đề Con Người Việt Nam cho đài Đáp Lời Sông Núi đã xin rút lui, không muốn làm công tác tuyên truyền.
Bài học này cũng giống như bài học của cây bút Trần Khải Thanh Thủy đối với tổ chức Việt Tân để rồi cuối cùng bà Trần Khải Thanh Thủy phải đoạn tuyệt với tổ chức Việt Tân, tự mình làm cái công việc truyền thông thay vì làm công việc tuyên truyền.
Vậy thì — là một người cầm bút, sử dụng cây bút thay thế cây súng cho cuộc đấu tranh hôm nay — bạn không nên tham gia (hay giúp đỡ trên mặt truyền thông) vào bất cứ tổ chức chính trị nào — ngoại trừ bạn tham gia và dứt bỏ ngòi bút của mình, hoặc bạn vẫn giữ ngòi bút của mình để thực hiện tuyên truyền cho tổ chức chính trị bạn tham gia. Ngoài ra bạn không có con đường nào khác hơn là mình phải độc lập khi chọn ngòi bút là phương pháp đấu tranh cho hôm nay, cho sự thật, cho Con Người Nhân Bản mà bạn muốn tiến đến.
Vậy thì có phải chăng bạn đơn độc, sẽ không đạt được hiệu quả trong cuộc đấu tranh hôm nay? Không! Chắc chắn là bạn không đơn độc bởi bạn là một trong rất nhiều người chọn cây bút trong đấu tranh và những cây bút này, bằng nhiều cái nhìn khác nhau, góc nhìn khác nhau, cùng nhau mổ xẻ vấn đề để mọi người thấy rõ hơn — nhằm tạo ra một nền tảng tương lai của dân tộc — hầu xây dựng lại nền móng Nhân Bản, Dân Chủ trên một đất nước đã không còn biết Thiện – Ác là gì.
Công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ hôm nay là công việc chung. Mỗi người, mỗi cá nhân cần phải liên kết để thực hiện những công tác mà một cá nhân, một đoàn thể không làm thành nếu thiếu sự hợp tác này. Đối với người cầm bút, tuy không hợp tác mặt đối mặt nhưng sẽ hợp tác trong lãnh vực cùng nhìn một vấn đề ở nhiều góc cạnh khác nhau, kinh nghiệm khác nhau để tạo ra nền tảng Dân Trí toàn diện. Đó chính là sự hợp tác vô hình, sự hợp tác tuy nhìn bề ngoài là không — nhưng có sự hợp tác để hình thành một nền tảng Dân Trí mở rộng, không đóng khung.
Là người cầm bút và chọn cây bút là vũ khí đấu tranh của hôm nay, bạn phải đứng trong tư thế độc lập và sẵn sàng nói lên sự thật — cho dù sự thật đó ảnh hưởng đến lề trái hay lề phải, bạn vẫn phải lên tiếng. Hãy tránh xa sinh hoạt đảng phái — bởi khi bạn cầm bút thì bạn không thể nào đi song hành với đảng phái — ngoại trừ bạn muốn làm công tác tuyên truyền cho đảng phái bạn muốn tham gia.
Tháng 11 năm 2015
Vũ Hoàng Anh Bốn Phương, New Orleans, LA/(Blog Ngàn Lau)

 
--------------

7 nhận xét:

  1. Hiểu biết chút ítlúc 10:48 16 tháng 12, 2015

    Để mổ xẻ chân tơ kẽ tóc về mục tiêu hoạt động cuối cùng của một người cầm bút thì đúng như tác giả Vũ Hoàng Anh Bốn Phương đã nói.
    Nhưng xét về lợi ích tối thượng của một dân tộc trong đó quyền lợi thiêng liêng nhất của một con người là được sống tự do, bình đẳng, nhân quyền, thì người cầm bút Việt Nam chân chính nào cũng tìm thấy được tiếng nói chung là vạch trần và chặn đứng mọi âm mưu thâm độc của kẻ thù xâm lược Phương Bắc và bản chất phản động dối trá của ĐCSVN là bán nước cầu vinh, là coi quyền lợi của ĐCSVN và của bản thân mình lên trên tất cả.
    Trong thực tiễn cuộc sống, anh, tôi và anh ta có thể có 3 mục tiêu khác nhau và có thể nằm trong 3 tổ chức đảng phái khác nhau, nhưng nếu cùng vì muốn bảo vệ Tổ quốc và cùng vì nền tự do dân chủ cho mọi người, chúng ta có thể gạt ra những lợi ích riêng tư để tìm thấy tiếng nói chung.

    Trả lờiXóa
  2. Phóng viên VC đa số giống như đà điểu rúc đầu vào sình lấy, nhịn nhục sống cho qua ngày...

    Trả lờiXóa
  3. Nếu chúng ta đứng ở trong hàng ngũ đảng phái mà chúng ta viết bài cho dù có tính xây dựng, hay phê phán hoặc chúng ta lệ thuộc vào đồng tiền thì cũng khó lòng trung thực khách quan. Trước đây có người đã từng nói:"Khi một người đầy tớ ăn cơm, cầm chổi quét nhà cho chủ thì phải khen cơm của chủ ngon". Còn Xuân Diệu cũng đã viết:
    "Nỗi đời cay cực đang dơ vuốt
    Cơm áo đâu đùa với khách thơ"
    Và nhà thơ Tố Hữu là Đảng viên của Đảng cộng sản. Khi viết bài "Hãy nhớ lấy lời tôi" nói về Nguyễn Văn Trỗi trong tác phẩm "Sống như anh". Thì ông ta có chửi bới đối phương mà người ta xem như là chửi chính ông ta và chửi đến công an quân đội:"Bầy giết thuê và lũ viết thuê". Sự thật nó thế đấy, một con người trọng danh dự khi đã nhận thức được công việc của mình viết bài thì cũng phải tự hỏi lòng mình cũng như "Trông người mà ngẫm đến ta". Ai lại như Tố Hữu

    Trả lờiXóa
  4. Tôi có chung quan điểm với tác giả qua bài này , nhưng VN có câu " ăn cây nào rào cây ấy " ! Tất cả mọi lực lượng viết lách , tuyên truyền đứng sau lưng ĐCS đều lãnh lương kiếm sống , dù có biết là sự thật 100% nhưng họ vẫn thò tay bóp méo nó đi để đổi lấy cơm ăn , gì thì gì , cuối cùng vẫn cứ vì . . . tiền ! Như vậy người cầm bút làm kinh tế nhiều hơn là làm chính trị , người cầm bút và kẻ đi buôn không có gì khác nhau về mục đích , họ không thể nói với khách hàng rằng thịt này ôi , cá này ươn , mà phải sử dụng mọi thủ đoạn quảng cáo " chất lượng " để câu khách . Muốn tồn tại thì giả cũng phải cố gắng viết như . . . thật !!!

    Trả lờiXóa
  5. Nếu chế độ sụp đổ , những người cầm bút hôm qua còn ca ngợi nó thì hôm nay họ sẵn sàng viết bài chửi bới " chế độ cũ " không thương tiếc . Giữa lực lượng lãnh đạo và giới cầm bút chỉ có mối quan hệ " bảo vệ quyền lợi " hai chiều nhất thời , không có bất cứ một khuôn mẫu , nội quy , cam kết hoặc điều lệ nào với người cầm bút . Họ có thể biến vàng thành cứ . . . t trong nháy mắt khi thấy " ông chủ " đã hết thời ! Hà - hà ! Cầm bút ? một lực lượng đáng được tôn trọng !

    Trả lờiXóa
  6. Quang " Lùn", Nghị Phước, Đông La.
    Tổ cha chúng nó một bè hại dân.
    Thật ra những tên này chỉ chờ thời,nói leo' ăn theo. Tôi là nông dân nhưng từ khi có mạng toàn cầu thì tôi đánh giá như sau:
    Nghị phước , Đông la là những tên tào lao, chẳng ra gì.
    Còn Quang Lùn là chó săn chính hiệu. Thằng này nếu ở quê tôi thì nó về chầu diêm vương lâu rồi.Tôi theo dõi nghe thằng này làm chó bắt mùi tốt lắm.
    Tôi khuyên nó một câu " Chuẩn bị đào cống chờ ngày toàn dân khởi nghĩa mà có nơi đưa gia đình vào ẩn núp , bây giờ nên làm đi chưa muộn..."

    Trả lờiXóa
  7. Người cầm bút phụng sự cho nền dân chủ tự do tôn trọng sự thật thì nhân dân mới mong mở rộng tầm hiểu biết rồi kiến thức sẽ mở rộng cho cả mọi người, còn cầm bút theo kiểu viết mướn dự theo sách vở giáo điều để viết cho ĐCS VN này thì chẳng khác nào phải vứt bỏ cái đầu của chính mình đi, gắn một cái đầu của Rô-bốt đã được nhồi sọ của cộng sản vào để viết thì mới sống được; nghĩa là viết cho chế độ cộng sản, cái gì xấu nhất cũng phải được vẽ vời, tung hô đến tận mây xanh, phải cho là đồ quý hiếm, bền đẹp như câu chuyện cười" Cái bụng cổ". Chẳng thế mà Việt Phương cũng đã từng một thời đã viết bằng lý tưởng:
    ..."Sức ta đã tang bội phần khi ta say đến trở thành rất tỉnh
    Ta đã có thể nói với quân thù những lời bình tĩnh
    Tất cả những gì xấu xa của tao là thuộc về mày
    Tất cả những gì tốt đẹp của mày là thuộc cả về tao"
    Nếu người viết mà ở phía ĐCS không chap nhận luật chơi bôi bác tự mình khen mình, trò trẻ trâu đó thử hỏi anh sẽ đi về đâu, anh viết cho ai ? Ở đây tôi muốn nói khi con người đã nhận ra lẽ song thì người ta phải tôn trọng danh dự của mình và tôn trọng sự thật. Nhưng muốn hiêu được cái giá trị của sự thật, ta phải cọ sát với nó hang ngày, thực tế tiếp cận với cuộc sống của nhân dân, có khi ta phải trả một giá rất đau mới tìm ra cái sự thật cao quý đó.Tôi lấy một VD đơn giản: Khi chúng ta có xe hon đa thì chúng ta mới biết bỏ cái xe đạp. Nếu chúng ta không biết xe hon đa thì suốt đời chúng ta chỉ giữ cái xe đạp thôi. Nói đến đây tôi lại nhớ có những ngôi sao, bức tượng đài làm bằng đất nhưng người ta sơn phết, tô hồng lên rất đẹp. Thực chất của ngôi sao và bức tượng đất đó không linh thiêng nhưng khi người ta đã phù phép vẽ vời thêm râu ria cho nó là người ta muốn lừa dối người khác thần tượng mà cho nó linh thiêng. Đôi khi ta còn thần thánh hóa về nó. Vậy thì chúng ta là những người viết và những người xem, chúng ta không tìm ra bản chất của sự vật thì cũng không làm chủ được mình, rồi chính ta cũng bị cuốn vào vòng xoáy mắc lừa mà thần tượng:
    Ơi ngôi sao sang trên trời
    Sao lung linh thế bởi người cầu sao
    Vì vậy cái cốt lõi của bài viết không phai là mơ hồ, chửi nhau, bêu xấu nhau mà cho là hay hoặc là ta than tượng một vấn đề gì đó, bốc thơm lên quá sự thật mà chủ yếu cái hay là nói được bản chat của sự thật trong cuộc sống

    Trả lờiXóa