Tạp chí Time của Mỹ mỗi năm đều công bố danh sách 100
người có ảnh hưởng nhất thế giới. Họ nói rằng, tin vui cho dân luật là, tính
trung bình, có tới hơn 10% số người trong danh sách này là luật sư. Tuy nhiên,
tin không vui là phần lớn số người có bằng luật đó lại không hành nghề luật, mà
hai ví dụ rõ ràng nhất là Barack Obama và Hillary Clinton (danh sách “Time 100”
năm 2012).
Ngày 5/12 tới đây, thế giới sẽ tưởng niệm một năm ngày
mất đi một vị “luật sư” như thế: Một con người có ảnh hưởng lớn đến nhân loại,
người có bằng luật (học trong tù) nhưng không hành nghề luật, tuy thế vẫn được
thế giới tiến bộ vinh danh là chính trị gia, nhà hoạt động đi đầu trong cuộc
đấu tranh vì nhân quyền trên khắp thế giới.
Tuổi thơ và
học vấn
Nelson Mandela sinh ngày 18/7/1918, trong một gia đình
quý tộc ở bộ lạc Thembu, nói tiếng Xhosa, tại làng Mvezo của Nam Phi. Bố ông,
Gadla Henry Mphakanyiswa (1880-1927), là tù trưởng. Mẹ ông, Nosekeni Fanny, là
vợ thứ ba trong bốn vợ của Mphakanyiswa, sinh được 9 con gái và 4 con trai. Sau
khi bố ông mất vào năm 1927 khi ông mới 9 tuổi, Mandela – lúc đó vẫn mang tên
khai sinh là Rolihlahla, nghĩa là “kẻ gây rắc rối” – được một vị quan nhiếp
chính của bộ lạc Thembu nhận làm con nuôi và bắt đầu được chuẩn bị để lên làm
một lãnh đạo bộ lạc trong tương lai.
Mandela là người đầu tiên trong gia đình được học hành
bài bản. Ông học xong tiểu học ở một ngôi trường truyền giáo địa phương, tại đó
ông được cô giáo đặt tên là Nelson, theo thông lệ giáo viên phải đặt tên tiếng
Anh cho các sinh viên châu Phi. Ông tiếp tục học lên Học viện Clarkebury
Boarding và trường trung học Healdtown của Hội Giám lý, nơi ông xuất sắc cả về
thể thao (quyền Anh và chạy bộ) lẫn các môn học hàn lâm. Năm 1939, Mandela vào
Đại học Fort Hare , một trường cao cấp, cũng là cơ sở
giáo dục theo đường lối phương Tây duy nhất dành cho người da đen ở Nam Phi
thời gian đó. Năm 1940, ông và một số sinh viên khác, trong đó có người bạn và
cũng là đối tác kinh doanh tương lai Oliver Tambo (1917-1993), bị đuổi học do
tham gia một chiến dịch tẩy chay các chính sách của trường.
Được biết chuyện nhiếp chính Jongintaba đã sắp xếp cho
ông lấy vợ, Mandela bèn bỏ trốn đến Johannesburg, ở đây ông làm gác đêm, rồi
làm thư ký tòa, trong khi đó vẫn tốt nghiệp bằng cử nhân hàm thụ. Ông học luật
ở Đại học Witwatersrand , tại đây ông bắt đầu
tham gia phong trào chống phân biệt chủng tộc, đồng thời mở rộng quan hệ với
các nhà hoạt động người da đen và da trắng. Năm 1944, Mandela gia nhập đảng Đại
hội Dân tộc Phi (ANC) và hợp tác với các đồng chí trong đảng, gồm cả Oliver
Tambo, thành lập đoàn thanh niên của đảng, ANCYL. Cùng năm đó, ông gặp và cưới
người vợ đầu tiên, Evelyn Ntoko Mase (1922-2004). Vợ chồng ông có bốn con. Họ
ly dị năm 1957.
Nelson
Mandela và đảng Đại hội Dân tộc Phi
Nelson Mandela dấn thân vào chính trị và hoạt động
mạnh mẽ hơn trong đảng ANC kể từ sau khi đảng Quốc gia mà thành viên chủ yếu là
người Phi gốc châu Âu (da trắng) chiến thắng trong một cuộc bầu cử năm 1948. Từ
đây, đảng này chính thức thiết lập một hệ thống phân biệt chủng tộc – apartheid
– hạn chế các quyền cơ bản của người da đen và ngăn cấm họ tham chính, đồng
thời duy trì sự cai trị của thiểu số da trắng. Năm sau đó, ANC thông qua chương
trình hành động của ANCYL, nhằm đòi quyền làm công dân cho tất cả người Nam
Phi, thông qua các hoạt động tẩy chay, đình công, bất tuân dân sự và các phương
pháp phi bạo lực khác. Mandela tham gia lãnh đạo Chiến dịch Chống Các Đạo Luật
Bất công của đảng ANC năm 1952. Ông đi khắp nước, tổ chức biểu tình chống các
chính sách phân biệt, và xúc tiến cho ra một tuyên ngôn được gọi là Hiến chương
Tự do, được Quốc hội Nhân dân phê chuẩn năm 1955. Cũng vào năm 1952, Mandela và
Tambo mở công ty luật đầu tiên của người da đen ở Nam Phi, trợ giúp pháp lý
miễn phí hoặc lấy phí rất thấp cho những người chịu tác động của các đạo luật
phân biệt chủng tộc.
Ngày 5/2/1956, Mandela và 155 nhà hoạt động khác bị
bắt giữ. Họ bị đưa ra tòa vì tội phản quốc. Tất cả các bị cáo đều được tuyên
trắng án năm 1961, nhưng trong những năm họ ngồi tù, căng thẳng, mâu thuẫn
trong nội bộ ANC đã gia tăng, với việc thành phần chủ chiến ly khai vào năm
1959 để hình thành đảng Đại hội Toàn Phi (PAC). Năm 1960, cảnh sát xả súng vào
một cuộc biểu tình ôn hòa của người da đen ở thị trấn Sharpeville, giết chết 69
người. Hậu quả của vụ thảm sát là không khí sợ hãi, phẫn nộ và bạo loạn lan
tràn khắp đất nước; chính quyền apartheid cấm cả ANC lẫn PAC hoạt động. Bị buộc
phải rút vào bí mật và phải cải trang để tránh bị phát hiện, Mandela quyết
định: Đã đến lúc phải theo đuổi một đường lối cứng rắn hơn là phản kháng thụ
động.
Nelson
Mandela và phong trào đấu tranh vũ trang
Năm 1961, Nelson Mandela đồng sáng lập và trở thành
lãnh đạo đầu tiên của Umkhonto we Sizwe (“Ngọn giáo của dân tộc”), còn được gọi
là MK, nhánh vũ trang của ANC. Vài năm sau, tại cái phiên tòa tuyên án bỏ tù
ông gần ba thập kỷ, ông trình bày lý do phải có một sự ly khai dứt khoát khỏi
giáo lý ban đầu của đảng ANC: “Sẽ là sai lầm và hão huyền nếu các nhà lãnh đạo
châu Phi tiếp tục rao giảng về hòa bình và phi bạo lực vào thời điểm mà chính
quyền chỉ đáp trả những yêu cầu ôn hòa của chúng tôi bằng vũ lực. Chỉ khi nào
tất cả các cố gắng khác đều đã thất bại hết, khi tất cả các kênh phản đối ôn
hòa đều đã bị cấm đoán, thì mới phải quyết định bắt đầu các hình thức bạo lực
của đấu tranh chính trị”.
Dưới sự lãnh đạo của Mandela, MK tổ chức một chiến
dịch phá hoại nhằm vào chính quyền – khi ấy chính quyền đã vừa tuyên bố Nam Phi
là một nước cộng hòa, và rút khỏi Khối Thịnh vượng Chung thuộc Anh. Tháng
1/1962, Mandela trốn ra nước ngoài để dự một hội nghị của các nhà lãnh đạo dân
tộc Phi ở Ethiopia , thăm
Oliver Tambo lúc đó đang lưu vong ở London , và
theo học một khóa huấn luyện về chieensh tranh du kích ở Algeria . Ngày
5/8, gần như ngay sau khi trở về, ông bị bắt giam và sau đó bị kết án 5 năm tù
vì tội trốn khỏi đất nước bất hợp pháp và kích động một cuộc đình công của công
nhân vào năm 1961. Tháng 7 năm sau đó, cảnh sát bố ráp một nơi trú ẩn của ANC ở
Rivonia, ngoại ô Johannesburg, bắt giữ một nhóm lãnh đạo MK gồm cả người da đen
và da trắng, đang họp đánh giá kế hoạch tổ chức một cuộc chiến tranh du kích.
Bằng chứng tìm được đã chống lại Mandela và các nhà hoạt động khác – tất cả đều
bị đưa ra tòa vì tội phá hoại, tội phản quốc và âm mưu kích động bạo lực.
Mandela và 7 bị cáo khác may mắn thoát khỏi giá treo
cổ. Thay vì thế, họ bị kết án tù chung thân, tại phiên xử án được gọi là Phiên
Tòa Rivonia, kéo dài 8 tháng và thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng quốc tế.
Trong một bài phát biểu rất xúc động, đã khiến cho ông trở thành một biểu tượng
trên toàn thế giới, Mandela thừa nhận mình phạm tội phá hoại, song ông bác bỏ
tội phản quốc (âm mưu tiếp tay cho thế lực nước ngoài xâm lược Nam Phi). Ông
cũng mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ cho các hoạt động của ANC và tố cáo sự bất công
của chế độ apartheid. Những lời cuối cùng của ông là: “Tôi yêu lý tưởng về một
xã hội dân chủ và tự do, nơi tất cả mọi người chung sống hòa hợp và bình đẳng
về cơ hội. Đó là một lý tưởng mà tôi hy vọng có thể sống vì nó và đạt được nó.
Nhưng nếu cần, đó là một lý tưởng mà tôi sẵn sàng chết vì nó”.
Điều
ít người biết là: Cho đến tận tháng 7/2008, Mandela và các đảng viên ANC vẫn bị
hạn chế xuất cảnh đến Hoa Kỳ – ngoại trừ đến trụ sở Liên Hiệp Quốc và nếu được
Ngoại trưởng cấp giấy phép đặc biệt – vì họ bị quy là khủng bố trong thời kỳ
đấu tranh chống chính quyền apartheid. Bản thân Nelson Mandela, mặc dù chịu án
chung thân và cuối cùng phải ngồi tù tới 27 năm, cũng không được coi là tù nhân
lương tâm. (Theo định nghĩa của Ân xá Quốc tế, tù nhân lương tâm là những người
bị tù chỉ vì đã thực thi một cách ôn hòa quyền tự do biểu đạt của họ, và là
người không sử dụng bạo lực hay cổ súy bạo lực, hận thù).
Những năm
tháng trong tù
18 năm đầu, Nelson Mandela ở nhà tù trên đảo Robben,
một nơi rất khắc nghiệt ngoài khơi Cape Town, vốn trước kia là nơi dành cho
người hủi (cùi). Ông bị nhốt trong một xà lim nhỏ, không giường chiếu, và phải
lao động khổ sai ở một mỏ đá vôi. Là một tù nhân chính trị da đen, ông chỉ được
khẩu phần ăn rất nghèo nàn và không có được quyền lợi như các tù nhân khác. Ông
chỉ được phép gặp vợ sáu tháng một lần. Vợ ông là Winnie Madikizela-Mandela
(1936 –), cưới ông năm 1958 và có với ông hai con gái. Mandela và các bạn tù
thường xuyên bị ngược đãi chỉ vì những lỗi nhỏ; theo các báo cáo để lại, trong
các hình thức đối xử tàn ác này, có chuyện quản giáo chôn tù xuống hố, đất ngập
đến cổ, rồi tiểu lên đầu họ.
Bất chấp điều kiện lao tù khắc nghiệt, trong thời gian
bị giam cầm, Mandela vẫn tốt nghiệp bằng luật từ xa, Đại học London, và ông đã
đóng vai trò như giảng viên luật cho các bạn tù của mình. Bằng kiến thức có
được, ông khuyến khích họ đấu tranh phi bạo lực để đòi quyền được đối xử tốt
hơn. Ông cũng bí mật viết các bài chính trị và bản thảo của cuốn tự truyện của
ông, “Một bước dài đến tự do”, xuất bản 5 năm sau khi ông ra tù.
Mặc dù buộc phải rút khỏi sân khấu chính trị, nhưng
Mandela vẫn là một vị lãnh tụ mang tính biểu tượng của phong trào chống phân
biệt chủng tộc. Năm 1980, Oliver Tambo tung ra chiến dịch “Tự do cho Nelson
Mandela”, đưa nhà lãnh đạo bị cầm tù thành một tên tuổi lừng lẫy và càng làm
tăng thêm cơn phẫn nộ của cộng đồng quốc tế đối với chế độ phân biệt chủng tộc
ở Nam Phi. Khi áp lực tăng lên, chính quyền mặc cả với Mandela là sẽ trả tự do
cho ông, đổi lại ông phải chấp nhận một loạt thỏa hiệp chính trị khác nhau, gồm
cả việc từ bỏ bạo lực và công nhận Transkei Bantustan “độc lập”, nhưng ông
thẳng thừng từ chối những thỏa thuận này.
Năm 1982, Mandela được di lý đến nhà tù Pollsmoor trên
đất liền, và vào năm 1988, ông bị quản thúc tại gia. Năm sau đó, Tổng thống mới
lên F. W. de Klerk (1936 –) dỡ bỏ lệnh cấm ANC hoạt động, đồng thời kêu gọi xây
dựng một nước Nam Phi không phân biệt chủng tộc, từ bỏ đường lối bảo thủ của
đảng. Ngày 11/2/1990, ông ra lệnh thả người tù nổi tiếng mang số hiệu 46664 –
Nelson Mandela.
Nelson
Mandela làm Tổng thống Nam Phi
Sau khi được trả tự do, Nelson Mandela đã lãnh đạo ANC
trong các cuộc đàm phán với đảng Dân tộc đang cầm quyền và nhiều tổ chức chính
trị khác ở Nam Phi, nhằm chấm dứt chế độ apartheid và thành lập một nhà nước đa
chủng tộc. Mặc dù rất căng thẳng và diễn ra trong bối cảnh bất ổn về chính trị,
nhưng các cuộc đàm phán đã đem lại cho Mandela và de Klerk giải Nobel Hòa bình
vào tháng 12/1993. Ngày 26/4/1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đi bỏ phiếu
trong cuộc bầu cử quốc hội đa chủng tộc đầu tiên trong lịch sử đất nước. Đa số
áp đảo chọn ANC làm đảng cầm quyền, và vào ngày 10/5, Mandela tuyên thệ làm
tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử Nam Phi, de Klerk làm phó tổng thống
thứ nhất của ông, Thabo Mbeki là phó tổng thống thứ hai.
Trên cương vị tổng thống, Mandela thành lập Ủy ban Sự
thật và Hòa giải để điều tra về các vi phạm nhân quyền và chính trị của cả
những người ủng hộ lẫn người chống chế độ apartheid, trong giai đoạn từ năm
1960 đến 1994.
Cần nhớ là trong thời gian Mandela ngồi tù, vào những
năm 1980, nhánh vũ trang của ANC là MK, hay “Ngọn giáo của dân tộc”, quả thật
đã tổ chức nhiều trận đánh du kích nhằm chống lại chính quyền apartheid, thể
hiện một đường lối cứng rắn đúng như cái tên của họ. Nhiều dân thường trở thành
nạn nhân của bạo lực. Khi lãnh đạo Ủy ban Sự thật và Hòa giải, Tổng thống
Mandela đã công khai thừa nhận ANC từng vi phạm nhân quyền.
Ông cũng đưa ra vô số chương trình cải cách xã hội và
kinh tế, nhằm gia tăng mức sống của cộng đồng da đen ở Nam Phi. Năm 1996
Mandela chủ trì việc ban hành hiến pháp mới của Nam Phi, lập nên một chính
quyền trung ương mạnh, dựa trên nguyên tắc đa số cai trị, cấm phân biệt đối xử
với người thiểu số, kể cả người da trắng.
Thúc đẩy quan hệ giữa các chủng tộc, kiềm chế người da
đen để họ không trả thù thiểu số da trắng, và xây dựng một hình ảnh quốc tế mới
cho một nước Nam Phi thống nhất – đó là các trọng tâm trong chương trình hành
động của Tổng thống Mandela. Để đạt các mục tiêu này, ông lập nên “Chính phủ
Thống nhất Quốc gia” đa chủng tộc, và tuyên bố đất nước này là “một quốc gia
bảy sắc cầu vồng, hòa bình với chính mình và với thế giới”. Trong một cử chỉ
được coi là một bước tiến lớn đến hòa hợp hòa giải, ông khuyến khích người da
đen và da trắng cùng diễu hành xung quanh đội tuyển rugby quốc gia của Nam Phi,
mà thành viên phần lớn là người gốc Âu, trong sự kiện Nam Phi tổ chức Cup Rugby
Thế giới, năm 1995.
Vào sinh nhật 80 tuổi (năm 1998), Mandela làm lễ thành
hôn với chính trị gia, nhà hoạt động nhân đạo Graça Machel (1945 –) – vợ góa
của cựu tổng thống Mozambique .
(Ông đã chia tay bà Winnie năm 1992). Năm sau đó, khi nhiệm kỳ tổng thống đầu
tiên của ông kết thúc, Mandela rút lui khỏi chính trường. Phó tổng thống Thabo
Mbeki (1942-), đảng viên ANC, trở thành Tổng thống kế nhiệm ông.
Những năm
cuối đời của huyền thoại Nelson Mandela
Sau khi nghỉ hưu, Nelson Mandela vẫn là một người cổ
súy không ngừng nghỉ cho hòa bình và công lý xã hội ở Nam Phi và trên toàn thế
giới. Ông thành lập một loạt tổ chức, trong đó có Quỹ Nelson Mandela rất có ảnh
hưởng, và Người Cao Tuổi – một tổ chức độc lập, thành viên là các nhân vật nổi
tiếng hoạt động để giải quyết các vấn nạn của toàn cầu cũng như giảm bớt sự
thống khổ của con người. Năm 2002, Mandela trở thành một nhà vận động mạnh mẽ
cho việc nâng cao nhận thức về AIDS và các chương trình điều trị AIDS, trong
một nền văn hóa mà các nạn nhân của đại dịch này chìm trong sự thiếu hiểu biết
và nhục nhã. Căn bệnh AIDS về sau đã lấy đi sinh mạng của Makgatho (1950-2005),
con trai của Mandela. AIDS cũng đe dọa cuộc sống của người dân Nam Phi nhiều
hơn ở bất kỳ nước nào khác trên thế giới.
Số tù của Nelson Mandela, 46664, trở thành biểu tượng
của chiến dịch chống AIDS ở Nam Phi.
Năm 2001, Mandela phải trải qua một đợt điều trị bệnh
ung thư tuyến tiền liệt. Sức khỏe của ông ngày càng kém đi trong những năm cuối
đời và ông phải hạn chế xuất hiện trước công chúng. Năm 2009, Liên Hợp Quốc
tuyên bố ngày 18/7 là “Ngày Quốc tế Nelson Mandela”, nhằm tôn vinh những đóng
góp của nhà lãnh đạo Nam Phi cho sự nghiệp dân chủ, tự do, hòa bình và nhân
quyền trên toàn thế giới. Nelson Mandela mất ngày 5/12/2013 vì viêm phổi tái
phát.
(Lược
dịch từ History.com)
-------------
Hoàng Kim Phượng lược dịch và
giới thiệu
http://luatkhoa.org và
Facebook: facebook.com/luatkhoa.org. Nhiều bài vở hấp dẫn về các vấn đề pháp lý
ở Việt Nam
và quốc tế đã được đưa lên đây. Dân Luận xin chọn đăng một số bài viết hay để
giới thiệu cho trang.
Luật Khoa Tạp Chí được khởi xướng bởi
luật gia Trịnh Hữu Long, luật sư Vi K. Trần, nhà báo Đoan Trang và Alex Truong.
---------------
News:
Trả lờiXóa- Bảy chi nhánh của các ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài tại Việt Nam đang thanh lý để ngưng hoạt động. Danh sách các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại TP HCM sắp chấm dứt hoạt động bao gồm chi nhánh của ngân hàng ANZ, HSBC, Standard Chartered, Shinhan, Lào Việt, Credit Agricole, báo điện tử VnEconomy đưa tin.
- Tổng thống Pháp Francois Hollande nói trên truyền hình rằng ông sẽ không tái tranh cử năm 2017 nếu không giảm được nạn thất nghiệp. (Ông nói phải giữ lời nhé?! Đừng tào lao như con "ếch ngồi đáy giếng"!)
- "Dân Việt thực tế không có quyền bầu cử". (Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết).
- "Quốc hội VNCS toàn là Nghị gật!" (Tiến sỹ Nguyễn Quang A).
Tư tưởng của Nelson rất xa lạ với cái mà VN tôn thờ là chủ nghĩa Mac-Lê.
Trả lờiXóaDưới sự lãnh đạo của đảng CSVN, không có chuyện đã vào tù do đấu tranh vì công ý, công bằng, dân chủ mà làm TBT! Còn lâu mới văn minh dân chủ bằng các nước khác!
XóaXã hội Việt Nam bây giờ nó gây đủ trở ngại cho việc giáo dục con cái để cho tương lai sau này nó đứng vững trong cuộc sống.
Trả lờiXóaHiện tại thì tôi dạy dỗ con cái là phải ma mãnh, phải biết gian dối khi cần thiết, không cần học giỏi, phải biết xu nịnh và biết chạy chọt, đút lót, biết cơ hội. . . và ví dụ minh chứng cho chúng thấy về những sự việc, con người đang vinh thân, phì gia, đang giàu có từ mánh lớ làm ăn, làm hàng giả, hay có bằng cấp giả, bằng cấp mua, mua quan bán chức, đang buôn lậu, đang kinh doanh làm ăn với vốn ngân sách nhà nước. . Nếu xã hội này không có gì thay đổi thì sau này con cái sẽ thành công theo kiểu thành công như mấy ông giàu có hiện nay hiện nay.
Nhưng nếu lỡ may xã hội thay đổi theo hướng dân chủ, văn minh như các nước văn minh, tiên tiến trên thế giới thì kiểu dạy dỗ này cho chúng sẽ như thế nào. một là khả năng đói nghèo do không làm được gì giỏi dang, 2 là khả năng đi tù, và chúng sẽ oán hận cha mẹ.
Qua và suy nghỉ trên, xin các anh chị đóng góp ý kiến về cách dạy dỗ con các cho cuộc sống tương lai bọn trẻ, chứ tôi thì thấy bế tắc quá.
Cảm ơn
Chế độ Apartheid bị coi là một chính phủ phân biệt chủng tộc tàn độc, nhà tù Apartheid khắc nghiệt. Thế nhưng nó vẫn có cửa cho người tù vươn đén đỉnh cao của tri thức. Nelson Madela tốt nghiệp đại học luật và trở thành luật sư trong tù. Không biết nhà tù dưới chế độ xhcn tốt đẹp của ta có cho tù nhân học hành như rứa không? Nếu không thì cũng nên tham lharo cái ché độ phân biệt chủng tộc chết tiệt đó nó cho tù nhân học hành ra răng để học tập. Tất nhên khong thể học tập cái ác của nó, vì nhà tù của nó chưa chắc đã ác bằng ta.
Trả lờiXóa