Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, chuyện DN ngày càng tốn phí "bôi trơn" đã là câu chuyện mà ai cũng biết, không còn xa lạ đối với xã hội Việt Nam, cho nên Nhà nước cần phải tiến hành cải cách hành chính và bộ máy mạnh mẽ hơn nữa.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tổng cục Thống kê (GSO) và Trường Đại học Copenhagen vừa công bố Báo cáo “Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam:Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013” trong đó có những kết quả không mấy khả quan. Có đến 70% các DN được khảo sát nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện kinh doanh năm 2013 và chỉ có 15% doanh nghiệp không cảm thấy những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng.
Tỷ lệ DN có chi phí phi chính thức năm 2013 cao hơn năm 2011 và tương tự như năm 2009. Theo đó, 19% DN được hỏi cho biết họ đã phải thanh toán các khoản chi phi chính thức trong năm 2013, trong đó chiếm gần 29% các khoản chi này có liên quan đến dịch vụ công.
Đánh giá về những con số này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, đó thực sự là vấn nạn mà "ai cũng biết" và chúng ta cần phải thay đổi.
Theo số liệu từ báo cáo về Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam 2013, tỷ lệ DN có chi phí phi chính thức nhằm đối phó với cơ quan, người thu thuế cũng như kết nối với dịch vụ công trong năm 2013 cao hơn năm 2011. Bà suy nghĩ sao về việc này?
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan |
Tôi nghĩ rằng, chi phí phi chính thức tăng lên ở Việt Nam là câu chuyện ai cũng biết, rất nhiều nghiên cứu và điều tra đã chứng minh. Nghiên cứu về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cũng đã chứng minh chi phí phi chính thức là phần mà tất cả các DN Việt Nam và FDI đều phải chi, ngày càng tăng lên.
Cùng với đó, là nhiều báo cáo khác như cảm nhận của người dân về tham nhũng, nghiên cứu cải cách hành chính ở Việt Nam..., không có cái nào là không đề cập đến và không lạ đối với xã hội.
Vậy chúng ta nên làm gì để giảm bớt vấn nạn phí "bôi trơn" cho DN, thưa bà?
Chính phủ đã cho ra đời Nghị quyết 19 để giải quyết phần nào vấn nạn này. Và các DN hiện nay cũng đang trông chờ vào Nghị quyết này để giảm thời gian nộp thuế, bảo hiểm xã hội và xuất nhập khẩu về mức trung bình ASEAN 6, tiết kiệm chi phí cho DN kể cả chi phí không chính thức. Đồng thời, với việc cải cách thủ tục hành chính, áp dụng công nghệ thông tin để làm việc với nhau trên máy tính, sẽ không còn có chuyện cán bộ thuế ngồi gặp DN rồi cưa đôi với nhau về thuế nữa.
Cái đó là hết sức căn cơ, giúp Nhà nước cải cách hành chính và bộ máy, không còn lí do gì giữ đội ngũ thuế hay cán bộ làm bảo hiểm xã hội đông lên. Bên cạnh đó, vì thu nhập của nhân viên trong ngành này cũng không cao nên họ sẽ có động lực phải tìm nguồn thu khác ngoài lương, chưa kể tiền khi họ mua “ghế”. Nếu có thể cắt giảm được những vấn đề này thì Nhà nước có thể tăng lương cho các cán bộ thuế làm việc đúng, chính xác, lúc đó phí bôi trơn sẽ giảm đi.
Mặc dù các Bộ ngành đang rất cố gắng, nhưng Nhà nước cũng cần trực tiếp hỏi DN xem cải cách thủ tục hành chính đã giảm được ở mức nào? chứ đừng nên nghe một phía từ các cơ quan Nhà nước. Dùng các cơ quan Nhà nước để đo với nhau thì không chính xác được, phải đo bằng tiếng nói của những nạn nhân là DN. Chỉ có Nhà nước mới chủ động quy định lại cho văn minh và minh bạch hơn, phải làm rõ trách nhiệm của mình.
Nhiều thống kê hiện nay cũng cho thấy, số lượng DN giải thể, ngừng hoạt động đang tăng lên do kinh tế khó khăn, không thể bán được hàng. Vậy chúng ta có nên giảm bớt chính sách, tăng kích cầu để giúp DN thoát khỏi khó khăn không, thưa bà?
Tôi không nghĩ như vậy, bởi Nhà nước cần phải ổn định kinh tế vĩ mô vẫn cần đặt mục tiêu kiềm chế lạm lên hàng đầu. Năm nay lạm phát giảm xuống nhưng vẫn còn rủi ro cho nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta thực sự chưa cao, kể cả mức hiện nay, các báo cáo vẫn còn gây nghi ngờ cho các chuyên gia kinh đó. Đó là tại sao tăng trưởng 5,8% mà các DN vẫn chết nhiều?
Có nhiều dữ liệu trái chiều nhau, và có thể kinh tế tăng trưởng nhưng lại vẫn phụ thuộc chủ yếu vào đầu tư nước ngoài. Tôi cho rằng về lâu về dài, nền kinh tế không thể phát triển được bằng đầu tư Nhà nước mà phải phát triển bằng chính nội lực của mình, dự trên nền tảng kinh tế vĩ mô và khi đó DN mới phát triển được. Chúng ta không thể đạt được mục tiêu phát triển trong bối cảnh bất ổn kinh tế vĩ mô và nền kinh tế cứ trồi sụt.
Cũng không nên lo việc kích cầu, nhất là lĩnh vực BĐS. Vì bài học trước đó đã cho thấy, tiền Nhà nước bỏ ra kích cầu lại rơi vào nhóm nhỏ như BĐS, đã lấy được bao nhiêu tiền, giàu có trên sự mất đất của hàng triệu người nhất là nông dân, nên không có lý do gì phải cứu họ.
Thủ tướng khẳng định ưu tiên năm nay là tái cơ cấu Nhà nước, vì vậy nên hướng nguồn vốn cho nông thôn để đời sống người dân được cải thiện. Chừng nào Nhà nước khó khăn, đời sống nhân dân khó khăn thì không bao giờ kích được cầu. Bên cạnh đó, chính sách giúp đỡ DN nhỏ và vừa cũng rất cần phải làm.
Việt Nam đang trong quá trình đàm phán nhiều Hiệp định quan trọng như TPP, FTA... Theo bà, liệu đây có phải là cơ hội để chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế, đón đầu nhiều cơ hội cho DN phát triển?
Hiện nay, chúng ta chỉ tập trung vào đàm phán, đưa ra cam kết. Cứ tạm cho là Việt Nam có thể chấp nhận được, nhưng tôi cho rằng sự chuẩn bị từ trong nước thì không có. Chúng ta chưa có sự cố gắng trong việc cải cách thể chế, hạ tầng, nhân lực. Những vấn đề này vẫn đang là nút thắt. Chính vì thế nên chúng ta chưa được chuẩn bị để đón đầu cơ hội. Lấy ví dụ như cải cách thể chế, tái cơ cấu kinh tế đã được nói đến rất nhiều, tại Diễn đàn kinh tế Quốc hội cũng đều nói về đề tài này, nhưng những vấn đề chúng ta làm được thì quá ít, nên tôi rất lo lắng việc này.
Nếu những lần trước chúng ta chỉ mở cửa thị trường hàng hóa thì lần này là mở cửa hoàn toàn với các hiệp định như TPP. DN Việt phải xoay trở, vật lộn trí tuệ để giải đáp câu hỏi sống được hay không? Đó là vòng luẩn quẩn của DN, trong khi đà kinh tế Việt Nam mở, chúng ta chấp nhận tự do hóa, mở cửa thị trường nhưng mình mới chỉ mở cho người nước ngoài, còn mình lại trói tay người nhà mình, để người nước ngoài vào lấy mất cơ hội.
Cho nên tôi mong chúng ta tập trung nhiều hơn nữa để Việt Nam thấy được làm sao để tăng được sức mạnh nền kinh tế Việt Nam, chứ không phải đem đại gia nước ngoài vào làm cho nền kinh tế Việt Nam.
Xin cảm ơn bà!
Duyên Duyên/Motthegioi
phí bôi trơn là lời bóng bảy chứ đúng ra là tiền đút lót hay hối lộ để được việc hoặc kịp việc đã và đang làm chết nền kt.một chợ không họp,xe không chạy,trường không dạy và hoc,nhà máy đóng cửa thì cả nước là một đám tang khổng lồ.hãy làm gì đi kẻo quá muộn.
Trả lờiXóarồi đây việt Nam sẽ càng ngày càng khó khăn về kinh tế. đó là điều chắc hắn không thể tránh khỏi.
Trả lờiXóa1. Nước ta nghèo, các doanh nghiệp trong nước chỉ sản xuất hàng hóa đơn giản, nhưng sẽ không cạnh tranh với hàng hóa giả, hàng hóa rẻ từ trung quốc . từ đó thu nhập trong nước thấp từ DN cho đến ngân sách NN. vì vậy NN mở cửa để các DN nước ngoài vào đầu tư làm ăn và nộp thuế, để NN có thu
2. Các nước mà quan hệ với Việt Nam là các nước có nền kinh tế phát triển từ khoa học kỹ thuật, hàng hóa sản xuất thuộc tính công nghệ cao, quản lý tài chính tốt, quản lý, quản bá, tiếp thị và tìm kiếm thị trường giỏi. Khi họ gia nhập trong các tổ chức thương mại họ rất có lợi, họ tiêu diệt được các đối thủ sở tại, chiếm lĩnh thị trường dễ dàng.
3. Nước ngoài sẽ kinh doanh mọi lĩnh vực, mọi mặt hàng kể cả nông nghiệp. Từ đó DN trong nước sẽ lần hồi giải thể và trở thành nhà phân phối buôn bán cho DN nước ngoài. Tất cả dân việt có học nhiều, học ít đến không học hành đều vào làm thuê tùy công việc. Nhưng cũng chỉ một số ít nười, còn lại làm nông nghiệp và thất nghiệp.
4. GDP chúng ta tăng lên nhưng thực chất tiền vào túi chủ DN nước ngoài. vì thế Ngân sách nhà nước cạn dần và sẽ bán lần hồi tài nguyên để có tiền duy trì bộ máy công quyền
5. Khi bán và tiêu hết tiền từ tài nguyên và lúc đó là cơ hội cho Tàu xâm lược dù thế giới có lên án.
Đất nước những tháng năm thật buồn
có nghĩa VN dần dần trở thành một thuộc địa của tàu sao ?
XóaĐã trở thành...
XóaCho tôi sửa lại 2 cái "hệ quả" 3 và 4 như sau:
Xóa3. Nước ngoài sẽ có ưu thế kinh doanh mọi lĩnh vực, mọi mặt hàng kể cả nông nghiệp - vì họ đếch cần bôi trơn. Từ đó DN trong nước sẽ lần hồi giải thể và trở thành nhà phân phối buôn bán cho DN nước ngoài. Tất cả dân việt có học nhiều, học ít đến không học hành đều vào làm thuê tùy công việc. Nhưng cũng chỉ một số ít nười, còn lại làm nông nghiệp và thất nghiệp.
4. GDP chúng ta tăng lên nhưng thực chất tiền vào túi chủ DN nước ngoài. Ngân sách nhà nước có thể tăng nhờ tăng quy mô sản xuất và bán lần hồi tài nguyên để có tiền duy trì bộ máy công quyền, nhưng đại bộ phận dân chúng sẽ bị bần cùng hóa. Nền kinh tế sẽ bị lệ thuộc ĐTNN nên đương nhiên đầy bất trắc, không thể trở nên dân giàu nước mạnh được đâu.
Hậu quả của cái "phí bôi trơn" tàm tạm suy ra là như vậy. Còn tiền đề của nó thì chỉ có ...vua tập thể mới gỡ nổi.
Tôi thật lòng kính trọng bà Chi Lan!
Trả lờiXóaTôi chưa đọc bài, chỉ xem cái đầu đề nên chỉ phát biểu về cái đầu đề.
Có lẽ Bà cũng vẫn bị cách nói "Tế nhị", "Nhạy cảm", "khôn khéo" chi phối, cách nói đã thành quen của toàn dân chứ không riêng gì những người đã một thời thành đạt như Bà.
Phí bôi trơn là việc:
-Đương nhiên.
-Bắt buộc
-Từ rất lâu rồi
-Với tất cả mọi việc trong xã hội.
-Càng ngày càng trầm trọng
-Sự thành bài của việc tùy thuộc vào nó, người giải quyết việc sống bằng nó, làm giàu bằng nó.
Bởi vậy cần phải nói rằng: Xã hội đã quá quen, quá nghiện phí bôi trơn!
Thay vì: xã hôi không lạ gì với phí bôi trơn
Tôi hiểu và vẫn kính trọng bà Chi Lan về những hoạt động của người phụ nữ này khi đương chức và đặc biệt sau khi nghỉ.
Kính chúc bà luôn khỏe và tiếp tục cống hiến cho Dân tộc!
ba lan gioi va co tam nhu the nhung sao ong dung lai khong su dung.ba lan co gi khac biet voi ong dung thu tuong?
Trả lờiXóaCâu hỏi của bạn chính là câu trả lời!
XóaGọi là phí bôi chơn là lời bóng gió thôi, thực chất là tiền chi hối lộ của các doanh nhiệp cho các quan chức. Bình luận và đánh giá tình doanh nghiệp , và nền khinh tế Việt Nam của bà Pham Chí Lan hoàn toàn đúng
Trả lờiXóaMột số chị em hối lộ sếp cái của khỉ kia cũng phải bôi trơn, không bôi trơn thì sếp không "chiến đấu" được. Vì phía người đưa nhiều khi không có cảm xúc, nên máy móc thiếu dầu. Cầm theo hộp gen bôi trơn cho suôn sẻ.
Trả lờiXóaĂn cả vốn tự có của chị em,thế mới gọi là ăn không chừa thứ gì chứ.
XóaMọi con đường của phí bôi trơn đều đổ nơi có quyền có chức .
Ra đường thấy có ai vác đá tự ghè vào chân mình người ấy tất sẽ được gọi là điên .
Quan chức công chức tham nhũng chả ai chụi bị gọi là điên để mà hưởng ứng chiến dịch NQ4 chống tham nhũng của bác TBT, trưởng Ban chống tham nhũng cả .
Cách hay nhất là bác nào làm TBT khóa XII ,muốn thật sự phòng chống tham nhũng NÊN xếp vào lưu kho phế thải cơ chế XHCN mà bác TBT N .P Trọng từng thành danh Tiến sĩ đi.Còn XHCN,còn bao cấp xin cho thì còn tham nhũng,không chống được đâu.
Vẫn trong tầm kiểm soát ?
Trả lờiXóaKhông thấy "nguy hiểm cận kề" hả "ông"? Sang năm của "ông" dữ nhiều hơn lành đấy...
XóaBôi trơn cũng phải đúng quy trình. Còn bôi trơn mà phải bôi gen thì bó chiếu, huhuhu
Trả lờiXóaBà Lan quá tệ! Sao không nói thẳng "XÃ HỘI KHÔNG CÒN LẠ QUAN CHỨC CỘNG SẢN THAM NHŨNG, ĂN HỐI LỘ!? Còn nói vòng vo "bôi" này nọ?
Trả lờiXóaPhải giữ bình bằng được, dù có bôi trơn nuôi chuột gặm ko sao, Bác Lú nói rồi rất chi biện chứng.
Trả lờiXóa"Muốn đánh thắng thì bảo toàn lực lượng" , binh pháp Tôn tử nói vậy, cho nên bà Chi Lan nói đến mức đó là dũng cảm lắm rồi. Cái cách hành chính hiện nay đang cố gắng rút ngắn thời gian phê duyệt, thông qua giấy tờ thủ tục của Dân và DNg. Nhưng e rằng thời gian rút ngắn tỉ lệ nghịch với " phí bôi trơn ", lại khổ dân và DN mà thôi.
Trả lờiXóa