Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Ngợi ca sự thất bại


           * Costica Bradatan


Nếu đến một lúc nào đó, cần phải suy nghĩ nghiêm túc về sự thất bại, thì đó chính là lúc này.



Chúng ta chắc chắn đang sống trong một thời đại của những tiến bộ không ngừng. Chúng ta được chứng kiến những bước phát triển trong khoa học, nghệ thuật, kỹ thuật, y học... với một tốc độ chưa từng thấy. Chúng ta biết về hoạt động của não người và những thiên hà xa xôi hơn những gì mà cha ông chúng ta có thể tưởng tượng.
Việc thiết kế một hình thái cao cấp của con người – khỏe khoắn hơn, mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, đẹp đẽ hơn, dẻo dai hơn – có vẻ như đang nằm trong kế hoạch. Thậm chí, sự bất tử giờ đây dường như cũng sắp là điều khả thi, là một kết quả có thể đạt đến nhờ những bước tiến ngày càng vượt bậc của khoa sinh học ứng dụng.
Chắc chắn những hứa hẹn về sự phát triển, tiến bộ không ngừng của con người là điều có sức cám dỗ. Song điều đó cũng hàm ẩn mối nguy hiểm – trong một tương lai hoàn thiện hơn, sự thất bại sẽ là điều không còn mấy ý nghĩa.
Tại sao ta lại phải bận tâm? Cụ thể hơn, tại sao triết học lại nên quan tâm đến sự thất bại? Chẳng nhẽ không còn vấn đề nào hay hơn để suy tư hay sao? Câu trả lời thật đơn giản: Triết học là lĩnh vực tốt nhất để suy tư về sự thất bại vì triết học hiểu sự thất bại một cách sâu sắc. Ít nhất, lịch sử triết học phương Tây không gì khác hơn là sự nối dài liên tục của những thất bại, dẫu đó là những thất bại hữu ích và quyến rũ. Bất kỳ triết gia lớn nào cũng tìm cách khẳng định mình bằng việc phơi bày, phân tích những “thất bại”, “sai lầm”, “nhầm lẫn” hay “sự ngây thơ” của những triết gia khác, để rồi đến lượt mình, họ sẽ lại bị phủ định bởi những người khác như là những kẻ thất bại trước đó; cứ như thể, bất kể làm gì đi nữa, định mệnh của triết học là thất bại. Thế nhưng dẫu đi hết từ thất bại này sang thất bại khác, triết học vẫn lớn lên qua nhiều thế kỷ. Như Emmanuel Levinas từng diễn đạt một cách rất ấn tượng, “điều hay nhất ở triết học là nó thất bại.” Thất bại, dường như, chính là cái mà triết học ăn, là cái giúp nó duy trì sự sống. Nói chung, triết học chỉ có thể tiếp tục sinh lộ của nó chừng nào nó còn thất bại.

Vì thế, cho phép tôi bàn về tầm quan trọng của sự thất bại.

Sự thất bại có ý nghĩa vì một số lý do. Ở đây, tôi muốn nói đến ba lý do.

Thất bại cho phép chúng ta nhìn thấy sự tồn tại của mình trong hoàn cảnhtrần trụi của nó

Hễ khi nào xảy ra, sự thất bại lại phát lộ cho ta thấy sự tồn tại của ta gần với phía đối lập của nó như thế nào. Từ bản năng sinh tồn của mình, hay đơn giản do sự mù lòa trong nhận thức, chúng ta có xu hướng nhìn thế giới như một nơi kiên cố, đáng tin cậy, thậm chí không thể phá hủy. “Đối với một chủ thể biết suy nghĩ, hình dung về sự phi tồn tại của mình, về sự chấm dứt những nghĩ suy và đời sống của mình, hoàn toàn là điều bất khả,” Goethe đã nói như thế. Chúng ta, những kẻ luôn tự lừa dối bản thân, quên rằng chúng ta cận kề với trạng thái không -phải – như - chúng ta - vẫn luôn lànhư thế nào. Một vụ tai nạn máy bay, chẳng hạn, hoàn toàn có thể đặt dấu chấm hết cho mọi thứ; thậm chí một tảng đá rơi, hay bộ phận phanh của ô tô bị hỏng cũng có thể làm được việc này. Dẫu không phải bao giờ cũng là tai họa định mệnh, sự thất bại luôn mang theo nó mối đe dọa đối với sự hiện sinh ở một mức độ nào đó.

Thất bại là sự xâm nhập đột ngột của hư vô vào giữa sự sống. Trải nghiệm sự thất bại có nghĩa là bắt đầu nhìn thấy những nứt rạn trong cơ cấu của sự sống và chắc chắn, đến khi ta thực sự ngấm nó, sự thất bại hóa ra lại trở thành một thứ phúc lành được ngụy trang. Vì chính mối đe dọa thường trực, lơ lửng này sẽ khiến ta nhận ra được sự phi thường của chính sự tồn tại của mình: rằng bất chấp điều hiển hiện ấy, ta vẫn cứ hiện hữu, vẫn cứ tồn tại. Nhận thức ấy trao cho chúng ta một niềm kiêu hãnh nhất định.

Một cảnh trong phim "The Seventh Seal" của
Ingmar Bergman: Antonius Block chơi cờ với
Thần Chết. “Khỏi phải nói, chàng không thể
thắng được trong trò chơi – không ai có thể thắng cả
- nhưng chiến thắng không phải là mục đích."


Ở vai trò này, sự thất bại cũng có khả năng như một phép chữa bệnh đặc biệt. Hầu hết chúng ta (trừ những người tự ý thức hay may mắn đốn ngộ) thường điều chỉnh sự tồn tại của mình rất kém; chúng ta cứ muốn tưởng tượng bản thân mình quan trọng hơn nhiều so với thực chất của chúng ta, chúng ta cư xử cứ như thế thế giới này tồn tại chỉ cho chúng ta; ở những thời điểm tồi tệ nhất, chúng ta xem mình như những đứa trẻ, thấy mình là trung tâm của mọi thứ và đợi chờ phần còn lại của vũ trụ này lúc nào cũng sẵn sàng phục tòng ta. Chúng ta tham lam ngấu nghiến những giống loài khác, làm trơ trọi hành tinh sự sống này và lấp đầy nó bằng rác. Sự thất bại có thể là phương thuốc để chống lại sự kiêu ngạo và xấc xược này vì nó thường mang đến sự khiêm nhường.

Năng lực thất bại có ý nghĩa trọng yếu đối với bản thể của chúng ta

Chúng ta cần bảo vệ, nuôi dưỡng, thậm chí trân quý năng lực này. Nhận thức rằng chúng ta, về bản chất, sẽ vẫn cứ là những tạo vật bất toàn, không hoàn hảo, đầy sai lầm là một nhận thức quan trọng; nói cách khác, luôn có một khoảng cách giữa cái chúng ta là và  cái chúng ta có thể là. Bất cứ những thành tựu nào mà con người từng đạt được trong lịch sử thì đó là do có sự tồn tại của không gian rỗng này. Chính ở trong khoảng không gian này mà con người, các cá nhân cũng như cộng đồng, mới có thể hoàn thành bất cứ cái gì. Không phải bỗng dưng chúng ta trở thành một cái gì đó tốt hơn; chúng ta vẫn thế, vẫn là những kẻ yếu đuối, đầy sai lầm. Nhưng hình ảnh con người với đầy lỗi lầm của mình có thể trở thành hình ảnh không thể chịu đựng nổi, khiến con người xấu hổ đến nỗi phải cố làm một cái gì tử tế hơn một chút. Mỉa mai thay, chính cuộc đấu tranh của con người với những thất bại của chính mình đã đem đến những điều tốt đẹp nhất ở con người.

Khoảng cách giữa cái chúng ta và cái chúng ta có thể là đồng thời cũng là không gian mà trong đó các diễn ngôn không tưởng được hình thành. Văn học không tưởng, ở những tác phẩm xuất sắc nhất, có thể ghi lại chi tiết cuộc đấu tranh của con người với những thất bại của xã hội và cá nhân. Mặc dù thường xây dựng những thế giới của sự thái quá và phong nhiêu nhưng các tác phẩm không tưởng lại là hình thức phản ứng đối với những thiếu hụt và nỗi bất định của đời sống; chúng là hình thức biểu hiện tốt nhất của cái mà chúng ta thiếu nhất. Tác phẩm Utopia của Thomas More thực ra là câu chuyện về chính nước Anh ở thời đại của ông hơn là câu chuyện về một hòn đảo tưởng tượng. Các tác phẩm không tưởng có vẻ giống như hình thức tôn vinh sự hoàn thiện của con người nhưng nếu đọc ngược lại, chúng chỉ là những hình thức thú nhận đặc biệt về sự thất bại, sự bất toàn và sự lúng túng.

Thế nhưng việc chúng ta cứ tiếp tục mơ và thêu dệt nên những tác phẩm không tưởng vẫn hết sức quan trọng. Nếu chúng ta không phải những kẻ mộng mơ, hẳn hôm nay chúng ta sẽ sống trong một thế giới xấu xí hơn nhiều. Nhưng trên hết, không có những giấc mơ, không có những sự không tưởng, loài người chúng ta có lẽ đã trở nên kiệt quệ. Giả sử đến một ngày, khoa học giải quyết hết mọi vấn đề của chúng ta. Chúng ta sẽ trở nên mạnh khỏe hơn, có thể trường sinh bất tử, trí não chúng ta, nhờ sự tiến bộ nào đó, sẽ có thể hoạt động như một chiếc máy tính. Đến ngày ấy, chúng ta có thể trở thành một cái gì đó rất thú vị nhưng tôi không chắc chúng ta sẽ có cái mà vì nó chúng ta sống. Chúng ta có thể trở nên hoàn thiện nhưng về bản chất, chúng ta đã chết.

Cuối cùng khả năng thất bại khiến chúng ta là chúng ta; sự sống của chúng ta, những tạo vật về bản chất là những kẻ thất bại, chính là cội rễ của mọi tham vọng. Sự thất bại, nỗi sợ thất bại và tìm cách tránh nó trong tương lai là, tất cả đều là một phần của quá trình mà qua đó, diện mạo và số phận của chúng ta được quyết định. Đó là lý do vì sao, như tôi đã ngầm nhắc đến trước đó, năng lực thất bại là cái mà chúng ta nhất thiết phải bảo vệ, bất kể những người theo thuyết lạc quan rao giảng gì đi nữa. Đó là một thứ đáng trân trọng, thậm chí còn hơn những kiệt tác nghệ thuật, những tượng đài hay những công trình hoàn thiện nào khác. Vì, theo một nghĩa nào đó, năng lực thất bại còn quan trọng hơn bất kỳ những thành tựu nào của cá nhân. Chính nó mới khiến cho những thành tựu khả hữu.

Chúng ta là những kẻ được chỉ định để thất bại

Dẫu cuộc đời của chúng ta có trở nên thành công như thế nào đi nữa, dẫu chúng ta có là những người thông minh, cần cù, mẫn cán thế nào đi nữa, thì cùng một kết cục ấy đang chờ đợi chúng ta: “sự thất bại về mặt sinh học”. Mối “đe dọa sự sống” của nỗi thất bại ấy đã luôn tồn tại bên cạnh con người trong suốt chiều dài lịch sử, mặc dù để sống với một cảm giác thỏa mãn tương đối, chúng ta đều phải giả vờ như không nhìn thấy nó. Tuy nhiên, sự giả vờ của chúng ta chưa bao giờ ngăn được việc chúng ta mỗi lúc tiến về đích đến của mình ngày một nhanh hơn, “tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ cái chết”, như nhân vật Ivan Ilyich của Tolstoy đã miêu tả rất rành rọt về quá trình này. Song ở đây nhân vật của Tolstoy không làm rõ vấn đề nhiều. Câu hỏi khẩn thiết hơn là  làm thế nào để tiếp cận sự thất bại lớn ấy, làm thế nào để đối mặt nó, ôm xiết lấy nó và sở hữu nó – điều mà Ivan tội nghiệp đã không làm được.

Một hình mẫu tốt hơn có lẽ là hình tượng nhân vật Antonius Block trong bộ phim The Seventh Sealcủa Ingmar Bergman. Một hiệp sĩ trở về sau cuộc Thập tự chinh, rơi vào trạng thái khủng hoảng niềm tin, Block bị đặt đối diện với thất bại vĩ đại – Cái Chết – trong hình hài con người. Chàng không do dự đối đầu với Thần Chết. Chàng không chạy trốn, không cầu xin sự khoan nhượng – chàng chỉ thách Thần Chết ngồi chơi một ván cờ với mình. Khỏi phải nói, chàng không thể thắng được trong trò chơi – không ai có thể thắng cả - nhưng chiến thắng không phải là mục đích. Ta chơi với sự thất bại vĩ đại, sự thất bại cuối cùng, không phải để thắng, mà để học sự thất bại.

Bergman, như một triết gia, đã dạy chúng ta một bài học lớn ở đây. Tất cả chúng ta đều kết thúc trong sự thất bại song đó không phải là điều quan trọng nhất. Điều thực sự quan trọng là chúng ta thất bại như thế nào và chúng ta đạt được gì trong quá trình ấy. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi của cuộc chơi với Thần Chết, Antonius Block hẳn đã trải nghiệm được nhiều hơn tất cả những gì mình đã trải nghiệm trong đời; không có trò chơi ấy, chàng có đã sống chẳng vì một điều gì cả. Cuối cùng, dĩ nhiên, chàng đã thua nhưng chàng cũng đã thực hiện được một điều hiếm hoi. Chàng không chỉ biến thất bại thành một nghệ thuật mà còn có thể biết nghệ thuật thất bại trở thành một phần hết sức ý nghĩa trong nghệ thuật sống.

Hải Ngọc dịch

Nguồn: 
http://opinionator.blogs.nytimes.com/2013/ 12/15/in-praise-of-failure/?_php=true&_ type=blogs&_r=0

9 nhận xét:

  1. ''Điều hay nhất của triết học là nó thất bại''.Điều may mắn nhất của loài người là chủ nghĩa cộng sản thất bại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm ơn cho hỏi : bao giờ thì nước mình mới có được sự may mắm ấy?

      Xóa
    2. Không sớm thì muộn...

      Xóa
  2. Bên Bulgaria có "Hội Những Người Thất Bại" hoạt động xôm tụ, thoải mái!
    Biết đủ là Thành Công. Còn cứ nghĩ mình "Thất Bại" để ăn cho dày thì là thất bại hay thành công?

    Trả lờiXóa
  3. Trên thế giới này, nếu có ai đó có thể "ngợi ca sự thất bại" một cách nhà nghề nhất thì đó là đảng cộng sản Việt Nam.
    Bao nhiêu năm bắt nông dân vào hợp tác nông nghiệp làm ăn theo lối tập thể XHCN, cái gì cũng phải theo kế hoạch làm cả nước kiệt quệ (ngoài kế hoạch), nông dân tuy không chết vì không có ăn như năm 1945 nhưng đói khát, xác xơ (ngoài nghị quyết). Ông Kim Ngọc sớm nhận ra rằng hợp tác hóa nông nghiệp là một cái quái thai vĩ đại mà nếu cứ duy trì nó thì đảng sẽ sớm dìu dắt dân tộc này đến chỗ tàn tạ và ông, trong địa hạt của mình đã tự ý "đi ngược lại chủ trương đường lối của đảng" như mọi người đã biết và kết quả thì cũng như mọi người đã biết : dân no ấm còn ông thì "lên bờ xuống ruộng", trong khi cả nước vẫn bê bết, ngắc ngoải trong trong cái vòng kim cô "kế hoạch hóa XHCN".
    Mãi cho đến tận năm 1988 cái đầu "trí tuệ" của đảng mới lờ mờ nhận thấy Kim Ngọc tuy phá vỡ quan hệ sản xuất XHCN nhưng nhiều lúa nhiều ngô hơn và Nghị Quyết 10 (Khoán 10) ra đời.
    Khoán 10, thực chất là trả lại ruộng đất cho nông dân, để họ tự quyết sản xuất, nhờ đó mà điều kỳ diệu đã đến: từ thiếu đói, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.
    Khoán 10, thực chất là thừa nhận sự thất bại một cách rực rỡ của cái gọi là phương thức sản xuất XHCN mà trước đó đảng cứ hàng ngày ca tụng.
    Thế là từ đó đến nay, cứ động đến thành tựu trong nông nghiệp là đảng tận dụng hết khả năng của tiếng Việt để ca ngợi mình mà không hề nhắc tới :ông Kim Ngọc là CHA ĐẺ của nghị quyết 10.

    Trả lờiXóa
  4. Đức Phật nói: Phiền não tức Bồ đề.
    Vậy cho nên những người ở cõi Trời rất khó tu, khi hết Phước là rớt thẳng xuống địa ngục.

    Trả lờiXóa
  5. Trong tình trạng tuyệt vọng này...
    đã quá muộn rồi, mọi lời khuyên đều vô nghĩa.......

    Trả lờiXóa
  6. Thắng lợi của 10 năm “chiến lược ngành cơ khí”: Nhập khẩu từ PH...ÂN Tàu KHỰA đến nhân công đến ốc vít từ Trung Quốc

    CHƯA KỂ SIÊU nhập khẩu từ quốc gia này ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương 7,8 tỷ USD).

    ĐÂY LÀ báo lề ĐẢNG trong NƯỚC :



    Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc chiếm tới 49%

    http://vov.vn/Kinh-te/Nhap-khau-phan-bon-tu-Trung-Quoc-chiem-toi-49/294103.vov


    VOV.VN -11 tháng qua, nhập khẩu phân bón các loại đạt 4,27 triệu tấn tương đương giá trị 1,57 tỷ USD.

    Cập nhật lúc: 10:00, 27/11/2013

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 11 năm 2013 đạt 404.000 tấn với giá trị 138 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 11 tháng đầu năm 2013 đạt 4,27 triệu tấn và 1,57 tỷ USD, tăng 19,1% về lượng và 2,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.

    Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân URE ước đạt 741.000 tấn với giá trị 246 triệu USD, tăng 53,4% về lượng và 21,9% về giá trị so cùng kỳ năm 2012; phân SA ước đạt 993.000 tấn với giá trị nhập khẩu 173 triệu USD, giảm 4% về lượng và giảm 28,3% về giá trị.

    Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, chiếm tới 49% tổng kim ngạch nhập khẩu của mặt hàng này.

    Cùng với đó, ước giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 11 năm 2013 đạt 60 triệu USD, đưa kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đầu năm 2013 đạt 689 triệu USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu chính, chiếm 49,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 3,8% so với thị phần của năm 2012./.



    Trung Quốc – thị trường chiếm trên 50% lượng phân bón nhập khẩu


    http://www.tintucnongnghiep.com/2014/03/trung-quoc-thi-truong-chiem-tren-50.html

    Đăng bởi Tin tức nông nghiệp vào ngày Wednesday, March 19, 2014 | 10:44



    Nhập siêu từ Trung Quốc đã lên mức 21,6 tỉ USD

    20/12/2013

    http://tuoitre.vn/Kinh-te/586371/nhap-sieu-tu-trung-quoc-da-len-muc-21-6-ti-usd.html


    TTO - Theo số liệu của Hải quan công bố ngày 20-12, tính 11 tháng đầu năm nay, nhập siêu của VN từ Trung Quốc đã lên mức 21,6 tỉ USD.



    Nhập siêu 23,7 tỉ USD từ Trung Quốc

    SIÊU nhập khẩu từ quốc gia này ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương 7,8 tỷ USD).

    http://motthegioi.vn/the-gioi-kinh-doanh/tai-chinh/nhap-sieu-237-ti-usd-tu-trung-quoc-33750.html

    Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 14:53 24-12-2013


    Theo số liệu tổng kết của Tổng cục Thống kê năm 2013, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 13,1 tỷ USD trong khi đó nhập khẩu từ quốc gia này ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2013 (tương đương 7,8 tỷ USD). Như vậy, Trung Quốc là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với mức 23,7 tỷ USD.



    Nhập siêu từ Trung Quốc tăng 100 lần

    http://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/nhap-sieu-tu-trung-quoc-tang-100-lan-2361661/


    (Thị trường) - Trong 10 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc đã lên đến 30,37 tỉ USD, con số này đã khiến nhập siêu từ Trung Quốc vọt lên hơn 19,6 tỉ USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2012. Còn nếu tính từ năm 2001 đến nay, nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần...



    Nhập từ bao lì xì đến dây thun

    Sau 10 năm, nhập siêu từ Trung Quốc tăng 76 lần

    http://dantri.com.vn/kinh-doanh/sau-10-nam-nhap-sieu-tu-trung-quoc-tang-76-lan-817211.htm


    (Dân trí) - Với xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ trở thành “thị trường tiềm năng” cho xuất khẩu hàng hóa của các nước tham gia ký hiệp định tự do thương mại song phương.

    >> Bất thường nhập siêu từ Trung Quốc



    TÀU KHỰA đã CHIẾM XONG VN không cần 1 ......PHÁT ......SÚNG !!!!!!!!!!!!!

    Đó là do đã nuôi béo 14 HEO NỌC + 2 HEO NÁI trong CHUỒNG LỢN trại súc vật BỘ Chính CHỊ chính EM !!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân đề tài này xin góp chuyện mọn.
      Sau khi bình thường hóa quan hệ, các đồng chí Trung Quốc không biết mần cách răng mà bao nhiêu tỉnh thành gom tiền qua bển nhập khẩu các nhà máy XI MĂNG LÒ ĐỨNG.
      Kết quả là Tàu Khựa nó tống khứ được cái đám sắt vụn ấy sang mình với giá cao còn bên ta thì các nhà máy xi măng lò đứng đấy, từ lâu rồi đã hoàn toàn...CHẾT ĐỨNG.

      Xóa