Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

THẢ SỨC VẼ LUẬT

Nhuận bút và kinh phí cho Dự thảo luật chắc là rất cao.
Vẽ ra càng nhiều luật, túi ta càng đầy. He...he...
BVB - Đầu năm 1997, tôi gặp Luật gia Ngô Bá Thành ở thành phố Hồ Chí Minh. Bà đến Cơ quan Đại diện báo Quân đội nhân dân, ở 63- Lý Tự trọng, gặp tôi để trao đổi làm rõ thêm bài viết: “Thực thi pháp luật phải chính xác, nghiêm minh”. Chỉ khoảng hơn một tiếng đồng hồ, nhưng tôi nhận ra: Ở Việt Nam, một luật sư như vậy thật là quý và quả là hiếm có. 
                Bà nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội các khoá 6, 7, 8 và 10, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam. Năm 26 tuổi, bà bảo vệ xuất sắc luận án tiến sĩ Luật tại Pháp. Sau đó, bà được ông Dag Hammarskjold, Tổng thư ký Liên hợp quốc  thời bấy giờ, mời làm việc cho Ban luật quốc tế với tư cách là nữ luật gia Việt Nam đầu tiên thông thạo ba hệ thống pháp luật và ba ngoại ngữ Anh, Pháp và Tây ban Nha. Tuy nhiên bà đã từ chối để nhận một công việc khác tại Việt Nam.
Luật gia Ngô Bá Thành
               Năm 1957, bà nhận bằng tiến sĩ loại xuất sắc về Luật so sánh và giải thưởng khoa học Levy Uliman dành cho người giỏi nhất. Chẳng bao lâu sau, những thành công đã liên tiếp đến với bà. Cả nước Pháp cũng như Châu Âu đều khâm phục một nữ luật sư trẻ đến từ Đông Dương. Trường Đại học quốc tế Paris đã mời bà về làm giảng viên về Luật so sánh. Trong thời gian làm giảng viên, bà nghiên cứu thêm về luật pháp một số nước Latinh. Sau đó bà sang Tây Ban Nha học Luật tại Đại học Barcelona và nhận bằng tiến sĩ xuất sắc về Luật công ty. Bản luận án tiến sĩ của bà đã được in và bán tại khắp các nước châu Mỹ – Latinh và các nước nói tiếng Tây Ban Nha khác. Chưa dừng lại ở đó, bà còn nhận được học bổng của Đại học Columbia – Hoa Kỳ theo đề cử của Đại học quốc tế Paris
                  Hiện nay, cả nước đang đống góp ý kiến và hoàn chỉnh dần việc soạn thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp nào, ay bộ luật nào cũng do con ngườ nghĩ ra, dựa theo chủ đích và nhu cầu của một thể chế chính trị ban hành. Luật từ con người, vì con người và trở lại pụ vụ con người. Tính dân chủ và mục đích nhân sinh càng cao thì bộ luật càng có giá trị và tồn tại qua nhiều niên đại  
                Một câu nói bất hủ của Luật gia Ngô Bá Thành khó ai quên được, dù chỉ nghe một lần: “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”.  
                 Theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan hành pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh (!?) vào chương trình xây dựng trong năm tới.
                Trước “sự kiện” và con số đưa ra hiếm có đến mức tá hỏa về “năng suất’ làm luật ấy, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng tỏ ra bất bình. Ông nói: “Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào. Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy”. Có lẽ, Việt Nam là nước 'sản xuất luật' năng suất cao nhất thế giới. Mối kỳ họp Quốc hội đưa ra ban hành, thảo luận, sửa đổi cả hàng mấy chục luật. Biết bao nhiêu là các bộ luật, hàng đống chất chồng các văn bản dưới luật và hướng dẫn thực thi luật, nhưng lại không đi vào cuộc sống. Kể cả 'Bộ luật Mẹ" là Hiến pháp cho dù hoàn chỉnh cỡ nào, nhưng cái lối "sống và làm việc không cần theo hiến pháp, pháp luật' ở nước ta hiện nay thì Hiến pháp và các bộ luật cũng chỉ năm trên giấy mà thôi! Cho nên, sự nguy hại nhất vẫn là cái lối bất tuân pháp luật, rối nát kỷ cương phép nước, bơ luật, lờ luật, lách luật và cả mượn tay pháp luật... 
                Bài viết dưới đây dẫn liệu và phân tích làm rõ thêm cái Rừng luật và Luật rừng cũng như thực trạng chạy đua, thả sức “vẽ luật ở nước ta” .
Chủ tịch Quốc hội: ’Tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi’
* LÊ KIÊN
TT - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã kêu lên như thế tại phiên họp ngày 15-4 của UB Thường vụ Quốc hội, nghe bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày tại phiên họp, đề xuất đưa các dự án luật, pháp lệnh vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014.
Theo tờ trình của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan hành pháp đề xuất đưa 53 dự án luật, hai dự án pháp lệnh (!?) vào chương trình xây dựng trong năm tới. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử lập pháp. “Trong trường hợp cần thiết, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho họp một kỳ bất thường dành riêng cho việc xem xét, thông qua hoặc cho ý kiến về một số dự án luật” - Bộ trưởng Hà Hùng Cường kiến nghị.
Ngoài ra, các cơ quan, đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng 69 dự án luật, pháp lệnh khác. Ông Cường đề nghị Quốc hội xem các năm 2014, 2015 là những năm bản lề trong công tác xây dựng luật, đảm bảo hoàn thiện hệ thống pháp luật, ổn định tổ chức bộ máy, tạo môi trường lành mạnh cho sản xuất kinh doanh, phát triển đất nước sau khi Hiến pháp mới được thông qua.
Thẩm tra các kiến nghị, Ủy ban Pháp luật cho rằng đó là số lượng “quá nhiều so với khả năng chuẩn bị cũng như quỹ thời gian của các cơ quan trình, cơ quan thẩm tra và khả năng xem xét, thông qua của Quốc hội”. Cơ quan thẩm tra đề nghị ưu tiên đưa vào chương trình năm 2014 các dự án nhằm tiếp tục thể chế hóa kịp thời các văn kiện của Đại hội Đảng, các dự án liên quan trực tiếp đến các quy định của Hiến pháp, phục vụ việc tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
“Đối với dự án Luật trưng cầu ý dân, dự án Luật biểu tình: đây là các dự án có liên quan đến quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cần được ban hành để thể chế hóa nội dung mới được sửa đổi, bổ sung của Hiến pháp, do đó đề nghị đưa vào chương trình năm 2014 trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (giữa năm 2015)” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý nói. Tuy nhiên, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng băn khoăn về tính khả thi của kế hoạch này, bởi chưa rõ Hiến pháp mới sẽ quy định về nội dung này như thế nào.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các cơ quan kiến nghị, soạn thảo các dự án luật cần nghiêm túc thực hiện các quy định về chuẩn bị hồ sơ dự án, chất lượng dự thảo, tính khả thi của các quy định, hạn chế tối đa việc phải ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là tình trạng luật ra đời phải chờ nghị định, thông tư.
“Dự án phải đảm bảo chất lượng, chuẩn bị kỹ rồi mới đưa vào, tránh tình trạng đưa vào rồi lại đưa ra, đưa ra rồi lại đưa vào. Tôi đề nghị quy định phải chín muồi thì mới nên đưa vào, những dự án chưa rõ đầu cua tai nheo thế nào thì chưa đưa vào. Như vừa rồi ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng lưu ý.
L.K
---------------------

10 nhận xét:

  1. Những Màu Sắc Mafialúc 20:28 17 tháng 4, 2013

    Thực ra thứ này mới quyết định:
    LÁCH LUẬT!

    Trả lờiXóa
  2. Để cả năm nay và năm sau (2014) làm cái hiến pháp cho kỹ đi, được toàn dân nhất trí đi rồi hãy làm tiếp mấy cái luật...!

    Trả lờiXóa
  3. ba lưỡi bò chinalúc 21:56 17 tháng 4, 2013

    Vẽ nhiều luật quá đâm ra từ trên xuống ... lú cả đám . Gần bốn mươi năm thống nhất đất nước mà "vẽ" chẳng có cái luật nào ra hồn .

    Trả lờiXóa
  4. Ông chủ tịch quốc hội nói đúng. Hãy làm luật cho ra làm, đã là luật thì phải phù hợp với cuộc sống và làm cho người dân có điều kiện để chấp hành luật mà không phải gò ép. Chúng ta đã có nhiều luật không đi vào cuộc sống, làm khó người dân và không thể thực thi. Chủ tịch quốc hội còn sợ thì người dân có chịu không? Cần xem lại vai trò của Bộ Tư pháp trong vấn đề làm luật !

    Trả lờiXóa
  5. Ông chủ tịch quốc hội nói đúng. Hãy làm luật cho ra làm, đã là luật thì phải phù hợp với cuộc sống và làm cho người dân có điều kiện để chấp hành luật mà không phải gò ép. Chúng ta đã có nhiều luật không đi vào cuộc sống, làm khó người dân và không thể thực thi. Chủ tịch quốc hội còn sợ thì người dân có chịu không? Cần xem lại vai trò của Bộ Tư pháp trong vấn đề làm luật !

    Trả lờiXóa
  6. Ông Sinh Hùng nói nhiều câu rất chuẩn. Nhưng có vẻ không ăn thua khi người ta cứ lỳ ra.

    Trả lờiXóa
  7. Xã hội pháp quyền thì nhiều luật là đúng. Sao cho luật " phủ kín đời sống XH.
    Nhưng luât phải cho ra luật. Thực thi pháp luật phải nghiêm minh, từ các ông " tứ trụ triều đình" trở xuống.
    Cái chết của cách làm luật của chúng ta là: Cứ gặp điều luật khó khăn nào đó thì y như rằng, các nhà làm luật lại " giao cho Chính phủ quy định cụ thể". CP lại giao cho bộ ngành. Bộ ngành lại giao cho 1 vụ. Vụ lại giao cho nhóm vài ba chuyên viên ( do trưởng, phó phòng hay vụ phó phụ trách. Đến hẹn lại " nghiệm thu", lại đưa ngay vào cuộc sống...
    Vậy luật của ta (cũng như nghị quyết) có phải là "lấy dân làm ...thí nghiệm" ?
    Cái rất cần hiện nay của " phẩm chất người làm luật là " Làm luật vì dân, đừng làm luật để hành dân"

    Trả lờiXóa
  8. Chính phủ chỉ muốn có nhiều luật để quản dân nhưng những cái luật để quản Chính phủ,quản Đảng ,quản Nhà nước ,quản các quan chức và những cái luật về dân quyền thì chả thấy ai muốn đề xuất,đơn giản vì càng có nhiều luật quản dân thì Chính quyền,quan chức càng có nhiều quyền và nhiều quyền thì nhiều tiền .Lỗi này thuộc các nghị sĩ dễ dãi nhà ta cả và nếu xét cho cùng là của những người đã bầu ra các nghị sĩ dễ bảo này.văn lâm.

    Trả lờiXóa
  9. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói đúng làm luật nào phải chất lượng phải đi vào cuộc sống, còn kế hoạch xây dựng luật của Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình bày ai chả biết các ông ấy làm mấy dự án luật đó là để tiêu tiền theo kế hoạch ngân sách chả cần biết luật ấy có cần thiết hay không, chất lượng luật ra sao, có đi vào cuộc sống không không quan trọng, chỉ cần có dự án là có tiền mà. Cái bánh ngân sách bé xíu mà thi nhau chi xài vô tội vạ, chỉ khổ dân nghèo phải è cổ đong góp những đồng tiền còm cho ngân sách phục vụ cho các nhóm lợi ích

    Trả lờiXóa
  10. Luật phải do QH làm ra theo thực tế cuộc sống ,phù hợp với ý nguyện của ND, sự cần thiết để quản lý XH , thế nhưng ở VN ta thì chính phủ làm ra luật để quản lý xã hội theo ý chí chủ quan của mình , bắt QH phê chuẩn ban hành , chính phủ xem QH như là sân sau của mình , là nơi để hợp thức hóa các đạo luật cai trị của chính phủ cho có vẻ dân chủ mà thôi , vì vậy bộ ngành nào của chính phủ cũng muốn đẻ ra luật riêng cho bộ ngành của mình nhằm giành quyền lợi cho ngành mình , giành hết quyền lực ,thuận lợi cho quan chức quản lý mà không cần quan tâm đến quyền lợi của người dân , vì vậy khó mà tìm được một văn bản luật nào do NN VN ban hành mà có lợi cho dân hại cho Quan cả mà chủ yếu là hoàn toàn ngược lại, vì lẽ đó mà chẳng ai ngạc nhiên khi VN có cả rừng luật nhưng tất cả đều dựa vào một nguyên tắc hành xử của luật rừng .

    Trả lờiXóa