* TS. TÔ VĂN TRƯỜNG
BVB - Nhớ ngày nào có một câu thơ đã trở thành ca
dao, thành một khẩu hiệu thôi thúc chúng ta rầm rập đi trên con đường làm ăn tập
thể để mong sớm được đổi đời:
" Cầm vàng còn sợ vàng rơi.
Vào Hợp tác xã đời đời ấm
no!"
Và vì thế nên khi ấy chẳng ai trong chúng ta
dám nghi rằng sẽ có một ngày mà các cửa hàng kinh doanh vàng mọc ra như nấm, sẽ
đến một ngày mà suốt ngày đài báo nói đến vàng, cả nước lên cơn sốt vì vàng,
Tôi cũng vậy, làm cái nghề chẳng liên quan đến vàng, mà rồi cũng không thể
không lo lắng, không thể không nói đến vàng.
Vai trò của vàng
Vàng và đô-la là
hàng hóa, lại là loại hàng hóa đặc biệt, không phải chỉ vì nó là ngoại tệ có
giá và vật cất trữ không giảm chất lượng, mà còn vì nó là hàng hóa thông dụng nhất, muốn bán lúc
nào cũng được, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà cả quốc tế. Khách hàng của
nó không phân biệt hạng người, nghề nghiệp. Hễ ai có yêu cầu là họ mua, thậm chí không có yêu cầu
mà ai bán rẻ cũng mua hoặc “mua dùm". Người có vàng, bất cứ lúc nào cũng
là vật phòng thân tốt nhất, hơn cả đô-la. Từ hàng trăm năm nay, chưa ai thủ
tiêu được hai loại hàng hóa nầy, riêng vàng là hàng ngàn năm.
Bản chất của vàng và đô la tăng giá là do nền sản xuất và nền
tài chính quốc gia mất cân đối từ vĩ mô đến vi mô mới trầm trọng. Còn mất cân đối
nhất thời thì là lẽ thường tình, nước nào mà chả có. Từ khi ta đổi mới đến nay,
vàng và đô la luôn tăng giá, lúc tiệm tiến, lúc ào ạt, nhưng kìm được
trong khung trượt giá của rổ hàng hóa nói chung nên đất nước không khủng
hoảng (cả kinh tế+chính trị). Vì sản xuất không lời thì chỉ có
mua vàng là bảo toàn vốn. Xúm nhau mua vàng thì vàng lên giá, phải nhập
(cho dù nhập lậu) thì giá đôla sẽ lên. Trên thế giới vì dân cho rằng lạm
phát sẽ là vấn đề nên họ đẩy tiền mua vàng khiến giá vàng nhảy vọt (chính vì
đánh giá sai lầm nên người ta bắt đầu bỏ vàng chuyển vào chứng khoán do đó mà
giá vàng đang trên đà xuống và sẽ còn tiếp tục xuống). Ở Việt Nam lại thêm nạn
lạm phát càng khiến dân chạy đuổi mua vàng là bảo toàn vốn. Thế nhưng giá
vàng VN cao hơn giá vàng thế giới có lý do đặc biệt sẽ giải thích sau.
Người bạn đồng nghiệp (AITAA) đã trải qua thời bao cấp nhớ lại để thả nổi được
vàng miếng chúng ta đã phải qua rất nhiều năm tranh đấu. Đó là một vấn đề quan
trọng trong việc đi tới thị trường tự do. Nay người ta mượn cớ kinh tế khó khăn
để độc quyền vàng miếng là định lấy trí khôn của một người thay cho trí khôn tương
tác của cả triệu người. Nghĩa là trong quản lý vàng chúng ta đang quay lại thời
bao cấp. Muốn dân không giữ vàng nữa thì đơn giản thôi, chỉ cần lạm phát 10 năm
liền dưới 3% là đến năm thứ 11 dân sẽ bán sạch vàng miếng. Các biện pháp hành
chính chui vào thì dễ, chui ra mới khó. Mọi người cả lề phải lẫn lề trái hay chửi
mắng "giá lương tiền" năm 1985 nhưng không hiểu đó là cái giá phải trả
để chui ra khỏi bao cấp. Nay nếu ta tiếp tục kiểm soát vàng, điện, xăng, than,
thì một ngày đẹp trời sẽ có một cuộc cân bằng giá mới khốc liệt không kém gì thời
1985-1986 để quay lại thị trường tự do.
Về ngoại hối
Tỷ giá hối đoái được thả nổi dần
từ sau năm 2000 đến 2006 là tương đối tự do. Đến 2007-2008 do lạm phát mà VND mất
giá, thâm hụt thương mại là cái ngòi pháo, còn lạm phát VND mới là khối thuốc
pháo. Từ 2009 đến nay kiểm soát tỷ giá ngày càng đi xa kinh tế thị trường. Đến
2011 việc ép lãi suất USD xuống 2% đã làm một khối lượng khổng lồ USD được bán
ra từ dân sang ngân hàng nhà nước. Cộng với kiều hối tranh thủ về để hưởng
chênh lệch lãi suất nên VND đã giữ ổn định so với USD, trong điều kiện VND vẫn
tiếp tục lạm phát cao. Điều đó khiến cho VND lên giá tương đối so với USD và hậu
quả là nhìn quanh ta cái gì cũng đắt hơn ở nước ngoài. Doanh nghiệp nào càng chế
biến sâu ở VN càng chết, chỉ gia công chừng 30% đổ lại còn cạnh tranh được vì
70% giá thành ăn theo nước ngoài.
Dân đã bán ra rất nhiều đô la dự trữ và kiều hối
về năm nào đổi sạch thành VND. Dự trữ ngoại hối phải nhìn toàn cục như là dự trữ
của dân + dự trữ của ngân hàng nhà nước. Dự trữ của dân có độ linh động cao hơn và
không bị bóp méo vì quan hệ. Trong hai đợt tăng giá USD gần đây, lượng ngoại tệ
của dân bán ra đã không đủ để dập tắt cơn tăng giá (nay ở ngoài vẫn là 21.300 đồng/1
đô la trong khi ngân hàng 21.090 đồng) chứng tỏ ngoại tệ của dân đã mỏng đi và
không loại trừ tổng dự trữ đã giảm mặc dù dự trữ của Ngân hàng nhà nước tăng
lên.
Có ý kiến không hiểu sao mà Thái Lan và Lào có đồng nội
tệ ổn định hơn ta, dân họ có đời sống vật chất và tinh thần khá
yên ổn vậy?. Hàng chục năm rồi, hai tấm gương ấy có sức thuyết phục hơn
hàng trăm lý sự cùn!. Đơn giản hãy nhìn sang Lào, đồng Kip gần như thả nổi mà từ
2005 đến giờ tăng giá thật sự, từ 10.500 Kip/đô la nay đã 7.500 Kip/đô la. Hay
như Thái Lan, đồng Baht hoàn toàn thả nổi từ 1997 đến nay đã về gần với giá trị
trước khủng hoảng: 29Baht/USD so với 25Baht trước khủng hoảng và 53Baht/USD sau
khủng hoảng.
Vai trò trách nhiệm của ngân
hàng nhà nước
Ngân hàng nhà nước muốn kiểm
soát được tiền tệ nên muốn kiểm soát đươc xuất nhập vàng tiền tệ (không phải
vàng nữ trang). Trong thời gian dài cho
đến tận hôm nay, họ cho phép ngân hàng thương mại nhận ký gửi vàng, giống như
đôla, với lãi suất thấp, và trả lại bằng vàng. Đây là chính sách sai lầm vì nó
khuyến khích dùng vàng thay tiền. Vì lãi
suất ký gửi vàng thấp so với lãi suất tiền đồng, các ngân hàng bán vàng đổi
ra tiền để cho vay với lãi suất cao. Trong thời gian vàng lên giá thì đây
là nguồn tài chính cho vay lãi rất hời của ngân hàng thương mại, họ làm giầu rất
ngon lành. Khi lãi suất tăng thì nợ xấu cũng tăng và các ngân hàng mất khả
năng chi trả, nhất là chi trả vàng ký gửi.
Ngân hàng nhà nước tuyên bố
không cho phép nhận ký gửi vàng nữa và phải thực hiện vào tháng 6 năm nay. Các ngân
hàng thương mại phải cần vàng để trả lại
cho khách hàng và phải mua vàng. Nhu cầu
cao, do đó vàng trong nước lên giá so với
vàng nước ngoài. Ngân hàng nhà nước ra lệnh tạm nhập tái xuất. Có nghĩa là bỏ
tiền mua vàng vào để tăng cung với mục đích làm giảm gía vàng trong nước.
Khi thực hiện biện pháp
nêu trên dẫn đến một số sai lầm (1) Tại
sao lại tuyên bố cân bằng giá nước ngoài và giá trong nước? Đây không phải là nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước.
Đáng lẽ họ chỉ cần làm sao có đủ vàng cho ngân hàng thương mại trả lại vàng cho
dân. (ii) Nếu phải nhập vàng, tại sao Ngân hàng nhà nước
lại giao cho một số ngân hàng thương mại làm mà không tự làm? Tất nhiên nhập với
giá thấp để bán với giá cao là lời. Cái này rất thiếu minh bạch do đó, dễ tạo
ra nhóm lợi ích là điều dễ hiểu.
Cần công khai minh bạch
Điều khó hiểu là số vàng cần để các ngân hàng thương mại đủ trả cho khách hàng là bao
nhiêu? Có nguồn tin cho rằng tổng số vàng cần ở thành phố Hồ Chí Minh là 50 tấn, trong đó 25 tấn ký gửi
có lãi và 25 tấn ký gửi giữ hộ. Cả nước cần bao nhiêu thì không rõ, chỉ được biết
ngân hàng nhà nước đã bán ra 12 tấn vàng. Trước đây, Việt Nam nhập khoảng
30-40 tấn vàng mỗi năm. Mỗi tấn là 60
triệu đô thì tốn khoảng 1, 8 đến 2.4 tỷ đô la. Theo World Council of Gold thì được
biết năm 2011 Việt Nam nhập 77 tấn (66 tấn
là vàng khối) và 2012 là 100 tấn (88 tấn là vàng khối), đây là số ròng trừ đi số
mua đi, bán lại. Như vậy, có thể sai số
nhưng đây là số nhập vì Việt Nam hầu như không sản xuất vàng. Nếu trừ đi số nhập
chính thức qua Hải quan thì sẽ ra số nhập lậu. Như vậy nếu 40 tấn là số nhập
chính thức thì có dến 40-60 tấn năm 2011-2012 là nhập lậu! Vì không rõ ràng
minh bạch nên chính vấn đề vàng đã tạo thêm trò đầu cơ đánh bạc!
Rõ ràng là nếu cho nhập khẩu đủ
thì giá vàng trong ngoài sẽ cân bằng và người nắm vàng trong nước sẽ chết rục.
Ngân hàng nhà nước hoàn toàn có thể diệt được đám đầu cơ và thực hiện được việc
cấm nhận ký gửi vàng. Vấn đề là tại sao họ để gây ra tình trạng trên thì chỉ có
ngân hàng nhà nước mới trả lời được “ẩn khúc” nói trên.
Một số vấn đề cần lưu ý
Vàng
là bảo đảm giá trị cho tiền và phản ánh chân thực nhất qui luật
giá trị, sức khỏe nền kinh tế cũng như năng lực can thiệp của các
chính sách trong điều kiện bình thường. Ngoại lệ là trong những trường hợp
chính trị hóa nền kinh tế hay xung đột vũ trang. (Ví dụ đồng tiền cụ Hồ
trong thời chiến chỉ bảo đảm bằng "uy tín", vàng chỉ còn là
trang sức, mà vẫn ổn). Nhưng khi qui luật thị trường được vận
hành tự do, vàng trở về đúng vị trí của nó thì các nhóm lợi ích nắm lấy,
chính phủ không có chính sách tiền tệ ổn định, hệ thống ngân hàng
lành & mạnh thì bị nó thao túng.
Ngày nay, niềm tin vào "uy
tín" như xưa không còn, hệ thống tài chính, ngân hàng không minh bạch nên
yếu kém, dân & nhà đầu tư mất lòng tin vào VND, đành phải tìm đến
vàng/USD để giữ "túi" của
mình. Người dân "thế thủ", cất trữ là chính. Chính sách nới ra một
tý, hay nhà đầu tư khát vốn, thì họ "lướt sóng" kiếm chút
lãi rồi lại thu về cho chắc ăn. Các doanh nghiệp nhà nước thì liên thông với
Tài chính/Ngân hàng để khai thác quyền lực của các ngành này lấy vốn, hoãn
nợ, giảm lãi suất để bù lỗ hoặc tránh phá sản. Nhiều đơn vị thành
công vì hết nhiệm kỳ là xong !. Lẽ ra , nhà cầm quyền đứng giữa các nhóm lợi ích
phải có chiến lược dài hạn, có thái độ nhất quán điều chỉnh các mối
quan hệ thì chỉ chăm chăm bảo vệ doanh nghiệp nhà nước èo ọt, nhưng cùng
Nhóm mình, thả nổi cho người dân bơi trong dòng vàng trôi nổi. Quốc hội kêu quá
thì Ngân hàng thay đổi vải qui định để "chữa cháy", nên
không thể nào ổn định được, thị trường vàng vẫn nằm trong tay các giới có máu mặt.
Không biết các nhà hoạch định
chính sách có thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là hết
sức khó khăn hay họ tin vào các số liệu của Tổng cục thống kê? Tháng 4 năm nay, chỉ số công nghiệp tăng lên chút it (5%) và
chắc chắn các số liệu kiểu này tháng sau sẽ cao hơn tháng trước bất chấp thực tế
nó diễn ra thế nào và chắc chắn GDP của cả năm nếu không đạt 5,5% thì cũng là 5,46 (làm tròn sẽ là 5). Điều này, diễn ra thành thói quen lặp đi , lặp lại nhiều
năm trong công tác thống kê. Trước đây,
tôi đã viết bài nói về những bất cập “Đằng
sau các con số thống kê” . Đến nay, những người am hiểu muốn nói và có thể nói, hầu hết đều đã và sẽ không muốn nói nữa (người
thì sợ phiền toái, người thì chán cảnh “đàn
gẩy tai trâu”). Phải chăng nút thắt của nền kinh tế là vàng mà ngân hàng nhà nước
nước hầu như chỉ tập chung lo chuyên bán vàng? Những ai tham gia đấu thầu vàng?
Làm gì có dân nào tham gia vào ba cái vụ này, vì chẳng liên quan gì đến việc gỡ
khó cho doanh nghiệp và giúp nền kinh tế. Việc hạ lãi suất cho vay để doanh
nghiệp tiếp cận được vốn là đúng nhưng vì sao vốn vẫn ứ đọng? Quan trọng hơn cả
chính là thể chế, tình trạng tham nhũng, buôn lậu và thủ tục hành chính, càng
nhiều chính sách càng tham nhũng mà chống tham nhũng dường như là nhiệm vụ
bất khả thi. Chống tham nhũng không thể chỉ bằng Nghị quyết 4 của Trung ương. Nhớ lại Na-pô-lê-ông
khi làm chủ cả lục địa mà không cấm vận nổi nước Anh, buộc phải đấm bàn mà thét
lên rằng: "Làm hoàng đế châu Âu dễ hơn chống buôn lậu".
Điều đáng buồn là xu thế quản
lý kinh tế vĩ mô theo tư duy “kinh tế kế hoạch”, tập trung, qui về một đầu mối
đang thắng thế trở lại! Quan điểm như
“bình ổn giá vàng”, kéo giá vàng về sát giá thị trường, làm thương hiệu quốc
gia hùng mạnh, nghe qua tưởng luôn đúng như nghĩ lại thấy không thể hoặc rất
khó có thể làm được !!! Thất bại là tất yếu, có thể nhìn thấy trước! Chẳng lẽ,
nhà nước rồi sẽ cho phép qui về 1 loại thương hiệu xi măng giao cho Bộ Xây dựng,
một thương hiệu gạo giao cho Bộ Nông nghiệp & PTNT, các mặt hàng quan trọng
đều giao về cho các Bộ quản lý ?. Không thể lấy lý do chống lạm phát, bình ổn
giá vàng, làm thương hiệu quốc gia, kéo giá vàng về sát giá vàng thế giới, để rồi
qui về một mối SJC !!!
Thay lời kết
Chúng ta đã trải qua thời kỳ “kinh tế kế hoạch”, kinh tế chỉ
huy quá lâu, tư duy của một thời bao cấp đã ăn quá sâu vào “máu huyết” của mỗi
con người, tới mức khi thoát ra được nó một chút thì cảm thấy luyến tiếc, cảm
thấy mất mát, cảm thấy thiếu đi một sự che chở, bảo bọc bởỉ một chính sách có lợi
cho bản thân, cho nhóm lợi ích của mình !!!
Sẽ không quá đáng nếu nói rằng
với cách điều hành quản lý vàng như hiện nay thì sẽ chỉ làm dễ cho những kẻ “đục nước, béo cò” và gây khó cho
hàng triệu người dân đang muốn yên ổn làm ăn. Có vẻ như chính sách vàng như vậy
đã thất bại, chỉ có nhóm lợi ích là thắng lợi mà thôi!
TVT
(Tác giả gửi đến BVB)
(Tác giả gửi đến BVB)
"Vào Hợp tác xã đời đời ấm no!"
Trả lờiXóaNay Hợp tác xã tiêu rồi!
Ta thấy dễ dàng, điều gì xảy ra !
Anh BVB ơi. Thất bại của người này là "thành công" của người khác đấy.
Trả lờiXóaVào hợp tác xã thì toi!
Trả lờiXóaCầm vàng đem bán đời đời ấm no!
Thời cơ ngàn năm có 1, không tranh thủ thì lỡ mất, sau này nghĩ lại mới tiếc ....
Trả lờiXóa