Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

BẢO KÊ - MACKENO ?!

* BÙI VĂN BỒNG
               Ở tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) có thị xã mang tên là Bảo Kê Thị trấn này có diện tích 18.172 km², dân số là 3.670.000 người (năm 2001), trong đó dân số đô thị là 800.000 người, là đô thị lớn thứ 25 ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Người ta nói rằng, đô thi cấp tỉnh này có những băng nhóm tội phạm giỏi võ, uống rượu cũng tài, thường được các đại gia, các băng nhóm tội phạm khác thuê mướn để làm “lực lượng răn đe” cho họ, hoặc khi cần đòi nợ, xiết nợ, trừ khử, thanh toán  lẫn nhau. Nhiều người, vì thế, cho rằng cái từ “bảo kê” ở xư sta hiện nay vốn là có gốc từ bên Tàu.
                 Theo một số từ điển thông dụng: Bảo kê là hành vi bảo đảm có tính bất hợp pháp của một thế lực (thường là lắm tiền, quyền lực mạnh) cho những hoạt động trái pháp luật hay ít nhiều mang tính không hợp pháp.
              Hầu hết các hoạt động kiếm tiền, kinh doanh đặc biệt như nhànghỉ, vũ trường, karaoke, massage trá hình, bia ôm, ổ chứa…đều được bảo kê. Khi có một vụ án nào đó của các hoạt động này, việc đầu tiên mà các lực lượng cảnh sát cần khám phá thường là tìm ra các đối tượng đã bảo kê cho hoạt động. Có gì, chúng nó nắm được hết!
                Với các hoạt động hoàn toàn bất hợp pháp, việc bảo kê trong nhiều trường hợp, phi vụ, loại hình trốn pháp luật được coi là đương nhiên. Các vụ án băng đảng lộng hành còn cho thấy có cả các quan chức dính vào việc bảo kê cho các hoạt động phi pháp đó. (Trường hợp vụ án Đối Hoa Mai là một điển hình).
                  Bảo kê thường có 3 dạng thức: Dịch vụ, thời vụ và phi vụ. Ngày 3/2/2013, tin từ Công an huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho biết, cơ quan này đã bắt và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 9 đối tượng côn đồ đều thường trú trên địa bàn huyện Nam Đàn về tội bảo kê, cướp giật tài sản.
               Theo tài liệu của cơ quan Công an, trước đó Công an huyện Nam Đàn nhận được đơn trình báo của chị Trần Thị Doan (SN 1978) và Trần Văn Quang (SN 1979), trú tại xóm 4, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn về việc bị một nhóm đối tượng chặn cướp tài sản. Theo đó, khi anh chị đi từ xã Nghi Kim, huyện Nghi Lộc về thì bất ngờ một nhóm khoảng 7 – 8 đối tượng lạ mặt chặn đường rồi ra tay đánh anh Quang, lấy 3 con dao thái thịt lợn. Sau đó, chúng bắt anh Quang và chị Doan đến một quán ăn gần đó để trả số tiền 200.000 mà chúng đã nợ chủ quán.
                 Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện Nam Đàn đã lập tức vào cuộc điều tra truy tìm nhóm côn đồ trên. Ngày 10/1, Công an đã bắt khẩn cấp: Phạm Công Sơn (SN 1976), Nguyễn Đình Hùng (SN 1987), Nguyễn Văn Ngọ (SN 1990) cùng trú tại xóm 3, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn về tội cướp tài sản. Tiếp tục điều tra từ lời khai của 3 đối tượng trên, công an đã làm rõ và vận động thêm 6 đối tượng liên quan ra đầu thú gồm: Bùi Văn Quyền (SN 1964), Hoàng Văn Sơn (SN 1992), Bùi Đình Lan (SN 1982), Đinh Hữu Lực (SN 1991), Nguyễn Việt Đức (SN 1989), Phạm Văn Truyền (SN 1989), tất cả các đối tượng này đều trú tại xóm 3, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn.
           Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Nhóm đối tượng này khai do cạnh tranh trong việc làm ăn của Bùi Văn Quyền với vợ chồng anh Quang, chị Doan nên Quyền đã trao đổi với Phạm Công Sơn (là đối tượng đã từng có hai tiền án về tội cướp tài sản) về việc không cho vợ chồng anh Quang, chị Doan làm ăn, buôn bán tại địa bàn xã Nghi Kim.
           Được Sơn đồng ý nên ngày 27/12/2012, nhóm đối tượng đã theo dõi và tấn công vợ chồng anh Quang, chị Doan tại địa bàn huyện Nghi Lộc. Bọn chúng cũng khai trước đó đã nhiều lần đến đe dọa bắt vợ chồng anh Quang, chị Doan không được kinh doanh buôn bán tại xã Nghi Kim và yêu cầu phải nộp “thuế” cho chúng.
Hiện Cảnh sát điều tra công an huyện Nam Đàn đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các đối tượng có tên trên, sớm hoàn tất hồ sơ xét xử các đối tượng trước pháp luật./.
                Một vụ khác, mới đây phòng Cảnh sát Hình sự, Công an TP Hà Nội đã mở rộng điều tra vụ đánh người đòi bảo kê ở khu vực bến xe Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
               Theo cơ quan điều tra, ngày 9/4/2013, anh Trình Đình Cẩn (SN 1974, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình) là lái xe đến khu vực bến xe Mỹ Đình, huyện Từ Liêm.
                Khi lái xe đến khu vực này thì anh Cẩn đã bị Nguyễn Văn Thanh (SN 1980, ở thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm) và Nguyễn Tuấn Sơn (SN 1981, ở Yên Phụ, Tây Hồ) đánh và bắt đưa 500.000 đồng gọi là tiền bảo kê. Chiều cùng ngày, khi các đối tượng này tiếp tục tìm đến anh Cẩn để dọa đánh thì bị trinh sát Phòng Cảnh sát Hình sự bắt quả tang. Ngày 10/4, Công an Hà Nội bắt Thanh Sơn về tội cướp tài sản.
                  Đó là “lực lượng bảo kê” bên ngoài. Còn thực trạng vẫn có chuyện, có những vụ việc, những cơ quan, địa phương, địa bàn chính công an lại “bảo kê” cho tội phạm, và còn dùng ngay những đối tượng, toán, nhóm côn đồ, tội phạm chuyên đi “bảo kê” để hoạt động, gọi là “hỗ trợ nghiệp vụ”. Cái nghiệp vị cơ sở mật, địch tình, cài cắm để phục vụ điều tra, nắm tình hình, xác minh, phá án đương nhiên công an phải làm, vì đó là dạng nghiệp vụ chuyên môn sâu, chuyên án trọng điểm, vụ nguy hiểm…là việc thường xuyên. Nhưng hiện tượng  công an bảo kê cho tội phạm, cố ý thả cho tội phạm hoành hành, cả viẹc đàng sau đó có sự “ăn chia’ thì đáng bàn lắm!
           Nhiều vụ việc mà báo chí đã đưa như: Công an TP Hà Nội đã bắt 7 công an có hành vi “bảo kê” cho các đối tượng mua bán trái phép ma túy tại “chợ ma túy Thanh Nhàn”. Chủ tịch UBND xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất – Đồng Nai) và ba công an viên nhận tiền “bảo kê” cho một sới bạc tại địa phương này. Phó công an thị trấn huyện Nam Đàn (Nghệ An) phải vào tù vì bảo kê cho ổ chứa gái mại dâm. Công an ĐắcLắc bảo kê cho côn đồ hành hung dân; các vụ Văn Giang, Dương Nội đều có những biểu hiện, hành vi tương tự….
           Cách đây hơn 4 tháng, ngày 16/12/2012, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo 138/CP đã kiểm tra tại thành phố Hà Nội về việc thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới". Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an, thành phố Hà Nội và một số sở, ngành, quận, huyện tham dự.
             Thay mặt Chính phủ, Ban Chỉ đạo 138/CP, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả Hà Nội đạt được. Phó Thủ tướng chỉ rõ, Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa nên là địa bàn trọng điểm về tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm công nghệ cao, tội phạm gắn với các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… Mặc dù thời gian qua Hà Nội đã làm tốt nhưng không vì thế mà mất cảnh giác, chủ quan.
             Phó Thủ tướng lưu ý, Hà Nội cần quan tâm xây dựng lực lượng công an tinh nhuệ, trong sạch, vững mạnh để củng cố lòng tin trong nhân dân. Đặc biệt tránh không để xảy ra tình trạng công an “bảo kê” cho tội phạm. Trước mắt, ngành Công an phải trấn áp kịp thời tội phạm hình sự, giải quyết các điểm nóng để nhân dân đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ vui tươi và bình an. Qua đó, đặt ra vấn đề là Hà Nội cần quan tâm xây dựng lực lượng công an tinh nhuệ, trong sạch, vững mạnh để củng cố lòng tin trong nhân dân, không vì động cơ cá nhân, đực quyền đặc lợi, không vị lợi ích trước mắt mà thả cho các loại tội pham hoạt động để có dịp là cất vó…tiền!
                   Bọn tội pham xã hội mà đã được công an bảo kê (có chủ đích cơ quan, hoặc một vài cá nhân chức danh) thì nghênh ngang nào biết trên đời có ai! Coi dân như rác, coi luật pháp không bằng vỏ trấu. Cũng có khi, việc làm trả thù hoặc phục vụ cho đại gia, đại ca, ông chính quyền nào đó biết là phạm pháp, là vi phạm dân chủ nghiêm trọng, nhưng công an không ra tay, mà lại có bọn được “bảo kê” (như côn đồ, ‘xã hội đen’ chẳng hạn) ra tay. Dẫu chúng có làm quá vẫn được che đỡ. Thế thì rất nguy hại cho xã hội…Cho nên, bảo kê trong xã hội, trong nền an ninh, trật tự xã hội của ta hiện nay ít nhất cũng có trên 1001 chuyện, và có kể ra đến 11.111 đêm và hơn nữa cũng không hết. Chẳng lẽ đảnh tặc lưỡi: MAKENO hay sao?!
BVB

-------------------

3 nhận xét:

  1. ba lưỡi bò chinalúc 05:55 19 tháng 4, 2013

    Thời đại lưu manh côn đồ lên ngôi .
    Vì công an + Tòa án toàn ... lôi thôi .

    Trả lờiXóa
  2. Không nói ra, nhưng ai cũng biết!

    Trả lờiXóa
  3. Lúc nào cũng “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng” nhưng “Đảng viên nhan nhãn, cộng sản mấy người”; “Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” – như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Thế thì tăng cường cái gì? “Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” bởi vì VN không có dân chủ, vì lực lượng bảo kê nằm trong đảng?!
    Đảng bộ, các tổ chức xã hội luôn đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh. Trường học,Trạm xá đạt chuẩn quốc gia … Uy tín VN và thủ tướng VN trên trường Quốc tế ngày càng được nâng cao. Nhưng 2 năm nữa GDP đầu người của VN liệu có bằng Lào và Campuchia không?!

    Trả lờiXóa