"Nếu nước được Độc lập mà nhân dân không được hưởng Hạnh phúc-Tự do
thì Độc lập cũng không có nghĩa lý gì! (Chủ tịch Hồ Chí Minh)
* BÙI MINH QUỐC
Cách đây 8 năm, nhân dịp báo Tuổi
trẻ đăng nhật ký của bác sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và thư của tiến sĩ cựu chiến
binh Mỹ Fred ( người đã có công lưu giữ nhật ký Đặng Thùy Trâm) gửi các bạn trẻ
Việt Nam, tôi đã viết bức thư ngỏ dưới đây nhờ báo Tuổi trẻ, Tiền phong, Thanh
niên và các báo đăng nhưng không báo nào đăng, nay xin nhờ các trang mạng bốn
phương công bố giùm, trân trọng cám ơn.
THƯ NGỎ TRÂN TRỌNG GỬI:
CÁC BẠN TRẺ VIỆT NAM
VÀ HAI BẠN MỸ FRED, ROB
Các bạn quý
mến,
Tôi đã đọc với niềm xúc động sâu xa và nhiều nghĩ ngợi
nhật ký của bác sĩ liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và thư của tiến sĩ cựu chiến binh Mỹ
Fred gửi các bạn trẻ Việt Khi Thùy Trâm ngã xuống vì đạn Mỹ, tôi đang ở chiến trường Quảng
Thùy
Trâm kém tôi hai tuổi, kém Xuân Quý, Chu Cẩm Phong một tuổi . Chúng tôi cùng
một lứa được giáo dục đào tạo dưới mái trường xã hội chủ nghĩa tại thủ đô Hà
Nội và lên đường vào Nam
chiến đấu theo tiếng gọi KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO. Nhật ký của Trâm,
Quý, Phong đều ghi rõ tâm nguyện của mỗi người, mà cũng là của cả thế hệ chúng
tôi, sẵn sàng dâng hiến, không chút tính toán so đo, từng ngày sống và cả cuộc
đời cho độc lập, tự do.
Độc lập cho dân tộc và tự do cho mỗi con người.
Những giá trị thiêng liêng ấy đã được ghi rõ, có thể
nói không phải bằng mực mà bằng máu, trong Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ từ 229 năm trước và của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà từ 60 năm
trước.
Không phải đến 2/9/1945 trong Tuyên ngôn Độc lập, mà
ngay từ 1942 trong “Nhật ký trong tù”, tư tuởng không có gì quý hơn độc lập tự
do đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
Trên đời ngàn vạn điều cay đắng
Cay đắng chi bằng mất tự do
Mỗi việc mỗi lời không tự chủ
Để cho người dắt tựa trâu bò.
(Thiết
nghĩ bốn câu thơ trên cần được treo cùng chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh tại tất
cả các hội nghị, đại hội Đảng và đoàn thể ở mọi cấp ).
Nhà văn Nguyên Ngọc, sau khi đọc nhật ký Đặng Thùy Trâm
đã qua hình ảnh người con gái trí thức anh hùng này mà nghĩ về người trí thức,
viết rằng người trí thức là người “vừa sống vừa luôn biết tự quan sát mình,
quan sát sự sống cách sống của mình, luôn tự thẩm định mình, luôn tự đặt ra cho
mình những câu hỏi về tư cách sống của chính mình”. Tôi hiểu, cái tư cách sống
ấy của người trí thức, hay cái tiêu chí hàng đầu phải có để được coi là trí
thức không phải là bằng cấp mà phải là bản lĩnh suy nghĩ độc lập, là cái năng
lực biết gọi đúng tên sự vật, cái ý chí kiên quyết giành và giữ lấy quyền tự do
nói lên công khai những hiểu biết của mình bất chấp mọi hiểm nguy.
Như Ga-li-lê: “Dù
sao, nó ( trái đất ) vẫn quay”, dẫu cho Bru-nô bị lên giàn hỏa và Ga-li-lê
bị lưu đày. Nói đến tư cách sống của người trí thức, không thể không nhắc lại ở
đây lời của nhà văn cách mạng quá cố rất đáng kính Nguyễn Minh Châu: “Làm
thằng nhà văn Việt Nam vào lúc này mà tìm cách lẩn tránh vấn đề dân chủ là
thiếu tư cách” (Trích thư gửi nhà thơ Nguyễn Trung Thu, tháng 4/1988).
Nhiều đồng đội của Fred, Rob cầm súng sang Việt Nam,
họ được nghe bảo rằng hoặc thực sự nghĩ rằng họ đi chiến đấu để giúp nguời Việt
Nam bảo vệ những giá trị đã được ghi trong Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, nhưng rồi
thực tế chiến tranh cho thấy họ đã đến để gián tiếp hoặc trực tiếp bắn vào
những giá trị ấy đang đượcấp ủ nâng niu trong tâm hồn những con người Việt Nam
như Đặng Thùy Trâm.Chính sự mẫn cảm về những giá trị ấy trong nhật ký Đặng Thùy
Trâm của thượng sĩ Nguyễn Trung Hiếu đã giúp Fred trở thành người gìn giữ cho
văn hoá Việt Nam một báu vật. Vô cùng cám ơn anh Nguyễn Trung Hiếu và các bạn
Fred, Rob. Nhân đây, một lần nữa tôi xin gửi tới một ân nhân lớn, mà nhiều năm
từ ngày gặp tôi không biết ở đâu, lời cám ơn chân thành, đó là anh Nguyễn Hiếu
(hoặc Hoàng Đình Hiếu), người đã gìn giữ và trao cho tôi cuốn nhật ký của Chu
Cẩm Phong. Nguyễn Trung Hiếu, Hoàng Đình Hiếu, Fred, Robơi, trong cuộc “châu về
Hợp phố” này có một cái gì đó thật linh thiêng, cái linh thiêng nằm trong những
giá trị tinh thần kết tinh từ bao đời được truyền tỏa qua hồn thiêng các chiến
sĩ đã hy sinh vì độc lập tự do mà tất cả các dân tộc, cảnhân loại và mỗi con
người chúng ta đều tôn thờ.
Tôi, người may mắn sống sót sau những hy sinh của
Dương Thị Xuân Quý, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong cùng hàng
triệu đồng bào đồng chí của tôi, từ 1975 trở đi càng ngày càng thấy nhân dân
tôi đã lâm vào một bi kịch thê thảm nhất, cay đắng nhất, quái gở nhất : vì độc
lập tự do mà cuồng nhiệt tự nguyện dốc cả sông máu núi xương để rồi “tự do” tự
nguyện choàng lên cổ mình một cái ách nô lệ “vàng son” mang tên là sựlãnh đạo
của Đảng thực chất chỉ là sự cai trị độc đoán của hơn một trăm ủy viên trung
ương thậm chí chủ yếu là mười mấy ủy viên bộ chính trị.
Nô lệ đến mức người ta bảo bỏ phiếu cho ai là ngoan
ngoãn bỏ cho người ấy, chẳng biết người ấy tốt xấu thế nào.
Nô lệ đến mức muốn nói điều mình nghĩ,mình thấy, mình
biết cũng không báo nào đăng cho, cỡ như cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời
phỏng vấn mà cũng không được đăng trọn vẹn.
Nô lệ đến mức người ta áp đặt cáiđường lối sai lầm dựa
trên một kiểu lý luận nói lấy được (chữ dùng của tướng quân Trần Độ) là “Kinh
tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” cũng không biết mà cãi, hoặc
biết mà không dám cãi, hoặc muốn cãi thì cũng không có diễn đàn mà cãi.
Trong dịp đại hội lần thứ 7 của Hội nhà văn Việt Nam
(tháng 4.2005), mấy đồng nghiệp của tôi - nhà thơ Xuân Sách, nhà thơ Trần Mạnh
Hảo, nhà văn Hoàng Quốc Hải - phát biểu tại diễn đàn chỉ tha thiết xin nhà nước
thành lập cơ quan kiểm duyệt chính thức, công khai, để nhà văn cứ viết hết cỡ
theo lương tâm mình, còn nhà nước không vừa ý chỗ nào thì cứ cắt nhưng phải in
rõ chấm chấm chấm kiểm duyệt bỏ chấm chấm chấm như thời chế độ thực dân.
Ôi, đau đớn làm sao, nhục nhã làm sao ! Hỡi hồn thiêng
các liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Nguyễn Văn Giá, Chu Cẩm Phong,
Nguyễn Thi, Lê Anh Xuân , Trần Đăng, Thôi Hữu, Nam Cao, Trần Mai Ninh… và tất
cả các liệt sĩ của tất cả các thế hệ đã ngã xuống vì độc lập tự do, hãy về đây
mà chứng kiến cho nỗi nhục của chúng tôi ! Chẳng lẽ chiến đấu như thế hy sinh
như thế để chuốc lấy nỗi nhục này ?
Sau bao nhiêu năm chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do,
nay chỉ xin cái mức tự do ngôn luận như thời thực dân mà cũng không được. Xưa
là nô lệ cho ngoại bang, nay lại làm nô lệ cho một nhúm cầm quyền nhân danh
Đảng. Nhục quá ! Nhục đến nỗi “đến bữa quên ăn nửa đêm vỗ gối, ruột đau như
cắt, nước mắt đầm đìa…” (con cúi xin Đức Thánh Trần cho con mượn lời này để bày
tỏ nỗi lòng). Trong Bộ chính trị hiện nay có một ủy viên cùng lứa tuổi cùng
chiến đấu trên một giải chiến trường ác liệt Khu Năm-Trị Thiên với Đặng Thùy
Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Chu Cẩm Phong, đó là nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm mà câu
thơ của anh từng làm rung động bao trái tim Việt Nam thời ấy qua giai điệu Trần
Hoàn “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ…Mai sau con lớn làm người tự do”. Nhân đây tôi
muốn gửi một lời nhắn hỏi: Nguyễn KhoaĐiềm à, anh có chia sẻ nỗi nhục này của
chúng tôi không ? Và nếu chia sẻ thì anh làm gì cho khỏi nhục ?
Một bạn trẻ thành đạt nào đó đã phát biểu trên báo
Tuổi Trẻ: “Tài sản của tôi là nỗi nhục nghèo khổ” – ý nói từ chỗ thấy nhục vì
nghèo khổ mà có chí vươn lên làm giàu. Tiến sĩ Fred, với thiện chí và thiện cảm
chân thành đáng quý cũng nhắc bạn trẻ Việt Nam noi gương Đặng Thùy Trâm mà
phấn đấu đưa đất nước sớm thoát khỏi nghèo khổ. Rất hoan nghênh. Nhưng tôi muốn
nhắc : có một nỗi nhục còn lớn hơn nỗi nhục nghèo khổ là nỗi nhục nô lệ, nỗi
nhục của kẻ “mỗi việc mỗi lời không tự chủ để cho người dắt tựa trâu bò”, mà
thậm nhục là gần ba triệu đảng viên, hơn tám mươi triệu dân lại đành nô lệ cho
chỉ hơn một trăm ủy viên trung ương, mười mấy ủy viên bộ chính trị. Đặng Thùy
Trâm cũng như mọi liệt sĩ Việt Nam hy sinh cho Tổ Quốc là một Tổ Quốc trên đó
mỗi con người phải được làm người tự do, như lời thơ Nguyễn Khoa Điềm họ đã hát
vang thời ấy. Tình trạng không có tự do dân chủ trên Tổ Quốc Việt Nam hôm nay
đang từng ngày từng giờ xúc phạm dòng máu thiêng của các liệt sĩ.
Không cam chịu mãi tình trạng nhục nhã đau đớn ấy,
tiếp nối sự dấn thân cao cả của những Đặng Thùy Trâm, Dương Thị Xuân Quý, Chu
Cẩm Phong …, trong giới trẻ đã xuất hiện những chiến sĩ dấn thân cho tự do, họ
không tiếc những vị trí làm việc ngon lành mà có lẽkhông ít bạn trẻ đang mơ ước
để quyết dấn thân và sẵn sàng chịu khổ nạn, các bạnấy bị chụp những bản án vô
căn cứ, bị tù đày chỉ vì đã viết và dịch các bài về dân chủ, viết đơn khiếu
kiện giúp và viết bài bênh vực các bà mẹ Việt Nam anh hùng bị ức hiếp…
Thủ tướng Phan Văn Khải sau khi đọc nhật ký của hai
liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc, gửi thư cho toà soạn và bạn đọc báo
Tuổi Trẻ nhấn mạnh: “Đưa đất nước tiến kịp thời đại với ý chí mãnh liệt như ý
chí giành độc lập, thống nhất”.Tôi muốn góp thêm vào đây một ý này :đối với đất
nước ta hiện nay, muốn tiến kịp thời đại, trước hết là phải gấp rút thoát ra
khỏi sự tụt hậu về chính trị. Hệ thống chính trị lạc hậu hiện nay là trở lực
lớn nhất cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của đất nước. Sau cách mạng
Tháng Tám, chúng ta đã xây dựng được một thể chế chính trị dân chủ tiến bộ nhất
châu Á, nhưng phải tạm gác công việc hoàn thiện nền dân chủ ấy vì hai cuộc
kháng chiến. Từ đấy dân chủ là một món nợ - món nợ xương máu - mà những người
cách mạng chúng ta nợ nhân dân ta. Sau một thời gian dài bị gạt ra một cách
khuất tất, dân chủ lại được đưa vào ghi thành mục tiêu xây dựng xã hội trong
cương lĩnh của Đảng tại đại hội 9, song tiếc thay cái dân chủ ấy mới chỉ có
trên mặt giấy. Rõ ràng trong bộ phận đảng viên cầm quyền đã có một thế lực cố ý
vỗ nợ dân chủ, phản bội nhân dân, lừa dối nhân dân, miệng nói dân chủ mà tay
thì nắm hết quyền vơ hết lợi của dân.Bọn vỗ nợ dân chủ với bọn tham nhũng là
một.
Tôi tin rằng nếu nhân dân ta, nhất là giới trẻ, biết
chuyển toàn bộ sức mạnh đã có trong công cuộc giành độc lập thống nhất sang
công cuộc dân chủ hoá đất nước thì chúng ta sẽ sớm đòi được món nợ dân chủ.
Tôi tin rằng trong giới cầm quyền vẫn còn nhiều đồng
chí tốt, nhiều đồng chí thuộc lớp trẻ, muốn sớm trả món nợ dân chủ cho nhân
dân, nhưng lúng túng giữa một mớ bùng nhùng các mối quan hệ quyền lực. Theo
tôi, tháo gỡ cái bùng nhùng này cũng không đến nỗi khó, chỉ cần một thao tác
đơn giản là lời nói đi đôi với việc làm, lời nói về dân chủ thì đã có nhiều
rồi, hãy bắt tay vào làm, hàng loạt công việc cho dân chủ hoàn toàn có thể làm
ngay hôm nay, ngay ngày mai, chẳng hạn hãy mở ngay một cuộc gặp mặt bàn tròn,
một hội nghị Diên Hồng với nội dung “Làm thế nào để chuyển sức mạnh dân tộc
trong công cuộc giành độc lập thống nhất trước kia sang công cuộc dân chủ hoá
đất nước hôm nay?”. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã nói nhiều về dân chủ, đã dẫn lời Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân chủ là cái
chìa khoá vạn năng giải quyết mọi khó khăn”, chẳng lẽ ở cương vị của mình
lại không sớm tổ chức được một hội nghị Diên Hồng như thế ? Nhưng đó mới chỉ là nói, làm được đâu dễ !? Hoặc là ngay từ
ngày mai, tất cả các báo mỗi kỳ dành một trang cho diễn đàn dân chủ đăng tất cả
mọi ý kiến khác nhau để tìm kế sách, biện pháp tối ưu nhằm đưa mục tiêu dân chủ
từ nghị quyết vào cuộc sống, việc này hoàn toàn có thể làm ngay chỉ cốt có thực
tâm làm dân chủ, thực tâm tôn trọng nghị quyết do chính mình biểu quyết.
Tôi cũng tin rằng giới trẻ đầy năng động cũng sẽ chẳng
thụ động ngồi chờ ai đem dân chủ tự do đến cho mình, hoàn toàn có thể ngay hôm
nay ngay ngày mai, bắt đầu bằng việc tự động ngồi lại với nhau làm một cuộc
Diên Hồng Trẻ với nội dung như thế.
Đất nước ta đã hàng nghìn năm dưới ách chuyên chế, chỉ
đến cách mạng Tháng Tám 1945 mới chuyển sang kỷ nguyên dân chủ nhưng rồi bị đứt
đoạn, sau ngày thống nhất tưởng rằng sẽ xây dựng được một chế độ dân chủ gấp
triệu lần ai ngờ lại là một chế độ chuyên chế toàn trị độc đảng theo kiểu vừa Sta-lin-nít
vừa Mao-ít được Việt Nam hoá. Tôi nghe thấy hồn thiêng sông núi, hồn thiêng các
liệt sĩ đang thúc giục chúng ta : đây là thời điểm lịch sử, hãy cùng nhau chung
sức chung lòng làm nhiệm vụ lịch sử, chuyển toàn bộ sức mạnh dân tộc trong công
cuộc giành độc lập thống nhất sang công cuộc dân chủ hoá đất nước,đưa đất nước
thực sự đặt bước vững chắc vào KỶ NGUYÊN DÂN CHỦ. Trong sự nghiệp lịch sử trọng
đại này, vai trò của các bạn trẻ, với vô vàn sáng kiến, là rất quyếtđịnh.
Trân trọng gửi tới các bạn trẻ niềm tin và hy vọng của
tôi.
B.M.Q
BÙI
MINH QUỐC
03
Nguyễn Thượng Hiền-ĐàLạt
Hoan nghênh các bài viết vì dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội của Minh Diện, BÙI MINH QUỐC, BÙI VĂN BỒNG...
Trả lờiXóa“Tình trạng không có tự do dân chủ trên Tổ Quốc Việt Nam hôm nay đang từng ngày từng giờ xúc phạm dòng máu thiêng của các liệt sĩ.”
“Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” – như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Nhờ đâu có sự "tốt đẹp" và "ưu việt" đến thế???!
Thanh Hóa: "Giật mình" với con số gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp...
Hoan nghênh các bài viết vì dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội của Minh Diện, BÙI MINH QUỐC, BÙI VĂN BỒNG...
Trả lờiXóa“Tình trạng không có tự do dân chủ trên Tổ Quốc Việt Nam hôm nay đang từng ngày từng giờ xúc phạm dòng máu thiêng của các liệt sĩ.”
“Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” – như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Nhờ đâu có sự "tốt đẹp" và "ưu việt" đến thế???!
Thanh Hóa: "Giật mình" với con số gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp...
Hoan nghênh các bài viết vì dân chủ, dân sinh, vì sự tiến bộ xã hội của Minh Diện, BÙI MINH QUỐC, BÙI VĂN BỒNG...
Trả lờiXóa“Tình trạng không có tự do dân chủ trên Tổ Quốc Việt Nam hôm nay đang từng ngày từng giờ xúc phạm dòng máu thiêng của các liệt sĩ.”
“Tham nhũng, tiêu cực nhìn ở đâu cũng thấy, sờ ở đâu cũng có” – như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định. Nhờ đâu có sự "tốt đẹp" và "ưu việt" đến thế???!
Thanh Hóa: "Giật mình" với con số gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp...
Có độc lập?
Trả lờiXóaĐộc lập kiểu gì mà trước mỗi kỳ đại hội Đảng, cứ phải sang cầu kiến Bắc Kinh về nhân sự và đường lối chính sách?
Độc lập kiểu gì mà biển Đông của ta, TQ cứ coi như ao nhà. Dân biểu tình chống TQ bàng trướng thì đàn áp, bắt bớ, khủng bố...?
Độc lập kiểu gì mà TQ làm chủ mọi dự án quan trọng?
Thực chất "độc lập" chỉ là lá bài mị dân một thời, để chóp bu cộng sản đoạt lấy quyền lực, tha hồ tham nhũng vơ vét, đè đầu cưỡi cổ nhân dân.
Thưa tác giả nhà thơ Bùi Minh Quốc, cùng chủ trang blog Bùi Văn Bồng.
Chí phải, chí phải !!!
XóaMắt rất sáng.
(thêm: độc lập kiểu gì mà thấy TQ đàn áp thể dục Pháp luân công, cũng theo đuôi đàn áp?)
Có Độc lập, có Tự Do !
XóaRõ ràng là có !!!!
- Độc lập, tự do khen và làm bạn với lũ cướp.
- Độc lập, tự do "ăn mày" Mậu thâm và ĐBP trên không cả mấy tháng trời trong khi thằng tàu từng ngày từ giờ gặm dần biển đâỏ thì bịp mồm bịt miệng, bỏ tù dân...
Món "Dân chủ" bị bọn Cộng sản nó xơi tái mất từ lâu rồi. Hỡi ôi, Bách Việt giang san!
Trả lờiXóaSau đại hội ĐCSVN vài hôm tôi có đọc 1 bài trên báo QĐND viết: Tân tổng BT đảng Nguyễn phú Trọng cử đại sứ "đặc biệt" sang báo cáo kết quả của đại hội ĐCSVN với "đồng chí" TBTĐCS Trung Quốc Hồ cẩm Đào.Đọc đến đây,tôi chửi ầm lên và vô tình đập vỡ "chuột" của máy vi tính vì quá tức giận!Có cái gì đó nghèn nghẹn nơi cổ họng.Tại sao?Tại sao lại phải đi báo cáo với họ? nhục nhã quá!
Trả lờiXóaĐây là "đường lối ĐỘC LẬP" của ĐCSVN?.Vì sao các nhà văn,nhà báo không được viết về tự do,dân chủ? Nếu được viết tự do thì các vị lãnh đạo sẽ......"Trần như nhộng"!
Lính tình nguyện 78
22 năm trước,lần đầu tiên đài THTU chiếu bộ phim truyền hình dài tập của Mỹ "ngoi nhà nhỏ trên thảo nguyên" lúc đó bọn thanh niên nghĩa vụ chúng tôi chỉ biết khen hay.Hôm rồi kênh Htvc gia đình phát lại thấy đó mới thật sự là một xã hội trong mơ dù cho nước Mỹ vừa qua cuộc nội chiến Bắc-Nam.Hơn 100 tập của nộ phim tôi không hề thấy có sự cuất hiện của viên cảnh sát nào,dù cộng đồng đó là đa sắc tộc&những xung đột có khi gay cấn. Một thời gian quả là dài để có thể nhận ra được(với tôi) hảyyaaaa ..,
Trả lờiXóarồi đây các ông sẽ thấy: sinh viên ra trường không có chỗ làm, nông dân mất đất, dân nghèo không có cái ăn, bệnh nhân không tiền chữa bệnh, .....họ chính là đội quân hùng hậu lật thuyền của đảng cho xem.
Trả lờiXóa¸Cách mạng là mâu thuẫn tự trong lòng nó mà nó không tự giải quyết được .Hôm nay với những người đang lãnh đạo đất nước Họ càng giữ , càng bảo vệ quyền lợi của Họ càng đẩy mâu thuẫn lên cao hơn , và tất yếu sự thay đổi sẽ đến . Tuy nhiên càng để lâu càng khổ cho dân tộc.
Trả lờiXóaMất mát và hy sinh là của cả mọi người . Đảng và những người đang lợi dụng sẽ có tội với dân tộc này.
ĐCSVN có còn là đội ngũ tiên phong của dân tộc, khi đại đa số đảng viên, đặc biệt là các lão thành cách mạng thừa biết đảng đã như thân cây mục ruỗng từ nhiều thập kỷ nay? Lũ chóp bu chỉ muốn ôm chặt đặc quyền đặc lợi,luôn bám đít Đại Hán, nguy cơ mất nước cận kề. Do hiểu bụng chóp bu, hầu hết đảng viên nhạt đảng, chán ngấy chỉ thị, nghị quyết tào lao, nhưng an phận kiếm đồng lương còi, và cấu véo tham nhũng khi có thể.
Trả lờiXóaMột số cán bộ đảng cấp cao có lương tri như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn An thì lập tức bị tập thể chóp bu vu khống là suy thoái, diễn biến hòa bình...
Mong có ai đó trong số tướng lĩnh tâm huyết, dấy cờ vì đại nghĩa
Nguyễn Hộ nữa.
XóaNguỹen Hộ sinh 1-5-1916, tại Gò Vấp, Sài Gòn và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1937. Năm 1940 bị chính quyền Đông Dương thuộc Pháp ghép tội kích động đình công ở xưởng đóng tàu Ba Son, ông bị tuyên án tù 5 năm ở Côn Đảo.
XóaSau khi được thả, ông chuyển sang hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, nắm chức Ủy viên Thường trực của Ban Thường vụ Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn - Chợ Lớn (1950-1952). Sau năm 1975 ông làm Phó Chủ tịch Tổng công đoàn Việt Nam, Thư ký Liên hiệp Công đoàn thành phố Hồ Chí Minh,[1] rồi Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh[2].
Năm 1986 ông là một trong những người thành lập Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ cùng các ông La Văn Lâm, Đỗ Trung Hiếu, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Tạ Bá Tòng và thượng tướng Trần Nam Trung. Tờ báo Truyền thống Kháng chiến của nhóm này ra mắt số đầu tiên vào tháng 9 năm 1988 nhưng sau đó vì quan điểm bị cho là chỉ trích chính quyền nên báo buộc phải đình bản. Tổ chức này năm 1989 cũng bị chính quyền giải tán.
Bất bình, ông từ bỏ Đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội "chống Đảng".[3]
Từ đó ông càng phản đối mãnh liệt hơn qua những văn bản như bài luận "Giải pháp Hòa hợp Hòa giải" và cuốn sách Quan điểm và cuộc sống. Sách của ông kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenin. Cũng vì quan điểm của ông mà ông bị nhà chức trách bắt lần thứ hai năm 1994. Theo ông Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do.[4]
Vì hoạt động của ông, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã trao ông giải thưởng Hammett-Hellman (Giải Tự do Phát biểu).[5]
Ông mất ngày 2 tháng 7 năm 2009, thọ 93 tuổi.
Dân chủ công lý ha ha
Trả lờiXóaMấy thằng quyền chức nó tha mất rồi
Đợt mà báo TT đăng loạt bài về Đặng Thùy Trâm, tôi háo hức đọc tin mẹ của Đặng Thùy Trâm qua Mỹ gặp Fred. Ngạc nhiên là Fred có vẻ lừng khừng, không vồn vã. Từ đó, Fred im bặt.
Trả lờiXóa