Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

KHÔNG THỂ TÙY HỨNG VỀ ĐỊNH HƯỚNG


* BÙI VĂN BỒNG
           Từ khi trên thế giới hình thành “thị trường không biên giới”, phá bỏ “dân ttọc hẹp hói”, “bế quan tỏa cảng”, tiếp đến là “bùng nổ thông tin toàn cầu”, cac xu thế hội nhập và toàn cầu hóa toàn diện (chính trị, kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội,…) đồng hành với chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế. Trong xu thế hiện đại đó, nước nào còn dính kiểu “bế quan tỏa cảng”, hoặc đi lạc điều định hướng phát triển, khoanh hẹp mọi sự trong nước theo thể chế chính trị cũ, lỗi thời, áp đặt chủ quan, thiếu khoa học, xa rời thực tiến là coi như tự phanh hãm.
              Kinh tế thị trường hình thành và phát triẻn trong xu thế đó, không ai (dù muốn) mà có thể cưỡng lại quy luật phát triển tất yếu. Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, do đường lối đổi mới mạnh dạn xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang knh tê sthị trường, nền kinh tế-xã hội nước ta đã được “cởi trói” nhiều mặt, tạo được đà, dựng được thế, mở hướng phát triển. 
             Nhưng, đùng một cái, sau Hội nghị Thành Đô 9-1990 do Trung Quốc chủ soái, chính TBT Nguyễn Văn Linh lúc đó lại đưa bài viết ký tên N.V.L đăng trên báo Nhân dân, như tuyên bố chối bỏ, quay lại 180 độ với  kinh tê thị trường xu thế hiện đại toàn cầu hóa, quay trở lại với mô hình, phương thức cũ: “Ta về ta tắm ao ta / Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. NHơ lại thời đó, nay ai cũng còn ‘sởn gai ốc” với “sự kiện” đó. Nó bỗng  gây bất ngờ thê giới và gây nghi ngờ, tá hỏa trong lòng dân, nhất là giới trí thức, các nhà khoa học, các nhà doanh nghiệp và không ít lãnh đạo các cấp, các ngành.
             Nhìn lại 27 năm về trước, tại Đại hội VI, được coi là “Khởi công, khai trương sự nghiệp đổi mới”, Báo cáo Chính trị nêu rõ: “Việc chậm đổi mới cơ chế và bộ máy quản lý, việc điều hành không nhạy bén, là những nguyên nhân quan trọng dẫn tới hành động không thống nhất từ trên xuống dưới. Một số người và cơ sở đã lợi dụng những sơ hở của cơ chế quản lý để mưu lợi ích cá nhân và lợi ích cục bộ… Chúng ta mới nêu ra được phương hướng chủ yếu của cơ chế mới, còn nội dung, hình thức, bước đi, cách làm cụ thể, thì còn nhiều vấn đề chưa giải đáp được thoả đáng cả về lý luận và thực tiễn”. Đánh giá đó đúng, và Đại hội VI đã triển khai có hiệu quả, làm thay đổi tình hình kinh tế-xã hội của đất nước. Có điều, sau biết bao thăng trầm, đánh giá ấy nay vẫn nguyên giá trị.
            Đến Đại hội VII, nêu phương hường: “…Thực hiện chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong hoạt động kinh tế đối ngoại dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Cùng với việc phát huy vai trò của kinh tế quốc doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia vào hoạt động kinh tế đối ngoại”.
            Nhưng đến Đại hội VIII lại nêu quan điểm rất mới và lạ hoắc: …“Tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”,...Và: “Tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy mọi nguồn lực để phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá”...
            Cho đến nay, kinh tế thị trường có thể hiểu được, chỉ cần ra đường là thấy, nhưng có điều “định hướng XHCN chẳng thấy đâu. Cho nên rất cần làm rõ khái niệm “định hướng XHCN”. Theo GS Nguyễn Đức Bình, cựu ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Công thức này quá chung chung, trừu tượng”. GS Bình cũng nhấn mạnh: “Kinh tế thị trường tự bản thân nó không mang thuộc tính định hướng XHCN. Trái lại, thuộc tính tự nhiên của nó là tiến lên chủ nghĩa tư bản”.
            Còn, cũng khái niệm này, theo GS-TSKH Lê Du Phong (Đại học Kinh tế quốc dân): Khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN khó giải thích rõ ràng nên nó làm cho chúng ta không triệt để trong đổi mới tư duy kinh tế. Từ đó, cơ chế, chính sách và các giải pháp tổ chức, quản lý nền kinh tế chúng ta đưa ra không rõ ràng, dứt khoát và minh bạch.
            Mô hình kinh tế thị trường hiện đại dựa trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến, kết hợp hài hòa giữa bốn yếu tố: thị trường - nhà nước pháp quyền - xã hội dân sự - hội nhập quốc tế sâu rộng.
           Nhằm góp thêm ý kiến cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, cần làm rõ nội dung khái niệm “có một không hai” trên thế giới này. Ngay như cái gọi là “Mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” cũng thấy thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn và áp đặt nhiều ý kiến chủ quan. Cho nên, cái măt xích chủ yếu vẫn là: Nhà nước pháp quyền + chế độ dân chủ
           GS-TS Nguyễn Văn Nam khẳng định: “Dân tộc Việt Nam muốn “sánh vai với các cường quốc năm châu” thì không có sự lựa chọn nào khác ngoài phát triển kinh tế thị trường. Bởi vậy, mô hình kinh tế tổng quát mà Đảng ta xác định với vế đầu là “kinh tế thị trường” hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. Tuy nhiên, khi gắn vế sau vào (định hướng XHCN), thì phát sinh nhiều quan điểm chưa thống nhất và đúng là thiếu hẳn cơ sở lý luận cùng những minh chứng thuyết phục của thực tiến”.
              Do vậy hiến pháp sửa đổi lần này cũng cần làm rõ: Điều nhấn mạnh ở đây là việc đổi mới kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập nền kinh tế vào tiến trình phát triển hiện đại của nền kinh tế toàn cầu lúc đầu không phải xuất phát từ hệ tư tưởng mà chịu sự thúc ép và quy định của quy luật tăng sức sản xuất, tăng hiệu quả trong phát triển kinh tế. Khi hệ kinh tế Xô viết bất lực trong việc giải quyết các quy luật kinh tế trên thì chính quy luật thép của kinh tế đó giúp người ta vượt qua được vấn đề hệ tư tưởng để đổi mới và phát triển.
           Nhiều nhà khoa học cho rằng: Nói hai chữ “định hướng” thì phải có “hướng” để mà “định”. Nhưng đã có XHCN đâu mà cứ hô lên là “theo định hướng”;  thấy gì đâu? Biét gì đâu? Nó là the snào mà theo? Sự phát triển của nhà nước pháp quyền và chế độ dân chủ trở thành mắt xích chủ yếu giữa kinh tế thị trường với thể chế chính trị. Chừng nào cái yếu tố dân chủ, tiềm lực nội tại còn bị coi thường và để lãng phí, thất thoát quá nhiều thì đừng nói đến phát triển. Về mặt chính trị, sự phát triển kinh tế thị trường trở thành bước ngoặt kết thúc các chế độ chuyên chế và hình thành chế độ dân chủ. Và không thể coi là đã hình thành nền kinh tế thị trường khi nhà nước chưa ra khỏi tình trạng quan liêu, tham nhũng phổ biến, mọi sự còn do chế độ “đảng toàn trị”, nhan nhản độc đoán chuyên quyền. Không thể coi là đã có nhà nước pháp quyền khi trong xã hội còn thiếu dân chủ và tính tự phát của người dân còn phổ biến.

            Về thực chất, định hướng kinh tế thị trường phải gắn với xác định mô hình kinh tế theo xu hướng thời đại: Định hướng phát triển bền vững, tức là “tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường” như đã nêu trong văn kiện của Đảng. Xu hướng này nảy sinh trên cơ sở sự ra đời và lớn mạnh của kinh tế tri thức. Vì vậy, muốn đi theo định hướng phát triển bền vững nền kinh tế, tất yếu phải sớm xây dựng nền kinh tế tri thức. Cả hai mặt đó đồng thời phát triển sẽ làm cho mục tiêu chính trị ngày càng hiện thực và mới có sức hấp dẫn. Một lãnh đạo chưa qua trường lớp nào về kiến thức kinh tế, về quản lý kinh té, nhưng lai được giao quyền điều hành vĩ mô, chỉ đạo mọi mặt của nền kinh tế nhiều thành phần thì quả là sự vô lý hết chỗ nói, và chắc chắn để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển, làm nghèo đất nước, làm khổ dân.
          Theo phân tích của các nhà nghiên cứu “Chính trị-kinh tế học”: Mô hình công nghiệp hóa dựa vào khai thác tài nguyên và nguồn lao động rẻ để thu hút đầu tư nước ngoài và dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng kinh tế đã để lại hậu quả nặng nề về mặt xã hội và môi trường. Đây là mô hình đã lỗi thời, không phù hợp yêu cầu xây dựng nền móng của chế độ mới cũng như xu thế thời đại. GS.TS Trần ngọc Hiên nói: “Từ góc nhìn vận động của lịch sử, có thể nhận thấy bản chất kinh tế thị trường nhất định đi đến một xã hội tương lai. đó là xã hội mang bản chất nhân văn, xã hội của sự phát triển tự do và toàn diện của cá nhân mỗi người, xã hội phát triển trong quan hệ hài hòa giữa con người với con người và con người với tự nhiên sau một quá trình lịch sử đầy máu và nước mắt”.
         Tháng Tư, ngày kỷ niệm chiến thắng hàng năm, ai cũng nhơ nhằm lòng, không dễ gì quên được những hy sinh to lón, một chặng lịch sử “thấm đẫm máu và nước  mắt”. Nhiều góp ý Sửa dổi Hến pháp 1992 đều rất tâm huyết và có trách nhiệm với đất nước, tương lai dân tộc, nền dân chủ, nhân quyền thực sự văn minh, tiến bộ. Khi định hướng tầm chiến lược cho một nền kinh tê-xã hội của đất nước không thẻ tùy hứng hoặc theo sự giáo điều, ấp đặt ý niệm chủ quan, mà phải có đầy đủ cơ sở lý luận rất khoa học, thực tiến, phù hợp với thời đại. Trên cơ sở đó, cần xác định cho rõ cơ chế song hành chính tri-kinh tế, có mục tiêu, phương hường phát triển kinh tê-xã hội phù hợp và đồng hành với thời đại trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay.
BVB
-------------------

7 nhận xét:

  1. Câu "Thương trường là chiến trường", thoạt nghe có vẻ hay, nhưng thực ra lại rất đểu - "khuyên" người ta giết nhau (cả nghĩa bóng và đen) ngay cả trong thời bình!
    Bọn Tây có câu này mới cực kỳ đúng:
    Hai bên cùng thắng (nguyên tắc Win - Win).

    Trả lờiXóa
  2. Định hướng? Châm ngôn phương Tây có nói:
    Cây đổ chính về phía mà nó dựa vào.

    Trả lờiXóa
  3. VN nên đổi lại
    KINH TẾ THỊ TRƯỜNG HƯỚNG ĐẾN NHÂN VĂN!
    thay cho KTTT định hướng XHCN

    Trả lờiXóa
  4. Thế nào là "định hướng XHCN"???. Bảo ông Lú cắt nghĩa rõ ràng cho DÂN ĐEN nghe xem!!!.Ở V.N, kinh tế thị trường với cái đuôi "định hướng Xuống hố cả nút" là: cố gắng đổ tiền cứu mấy VN các loại,khi giá quốc tế lên thì kêu gào đòi tăng giá, và được NN cho tăng giá khủng, khi giá quốc tế xuống, ta vẫn định hướng lên. Khi dân kêu quá thì "rụt lại 1 tý", rồi hàng loạt thuế phí tăng vì giá bọn TB nó rất cao....Nhưng định hướng lại quên mất lương của bọn nó thế nào, người dân được hưởng phúc lợi ra sao....Chán như con gián!!!

    Trả lờiXóa
  5. Lú đê
    Phải "định cái hướng" XHCN mới oách chứ. Các đ/c kêu bỏ cái đuôi đó hoá ra chúng ta là "đỉnh cao" mà đi học bọn tư bổn "giẫy chết" à. Không được đâu các đ/c ơi, tôi đã giảng ở Cuba rằng cái đuôi này là VN đã đăng ký bản quyền rùi, các đ/c đừng suy nghĩ "lệch lạc" mà rơi vào bẫy của "thế lực thù địch" đấy nhá!

    Trả lờiXóa
  6. Trọng lú khư khư cho cái đuôi "định hướng XHCN" là do lú. 3D và đồng bọn gian tham ở các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp vỗ tay cổ vũ Trọng lú và Bộ Chính trị mãi mãi kiên trì "định hướng XHCN" - mảnh đất màu mỡ để tham nhũng, vơ vét, tẩu tán

    Trả lờiXóa
  7. * Theo thiển ý của tôi, cách nói : " Cơ chế thị trường định hướng XHCN" là không chuẩn xác. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói: " Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước XHCN" là đúng đắn.
    Xin phép được nói thêm: Cơ chế kinh tế của ta là " Cơ chế thị trường có sự QUẢN LÝ của Nhà nước Dân chủ XHCN Việt Nam" ?
    * Bài viết nói về hậu quả của cách làm CNH- HĐH của ta, cần làm rõ thêm: Vì sao lại có hậu quả tại hại đó? Câu trả lời có thể là:
    - Do tư duy nhiệm kỳ, tranh thủ vơ vét để hoàn vốn hoặc tận dụng thời cơ đến có 1 vài lần? ( 10 năm buôn cá không bằng được vào một khóa chấp hành)
    - Do làm ăn theo kiểu chụp giựt, bóc ngắn cắn dài nó quen mất rồi?
    - Vơ vét tài nguyên- khoáng sản trong điều kiện chụp gựt và buông lỏng quản lý thì làm giàu thuận lợi nhất. Bóc lột dân nghèo cũng dễ dàng nhất. Vì thế mới có nhiều đại gia, giai cấp tư bản và đại địa chủ mới ( đỏ) nhanh chóng lớn mạnh cả về số lượng lẫn vàng tiền đất.

    Trả lờiXóa