Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Vinashin đến vàng - THANH TRA HAY LẠI KỊCH BẢN ?

* LÊ CHÂU
Vào thời điểm mà thị trường vàng trở nên sôi động nhất từ trước đến nay với ồ ạt các phiên đấu thầu, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra trách nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước đối với hoạt động này.
Như để hưởng ứng cho quyết định thanh tra này, ngày 23/4, có hẳn một cuộc hội thảo mang cái tên khá “giật gân” là “Thị trường vàng Việt Nam và những ẩn số” do Trung tâm Nghiên cứu, kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức tại Tp.HCM. Tuy nhiên, chưa có ẩn số nào được nhìn ra tại cuộc hội thảo này. Và dư luận sẽ càng phải “nín thở” hơn trong chờ đợi kết quả của cuộc thanh tra.
Thực tế, vấn đề quản lý thị trường vàng và trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý thị trường vàng, trong suốt thời gian qua đã dấy lên nhiều hoài nghi.
Tại Nghị trường Quốc hội cũng như tại các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, theo đề nghị của số đông đại biểu Quốc hội, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đã có không dưới hai lần phải trả lời chất vấn nội dung này và ông Bình cũng là thành viên Chính phủ có tần suất đăng đàn nhiều nhất tại 4 kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII.

Trong hầu hết các phiên trả lời chất vấn, Thống đốc Bình đều không đem lại sự thỏa mãn cho các đại biểu Quốc hội, thậm chí, như tại phiên trả lời chất vấn hồi tháng 11 năm ngoái, ông Bình đã phải cảm thán rằng: “Tôi đã giải thích quá nhiều và năng lực giải thích của tôi cũng có hạn cho nên đại biểu chưa hiểu hết được”.
Song vấn đề, có lẽ không phải do năng lực giải thích, mà nằm ở những ẩn khuất trong điều hành. Bởi như chất vấn của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM Trần Du Lịch: “Thống đốc hứa rằng thị trường biến động chênh lệch 400.000 giữa trong nước, ngoài nước thì Ngân hàng Nhà nước điều tiết. Bây giờ không làm được thì lại bảo rằng không cần liên thông với thị trường nước ngoài, thì Thống đốc nghĩ thế nào?” và “Bình ổn hay là tiêu diệt thị trường vàng?”.
Hay như chất vấn của đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu): “Vì sao cơ chế quản lý thị trường vàng, kinh doanh vàng miếng chưa đem lại hiệu quả và chưa đạt được mục tiêu là đưa giá vàng trong nước sát với giá vàng thế giới. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước không tập trung vào quản lý chất lượng vàng mà lại quản lý thương hiệu để tạo ra sự độc quyền và có biểu hiện lợi ích nhóm trong vấn đề này hay không?”.
Câu chuyện với vàng hiện nay có nhiều tình tiết tương đối giống với câu chuyện nổi tiếng về “con tàu” Vinashin. Vinashin ban đầu được nhắc đến, như một tập đoàn nhà nước có nhiều sáng kiến hoành tráng và táo bạo, có nhiều bước đi hùng dũng tưởng như đưa ngành công nghiệp tàu biển của Việt Nam lên đỉnh cao đến nơi.
Rồi Vinashin bắt đầu gây sóng ở nghị trường Quốc hội, ban đầu chỉ là sự hiện diện khá ẩn ý mà trong kỳ họp hồi cuối năm 2009, Bí thư Đà Nẵng khi đó là ông Nguyễn Bá Thanh có nhắc đến là con tàu nghìn tỷ đồng, chạy chưa được mấy chuyến đã phải nằm “đắp chiếu”.
Sau những ẩn ý ban đầu này, nỗi nghi vấn về Vinashin ngày càng trở nên lớn hơn và được đề cập đến ngày một thẳng thắn, quyết liệt hơn. Bão tố đã thực sự đến với con tàu khổng lồ này một năm sau đó.
Ở nghị trường Quốc hội tháng 10/2010, lần lượt các bộ trưởng phải đăng đàn giải trình, trong đó có Tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Tổng thanh tra cho biết, Chính phủ đã chủ động nắm tình hình, đã phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm của Vinashin và đã ba lần đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên chưa làm được.
Một trong những lý do khiến chưa thanh tra toàn diện, được ông Truyền nhắc đến là vào năm 2009 khi Thanh tra Chính phủ tiếp tục đề xuất kế hoạch thanh tra toàn diện Vinashin, Chính phủ đã duyệt kế hoạch thanh tra nhưng đến tháng 3/2009, Chính phủ họp ra nghị quyết là phải điều chỉnh để giảm áp lực thanh tra các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước để các đơn vị này tập trung vào nhiệm vụ khắc phục hậu quả kinh tế, khắc phục suy thoái.
Kết cục của vụ bê bối mang tên Vinashin đến nay dư luận đều đã rõ. Qua vụ bê bối này, có thể thấy rõ rằng, “linh cảm” của Quốc hội là khó có thể sai, vấn đề là Chính phủ có kịp thời và cầu thị trong khi lắng nghe và tiếp nhận những linh cảm này hay không. Như với Vinashin, là quá chậm.
Với vàng, hiện chưa thấy có dấu hiệu nào cho thấy cuộc thanh tra này sẽ gặp phải trắc trở như với cuộc thanh tra dành cho Vinashin. Cùng đó, còn thêm một thuận lợi nữa là “linh cảm” của Quốc hội về những điều chưa minh bạch trong quản lý, điều hành thị trường này đến nay đã là rõ hơn nhiều so với thời kỳ linh cảm về Vinashin. Bởi khi nhắc đến lĩnh vực này, đại biểu Quốc hội luôn nói thẳng mà chưa từng phải giữ ẩn ý như với Vinashin.
L.C (VnE)

4 nhận xét:

  1. cai thu gia mom nhu ong thong doc Binh co ma dem xu ban 1000 lan chua het toi

    Trả lờiXóa
  2. ba lưỡi bò chinalúc 07:08 27 tháng 4, 2013

    ViNaSỉn thì liếm láp hàng ngàn tỷ .
    SJXi được Bình ve ban "ĐỘC QUYỀN" .
    Vừa rồi bọn chúng "hốt" khẳm tỷ
    Thanh cha thanh mẹ ... cũng chìm xuồng ...

    Trả lờiXóa
  3. Sự giả dối tràn ngập xã hội ! Hãy nhớ chuyện về thằng bé chăn cừu nói dối - khi dân làng không còn tin nó, tất nhiên "sự nghiệp" của nó sẽ bị sói (thế lực thù địch nào đó) ăn sạch !

    Trả lờiXóa
  4. Tôi có đọc bài của 1 ông nhà thơ,nhà báo viết rằng:Việc bắt Dương chí Dũng là
    chứng tỏ sự "quyết liệt" của chính phủ trong việc chống tham nhũng!
    Việc bắt được Dương chí Dũng có phải là "chống" tham nhũng hay là chạy đằng
    sau tham nhũng?Khi Vinashin hắt hơi sổ mũi,người ta nói không có vấn đề gì cứ
    tiêm cho nó nhiều "Vitamin" vào là nó sẽ khỏe!Nhưng đến khi nó lăn đùng ra chết người ta mới mổ xẻ xác chết"Vinashin" để "ngâm cứu" xem nó chết vì "bệnh"
    gì?Việc chậm trễ của các "bác sĩ" vô tình hay cố ý?

    Trả lờiXóa