Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

ĐỨNG DƯỚI TƯỢNG ĐÀI QUÂN TÌNH NGUYỆN.


 MINH DIỆN
              Tour du lịch Campuchia khởi hành từ chùa Ấn Quang , qua cửa khẩu Mộc Bài, đi  Siem Reap , vòng quanh Biển Hồ rổi về  Phnom Penh. Gần bốn chục người trên chiếc xe khách năm chục ghế, rộng thênh, có máy lạnh,  do một tài xế Campuchia điều khiển. Chiếc xe  chạy bon bon qua bao nhiêu phum sóc, núi rừng và những cánh đổng lúa bạt ngàn  đang  chín rộ  như  tấm  lụa  mút tầm mắt, in bóng  những hàng cây thốt lốt cao chót vót , tàn lá xòe  như  những chiếc dù treo lơ lửng dưới vòm trời  xanh thẳm.  Tôi  chăm chú ngắm nhìn cảnh thanh bình của đất nước Chùa tháp lướt nhanh qua khung cửa kính xe hơi, lòng nao nao,  buồn vui khó tả.
                Đây là lần đầu tiên tôi trở lại Campuchia sau khi  rời mảnh đất này lần cuối cùng  mùa thu năm 1985. Còn lần đầu tiên tôi đặt chân lên đất bạn là năm 1969.
                Sau chiến dịch Mậu Thân, nhiều đơn vị quân giải phóng miền Đông Nam lập cứ ở  khu vực Cà Chay, Mi Mốt dọc biên giới hai nước.  Cuộc đảo chính của Non Nol  ngày 17-3-1970   lật đổ  Norodom Sihanouk , đẩy Campuchia vào  nội chiến.  Quân giải phóng miền Nam  giúp Khmer đỏ đánh Lon Nol ,  Campuchia ,Việt Nam thành một chiến trường.  Tôi theo các  đơn vị tham gia chiến dịch  Chenla II, giải phóng Kompong Thom tháng 10 -1971 trước khi  về nước tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, 1972.
                Có một kỷ niệm tôi không bao giờ quên .
                 Đó là vào tháng 10-1972, tôi được giao nhiệm vụ quay lại Campuchia  lấy một số tải liệu ở một cơ sở Việt Kiều tại thị trấn Mi Mốt.  Bấy giờ toàn bộ vùng  ấy  đã  thuộc chính quyền Khmer đỏ , mà quan hệ với chúng ta  là tình đồng chí chung một chiến hào.
                Tôi ngồi sau chiếc xe Honda 90 do thượng sỹ Nguyển Văn Khoản lái, từ Lộc Ninh   qua Snoul ,  theo quốc lộ 7  tới  Mi Mốt.  Nhận tài liệu gồm những tấm bản đố tác chiến , tôi gói cẩn thận , bọc ni lon cho vào  bồng (một cái túi vải lớn có quai đeo thay ba lô)  trên để mấy bịch  thuốc rê và đường thốt lốt.  Tôi đeo chiếc bồng và chiếc dây lưng có  bi đông nước, võng,  đèn pin với  trái lựu đạn US và khẩu súng ngắn K54.  Khoản  khoác khẩu súng AK báng gấp. Cứ tưởng đi trên đất bạn cũng như trên đất mình sẽ chẳng có chuyện gì sảy ra, nào ngờ về đến Snoul , chỗ ngã ba đường rẽ về quốc lộ 13, thì ba lính áo đen xuất hiện. Họ cản đầu xe , chĩa thẳng mũi súng vào chúng tôi,khuôn mặt lầm lì .  Tôi  nhận ra thiếu úy  Nuôi Chuân . Ba hôm trước , chúng tôi đã gặp Nuôi Chuân  ở trạm gác Hoa Lư của Việt Nam.  Anh ta sang xin gạo và thực phẩm. Hôm ấy Nuôi Chuân  rất vui vẻ, hỏi chúng tôi đi Mi Mốt  bao giờ về , bắt tay  rất thân mật. Nhưng  hôm nay mặt anh ta nặng như chì và lạnh như tiền.  Tôi cười, chìa tay ra :
                    -Xóc -xop-bai-boong ? –Anh có khỏe không?
                    Nuôi Chuân không bắt tay, đáp:
                    -Kh’nhum -thi-loap-boong!-Tôi không quen anh!
                    Tôi chìa bao thuốc lá Ara mời:
                    -Boong -miên-th’năm- chuôc- tê ?-Anh  có hút thuốc không?
                    Nuôi Chuân hất mạnh  tay tôi , dằn giọng:
                    -Min-thi-loap!  
                    Nuôi Chuân yêu cầu chúng tôi để lại  toàn bộ súng đạn, bồng bị, chỉ được ra khỏi Snoul người không. Tôi giải thích  chúng tôi đi công tác, và  đã có thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia đoàn kết giúp đỡ nhau chống Mỹ.  Viên thiếu úy không thèm nghe , hắn  ra lệnh  hai tên lính sáp vào. Một tên giữ ghi đông xe, một tên cướp khẩy AK của Khoản. Sự trở mặt  như trở bàn tay!
                Tôi đã nghe nhiều người nói về đặc tính tham lam, tráo trở của Khmer đỏ,  giờ  được trải nghiệm .Tôi cố gắng thuyết phục Nuôi Chuân,   biếu hắn  mấy bánh thuốc rê,  mấy kg đường thốt lốt mới mua ở Mi Mốt, nhưng  Nuôi Chuân không chịu.  Hắn đòi thêm cái bi đông, chiếc đèn pin , sợi dây lưng, tôi cho luôn. Nhưng suy nghĩ một lát hắn đòi  hai khẩu súng, cái bồng tài liệu và cả hai đôi dép chúng tôi đang đi. Nghĩa là hắn lột sách .  Mất  súng và tài liệu thì mất đầu! Trong lúc ngặt ngèo, tôi nhớ có lần nghe anh em chiến sỹ  kể  chuyện , từng gặp bọn lính Khmer đỏ gây rắc rối,  biện pháp tốt nhất là rút lựu đạn dọa chia đôi với chúng. Tôi quyết định làm theo mẹo ấy. 
               Bằng một động tác tỏ ra rất quyết liệt, tôi bật chốt trái lưu đạn US , dí vào ngực  tên thiếu úy Nuôi Chuân, thét :
                    -Đuôi - khnia!
                    -Ôi ! Can-hơi!-Ối!  chết rồi!
                     Đúng là hiệu quả thật! Tên thiếu úy kêu thảng thốt, ù té chạy. Hai thằng lính hốt hoảng chạy theo. Khoàn lập tức rồ ga ,  chiếc xe Honda nhảy vọt lên như con ngựa phi nước đại. Tôi ném trái US lại phía sau. Một tiếng nổ chát chúa vang lên, khói mù mịt. Chúng tôi chạy khá xa mới nghe tiếng súng bọn Khmer đỏ bắn đuổi theo.
                     Năm năm sau, đồng  đội của bọn  quay quắt phản bạn ấy đã lẻn sang  giết hại hàng chục em  học sinh và cô giáo  ở xã Tân Lập, huyện Xa Mát , Tây Ninh, mà tôi đã kể lại trong bài báo “Chuyện sảy ra đêm trăng rằm”. Cũng bọn Khmer đỏ  khốn kiếp  đó,  đã tàn  sát đồng bào ta trên khắp biên giới Tây Nam, đặc biệt  ở Ba Chúc, An Giang.
                   Ngày 1-1-1979,  tôi có mặt ở Phnom Penh chứng kiến sự sụp đổ của chế độ diệt chủng  Pon Pot. Nhưng cuộc chiến đấu với bọn Khmer đỏ chưa dừng lại ở đó, mà suốt chín năm sau, bao nhiêu xương máu của cán bộ, chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam vẫn tiếp tục đổ xuống trên khắp mọi miền đất nước chùa tháp, để mang lại màu lúa vàng ngút ngàn và cuộc sống thanh bình hôm nay. Trong những năm tháng đó, tôi nhiều lần sang Campuchia, và có một lần tôi không thể nào quên. Bây giờ ngồi trên chuyến xe lướt nhanh trên những vùng đất  từng in dấu chân mình,  kỷ niệm  ùa tới, tôi bỗng thấy mọi việc  như mới sảy ra hôm qua, những hình ảnh hiển hiện trước mắt tôi, mặc dù nó đã đi vào quá vãng 28 năm rồi.
                    Đó là vào mùa khô năm 1985.
                    Theo yêu cầu cùa Tổng biên tập Đinh Văn Nam, phải thực hiện một loạt phóng sự về quân tình nguyện Việt Nam , chiến đấu giúp bạn thoát khỏi chế độ diệt chủng,  đăng nhiều kỳ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân. Tổng biên tập Đinh Văn Nam cử một trưởng ban kỳ cựu từ Hà Nội vào thực hiên phóng sự đó.
                 Khi ông trưởng ban bay vào thành phố Hồ Chí Minh, tôi dẫn ông   tới Bộ tư lệnh quân khu 7, làm thủ tục đi  trận.  Đồng chí phó chính ủy quân khu tiếp thân mật,  và giành hai tiếng đồng hồ,  nói rõ những khó khăn, gian khổ, hy sinh ngoài mặt trận cho ông trưởng ban của tôi nghe.  Sau đó đồng  chí ra lệnh cho Phòng quân nhu, Hậu cần  phát quân trang,quân dụng,  lương khô cho ông trưởng ban của tôi,  theo tiêu chuẩn sỹ quan cấp tá, và ra lệnh cho cơ quan tác chiến giúp đỡ, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho nhà báo.  Trong chiến tranh  các cán bộ chỉ huy  quân đội luôn  giành sự ưu ái cho nhà báo như vậy, bất kể nhà báo mặc áo lính hay dân sự.
                  Buổi tối hôm ấy,  chúng tôi  tổ chức liên hoan tiễn chân đồng chí Trưởng ban ra trận. Trong bữa liên hoan, tôi thấy ông tỏ ra gượng gạo, băn khoăn, lo lắng. Hình như những chuyện  phó chính ủy Quân khu kể đang đè nặng tâm tư ông.  Nửa đêm  , ông bỗng  lên cơn đau tim  đột ngột,  phải đưa ngay vào cấp cứu ở bệnh viện Thống Nhất.
                  Tin ấy báo ra Hà Nội , và Tổng biên tập gọi  điện thoại cho tôi:
                 -Thôi , Minh Diện đi thay anh L. vậy! Tôi biết đồng chí đã phải đi nhiều lần rồi,  nhưng đây là trường hợp bất khả kháng!
                  Đối với tôi, từng là người linh,  đã quen lăn lộn trong chiến đấu nên việc đó rất đơn giản.
                  Tôi theo đơn vị của  trung tá Nguyễn Danh Giảng sang Snoul. Trong chiến tranh chống Mỹ, anh Giảng làm trưởng ban tuyên huấn công binh , thủ trưởng trực tiếp của tôi. Đó là một người gầy gò, cao lêu đêu,có đôi mắt sâu hoáy,hay nói thẳng nói thật. Anh nhập ngũ  năm 1949, từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại đi khai hoang,  năm 1964  mới lấy vợ,sinh được đứa con gái, vợ chưa hết ở cữ thì anh  đi B2.  Ngày thống nhất, anh đưa vợ vào Sài gòn, xin việc làm ở nhà máy dệt Thành Công.  Cuộc chiến tranh biên giới sảy ra Nguyễn Danh Giảng lại đi biền biệt.
                Đến Snoul , tình cờ gặp nhà văn Văn Lê. Vẫn cái thân hình ốm nhom, da đen xám, khoác bộ quân phục bạc phếch,lấp lánh đôi mắt rất sáng và nụ cười ranh mãnh . Văn Lê khoe mới được một vị tướng tặng khẩu súng ngắn Volte nhỏ xíu và rủ tôi ra góc rừng bắn bia. Cũng như tôi, sau khi Văn Nghệ quân giải phóng giải tán, Văn Lê cởi áo lính  làm báo dân sự. Nhưng ngay cuối năm 1977, theo yêu cầu , Văn Lê quay lại quân đội, làm phóng viên báo Quân khu 7.  Cái nghiệp lính đeo bám chúng tôi và đó chính là mảnh đất mầu mỡ để chúng tôi có thể cày xới sau này!
                 Vừa bắn bia, Văn Lê vừa nhêu ngao hát:
                  “Pôn Pốt đầu phum ta cuối phum!
                 Uống chung dòng nước mùi thum thum!
                   Đánh nhau đã suốt năm mùa lúa,
                   Pốt ở đầu phum, ta cuối phum!”
           Trung tá Nguyễn Danh Giảng nói với tôi:
           - Ta đánh gập xương sống  Khmer đỏ, nhưng không tiêu diệt được lực lượng của chúng. Đánh một căn cứ , một chốt,  dễ như trở bàn tay, nhưng tiêu diệt lực lượng của chúng thỉ khó. Cứ đụng  mình là chúng bỏ chạy, phân tán nhỏ lẻ , ẩn núp trong rừng, trong phum, sóc và đặc biệt trong dân. Ta đánh nhau với những chiến binh du kịch, đi chân đất,  thoắt ẩn, thoắt hiện. Chúng như những bóng ma ẩn nấp trong bóng tối còn mình thì phơi mặt ra ...
            Anh Giảng  cho biết bọn Khmer đỏ thao tác gài các loại mìn rất nhanh. Có loại mìn  nhỏ bằng hộp xi đánh giầy, làm gãy chân  đối phương, có loại lớn bằng trái măng cụt , nhảy lên ngay lưng mới nổ,  sát thương nhiều hơn nhưng ít tử vong.  Khi bắt được tù binh , chúng khai : “ cố vấn Trung Quốc nói làm bộ đội Việt Nam bị thương tốt hơn giết , vì mỗi người bị thương mất 4 người phục vụ và để lại hậu quả lâu dài” Đúng là thâm hiểm như Tàu!
             Bấy giờ nhân dân ta từ Bắc chí Nam đang đói. Đói điêu đứng vẫn phải gồng lên giúp bạn !Tiêu chuẩn cho bộ đội ngoài mặt trận được ưu tiên, nhưng cũng chỉ có 6 lạng gạo một ngày. Rồi không đủ gạo phải độn bột mì, bo bo. Đói ăn, thiếu dinh dưỡng, sức lực bộ đội suy kiệt. Anh Giảng nói :
             -Sốt rét không từ ai . Đang hành quân gục xuống không đứng dậy được nữa. Mùa mưa sốt rét đã đành, mùa khô cũng sốt rét...
              Suốt đêm tôi mắc võng nằm cạnh chính ủy trung đoàn Nguyễn Danh Giảng . Hết  chuyện này sang chuyện kia. Anh Giảng  nói chuẩn bị bước sang tuổi 54 , ba bảy tuổi quan, vẫn mang cái quân hàm trung tá. Ngày ấy lên được trung tá trầy da trớt vảy chứ không như bây giờ.  Hôm sau có xe  chở khí tài lên Siêm Riệp anh cho tôi đi theo .Lúc chia ta ,anh nói:
             -Trên đó ác liệt gấp trăm lần ở đây. Mày  cẩn thận!
              Văn Lê cũng tạm biệt tôi đi hướng khác.
              Tôi tới một đại  đội thuộc  Sư đoàn 330 đang chiến đấu giáp biên giới Thái Lan. Đã cuối mùa thu,tiết trời ngày nóng, đêm lạnh. Càng về khuya càng lạnh. Đơn vị đóng quân  ở bìa một khu rừng già,còn sót lại những cây khọc, bằng lăng cổ thụ .  Mặt rừng  phủ đầy lá khô, bướm bay rợp những dòng suối cạn. Hầm , hào giao thông  nhằng nhịt sau  bức tường đất. Những căn nhà lợp tranh lúp súp bán âm dương.
              Vẫn những cánh võng đung đưa như thời chống Mỹ, nhưng  cảm thấy cô đơn, hụt hẩng hơn. Ngày  trước chiến hào trong lòng đất mẹ,chung quanh đồng bào  mình, giờ bơ vơ giữa xứ người, sự sống và cái chết của người lính viễn chinh mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.
              Đại đội trường Thu và chính trị viên Hòa cũng mang tâm trạng đó. Hòa quê Thài Bình, nhập ngũ năm 1973, ba hai tuổi đời , mười hai tuổi quân mang quân hàm trung úy. Thu quê  Nghệ An , kém Hòa  hai tuổi đời, một tuổi quân , cũng trung úy. Cả hai đều chưa có vợ con. Nghe nói Thu yêu một cô gái Campuchia  , mười chín tuổi ở phum Thala  nhưng cấp trên không đồng ý,  bị kiểm điểm, nên đang nhập nhằng. Tôi nói với Hòa
                 -Mình có người anh đồng hao, cũng tên là Hòa và chiến đấu ở vùng này. Cách đây hơn nửa tháng , nghe tin đồn anh ấy bị thương, đưa về Sài Gòn, vợ anh ấy và vợ chồng mình đi tìm mấy ngày ở bệnh viện 175 không thấy.
                 Hòa hỏi:
                -Anh ấy họ gì và cấp bậc gì?
                -Nguyễn Thanh Hòa, người Quảng Nam, cấp bậc hạ sỹ quan.
                 Hòa  nói:
                 -Đơn vị tôi cũng có hai đồng chí tên Hòa  hy sinh, nhưng như vậy không phài anh ấy. Hy vọng còn sống sót!
                Cuộc sống trôi đi phẳng lặng ba bốn ngày. Ban ngày trời nóng hầm hập, mặt đất ướt đẫm mô hoi. Đêm trở lạnh và  tối đen như mực. Giơ bàn tay lên sát mặt không nhìn thấy gì. Gió hun hút qua trảng trống , rít lên khi va vào những cây thốt lốt cô đơn. Tiếng côn trùng  rên rỉ như một điệu nhạc buồn tê lòng.
                 Một buổi tối, Hòa  kề cho tôi nghe chuyện mối tình đầu của anh. Cô gái cùng thôn  yêu Hòa . Năm 1980,Hòa về phép, hai gia đình làm lễ ăn hỏi, dự định tổ chức cưới vào năm sau. Hòa về đơn vị gom góp chuẩn bị, từ cái mền bông đến chiếc mùng. Trong khi đó ở nhà sảy ra chuyện không ngở:  Ông phó chủ tịch huyện  có cậu con trai kém Hòa ba tuổi, chuẩn bị đi lao động hợp tác ở Công hòa dân chủ Đức thì  bị tai nạn giao thông , phải cưa mất một chân.   Ông phó chủ tịch huyện nói thẳng  với bố mẹ người yêu Hòa  : “ Nếu con gái ông bà lấy con trai tôi,thì được hưởng suất lao động hợp tác đó!”
                Bố mẹ cô ngưởi yêu Hòa , khuyên con gái hy sinh tình riêng, cứu gia đình.  Người yêu Hòa  khóc một đêm,  hôm sau gọi điện Hòa về.  Cô gục đầu vảo ngực Hòa  khóc.  Rồi ngẩng mặt lên nhìn Hòa  bằng đôi mắt thẫn thờ, nuốt nước mắt, và nấc lên:
                  -Em   xin được đền đáp cho anh bằng trinh tiết của mình!
                  Hòa  đẩy người yêu ra,đeo ba lô về đơn vị ngay trong đêm. Anh chịu đựng suốt một mùa đông dài đằng đãng, lạnh lẽo và u buồn trước khi qua mặt trận 479 này.
                Một tuần ở chốt với đại đội Hòa,nghe bao nhiêu chuyện buồn vui.Tưởng thời gian sẽ trôi đi phẳng lặng như mặt trảng cỏ mênh mang kia,nào ngời vào cuối ngày chủ nhật bùng lên dữ dội.
                 Buổi chiều ấy chúng tôi đứng trên chiến hào quan sát phía biên giới. Chúng tôi phóng tầm mắt qua trảng trống,nhìn những bụi cây cằn cỗi, những tảng đá nhấp nhô trong ánh sáng chiều đỏ ối, mơ hồ. Hòa  nói, trong những mô đá đó thường xuất hiện những tay súng Khmer đỏ. Không có bất kỳ một hiện tượng nào báo trước cho những cuộc tập kích của chúng. Chúng thoắt ẩn, thoắt hiện như bóng ma! Chỉ có một quy luật là chúng hay lợi dụng  buổi chiều nhập nhoạng, hoặc đêm sáng trăng .
                  Đang nói chuyện, bỗng Hòa  kêu ối  một tiếng. Một lỗ nhỏ sau vai Hòa  tuôn máu ra,  giật giật , lúc phun mau, lúc chậm theo nhịp thở hổn hển của Hòa.  Hòa  ngước cặp mắt ngơ ngác nhìn chúng tôi, như muốn hỏi chuyện gì sảy ra vậy? Ánh mắt ngơ ngác của Hòa  dại dần. Anh từ từ  khụyu  xuống, hai bàn tay bám chặt vào bờ hào, miệng ngoặm vào mu bàn tay, người muốn rướn lên. Rồi anh ngã vật ra, mắt mở trừng trừng!
                   Bọn Khmer đỏ tập khích bất ngờ từ phía sau. Chúng chui lên từ những đống lá phủ dày trên mặt rừng.
                    -Đoàng!
                     Một trái B40 , bắn trúng căn nhà ban chỉ huy đại đội.
                    -Đoàng!
                    Phát thứ hai trúng đoạn hào phía trái chúng tôi, đất tung lên cùng khói bụi khét lẹt.
                    Thu thét :
                     - Cối đâu?
                     Hai chiến sỹ đặt khẩu cối 82 trước của hầm, chỉnh tọa độ, rồi phóng đạn. Những tiếng nổ chát chúa,  từng đụn khói bốc lên phía Khmer đỏ.
                     Bọn chúng di chuyển,chạy lom khom qua những gốc cây.Thu tựa lưng vào thành công sự, đưa khẩu B40 lên vai, ngắm và bóp cò. Một đám lửa bùng lên giữa đám lính áo đen.
                     Thu buông khẩu B40, vồ lấy khẩu Ak, thét :
                      -Xung phong!
                      Đại đội vọt lên khỏi bỏ chiến hào  truy kích .
                     Trận chiến đấu chớp nhoáng kết thúc. Bên ta chính trị viên Hòa  hy sinh , ba chiến sỹ bị thương nhẹ. Bọn Khmer đỏ rút chạy về phìa biên giới, đề lại ba bốn vũng máu .  
                      Đại đôi trưởng Thu hối thúc tôi về. Thu nói:
                     -Tụi em không thể bảo đảm an toàn cho anh được. Anh chết tụi em bị   kỷ luật ốm đòn!
                     Thu gửi tôi là thư mang về Sài Gỏn cho người chị gái. Tôi về Bộ chỉ huy mặt trận , la cà nửa tháng sau mới về. Khi đến nhà chị gái Thu đưa thư, thì được biết Thu bị thương nặng đang điều trị ở quân y viên 175. Tôi vào thăm, Thu cười nhợt nhạt:
                    -Hôm ấy anh không nghe em là tiêu đời! Hai ngày sau bọn khốn chơi tụi em một trận ác liệt,làm hai lính em hy sinh.
                    Gần ba chục năm rồi Thu nhỉ? Bây giờ Thu ở đâu , làm gì? Hài cốt Hùng và những người đồng đội của chúng ta đã được trở về đất mẹ chưa?
                    Những câu hỏi ấy cứ quẩn quanh trong đầu tôi.
                   Bao nhiêu người , từ khắp nơi trên thế giới đến chiêm ngưỡng Angko Thom, Angko wat, phế tích  kinh đô  huy hoàng của đế  quốc Khmer thời cực thịnh.   Ho say sưa  nghe thuyết minh và chiêm nghiệm những  tầng Trần Gian, Địa Ngục, Thiên Đàng, những trận chiền của thần Sita, những điệu mua mê hồn của tiên nữ Apsara. Nhưng  họ quên không  nhắc tới những người lính tình nguyện Việt Nam,  đã đổ máu để cứu đất nước này thoát họa diệt chủng và bảo vệ những giá trị thiêng liêng đó.
                 Không biết có phải tôi nhầm, hay chưa đi hết, nhưng  trong thành phố Siêm Riệp hầu như không có nhà hàng, khách sạn, hoặc cơ sở kinh tế nào tầm cỡ của Việt Nam. Trong khi đó những nhà hàng, khách sạn của Trung Quốc như nấm.
               Trên những cánh đồng lúa chín vàng của Campuchia, những tổ hợp máy gặt đập của Trung Quốc hối hả thu hoạch. Và ở Phnom Penh, sự hiện diện của kinh tế, văn hóa Trung Quốc càng đậm đặc hơn.
                Tôi đứng dưới chân tượng đài Quân tình nguyện Việt Nam ở thủ đô Phnon Pênh suy nghĩ mông lung. Chúng ta phải làm gì nhỉ? Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?
     M D
                   
       

38 nhận xét:

  1. Quá hay anh Minh Diện ạ! Hay nhất câu cuối:

    "Tôi đứng dưới chân tượng đài Quân tình nguyện Việt Nam ở thủ đô Phnon Pênh suy nghĩ mông lung. Chúng ta phải làm gì nhỉ? Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?".

    Câu hỏi của anh cần dành cho các vị lãnh đạo đất nước, chứ không phải cho tôi, hay cho các độc giả của BVB, đúng không? Nó ở tầm vĩ mô rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trích: "Nó ở tầm vĩ mô rồi!"

      Các vị lãnh đạo,toàn ở trường đảng ra lò, toàn những kiến thức "chuyên chính vô sản" và "đấu tranh giai cấp",thì nó là thế thôi.
      Cũng chỉ vì cái điều 4 hiến pháp, trao cho họ "lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội", với điều đó, họ CÓ QUYỀN, bắt quyêt định của Tòa Án,từ không có tội, thành có tội, mà vẫn ĐÚNG luật pháp. Ai còn có cái quyền này nữa ?

      Xóa
  2. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Cảm ơn MD và BVB đã vì đất nước nói giúp nỗi lòng của người dân VN
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  3. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Cảm ơn MD và BVB đã vì đất nước nói giúp nỗi lòng của người dân VN
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  4. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Cảm ơn MD và BVB đã vì đất nước nói giúp nỗi lòng của người dân VN
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  5. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Cảm ơn MD và BVB đã vì đất nước nói giúp nỗi lòng của người dân VN
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  6. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Cảm ơn MD và BVB đã vì đất nước nói giúp nỗi lòng của người dân VN
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  7. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  8. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  9. “Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?”.
    Thật đau xót!
    Nhưng đau xót hơn là “một bộ phận không nhỏ” đang ngang nhiên từng ngày, từng giờ tàn phá làm suy kiệt, hủy hoại đất nước VN thân yêu!

    Trả lờiXóa
  10. ba lưỡi bò chinalúc 07:05 24 tháng 4, 2013

    Quân đội Việt Nam có công "tiêu diệt" Khơ me đỏ .
    Để cho Tàu khựa gieo mầm văn hóa và "làm giàu" sát nách .

    Trả lờiXóa
  11. "Tôi đứng dưới chân tượng đài Quân tình nguyện Việt Nam ở thủ đô Phnon Pênh suy nghĩ mông lung. Chúng ta phải làm gì nhỉ? Chả nhẽ bao nhiêu máu xương con em, đồng đội chúng ta đổ xuống đất này, chỉ để dựng lên một bức tượng đài kỷ niệm?".

    Câu hỏi của anh cần dành cho các vị lãnh đạo đất nước, chứ không phải cho tôi,
    tôi coppy lại đoạn câu hỏi này bởi nó nhức nhối trong tôi và triệu triệu người dân khi chưa có câu trả lời chính xác và chính thức.....????

    Trả lờiXóa
  12. Hay quá anh Diện ơi! Thằng em ruột em hy sinh ở chiến trường K năm 1979. Em cũng từng qua đó dạy học năm 1985-1986. Năm 2010 em trở lại du lịch Angko Thom Angko Wat, và cũng có những suy nghĩ hao hao như anh khi đứng dưới chân tượng đài Quân Tình Nguyện VN. Câu chuyện K không bao giờ cũ. Kể tiếp anh Diện nhé!

    Trả lờiXóa
  13. Tôi ở Việt nam bây giờ đi đâu cũng gặp đầy người TQ, quán ăn, siêu thị, điểm du lịch...đầy! Chả cần phải sang CPC mới thấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu tình hình không có gì thay đổi, khoảng 10 năm nữa... bọn nó sẽ tràn ngập Đông Dương!

      Xóa
  14. Những câu chuyện mà Ông kể luôn đầy ắp sự kiện và thật như những trận đánh năm nào, Tôi luôn rưng rưng khi nghe ông kể chuyện , không biết do tài năng của ông hay khi liên tưởng đến một thời hy sinh gian khổ của người lính ,của nhân dân ta trong những năm tháng đã qua . Vâng có lẽ là cả hai phải không - thưa ông !
    Câu hỏi mà ÔNG để lại khiến người ta đau lòng , nhức buốt và cũng thật khó trả lời !

    Xin kính chào ÔNG người lính già,nhà văn ,người con trung kiên và bất khuất của Mẹ VIỆT NAM
    Xin gửi tới Hai ông MINH DIỆN và BÙI VĂN BỒNG những lời chúc trân thành và kính trọng nhất từ trái tim tôi

    để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  15. Rất cảm ơn những trang viết xúc động của anh. Kính chúc anh sức khỏe và có nhiều trang viết chia sẻ với mọi người.

    Một đồng nghiệp hậu sinh.

    Trả lờiXóa
  16. Ý kiến của tôi chắc nhiều người không đồng tình. Nhưng việc quân VN tràn qua CPC (dù là diệt bọn Khmer Đỏ khát máu, diệt chủng) vẫn bị thế giới khi ấy coi là một cuộc xâm phạm chủ quyền của một quốc gia khác. Hậu quả là chúng ta bị cấm vận một thời gian dài (đuợc gọi một cách dân dã là thời kỳ ăn bo bo).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi được biết, Lê Đức Thọ, có vai tò chính trong quyết định đưa quân sang Căm phu chia.
      Nó cũng giống quyết định của Bus, đưa quân đội USA, sang irac.

      Xóa
    2. Vấn đề mà bạn nêu lên là đúng như nó đã từng xảy ra .
      Việc phân tích các nguyên nhân và hậu quả mà việc cấm vận đã để lại là việc làm khó và đòi hỏi nhiều thời gian và đó là việc của các chuyên gia nghiên cứu, chúng ta không có ý định lạm bàn ở đây.
      Theo thiển ý của tôi ở thời điểm đó VIỆT NAM khó có lựa chon nào khác vì một mặt chúng ta phải chiến đấu vì danh dự , và mặt khác chúng ta phải chiến đấu vì sự tồn vong của chính chúng ta , dù biết rằng chiến tranh là đau thương và tàn khốc . Bởi kẻ nuôi dưỡng, cung cấp vũ khí và xúi dục KHƠ ME ĐỎ tấn công đánh VIỆT NAM chính là TRUNG QUỐC , kẻ luôn luôn tìm mọi cách làm VIỆT NAM suy yếu để phụ thuộc vào họ , và
      Sẵn sàng tiến hành xâm lược chúng ta như đã từng xảy ra trong lịch sử.
      Vì vậy ở thời điểm đó các nhà lãnh đạo VIỆT NAM đã có một quyết định đúng khi tấn công PONPOT và giải phóng CAM PU CHIA để bảo vệ biên giới và đề phòng hậu họa.
      Chỉ có điều – Theo quan điểm của tôi là chúng ta đã sai lầm khi ở lại CAM PU CHIA quá lâu và sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao sinh lực và đầy tốn kém trong khi nước ta còn rất nghèo.
      Đôi điều trao đổi cùng bạn – chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe.

      Để gió cuốn đi

      Xóa
    3. Như vậy, chúng khá yếu lý khi muốn cãi với thế giới rằng đừng xen vào chuyện của VN.

      Xóa
  17. Cảm ơn 2 bác đã viết và đăng bài này!Bấy lâu nay mọi người bị rơi vào "Hố đen"
    Hiến pháp,Văn giang,Tiên lãng,nên"quên"Mất đề tài"Tình yêu và chiến tranh"xúc
    động quá!Bao nhiêu kỷ niêm lại ùa về,một thời"Máu và bo bo".Đọc đoạn kết mà cảm thấy mình như kẻ thất trận,buồn quá!.
    Kính chúc 2 bác mạnh khỏe và viết nhiều để làm"Điểm tựa"cho niềm tin của mọi
    người!

    Lính tình nguyện 78

    Trả lờiXóa
  18. Hỡi nhưng người chân chính trên thế gian này , hãy dạy cho bọn tàu khựa một bài học .

    Trả lờiXóa
  19. Thật oái oăm, cuộc chiên tiêu diêt Khơ me đỏ bị thế giới lên án thì có tượng đài. Còn bộ đội Tinh nguyện Viêt nam thứ thiệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì đến nay vẫn chưa có gì!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cả ở Miên và Lào. Vừa rồi Lào có đặt một đài tưởng niêm ở một nơi rừng xanh núi đỏ gần biên giới VN thuộc tỉnh Savannakhet. còn ở Vientiane thi vẫn từ chối.

      Xóa
  20. Ở góc nhìn khác tôi lại nghĩ các bác có thấy vô nghĩa với cuộc chiến đó không. Cứu một dân tộc ư, cứu một đất nước ư, hay chỉ là một sự bốc đồng, thiển cận, ấu trĩ, ngông cuồng của một số ít nào đó để hy sinh bao xương máu của chiến sĩ, đồng bào ta một cách vô ích, hy sinh dân tộc mình để cứu một lũ tráo trở, man rợ có đáng không. Còn nếu để giữ nước thì không thiếu gì cách. Mỹ đem quân vào Iraq lại khác, nó có được lợi ích ở đó. Cám ơn bác M.Diện, đã nói giùm những suy nghĩ của tôi. Vài lời bộc bạch, mong bác M.Diện, bác Bồng thông cảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ chính quyền VN cũng ham nổi tiếng thôi, chỉ đánh cờ từng nước một thôi. Hãy trách mình trước khi trách người

      Xóa
  21. toi la bo doi hoi ay toi hieu.co mot so nguoi hien nay van coi viec khi ta dua quan sang cam phu chia la xam luoc la hoan toan chua hieu het su viec.neu khong dua quan sang danh bo me bon chung tu hoi do thi cho den nay chang con sai gon dau.nguoi trung quoc da tran ngap tu hoi do roi.dua quan sang cung la tu bao ve minh,khong thi dong bao nua nuoc viet nam ta cung da mat que ma chang bao gio co ngay ve nhu hien nay.mat mat va dau thuong nhieu lam, anh em dong doi phai chon cat nhau voi vang duoi dem mua tam ta trong rung hoang xa la noi xu nguoi.trong tieng phao no khong ngung,trong tieng sung ak lien hoi xe man dem moi hieu su hy sinh to lon biet nhuong nao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến của Bác rất đúng , bởi mục đích của TQ là thông qua Khơ Me Đỏ để không ngừng quấy rối để VIỆT NAM tự kiệt sức để họ dễ bề thao túng theo ý của họ ( mà bằng chứng rõ ràng là Hội Nghị THÀNH ĐÔ 1990 ) và đã để lại hậu quả đến tận ngày hôm nay như chúng ta đang chứng kiến . Thật tiếc thay cho một quyết định dũng cảm khi bắt đầu ( Đánh POLPOT và đánh TQ năm 1979 )dưới thời TBT LÊ DUẨN nhưng lại kết thúc bằng một hiệp định thiếu tỉnh táo và đầy tranh cãi như Hiệp Định THÀNH ĐÔ dưới thời TBT NGUYỄN VĂN LINH....... Thật tiếc thay, và theo tôi VIỆT NAM chỉ thực sự phát triển khi thoát khỏi ảnh hương cua TQ. Nhưng đó lại là chuyện của tương lai.
      Chúc Bác và gia đình luôn mạnh khỏe,- người chiến binh năm xưa

      Xóa
    2. Theo tôi VIỆT NAM chỉ thực sự phát triển khi có chế độ thật sự dân chủ và ít phụ thuộc vào TQ

      Xóa
  22. "Từ nay đất nước ta vĩnh viễn..." là diễn văn của ai? Sự ngạo mạn bốc đồng, thiển cận, ấu trĩ, ngông cuồng của một số ít người có quyền lực nhiều khi gây hại lớn cho dân, cho nước. Giải phóng xong CPC Tại sao VN không giao lại cho Liên hiệp quốc? Mà để chấp nhận sa lầy?

    Trả lờiXóa
  23. Tôi thật không ngờ từ một bài hay của MINH DIỆN đã mở ra nhiều nhận định hay và sắc sảo như vậy . càng đọc càng thấm thía
    cảm ơn Bác BÙI VĂN BỒNG

    Trả lờiXóa
  24. Nếu chúng ta tỉnh táo thì đã không chao đảo - lúc để bọn Pol Pot tràn qua biên giới sát hại dân Việt (bộ đội VN hùng mạnh khi ấy ở đâu ?), lúc lại đơn phương xâm phạm lãnh thổ người ta. Ngày nay, thế giới khi can thiệp vào các nước gây tội ác với nhân dân, luôn mang danh nghĩa liên quân, mang tính LHQ.

    Trả lờiXóa
  25. Bác nêu câu hỏi rất đúng- Việt Nam đã thụ động và chần chư ở thời điểm đầu khi bị polpot tấn công nên đã để xảy ra vụ Ba chúc- thật đáng trách ,và có lẽ qua sự lúng túng ban đầu đó đã thể hiện sự bất đồng của các cấp lãnh đạo cao nhất .
    còn Ý thứ Hai - Việt Nam ở thời điểm đó ( 1979 ) khó có sự lựa chọn nào khác bời không diệt tận gốc polpot thì tương lai sẽ rất nghiêm trọng với ta bởi mục đích của Khơ me đỏ không chỉ là quấy rối biên giới ta mà chúng còn kêu gào đòi chiếm lại 6 tỉnh nam kỳ và đánh cho VIỆT NAM kiệt quệ về lâu dài .Cũng ở thời điểm đó VIỆT NAM không có nhiều đồng minh , có lẽ chỉ có LIÊN XÔ là chính mà họ cũng đang sa lầy ở ApganisTan - VIỆT NAM không thể tập hợp liên quân hay dùng danh nghĩa LHQ và việc tập hợp này chỉ duy nhất một nước làm được ....... Đó là HOA KỲ và VIỆT NAM thì không phải là HOA KỲ

    Chúc Bác luôn mạnh khỏe !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy ta mời ít nhất một anh bộ đội Pa thét Lào là hợp pháp hóa chuyện liên quân chính nghĩa. Rút kinh nghiệm.
      Tôi cũng chúc bạn và gia đình an bình.

      Xóa
  26. Chỉ qua ít lời , Đủ hiểu đây là khẩu khí uyên thâm của bậc trượng phu - càng thêm kính trọng BÁC

    Trả lờiXóa
  27. Chuyện Thầy MD viết lại tuy xưa cũ, nhưng bất cứ ai đã vào đất bạn(địch) đều có nhiều nỗi đau, tuy khác hoàn cảnh,nhưng đều chung một mục đích ở thời điểm 1979-'89. Mơ có một ngày tìm gặp thầy MD để được chia sẻ nhiều điều thú vị... Mọi bài viết của thầy MD & bác BVB đã được lưu sử Việt ,để thé hệ trẻ sau này phải đọc và ngẫm suy.Kính chúc thầy MD & bác BVB luôn được sự che chở từ mọi đấng vô hình.

    Trả lờiXóa
  28. 2 bác MD và BVB luôn sống mãi trong lòng chúng em , 2 bác muôn năm , muôn năm , muôn năm , chúc 2 bác NHIỆT chứ không LIỆT, sống khoẻ và có nhiều bài viết hay . Các bác thứ lỗi và thông cảm cho em , em sống ở đất VỊT nên hơi bị nhiễm về hô hào khẩu hiệu .

    Trả lờiXóa