Vùng đất bên bờ biển dọc đường Võ Nguyên Giáp
sẽ đưa vào dạng khu vực đặc biệt nhạy cảm.
Ảnh VNE
|
Âm mưu luồn
sâu? 'Căn cứ Tổ kén'?
Đà Nẵng khẳng định, sắp tới sẽ khoanh vùng khu vực có
nhiều người Trung Quốc giấu mặt mua đất, coi là khu vực "đặc biệt nhạy
cảm"...
Thông tin tại cuộc họp báo công tác chuẩn bị cho Đại
hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ 12 sáng 9/10, Phó Bí thư Thành ủy Võ Công
Trí khẳng định thông tin trên.
Tờ Tiền phong ngày 10/10 dẫn lời ông Trí cho hay, qua
kiểm tra, rà soát, xác định việc người Trung Quốc ồ ạt mua đất ở Đà Nẵng chưa
nghiêm trọng, vẫn trong vòng kiểm soát.
Về cách thức thực hiện giao dịch, ông Trí cho hay,
người Trung Quốc lợi dụng việc quen biết người dân Việt Nam, nhờ mua đất, đứng
tên hộ nên rất khó để quản lý.
Tuy
nhiên, ông Trí khẳng định, “Sắp tới, thành phố sẽ rà soát lại, quản lý chặt
hơn. Ai mua đất, quy trình cấp sổ như thế nào, có vấn đề gì khuất tất không.
Sắp tới, vùng đất bên bờ biển, đoạn đường Võ Nguyên Giáp, sẽ được đưa vào dạng
“khu vực đặc biệt nhạy cảm”".
Như báo Đất Việt đã đưa tin, cuối tháng 9/2015, ông
Nguyễn Điểu (Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng) đã cảnh báo hiện tượng người
nước ngoài mà ở đây chủ yếu là người Trung Quốc đang dồn dập mua bán các dự án
BĐS tại các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.
Ông Điểu cũng cho biết, đã báo cáo thành phố và xin ý
kiến chỉ đạo từ Chính phủ do gặp khó khăn trong xử lý. Cụ thể, Sở đang xin hạn
chế, không chế quy mô, diện tích BĐS khi cho người nước ngoài thuê hoặc sở hữu
BĐS ven biển Đà Nẵng.
Ngay sau khi tiếp nhận ý kiến từ phía Sở TN &MT,
Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo "rà soát toàn bộ các dự án BĐS của người
nước ngoài tại các quận ven biển như Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn".
Chỉ đạo ‘rà
soát’
Đà Nẵng chỉ đạo rà soát toàn bộ các dự án BĐS ven biển
của người nước ngoài...
Dự án du lịch trên núi Hải Vân bị thu hồi |
Chỉ đạo "hỏa tốc" của UBND thành phố Đà Nẵng
đưa ra sau khi Giám đốc Sở TNMT - ông Nguyễn Điểu nhận định: "Tình
trạng người Trung Quốc “núp bóng” người Việt mua bán các dự án BĐS ven biển với
quy mô lớn để xây nhà và cho nhiều người ở là bất thường".
Ông Điểu cũng cho biết, đã báo cáo thành phố và xin ý
kiến chỉ đạo từ Chính phủ do gặp khó khăn trong xử lý.
"Sở đang xin hạn chế, khống chế quy mô, diện
tích BĐS khi cho người nước ngoài thuê hoặc sở hữu BĐS ven biển Đà Nẵng ở mức
tối đa", vị giám đốc sở thông tin với Đất Việt.
Nêu quan điểm cá nhân, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cho rằng: "Đối với các dự án ven biển
nhất là các khu vực nhạy cảm, Đà Nẵng phải xin ý kiến Quân khu 5 và Bộ Quốc
phòng".
Vị đại biểu Khánh Hòa phân tích, những dự án ven biển
kể cả những nhà hàng, khách sạn hay những công trình ngầm đều được kiểm soát
theo quy hoạch.
"Tôi không biết khi cho mua bán, sang
tên, chuyển nhượng các dự án BĐS ven biển Đà Nẵng đã quản
lý thế nào? Có xin ý kiến Bộ Quốc phòng không? Nhưng, một khi có
chiến sự tất cả các dự án nhà hàng, khách sạn, công trình ngầm ven biển đều
được xem là khu vực tác chiến, công trình phòng thủ... Vì vậy không thể
quyết định tùy tiện, lỏng lẻo, nếu không sẽ rất khó kiểm soát", ông Tuân
nói.
Ông cho biết thêm, kể cả những dự án không nằm
trong khu vực an ninh quốc phòng nhưng một khi bị người nước ngoài mua, sở hữu
với quy mô lớn nếu không quản lý tốt dễ dẫn tới tình trạng bao chiếm, cát cứ
rất nguy hiểm. Điển hình như câu chuyện dự án bãi biển Phượng Hoàng (Khánh Hóa)
vừa qua.
Từ vụ việc của Khánh Hòa, ông Tuân cho rằng, Đà Nẵng
nên rút ra kinh nghiệm và nhìn nhận vấn đề một cách thận trọng hơn.
"Khánh Hòa vừa rồi đã cho rà soát toàn bộ các dự
án ven biển. Kể cả những công trình ngầm hay nổi đều phải xin ý kiến chỉ
đạo của Ban chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ Quốc phòng", ông Tuân cho biết.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cho biết
thêm, hầu hết các dự án ven biển, sai quy hoạch đã bị tạm dừng, thu hồi,
thậm chí xóa khỏi danh mục thu hút đầu tư, bao gồm cả dự án bãi biển Phượng
Hoàng gây ồn ào thời gian qua.
Cũng liên quan tới các dự án ven biển, báo chí ngày
14/9 đưa tin về buổi họp diễn ra giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi
với chuyên gia tư vấn đề từ Singapore của Tập đoàn CPG về việc quy hoạch
Lý Sơn.
Tuy nhiên, sau buổi làm việc này, báo chí cho biết Tập
đoàn CPG từng thuộc Sở Công chính của Singapore nhưng sau đó được bán cho một
tập đoàn của Úc và đến năm 2012 tập đoàn này bán lại CPG cho Tập đoàn CAG của
Trung Quốc với giá 147 triệu đôla Úc.
Trước lo ngại, việc một tập đoàn Trung Quốc quy
hoạch Lý Sơn sẽ ảnh hưởng đến huyện đảo có tầm chiến lược về an ninh quốc phòng
như Lý Sơn.
Trả lời báo Đất Việt, bà Phạm Thu Hương, Phó Chủ tịch
UBND huyện Lý Sơn (Quảng Ngãi) xác nhận thông tin "không chọn Tập
đoàn CPG tiếp tục lập quy hoạch cho Lý Sơn".
Trả lời câu hỏi, ai sẽ được tham gia quy
hoạch Lý Sơn, bà Hương cho biết "Huyện chỉ là đơn vị tham mưu hơn nưa đây
mới là giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư. Chọn nhà đầu tư sẽ
do tỉnh quyết định. Nếu tìm được nhà đầu tư đủ năng lực, điều kiện,
huyện sẽ ủng hộ", bà Hương cho biết.
Trước đó, chỉ đạo tại cuộc họp, ông Lê Quang
Thích, phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu "quy hoạch Lý Sơn
phải gắn với ngư trường Hoàng Sa vì quần đảo Hoàng Sa đã gắn liền với Lý Sơn
hàng trăm năm qua là bằng chứng quan trọng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam
với quần đảo này".
Tổ chức kiểm
tra
Qua kiểm tra, nhà chức trách phát hiện có 71 người
Việt Nam đứng tên mua 137 lô đất ở các khu vực ven biển Đà Nẵng cho người Trung
Quốc.
Ngày 4/12, tại Hội nghị Thành ủy Đà Nẵng mở
rộng lần 2, ông Đào Tấn Bằng, Bí thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho
biết, việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn quận đang gặp khó khăn.
Trong năm 2015 có khoảng 129 ngàn lượt khách
nước ngoài tới địa bàn, trong đó gần 65 ngàn lượt người Trung Quốc.
Riêng khu nghỉ dưỡng Silver Shores khai thác đường bay trực tiếp từ các
địa phương của Trung Quốc về Đà Nẵng hàng tuần, đã khai thác 57
chuyến bay trong năm.
Trong số 23 dự án ven biển có 10 dự án đã
hoạt động nhu cầu lao động tăng cao với khoảng 450 lao động nước
ngoài (350 lao động Trung Quốc) làm chủ yếu trong dự án Silver Shores .
Trong năm 2015 tại địa bàn quận cũng xử lý 11 vụ
việc liên quan tới người nước ngoài vi phạm ANTT, trong đó có tai nạn,
lừa đảo. Nổi bật như vụ lừa đảo 20 ngàn USD, người lừa đảo đã trốn
về Trung Quốc.
Cũng theo ông Bằng, tại địa bàn còn diễn ra
tình trạng người Trung Quốc nhập cảnh bằng đường du lịch nhưng ở lại
làm các công việc khác, cụ thể đã xử lý 1 nhà thầu sử dụng 64 lao
động sai mục đích, xử lý một nhà nghỉ cho thuê chỗ ở hơn 30 người
nước ngoài nhập cảnh du lịch nhưng làm công việc khác.
Bên cạnh đó, tại địa bàn quận phát hiện thêm
tình trạng công nhân Trung Quốc lấy vợ Việt, sinh con nhưng vi phạm kết
hôn, không đảm bảo các thủ tục... Đáng lo hơn là tình trạng lao động
người nước ngoài vào các DN một thời gian rồi mới xin giấy phép lao
động, đi ngược lại quy trình.
Trước những thông tin trên, ông Nguyễn Xuân Anh, Bí
thư Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo các sở ngành, quận, huyện và đặc biệt là công an
thành phố phải tăng cường quản lý ở một số khu vực nhạy cảm.
Tuy nhiên, thông tin người Trung Quốc "giấu
mặt" mua đất ven biển Đà Nẵng, trước đó cũng đã được các lãnh đạo thành
phố đề cập rất nhiều lần.
Ngày 1/10, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã
chủ trì một cuộc họp nội bộ liên quan đến những thông tin này.
Tại cuộc họp, đơn vị liên quan đã xác nhận thời gian
qua có hiện tượng người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, “bơm” tiền cho
người trong nước mua đất. Sau đó họ tiến hành xây nhà hàng, khách sạn để ở và
kinh doanh.
Liên quan đến vụ việc, ông Trần Thọ - Nguyên Bí thư
Thành ủy Đà Nẵng, cho rằng việc người nước ngoài đứng sau lưng người Việt để
mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng lưu ý
thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp luật.
Bày tỏ khó khăn trong khâu quản lý, ông Huỳnh Nghĩa,
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho hay: “Cần hết sức thận trọng
trước hiện tượng người nước ngoài mua đất, xây dựng các công trình cao tầng tại
những khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
Thành phố cần rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất
đai tại khu vực ven biển để có các biện pháp quản lý tốt hơn. Đặc biệt phải lưu
tâm tới vấn đề quản lý người tạm trú”.
Ông Nguyễn Điểu, Giám đốc Sở TN &MT
TP Đà Nẵng cũng chia sẻ khó khăn trong quản lý và xử lý tình trạng này.
Một trong những khó khăn hiện nay là quy định cho
người nước ngoài thuê, sở hữu bất động sản tại Việt Nam hoàn toàn nằm trong quy định
của pháp luật. Hơn nữa, việc mua đi bán lại giữa người Việt với người nước
ngoài là rất khó kiểm soát.
Do
đó, ông Điểu cho biết trước mắt sở đang có chủ trương tham mưu cho thành phố
xin cơ chế xử lý dứt điểm.
Trong tầm
kiểm soát, nhưng mất cảnh giác?
Dân mua hộ đất cho người TQ: 'Vẫn trong tầm kiểm soát'?
Bí
thư Quận ủy Ngũ Hành Sơn nói, chính quyền địa phương đã xác định danh tính 71
cá nhân Việt Nam đứng tên mua đất hộ người Trung Quốc.
"Số lô đất đã rơi vào tay người Trung Quốc lên
đến 138 lô đất - hơn 1 lô so với báo cáo ban đầu",ông Đào Tấn Bằng, Bí thư
Quận ủy Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng) cho biết.
Ngoài ra, trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn có 23 dự án
ven biển, trong đó có 10 dự án đang hoạt động. Những dự án này đang có 350 lao
động Trung Quốc và 100 người ở các nước khác làm việc.
Theo chính quyền địa phương, hầu hết những lô đất trên
đã được chủ đầu tư xây dựng khách sạn, tòa nhà cao tầng phục vụ kinh doanh.
Trong khi đó, những vị trí này chỉ cách sân Sân bay
Nước Mặn 2- 3 km, gây lo ngại cho việc đảm bảo an ninh quốc phòng.
Bí thư quận Ngũ Hành Sơn thừa nhận, thực trạng lao
động, khách du lịch "chui" và người nước ngoài đến Đà Nẵng mua đất sẽ
có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự trên địa bàn. "Tuy nhiên, vấn đề
này vẫn trong tầm quyển soát. Danh sách 71 cá nhân người Việt này các cơ quan
chức năng đều nắm rất rõ", ông Bằng cho biết thêm.
Liên quan đến vụ việc, trước đó, ông Trần Thọ, nguyên
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, cho rằng việc người nước ngoài đứng sau lưng người
Việt để mua đất là chuyện cực kỳ nguy hiểm, đồng thời yêu cầu cơ quan chức năng
lưu ý thường xuyên kiểm tra, có biện pháp phù hợp, xử lý đúng quy định pháp
luật.
Bày tỏ khó khăn trong khâu quản lý, ông Huỳnh Nghĩa,
Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng, cho hay: “Cần hết sức thận trọng
trước hiện tượng người nước ngoài mua đất, xây dựng các công trình cao tầng tại
những khu vực nhạy cảm về an ninh, quốc phòng.
Thành phố cần rà soát ngay về quy hoạch, bố trí đất
đai tại khu vực ven biển để có các biện pháp quản lý tốt hơn. Đặc biệt phải lưu
tâm tới vấn đề quản lý người tạm trú”.
Ông Nguyễn Xuân Anh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ
đạo các sở ngành, quận, huyện và đặc biệt là công an thành phố phải tăng cường
quản lý ở một số khu vực nhạy cảm.
Theo ông Nguyễn Xuân Anh, thường trực cũng đã có ý
kiến không ghép thửa, xây dựng các công trình cao tầng tại các khu vực nhạy
cảm; việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn phải hết sức chặt chẽ và không
chủ quan.
(Tổng hợp từ ĐVO)
----------------
Vớ vẩn, biết ko thể dấu được dân, thì nói là "nắm vững, trong tầm kiểm soáăt", nhưng lại thú nhận "khó quản lý". Tham tiền bán mẹ nó hết đất cho TQ, sợ dân chửi, giả đò đưa ra "bàn thảo" cho phải phép, chứ khi các ông cho phép "người nước ngoài" mua bất động sản tại VN mà không qui định rõ ràng chỉ ưu đãi Việt kiều và những chuyên gia các nước vào lâm ăn tại VN, thì các ông cũng biết thừa đất đai sẽ dần lọt vào tay TQ hết. Nước đã bị các ông bán trong thỏa thuận Thành Đô, nay chỉ tìm cách hợp lý việc bọn TQ tràn sang làm ăn, sinh sống bằng cách lừa nhân dân, cho chúng "đầu tư" và "sở hữu đất đai công khai" để dân đỡ bị sốc thôi. Ai mà không biết, lại phải giả bộ họp bàn với "đề đạt cấp trên". Ai còn tin các ông chỉ là lũ ngu mà thôi.
Trả lờiXóaphai truy to 71 nguoi Vn vi toi lua dao phap luat,gia mao giay to va tthu hoi lai toan bo so lo dat ma ho da mua --so lo dat nay se xem xet lai cai nao anh huong den an ninh ,QP thi cat ngon hoac danh sap-----day la bien phap nghiem minh va cong bang nhat.
Trả lờiXóaCÓ THỂ COI NHỮNG NGƯỜI TIẾP TAY CHO VIỆC NGƯỜI TQ MUA ĐẤT Ở ĐÀ NẴNG
XóaLÀ GIÁN ĐIỆP KINH TẾ - ĐẰNG SAU NÓ LÀ GÌ LÃNH ĐẠO.NHÀ NƯỚC CÓ BIẾT KHÔNG .//
"Trung Quốc đang tạo dựng 'Căn cứ Tổ kén' ở Đà Nẵng"
Trả lờiXóaTốt . Đã đánh Mỹ cho Trung Quốc thì cả nước phải biến thành 1 căn cứ quân sự cho/của Trung Quốc chớ .
Để thử xem bao lâu nữa thì sẽ có khu phố Tàu ở Đà Nẳng và Nha Trang .
Trả lờiXóaNhìn thấy mấy anh cán bộ địa phương lăng xăng , nổ lực . thấy tức cười . Năm ngoái khi quốc hội kỵ´ cho người ngoại quốc mua nhà VN là người ta đã biết cãnh này sẽ có từ khi đó rồi .
Nói xa hơn , từ 25 năm trước , khi Thời kỳ Bắc thuộc nguy hiểm bắt đầu , thì cái cãnh bây giờ mới xãy ra , đâu có lạ lẩm gì .
Còn nếu nói tương lai 10 năm tới , Côn an TQ lái xe đi tuần ở Đà Nẳng cũng là chuyện bình thường . Nói vậy , những ai có con mắt cận thị , nhìn gần tưởng là nói bậy , nhưng hiện tại , an ninh trong những khu người Tàu như Hà Tỉnh , Bình Dương là do dân Tàu đảm nhiệm , côn an VN ở đây không là cái cọng lông gì cã .
Đã có chính sác h chỉ đạo , cấp trên họ đã ký với nhau hết cã rồi . Mãi cho tới bây giờ mà còn ngạc nhiên la hoảng là : Thấp kém , hay chỉ là mị dân , làm bộ cho dân hài lòng , nhưng thật ra chỉ đạo của cấp cao là ưu tiên cho TQ , chẳng bao lâu nữa , Tàu ở đông gấp chục lần bây giờ .
Trả lờiXóaThật ra chỉ cần lấy vài sự kiện thực tế ra suy luận thì thấy ngay VN đang thực hiện đúng theo quỹ đạo Thành Đô , Không thể nào thoát khõi bàn tay quỉ , lông lá của Tàu .
Như mất Trường –Hoàng sa , người ta mãi đến nay mới kêu gào , nhưng thật ra nó đã ký dâng từ xa xưa rồi . Không những đảo mà cã hết biển Đông cũng là của Tàu , VN chẳng có biển gì cã . Rừng đầu nguồn , Tây Nguyên , Thành Đô là có thật . Mai mốt mất cã nước luôn .
Mới đây chính quyền để cho các bậc trí thức bàn cho mõi miệng chơi về chuyện đề nghị làm 11 đập thuỹ điện . Chuyện nghe tưởng quan trọng , bàn cho sùi bọt mép luôn .
Thế mà không nghĩ đó chỉ là hư chiêu . Làm 11 đập rồi 6 tỉnh miền Tây VN ngập mặn trở thành sa mạc à . Lúc đó mua gạo Campuchia ăn muôn thuở à . Nhưng nhất là Tàu nó cười nhăn răng kinh bỉ , nó sai người của họ bên trong VN , tung tin ra rồi cho bàn thảo om sòm , với mục đích là quên đi , không phản đối những đập của Tàu xây quá nhiều trên đầu nguồn .
Một khi Nguyễn Phú Trọng và bọn quỵ lụy Trung Quốc trong bộ máy lãnh đạo ĐCS vẫn còn thì hiểm họa TỔ KÉN vẫn còn.
Trả lờiXóaNếu Đà Nẵng có trên 100 lô đất để người TQ núp vào thì có nguy hiểm bằng Hà Nội có một Chủ tịch UBND thành phố đã từng và sẽ
NHẤT CỬ NHẤT ĐỘNG LÀM THEO LỆNH CHỈ HUY CỦA SỨ QUÁN TQ TẠI ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU hay không?
Bao giờ thì nhân dân Việt Nam được tự quyết vận mệnh của mình?
Xin lỗi,csvn còn thì hiểm hoạ VN mất(mất nước) là hiện thực.Hãy tỉnh thức đi và hát bài:VN tôi đâu: của nhac-sỹ đại tài Việt Khang là tỏ tường ngay.
XóaTại sao bây giờ mới cho chỉ đạo "Rà soát" những người Tàu và dự án Tàu núp bóng tư nhân
Trả lờiXóangười VN.như thế này ? Lý do là vì không thể giấu giếm hay lấp liếm mãi được.
Vốn là dân Đà Nẵng,tôi đã biết từ lâu rất nhiều công ty kinh doanh ở ĐN.mang danh những
công ty nước ngoài nhưng thực tế là do người Tàu núp bóng vì sợ dân ta biết.Thế nhưng,vì
hiện nay người dân dần dần nhận ra tất cả là một chiến thuật tinh vi ẩn mặt đội lốt của người Tàu đồng thời cùng với sự lấn chiếm ngang ngược của giặc Tàu ngoài Biển Đông,thành thử
ra mấy quan CS.cũng phải hô hoán lên cốt đóng trò "thức tỉnh" vậy thôi,chứ còn làm gi được
nữa trước một sự đã rồi mà trên cao BCT.ngầm ra lệnh rõ ràng qua "4 tốt" và "16 chữ vàng"
từ trước đó,khi họ CÔNG KHAI coi giặc là bạn,là đại ca,thậm chí là quan thầy cùng "lý tưởng" với họ hòng được quan thầy bảo kê cho họ quyền thống trị !
Trong gọng kềm này thì kể như con sói đã bước cả 4 chân vào nhà rồi ! Hô hoán cũng chỉ
là động tác giả vờ,còn mong lừa bịp ai được nữa cơ chứ ?
Giặc Tàu cộng hãy cút đi !
Trả lờiXóaTC còn mới bắn chết nhau ở Đà Nẵng!
Trả lờiXóaTrong ‘cái dzụ bán nước nguy hiểm’ này, thư xem con trai cưng của nguyên Ủy ban KTTW mới lên Bí thư Đè Nẻng có mần ăn được chi mô?
Trả lờiXóaBạn đang nói về lũ "thénh nói léo" (thánh nói láo)?!
Xóa(Sông Lạnh)
Thông qua luật cho người nước ngoài thoải mái mua bất động sản ở VN là cực kỳ ngu xuẩn! Thằng mafia quốc tế nào cũng có thể trú ngụ ở VN!
Trả lờiXóaCái bọn "người nước ngoài" này quả là đã uống "thuốc liều", dám nhờ người VN đứng tên mua đất (chứ không phải mua rau, mua cá đâu nhé)!
Trả lờiXóaCòn mấy vị quan chức la "việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn quận đang gặp khó khăn" rồi chuyển lên ...báo cáo Chính phủ thì nên cách chức đi cho đỡ rách việc. Họ có chịu làm việc đâu, chỉ bắt nạt dân là giỏi!
Những "quan ngài" đã để xảy ra việc này thì phải truy tố trước pháp luật vì trên cả tội phản quốc.
Chấm hết.
Cái bọn "người nước ngoài" này quả là đã uống "thuốc liều", dám nhờ người VN đứng tên mua đất (chứ không phải mua rau, mua cá đâu nhé)!
Trả lờiXóaCòn mấy vị quan chức la "việc quản lý người nước ngoài trên địa bàn quận đang gặp khó khăn" rồi chuyển lên ...báo cáo Chính phủ thì nên cách chức đi cho đỡ rách việc. Họ có chịu làm việc đâu, chỉ bắt nạt dân là giỏi!
Những "quan ngài" đã để xảy ra việc này thì phải truy tố trước pháp luật vì trên cả tội phản quốc.
Chấm hết.
Trung hoa dân quốc,gọi tắt là Trung Quốc,do cụ Tôn Trung Sơn người Hoa gốc Việt làm tông thống đặt tên.
Trả lờiXóaCH nhân dân trung hoa gọi tắt là Trung Hoa,do cụ Mao,gốc Hán đặt ra.
Người Trung Hoa hay Trung Quốc mua đất tại Việt Nam có gì mà lo như thế.
Theo pháp luật của nước ta cũng như các nước đều cho phép người nước ngoài đủ điều kiện cư trú cả.Khi họ vi phạm pháp luật,chống lại Tổ quốc họ định cư thì họ chịu hình phạt nặng nhất.
Hiện nay tình báo các nước nhan nhản trên đất nước ta,trong đó nhiều nhất là tình báo Trung Hoa....có sao đâu,dễ ăn với an ninh nhân dân chắc.
Quân đội Trung Hoa và Trung Quốc họ sẽ thịt nhau để thống nhất,Họ chưa dại tấn công Việt Nam dù bỏ ngỏ.
Dành ăn thì nói xấu nhau cho vui,chứ mà mất nước thì sống chung với giun,không một người Việt nào thích chết.
Tất cả chúng nó, từ thấp đến cao đều là LŨ CẨU QUAN mà thôi !! (Ấy là do tôi xem phim Thủy hử do đảng đang cho chiếu trên màn hình cả nước đấy)
Trả lờiXóaThế cái thằng bán Hoàng sa- Trường sa cho Tàu thì ai kiểm soát ?
Trả lờiXóa