Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2015

Ai đủ sức chặn "chuyến tàu vét" cuối nhiệm kỳ?


(GDVN) -“Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có thiết chế để giám sát, nếu không quyền lực ấy dễ bị tha hóa”, ông Lê Văn Cuông nói về việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ bất thường.
LTS: Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội hóa XIII, Đại biểu Quốc hội Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội lần đầu tiên đưa ra khái niệm “hoàng hôn nhiệm kỳ”, “chuyến tàu vét” nhằm ám chỉ sự vụ lợi của một số quan chức trong việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ…
Một số ý kiến cho rằng, nếu không quản lý chặt, tình trạng trên sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường trong công tác quản lý, vận hành bộ máy nhà nước…
Xung quanh vấn đề này, hôm 10/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội  Thanh Hóa.
- PV: Ông đánh giá như thế nào về nhận định một số quan chức “chạy nước rút” để thực hiện những “chuyến tàu vét” trước khi “hạ cánh”?
- Ông Lê Văn Cuông: Chuyện một số cán bộ lãnh đạo sử dụng “quyền lực phút 89” để làm chuyện khuất tất, không phải bây giờ mới được dư luận nhắc tới, mà nó ngày càng phổ biến ở một bộ phận cán bộ chưa gương mẫu. 
Trước đó, dư luận từng ầm ĩ chuyện ông Nguyễn Thành Rum, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Hồ Chí Minh, trước khi nghỉ hưu đã ký ban hành 21 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương sai quy trình, quy định...
Đây là vụ việc điển hình, có nghi vấn tiêu cực trong công tác cán bộ xảy ra cách đây không lâu.
Ông Lê Văn Cuông (ảnh: Vietnamnet.vn).
Về bản chất, đây là một dạng tham nhũng chính sách. Loại tham nhũng này được biểu hiện dưới nhiều hình thức như đề bạt, bổ nhiệm cán bộ ồ ạt trước khi về hưu để trục lợi hoặc trả ơn người khác. 
Hay có trường hợp cán bộ quản lý khi sắp về hưu tranh thủ xin xỏ, ký tá dự án, nhằm thực hiện những “chuyến tàu vét”, biến tài sản nhà nước thành tài sản cá nhân, để làm vốn, hưởng thụ tuổi già.
Tất cả những sự việc bất thường này đều có động cơ, mục đích vụ lợi không tốt đẹp.
Những vụ việc nêu trên, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời sẽ trở thành phong trào rất khó kiểm soát, xử lý. 
- PV: Ông vừa nói tới khái niệm “tham nhũng chính sách”, vậy điều này ảnh hưởng như như thế nào tới công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là trong công tác cán bộ?.
- Ông Lê Văn Cuông: Tôi ví dụ, việc đề bạt bổ nhiệm hàng chục cán bộ ở “phút 89” theo kiểu ký cho xong tay thì ai kiểm soát, đánh giá năng lực, chất lượng, phẩm chất cán bộ đó?
Ai dám chắc trình độ của các cán bộ được bổ nhiệm cách bất thường theo kiểu "đi đêm" sẽ đảm đương được nhiệm vụ, vị trí được "giao"? 
Biết đâu đấy, trong số 30% công chức cắp ô theo nhận định của một số đại biểu, cử tri, có những trường hợp được bổ nhiệm ở “phút 89”?Quan trọng hơn nữa, nếu để tình trạng này diễn ra, nó sẽ làm mất lòng tin của nhân dân đối với bộ máy công quyền. Bởi lẽ, cán bộ chủ chốt mà không gương mẫu, lợi dụng chức vụ để vun vén cho bản thân thì dân còn tin được ai?
Rồi thử hỏi, đối với những người kế nhiệm, họ sẽ xử lý hậu quả vấn đề này ra sao, khi hàng loạt cán bộ được bổ nhiệm bất thường, sai quy trình?
Trong khi đó, trách nhiệm của người bổ nhiệm hàng loạt cán bộ sai quy trình, quy định lại chưa bị xử lý nghiêm trước pháp luật.
- PV: Theo ông, đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một số quan chức “chạy nước rút” để thực hiện những “chuyến tàu vét”?
- Ông Lê Văn Cuông: Nếu không có lợi ích phía sau thì người ta tội gì phải làm những việc bổ nhiệm, đề bạt một cách bất thường, khuất tất như vậy để phải chịu tai tiếng. 
Do đó, khi tư tưởng tư lợi cá nhân được đặt cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc thì người ta sẵn sàng đánh đổi danh dự, đạo đức cán bộ để trục lợi cho bản thân.
Mặt khác, không loại trừ trường hợp người ta phát hiện ra có tiêu cực trong việc đề bạt, bổ nhiệm, nhưng do nể nang, cho rằng lãnh đạo đã về hưu thì để họ được “hạ cánh” an toàn, dẫn đến việc xử lý cán bộ chưa quyết liệt. 
Ảnh minh họa (nguồn: Báo Đất Việt).
Do đó, nếu không có biện pháp xử lý mạnh tay, chấn chỉnh tình trạng trên, sẽ tạo ra “phản ứng dây truyền”, làm nảy sinh tiêu cực, vụ lợi theo công thức đã ấn định sẵn "nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ...".
Mặt khác, nếu quản lý lỏng lẻo, có khi cán bộ còn bắt chước nhau làm chuyện khuất tất để trục lợi.
Vấn đề nằm ở chỗ, cơ quan quản lý chưa có chế tài, giải pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh tình trạng bổ nhiệm tràn lan này... Trong khi đó, qua những sự việc đã xảy ra, chúng ta mới chỉ đưa ra biện pháp nhắc nhở là chủ yếu.
- PV: Vậy, theo ông đâu là giải pháp khắc phục tình trạng quan chức sử dụng “quyền lực phút 89” để vun vén lợi ích cá nhân?
- Ông Lê Văn Cuông: Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có những thiết chế để giám sát quyền lực, nếu không quyền lực ấy rất dễ bị tha hóa.
Do đó, nên có quy định chặt chẽ đối với cán bộ quản lý sắp đến tuổi về hưu hoặc chuyển công tác.
Ví dụ, trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm trước cán bộ quản lý về hưu, thì việc ký quyết định, liên quan tới vấn đề tài chính, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ cần phải thông qua tập thể, cấp quản lý thẩm định, nhất trí bằng mặt văn bản.
Mặt khác, cần có cơ chế giám sát các hành vi, mối quan hệ… của cán bộ quản lý, nhằm loại bỏ các vấn đề tiêu cực, bất thường khi họ sắp “hạ cánh”. Tránh trường hợp tương tự như việc “cả họ làm quan”, “Tổng công ty gia đình trị”…
Quốc Toản (Thực hiện)/GDVN

16 nhận xét:

  1. Để ngăn chặn một cá nhân "ăn mảnh" ông Lê Văn Cuông khuyến khích "Ăn tập thể" để tham nhũng nhiều hơn?

    Trả lờiXóa
  2. “Ở đâu có quyền lực, ở đó phải có thiết chế để giám sát, nếu không quyền lực ấy dễ bị tha hóa”???
    Mấy ông chỉ biết nói kiểu Vẹt Thông Thái thôi à?!
    Quyền lực là của nhân dân! Cá nhân nào ảo tưởng về quyền lực của mình chỉ là tên bệnh hoạn và lợi dung quyền lực để mưu cầu cá nhân, phe nhóm! Sự lãnh đạo phải được dựa trên tinh thần tự giác, và khi thấy mình sai lầm, vô năng thì nên tự động rút khỏi chức vụ, thậm chí nếu cảm thấy mình đã gây ra đau khổ cho nhân dân, có thể tự tử chuộc lỗi như 1 số cán bộ Nhật, Hàn đã làm.
    Họ là người, khác với Ngợm!

    Trả lờiXóa
  3. Ngồi chung '' chuyến tàu vét''
    nỏ có ai chặn ai.
    Sẽ còn '' vét ''dài dài
    thối móng tay , thối não.
    Nỏ có ai chặn ai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chấp gì tay cuông tay cuồng
      bị cho ra rìa chọc ngoáy lung tung....

      Xóa
  4. Ai ban quyền cho mấy ông nội đó? - đảng
    Ai giám sát mấy ông nội đó? - đảng
    Ai sẽ xử lí nếu mấy ông nội đó làm sai? - đảng
    Vậy xin hỏi bác Cuông,nếu đảng làm bậy thì ai sẽ giám sát,xử lí,tước quyền?
    Hi vọng bác không trả lời theo kiểu ông Hồ năm xưa : Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và Mao Trạch Đông không bao giờ sai

    Trả lờiXóa
  5. Đổ thừa cho ĐCS tội nghiệp bạn Lệ Thuỷ à !
    Ai mà cống khi về vườn,chỉ còn đề bạt ai đó kiếm chút mà thôi,nhưng rồi trả giá hơi đậm như vụ anh Tr.ở Bến Tre đấy.
    Ngoài những nhân vật bạn nêu còn nhiều nhân vật khác cũng đều lợi dụng ĐCS mà làm sai đến đáng sợ...Thế giới văn minh thế nầy mà đã thôi giết nhau đâu.
    Người ta ném bôm nguyên tử chết hàng loạt vẫn làm,người ta bắt Vua và chính phủ một nước khác phải kí ban hành và thực hiện Hiến pháp của một tay tướng lãnh,người ta ném hàng vạn thanh niên ưu tú của họ để đến cái xứ sở khác đi tìm để bị diệt,đi quét để bị chặt cả tay chân.đưa tiền thuê lính nửa chừng bỏ quên vì phải vội ra tàu...
    Cái ác luôn tồn tại đó thôi,mỗi người nhận thức được thì họ sống tốt hơn,ví như chân bước tiến của đối phương để lên máy bay an toàn thì ném cả quân đoàn ra chặn dù cho chỉ còn 4 tiểu đoàn sống nhưng cũng không tha cho chết luôn,hay như nắm cả tiểu đoàn hơn 700 con người,đẩy chết hết chi còn 1 mính anh ta là tiểu đoàn trưởng thiếu tá vậy.
    Tham ô đều trả giá đắt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lại Công Sơn ký nặc danh, mệt quá!

      Xóa
    2. Thằng cs này lẻo mép , đồng ý rằng cái cái ác và cái xấu luôn tồ tại song hành cùng thế giới văn minh và thế giới văn minh thì luôn có xu hướng giảm thiểu cái ác ,hoj giết nhau cũng vì thiện và ác cả đấy , mỗi bên thiện và ác định nghĩa về thiện và ác thế nào mà thôi ! Còn "Ngoài những nhân vật bạn nêu còn nhiều nhân vật khác cũng đều lợi dụng ĐCS mà làm sai đến đáng sợ..." , ông cho ràng ĐCS tốt vậy sao ? Những tên đầu đảng của ông cũng lợi dụng đcs để làm bậy à ? Đi điều trị tiếp đi !

      Xóa
    3. Chạy trách nhiệm, đá trách nhiệm, thì cái đảng này rất giỏi. Họ tự mình nhận quyền lực, quyền lãnh đạo nhưng với hậu quả thì rất rạch ròi, càng thấp nhận tội càng tốt. Người quản lý vô tội, trong sáng như ngọc bích. "Tôi chẳng biết gì cả, cấp dưới không báo cho tôi."
      Lịch sử loài người có vô vàn minh triết, triết học, lý giải, định nghĩa nhưng không có cái thái độ nào trơ trẽn như cái câu trên. Không có tự tôn, vui lòng đừng lãnh đạo. Giang hồ không có nghĩa khí không làm đại ca được, nhưng đất nước này không có tự tôn vẫn làm lãnh đạo. Phải chăng ông cho rằng lãnh đạo nước này nghĩa khí?

      Xóa
  6. Cá mè một lứa, mạnh ai nấy vét, ai chặn được ai vì ai cũng bận vét.

    Trả lờiXóa
  7. "Ai đủ sức chặn "chuyến tàu vét" cuối nhiệm kỳ?".
    KHÔNG AI ĐỦ SỨC NGOÀI BỌN CÔNG SẢN PHẨY (CS,)- BỌN IS (!!!).

    Trả lờiXóa
  8. Nếu tình huống này ở các nước mà ta gọi là tư bản thì quốc hội có quyền lực này. Quốc Hội là nơi các thể chế duy trì để chống độc tài, duy nhất một ý chí. Để đảm bảo QH mạnh cần bộ hiến pháp mạnh ủng hộ QH. Nói như vậy các bác, các chú hiểu đơn giản nền Cộng hòa nước ta không thể mạnh trong khi chính đảng cầm quyền cũng không mạnh. Hai anh chả anh nào mạnh thì thể chế đó tồn tại hoàn toàn có thể dùng từ giả tạo.
    Dân đen hình dung sự việc rất đơn giản như trên và không hiểu tại sao những người không phải dân đen lại để nó ra tình trạng này. Bởi vì với tình trạng này không xây được cái gì gọi là chân, thiện, mỹ. Xây cái chợ cũng không thể đàng hoàng bằng ý chí cộng hòa thì làm sao xây dựng tương lai bằng ý chí mà ta hô hào là toàn dân. Một nhúm người tại QH còn không ra hồn làm sao dung được toàn dân?
    Cái tình giả làm cong cái lý ngay.

    Trả lờiXóa
  9. Công sơn khùng,đừng viết bài nữa được không? thời buổi này mà gặp khùng Công sơn thì coi như tiêu !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đơn giản nếu bạn không thích thì bỏ qua congson. Bác B đăng tay này cũng vì muốn thêm đa dạng.

      Xóa
  10. Chế độ thối nát thế này dân khổ đến bao giờ mà đảng cứ neo nẻo nói tốt được
    Toàn lừa dân đen thôi

    Trả lờiXóa