Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

Không bỗng nhiên người dân: ĐẢ ĐẢO"

Phản kháng xã hội bắt đầu lan rộng!

 

              * PHẠM CHÍ DŨNG
“Đả đảo!”
Không gian Việt Nam đã không còn quá hiếm tiếng hô “Đả đảo!”. Nửa cuối năm 2013 và những tháng đầu năm 2014 thậm chí còn vang dội tiếng thét “Đả đảo quân giết người!” và “Đả đảo chính quyền!”.
Kết quả tệ hại mà một chính quyền tạo dựng được là khiến cho tiếng thét phản kháng biến vọt từ cá nhân đến nỗ lực đồng thanh tập thể.
Nhưng khác với những cuộc biểu tình tại hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm xử luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân vào cuối năm ngoái, giờ đây làn sóng “đả đảo” đang lan rộng ra các thành phần khác - những nạn nhân của chính quyền nhưng không hề mang tố chất chính trị.
Người dân Văn Giang cất tiếng "đả đảo"...
Cuộc biểu tình tháng Ba năm nay của người dân ở Ninh Thuận chống việc khai thác titan gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt là một bằng chứng gần nhất, hiện thực nhất và sống động nhất. Chỉ là những người chân quê lam lũ với nắng gió rát mặt quanh năm, song có lẽ cảm xúc đột biến khó ngờ với dân chúng nơi đây đã bục nổ vào một ngày nắng nóng bức bối. Những người chứng kiến cuộc biểu tình và đối đầu của đám đông phẫn nộ với khối cảnh sát cơ động đã mô tả rằng không khí kích nổ rất cận kề. Khoảng cách giữa đám đông ấy và rừng khiên chắn công an có lúc đã gần chạm vào nhau, đến mức tưởng chừng chỉ nhích thêm vài bước nữa là lập tức xảy ra xung đột và sau đó có thể đổ máu. Không còn là khẩu hiệu, mà “Đả đảo!” đã tiến ra cửa miệng của hàng ngàn người dân - một con số gấp đôi so với báo cáo của cơ quan chức năng.

Người ta cũng chứng kiến cảnh sắc đầy phấn khích gần tương tự ở Dương Nội (Hà Nội) và Hà Tĩnh, Nghệ An, những nơi mà chính quyền địa phương đã dại dột xâm hại đến chủ quyền đất đai của dân lành và biến những kẻ bị đuổi cổ khỏi nơi chôn rau cắt rốn thành tội phạm chế độ. Thậm chí ở Nghệ An, con số biểu tình đã lên đến 3.000 - 4.000 người. Chỉ xét về mặt lượng, con số này đã gấp nhiều lần cuộc biểu tình phản đối doanh nghiệp nạo hút cát của ngư dân huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi vào năm 2013.
Nhưng khác hẳn với đám đông nhỏ bé ở Dương Nội, nơi có hai người bị công an bắt cóc và vẫn mất tích cho đến nay, không có mấy dấu hiệu cho thấy chính quyền và công an dám đụng đến người dân biểu tình ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong khi đó chỉ mới vào tháng 9/2013, chính quyền Nghệ An còn dễ dàng quy chụp cho giáo dân Mỹ Yên tội danh “chống người thi hành công vụ” và kết án tù giam hai người dám bày tỏ xác tín tôn giáo mạnh mẽ nhất.
Với những người dân cần có thời gian để tiêu hóa nỗi sợ hãi luôn gặm nhấm trong tâm hồn và thể xác, họ đã có ít nhất 4-5 minh họa sống động từ đầu năm 2013 đến nay: khi đám đông biểu tình lên tới hàng ngàn người, chính công an lại phải tìm cách tiêu hóa nỗi e sợ trong chính từng bộ sắc phục.
Vạn vật nhân quả
Giai đoạn đầu của cuộc đấu tranh đang ở trên bề mặt thô nhám của nó. Quân số và cường độ la hét luôn mang ý nghĩa quyết định cho ưu thế đối đầu.
Hiển nhiên số lượng người biểu tình đang trở thành biến số đầu tiên khiến cho các chính quyền địa phương chuyển từ tâm lý e ngại sang trạng huống sợ hãi. Những đám đông dù hình thành tự phát nhưng cùng một tình cảm và hơn nữa cùng chung mục đích luôn khiến ngay cả lực lượng cảnh sát cơ động và phòng chống bạo loạn biểu tình cũng phải thoái lui - hình ảnh mà người dân đã được chứng kiến ở Ninh Thuận và Nghệ An. Và hẳn đó cũng là một bước tiến nối vòng tay lớn hơn của người dân Việt Nam năm 2014, so với cuộc “biểu tình quan tài” nhanh chóng bị tàn lụi ở Vĩnh Yên năm 2013.
Tất nhiên, không phải tất cả những người tham gia biểu tình đều có mối dây quan hệ trực tiếp đến mất mát đất đai hoặc đều là nạn nhân môi trường. Nhưng chính hình ảnh hòa nhịp gián tiếp của nhiều người dân, dù chỉ mang tính tự phát hoặc hùa theo đám đông, đã một lần nữa minh chứng cho sự biến đổi đang gia tốc của lịch sử: lòng dân đã uất hận đến một mức độ đang vượt nhanh qua giới hạn sợ hãi tự thân, đặc biệt trong điều kiện đám đông được chia sẻ và được nhân rộng về con số.
Chu kỳ lịch sử đang gấp gáp sang trang. Xã hội việt Nam đang chứng kiến mọi kìm nén của người dân từ những năm trước đã gần đạt đến điểm kích nổ, ứng với lý thuyết phòng chống bạo loạn biểu tình của chính quyền và ngành công an về “điểm nóng chính trị” chứ không còn đơn thuần là “điểm nóng xã hội” nữa.
Tất cả đều tuân theo quy luật lượng đổi chất đổi, đặc biệt tại những vùng xa - nơi các chính quyền địa phương có khuynh hướng dùng “luật rừng” để cai trị và đàn áp dân chúng, trong khi người dân lại không quá dốt nát để không nắm được những thông tin liên quan đến quyền được tự do biểu đạt của họ.
Thực trạng quá khốn quẫn giờ đây đối với chính quyền là trên khắp các vùng đất nước, mũi dùi của nhân dân đang chĩa thẳng vào công an, đặc biệt là khối cảnh sát mang tần suất o ép và va chạm với dân chúng nhiều nhất, cùng các quan chức hành chính có nhiều tì vết đen đúa và mang thói quen biến dân chúng thành đày tớ cho tầng lớp quan lại.
Vạn vật đều nhân quả. Xã hội Việt Nam cũng đang tiến đến điểm vận hành ngày càng thắm thiết giữa các nhóm lợi ích với các nhóm chính khách từ thấp đến cao, để hình thành khái niệm mới mẻ “nhóm thân hữu”. Từ một dự án thu hồi đất với quy mô nhỏ cấp xã cho đến các dự án “khu đô thị” mang tầm vóc quốc gia, đâu đâu người ta cũng chứng kiến cảnh doanh nghiệp dùng tiền hối lộ để tạo nên một thứ “dịch vụ hỗ trợ thi công”, mà bản chất của nó là việc lạm dụng hoặc lợi dụng lực lượng cảnh sát tại chỗ để trấn áp những người dân “bất đồng chính kiến”.
Dù theo báo cáo của Thanh tra chính phủ, số lượng các đoàn khiếu kiện tập thể của người dân có vẻ giảm đi so với những năm 2007-2008, nhưng “chất lượng” giải quyết khiếu nại tố cáo lại ngày càng thăng tiến về mức độ vô cảm và khuynh hướng đàn áp. Từ đề xuất không thể hoang tưởng hơn của một quan chức quốc hội về “thu phí dân khiếu kiện” cho đến những manh động về “quyền nổ súng” của Bộ Công an, tất cả như đều toa rập nhịp nhàng với nhiều cái chết của người dân chống cưỡng chế trong đồn cảnh sát.
Bối cảnh khủng hoảng thị trường bất động sản từ năm 2011 đến nay cũng khiến các nhóm lợi ích “còn đảng còn mình” càng lúc càng hoảng loạn trong cơn ác mộng về cái chết vỡ nợ sắp ập tới. Với một chút hy vọng vào sự hồi phục của không khí mua bán nhà đất và tống táng được hàng tồn kho, khối ngân hàng chủ nợ đang dư thừa đến ít nhất 200.000 tỷ đồng bắt buộc phải tiếp tục bơm vốn cho các doanh nghiệp con nợ để triển khai hàng ngàn dự án bị bỏ bê từ 3 năm qua. Đó cũng chính là nguồn cơn mà càng sớm càng tốt, công cuộc “hiệp đồng binh chủng” của các nhóm lợi ích và các tầng lớp quan lại phải nhắm đến mục tiêu tận cùng: đẩy đuổi dân chúng và bần cùng hóa dân sinh để giành đoạt bằng được cái gọi là “đất sạch”.
Nền văn hóa trả thù
Cú lao dốc không phanh của chế độ lại là một đặc trưng văn hóa thời đại: chủ nghĩa lợi nhuận và quan điểm cường quyền dã man đã tàn phá những dấu tích văn hóa truyền thống cuối cùng trong cung cách hành xử của chính quyền với dân chúng. Trong rất nhiều trường hợp và bỏ qua rất nhiều lý do, chính quyền và ngành công an luôn sẵn sàng đánh đập và bắt bớ người dân khiếu kiện - hiển hiện như một lời chứng về tội ác của nền chuyên chính phản dân.
Không hẹn mà gặp, 4 cuộc biểu tình ở Ninh Thuận, Hà Nội, Nghệ An và Hà Tĩnh, chưa kể đến một số cuộc biểu tình với quy mô nhỏ hơn của dân oan miền Tây tại Sài Gòn, đã tập kết gần như đồng thời vào những ngày cuối tháng 3/2014. Dù sự kết nối giữa các khu vực không hẳn được chuẩn bị từ trước, nhưng cho thấy ít nhất người dân khiếu kiện các tỉnh đã có được ý thức về chia sẻ thông tin và không khí đấu tranh, cùng lúc đồng cảm với nhau về hoàn cảnh và tình người. Đó cũng là bài học mà người dân khiếu kiện Việt Nam rút ra từ cuộc tập trung thống nhất của dân oan hàng chục tỉnh tại Văn phòng quốc hội ở Sài Gòn vào năm 2007.

Làn sóng “đả đảo” vừa qua cũng cho thấy một đặc trưng thời đại: 14 năm sau cuộc nổi dậy ở Thái Bình năm 1997, cho đến nay mới diễn ra một sóng triều biểu tình khá rộng lớn. Tuy vậy khác với sự kiện Thái Bình, con sóng biểu tình lần này còn lan vào cả khu vực Nam Bộ - vùng vẫn được nhiều cấp chính quyền xem là “địa lợi nhân hòa” với tư cách là “bên thua cuộc”
Cũng khác một ít cuộc biểu tình xảy ra năm 2013 với độ giãn về thời gian, những cuộc biểu tình dân sinh đầu năm 2014 đã diễn ra gần như trùng khớp thời điểm, tạo nên một hiệu ứng phản kháng xã hội không thể phủ nhận.
Không thể nói khác hơn là phản ứng của dân chúng đã biến thành phản kháng, và chỉ cần đủ thời gian để phản kháng trở thành đối đầu và xung đột với chính quyền. Không chỉ là phản kháng về đất đai như trước đây, mà môi trường cũng đang trở nên một chủ điểm làm cho dân lành quằn quại cùng đứng dậy. Không ai có thể quên được câu chuyện tang thương của hơn 50 mạng dân lành đã bị “giết sống” bởi cơn xả lũ vô đạo của 15 nhà máy thủy điện tại các tỉnh miền Trung vào cuối năm 2013. Nhưng sau cơn thảm sát hãi hùng ấy, tai họa còn ghê rợn hơn: không một quan chức chính quyền nào, từ giám đốc nhà máy thủy điện, Tập đoàn điện lực Việt Nam đến ủy viên trung ương đảng kiêm bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng, bị lôi ra trước vành móng ngựa.
Một ước tính cho thấy xã hội Việt Nam hiện có đến hàng triệu dân oan đất đai và hàng trăm ngàn nạn nhân môi trường đang chờ chực cơn “nhân tai” từ những kẻ còn lâu mới bị lôi ra trước vành móng ngựa.
Nhiễm sắc thể bạo bệnh phản văn hóa đang ăn sâu vào thời kỳ cuối cùng của cơn ung thư di căn. Có quá nhiều lý do để cho rằng tình thế khốn quẫn về văn hóa cai trị sẽ càng lan rộng hơn, tỷ lệ thuận với vô số đối phó bạo ngược của nhiều cấp chính quyền và công an ở nhiều địa phương, thậm chí ngay tại Hà Nội.
Nhưng liệu chính quyền trung ương ở Hà Nội có “kịp thời và chủ động” rút ra được một bài học đáng giá nào đó để “ổn định niềm tin của nhân dân”?
Câu trả lời gần như được lập trình: với tư cách là một bài học đắt giá nhất, vụ gia đình Đoàn Văn Vươn dùng mìn và súng hoa cải chống cưỡng chế ở Hải Phòng vào năm 2012 đã không làm cho Bộ chính trị đảng lẫn Chính phủ ngộ ra ít nhất một sáng kiến vỡ lòng về lòng dân. Những gì tinh túy nhất trong học thuyết “Lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi từ bao đời qua đã bị các thế hệ vua chúa con cháu “nhổ sạch”.
Những đám đông dân oan và đám đông nhân loại cũng vì thế cứ ngày càng đông hơn, dày hơn nữa, cao hơn nữa. Như đã chín muồi, năm 2014 rất có thể đóng dấu bản lề cho một làn sóng phản kháng xã hội rộng lớn và gia tăng tính kết nối, tập trung vào khối đông nạn nhân chịu rủi ro bởi nạn trưng thu đất đai, ô nhiễm môi trường và kể cả vi phạm lao động của giới chủ.
Để khi mọi dòng sông đều dồn về biển cả, đó sẽ là lúc một cuộc trả thù văn hóa khởi sự. Nhưng thật khó có thể tránh thoát rằng trận lũ báo oán ấy sẽ không đồng cảm với bất kỳ ngữ nghĩa nào của từ “văn hóa” trong từ điển bách khoa của đảng Cộng sản Việt Nam.
Bởi lẽ mọi vớt vát khi đó đều là quá muộn…
PCD/Dân luận
--------------

47 nhận xét:

  1. Chí Dũng viết bài thật hay ! Đúng,tự dưng có ai điên đâu mà đả đảo người khác chứ,khi người đó tốt lành,chỉ đả đảo cái XẤU,cái TỒI TỆ,cái ĐỘC ÁC,cái ĐI TRÁI LẠI VỚI CON NGƯỜI thôi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoan hô cái tốt!
      Đả đảo cái xấu!

      Xóa
  2. Chí Dũng thực sự là người có chí khí và dũng cảm trước cường quyền bạo lực ,đất nước cần có nhiều người vì nước vì dân như CHÍ DŨNG....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn Dũng viết bài nào cũng sâu sắc, tâm huyết.....
      Tự sập, chắc chắn sập...khi ko còn gì để ăn để cướp.....

      Xóa
  3. Hiện nay tại TP HCM tình trạng qui hoạch treo đang làm người dân bức xúc và nỗi điên , vậy theo các bạn họ có nên đứng lên phản kháng , đã đảo chính quyền không hay là ngồi im chờ chết ???

    Trả lờiXóa
  4. Sức dân như triều dâng thác đổ,nó sẽ cuốn phăng đi tất cả những gì ngăn cản nó.Lịch sử đã chứng minh điều đó,ngay tại đất nước Việt Nam này,cuộc cách mạng tháng tám long trời lở đất giành lấy chính quyền từ tay thực dân,chỉ với cuốc, thuổng, gậy gộc, giáo mác,trước mặt kẻ thù đầy đủ súng to, pháo lớn,một sự thật không thể phủ nhận.Nhân dân sẽ làm lên tất cả,những điều giáo huấn của tổ tiên đảng cộng sản Việt Nam đã quên hết rồi 'Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc" hay "Chở thuyền cũng là dân lật thuyền cũng là dân"Trên thế giới đã có rất nhiều chế độ độc tài bị dòng thác của nhân dân lật nhào,cuốn trôi.Đó là những bài học nhãn tiền,một khi điểm nổ đã được kích hoạt thì không có một sức mạnh nào cưỡng lại được

    Trả lờiXóa
  5. Đừng để nhân dân làm cuộc cách mạng thứ hai.
    Lời bác Tồ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ nay cho tời khi nhân loại diệt vong, Cách mạng luôn nổ ra để bóp chết cái xấu!
      Đó là quy luật biện chứng!

      Xóa
  6. Tôi đang ăn lương của nhân dân, nhưng sẵn sàng gia nhập đoàn cách mạng để tiêu diệt chính quyền hiện nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chính quyền gì chứ? Nhân dân nói "Đả đảo Tà quyền!!!"

      Xóa
  7. (Tin từ nước ngoài)
    Báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê hồi cuối tháng 3/2014 cho thấy Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong quý một năm nay giảm gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
    Tổng vốn FDI đăng ký trong ba tháng đầu năm 2014 chỉ đạt 3,334 tỉ đôla, giảm 49,6% so với mức 6,034 tỷ đôla cùng kỳ năm 2013.
    Những vấn đề dẫn đến sự đình trệ này bao gồm nạn tham nhũng, thực thi luật pháp một cách không đồng đều, những rắc rối về hành chính và tình trạng thiếu minh bạch ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kinh tế VN còn đứng được là nhờ nợ mới trả nợ cũ , bây giờ không vay mượn được là . . . kềnh ngay , chắc đ/c Bành trướng sẽ ra tay làm hô hấp nhân tạo để VN thoi th́óp thở , vậy là không thể thiếu ông bạn vàng được , chỉ chết nhân dân phải đóng thuế trả nợ .

      Xóa
  8. Những cuộc biểu tình với tiếng hô, khẩu hiệu ĐẢ ĐẢO, PHẢN ĐỐI. Trước kia đã đưa đảng CS lên vũ đài chính trị. Những cuộc biểu tình ngày đó so với ngày nay không là gì vậy mà cũng đã làm thay đổi bản chất xã hội. Không lẽ bản chất xã hội một lần nữa lại phải thay đổi nhờ những cuộc biểu tình như vậy ? PCD đã nêu một hiện tượng có thật có tính cảnh báo. Xin đừng chụp mũ tác giả bài viết là lợi dụng dân chủ xâm hại quyền, lợi ích nhà nước. Cái cần là nhà nước nên xem lại mình, làm ăn thế nào mà để dân đả đảo, phản đối ngày càng nhiều vậy ? Khôn ngoan, tỉnh táo là ở chỗ đó, đừng để mọi vớt vát trở nên quá muộn.

    Trả lờiXóa
  9. Khi Sở Khanh lòi mặt, bị chửi "Đả đảo Sở Khanh!!!" là phải.
    Mà quý vị đừng ngờ nghệch van xin Sở Khanh trở nên có đầy đủ đạo đức tình người để lấy lại lòng tin của các cô gái ngây thơ nhé!
    Ta lại chết tiếp thôi!
    Đả đảo bọn độc ác, tham lam, bạo tàn, lừa dối nâhn dân!
    Đả đảo! Đả đảo! Đả đảo!

    Trả lờiXóa
  10. bọn mi xạo lờ vừa vừa thôi,chính quyền súng ống nằm trong tay nó,đứng lên đi,dậy mà đi coi nào,bọn khốn tụi bây ăn kít

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Súng ống có thể quay nòng! Và súng quân đội chắc chắn không bắn vào nhân dân! Sẽ bắn vào bọn Côn Trùng, Sâu Róm, Lưỡng Thê, Ếch Nhái!

      Xóa
    2. Đang giãy chết, mày không thấy hả thằng điên?!

      Xóa
  11. Sức chịu đựng của dân có hạn,có ngày tức nước vỡ bờ

    Trả lờiXóa
  12. Cũng khó lắm, lâu lắm, khi vẫn còn đây:
    Cựu tướng lĩnh quân đội nói gì về vụ đường bị "nắn cong"

    Thiếu tướng Phạm Ngọc Lan nói: “Chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức”.

    "Bình luận về nghi vấn nắn đường vì tránh nhà quan chức, Thiếu tướng Lan nói: “Đây là ơn nghĩa dành cho bộ máy đầu não bảo vệ vùng trời, chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức. Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa (khu vực giải tỏa nằm trong đoạn vuốt nối để giảm độ gấp khúc - PV), bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ”, Thiếu tướng Lan nói.

    Bà Nguyễn Thị Kim Chung cũng xác nhận, chi bộ, bao gồm cả các tướng lĩnh cấp cao đã có các nghị quyết đề nghị các cấp bảo vệ chung khu vực đất đã cấp cho tướng lĩnh và sỹ quan quân đội."
    Ai sẽ được bảo vệ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có cấp được hết đất cho các binh nhất, binh nhì không, họ những người trực tiếp cầm súng?!

      Xóa
    2. Tuớng nhiều như heo conlúc 22:26 5 tháng 4, 2014

      Thưa Thiếu tướng, tôi xin hỏi: "
      Ngài 'bảo vệ" cái gì ạh ? Cn đường thì phải có đoạn vuốt nối cong, chứ không thể gãy khúc đột ngột (vì không ai đi đuợc...). Họ, vì "ơn nghĩa" nên mới tránh nhà các Tướng, nên bắt buộc phải nắm đường. bây giờ các ngài định ...không cho nắn là sao ?
      Tóm lại, là tướng nhưng thực tình là....trình rất kém !

      Xóa
  13. Đọc bài của Chí Dũng tôi thật đau lòng khi nghĩ đến các thế hệ người dân Việt Nam của hai miền Nam - Bắc đã hy sinh thân mình vì sự độc lập tự do của dân tộc để mong muốn đất nước ta ngày một dân chủ, văm minh, đời sống nhân dân lao động đươc ấm no. Sự hy sinh ấy cũng chỉ mong muốn có một chính quyền vì Nước vì Dân. Thực trạng hiện nay từ hang cùng ngõ hẻm đâu đâu người dân cũng bàn tán về sự giầu có của cán bộ có chức có quyền, tham nhũng lớn, tham nhũng vặt.. hiện tràn lan. Đạo đức xã hội ngày xuống cấp..... Đảng cầm quyền đã không thay đổi về tư duy và phương thức thực hành lãnh đạo đất nước. Trên thế đã có nhiều bài học về dân chủ, dân quyền... Nhưng hiện nay chúng ta chỉ chú trọng vào việc tăng cường công tác an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhưng cũng cần phải thấy là lực lượng ngày dù có được đặc quyền đặc lợi nhiều đi nữa thì họ cũng chính từ nhân dân mà ra. Họ sẽ thấu hiểu được nỗi khổ của nhân dân. Tôi chỉ mong muốn đừng để những khẩu hiệu " Đả đảo....." ngày càng lan rộng.

    Trả lờiXóa
  14. 39 năm hòa bình.
    69 năm lập nước
    84 năm đời ta có đảng.
    Sao mà càng đau đớn tủi hờn! Phía trước có vẻ càng đen tối.
    Sao bây giờ lại có nhiều người muốn quay trở lại năm 1930 để đi đường khác?

    Trả lờiXóa
  15. Toàn dân nghe chăng ?
    Sơn hà nguy biến!
    Việt cộng lưu manh,
    Đoạt nhà, chiếm đất.
    Nào cùng vùng lên,
    Đòi quyền dân chủ.
    Tự do, ấm no,
    Không còn mất tích.

    Trả lờiXóa
  16. ĐANG hỏi .Đ.Ả.N.G.
    *******$$$$$******

    ....
    Chỉ vì Chí Dũng "quậy tung"
    Cho nên Đảng - Dũng , chẳng chung một Nhà
    Bản tính rất thich "Dưa Cà"
    Chọc vào khuyết điểm Đảng ta đang tồn

    Đang tồn Dũng cứ hỏi dồn
    Hỏi dồn , mời Dũng về "Đồn" nghỉ ngơi
    Nghỉ ngơi để Dũng bớt "Chơi"
    Bớt "Chơi" , là chỗ "xả hơi" Chí Hoà

    Yêu nước , chửi Đảng mù , loà
    Đó là BỌ LẬP - QUÊ CHOA , đang làm
    Văn chương, bạn hữu tọa đàm
    Chỉ tên cả lũ nhúng chàm , hại Dân

    A LAN trang web , dấn thân
    Vạch mặt kinh tế , sân chơi của Ngài
    Một nhà Kinh Tế đại tài
    Có nhiều bài viết khôi hài, đất đai

    Bác Bồng đẹp Lão, đẹp Trai
    Long lanh Quân phục, chẳng phai một thời
    Yêu nước , trăn trở với Đời
    Lập lên Bờ - Lốc , gọi mời đấu tranh

    Tôi thì vài chữ tặng Anh
    Mấy dòng "Lục Bát" , góp Danh trang Nhà
    Chúc các "Còm Sỹ" mượt mà
    Vững tay bàn phím, được đà ... Xông lên !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lời thơ như sóng lướt .
      Sức mạnh tựa binh đoàn .

      Xin chúc mừng ĐANG hỏi ĐẢNG

      Để gió cuốn đi

      Xóa
    2. ĐANG hỏi .Đ.Ả.N.G.
      ******$$$$$*******

      Xin chào : "Để gió cuốn đi" !
      Thơ tôi cảm hứng, ít khi "Gông Cùm"
      Coi trọng, tiếng Nổ, tiếng Bùm !
      Chưa qua Trường Lớp, hay chùm Văn Chương
      Năng khiếu Thơ thẩn, Trời thương
      Để đạp mặt lũ, Ếch Ương Đảng Nhà

      Xóa
    3. đường đi...phía trước...khá chông chênh
      mong sao ý chí vượt...thác ghềnh
      đấu tranh công lý...còn phía trước
      lao tù...bạo án....vẫn nhẹ ....tênh..

      Xin các quan trên chớ quá...vênh...( vênh mặt..)
      lòng dân thán oán....quá bấp bênh
      ngay vàng chưa chắc luôn bền vững
      dân tình bất mãn....sẽ đổ...kền...?

      còn nhớ khi xưa...sống mương kênh
      dân nuôi dân giấu....sống mới bền
      nay sao không nhớ....khi còn khó
      đè đầu cởi cổ...quá, dân rên...?

      con đường phía trước...quá chông chênh
      sao không đổi hướng....chọn đúng đường
      dân đang oải quá...khi nào đến
      thiên đường......hay thẳng đến....tan thương...?
      Dân Đen....Thui.

      Xóa
  17. Dấu hiệu của một cuộc bể dâu càng ngày càng rõ.
    Mong sao cho dân thường sẽ được bảo vệ.

    Trả lờiXóa
  18. Tôi là một nông dân sinh ra ở miền trung . Năm 17 tuổi chứng kiến cuộc tháo chạy tán loạn của binh sĩ Việt nam cộng hòa . Cả một sư đoàn có xe tăng trọng pháo được yểm trợ bằng ca nông từ biển bắn vào vùng đất trống hàng giờ liền mà tuyệt không đụng đến cái hàng rào của dân ,. thật quái nhỉ ?
    Cách mạng ta đuổi theo bỡi dăm bảy du kích địa phương vì bộ đội chính quy chưa đến kịp . Bây giờ ngẫm lại tôi mới hiểu cụm từ chiến tranh thần thánh !
    Miền nam hoàn toàn giải phóng , cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội . những thằng lười lao động nay phải lao động vì lao động là vinh quang . Đình chùa bị triệt phá hoặc làm sân phơi hợp tác xã để quý sư bà sư ông thủ từ có giỏi thì ngồi gõ mõ tạo nên xôi ? Phải lao động thôi ! Công bằng đúng nghĩa , vô sản đúng nghĩa . Dân mừng rơn . Chỉ tội cái anh bị thằng ngụy nó lừa tất đất tất vàng bao nhiêu năm ăn nhín nhịn thèm tích cóp mua ruộng giờ xót của mà chỉ than vắn chứ không dám thở dài . Tiếc lắm thay .
    Thế rồi không hiểu sao trung ương lại ra nghị quyết khoán 10 , khoán 100 , khoán trắng rồi giao quyền sử dụng đất lâu dài cho dân , có bìa đỏ hẳn hoi . Dân tôi mừng quá cỡ vì cuộc đời tự nhiên không mà có . Xóa bao cấp chuyển sang kinh tế thị trường nhu cầu đất đai tăng lên những anh nhận ruộng gần đường lộ giờ kiếm tiền tỷ nhờ bán ruộng . Làng tôi xuất hiện nhiều triệu , tỷ phú , chỉ tội cho anh ăn nhín nhịn thèm kia ruộng mình mua giờ người ta bán nghe giá tiền mà uất đến lộn ruột lộn gan đến ngày tàn về cõi tiên cũng không thể nào nhắm mắt . Vậy mà nay nghe dân biểu tình đả đảo chính quyền cướp đất , bậy thật quá bậy ! Họa hoằn chỉ có cái anh kia cái anh chết không nhắm mắt vì xót của chờ ngày vu lan về dương gian len lén thở dài hát bài cướp đất phải không thưa quý dân đang đả đảo mình ?
    .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lão này nói linh tinh gì dzậy hè?

      Xóa
    2. đ.c.m thằng này, ăn nói ngô nghê, vớ va vớ vẩn....Dẹp nó đi, kẻo thối hết trang mạng lành mạnh này!!!

      Xóa
    3. Tôi cũng không hiểu lão lảm nhảm cái gì nữa.

      Xóa
    4. Tôi đã đọc đi đọc lại ý kiến này, nói bừa và phát lại như con vẹt lời các đồng chí tuyên giáo. Có vẻ như đây là của 1 đồng chí dư luận viên trẻ hoặc là 1 người thích lên mạng đưa ra những ý kiến vớ vẩn để cãi nhau. Nếu cần cãi nhau cho vui thì kiếm 1 con vẹt, dạy cho nó biết chửi nhau và ngồi mà cãi chứ đưa ra những ý kiến như trên thì nó giảm giá trị của mình đi

      Xóa
  19. Cái tư duy của nhửng nhà lảnh đạo VN hiện nay là tư duy của nhửng thói quen phong kiến đả ăn sâu vào trong ký ức của nhửng anh miền Bắc và cái tư duy nông dân miệt vườn của vài chục năm trước đây vẩn còn y nguyên trong suy nghỉ của ho5b ,1nguoi72 làm quan cả họ được nhờ ,cờ tới tay là phất ,làm quan bao lâu phải chụp giật thôi ,họ đang cai trị VỚI CÁI GỌI LÀ CÔNG CỤ CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN ,LÀ CÔNG AN MẬT VỤ ,nhưng điều đó thật ấu trỉ , khi người dân KHÔNG CÒN NIỀM TIN VÀ KHÔNG CÒN TIN BẤT KỲ ĐIỀU GÌ TRONG CUỘC SỐNG TƯƠNG LAI CON CÁI HỌ thì ngày đó sẻ là chuông gọi hồn ai cho bất kỳ chế độ nào ! anh có thể bắn chết 10 ,100,1000 nhưng hơn nửa thì giòng thác người sẻ nhấn chìm bất kỳ loại vủ khí nào ,hảy sớm thức tỉnh HẢY NHÌN THỰC TRẠNG XẢ HỘI HIỆN NAY VÀ nhìn sự chịu đựng đến lằn ranh đỏ của người dân , các ông đả nhìn thấy NHƯNG KHÔNG CÒN CÁCH GÌ ĐỂ CỨU CHỬA vì thằng nào củng như nhau ,nói không ai nghe , cái loạn lạc chính là chổ ấy quá PHI LÝ ,PHI NHÂN ,công an cảnh sát làm luật vô tội vạ củng chính vì họ quá hiểu trong ruột lảnh đạo mình cùng giuộc như nhau ,anh tham nhủng ,tôi hối lộ thế thôi ,còn dân đen ....đả có luật xhcn và dùi cui ,k 54 .

    Trả lờiXóa
  20. Theo nhận xét của tôi, QĐNDVN, chắc chắn từ hạ sĩ quan trở xuống, luôn đứng về phía nhân dân!
    Bọn tham nhũng thua rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bây giờ thời @ rồi , các anh em chiến sỹ cũng có trình độ , hiểu biết , nghe , xem , đọc nhiều , họ cũng có quan điểm chứ không ù ù cạc cạc đâu . Đa phần là con em dân nghèo cả , họ thấu hiểu lắm chứ .

      Xóa
  21. " Không bỗng nhiên người dân: ĐẢ ĐẢO" ". Đảng hãy tự nhìn lại chính mình?
    Đúng có "Nền văn hóa trả thù" Nhưng nhân dân VN quyết không sợ! Chỉ có xóa bỏ độc tài - tham nhũng dân Việt mới bớt nghèo đói và oan khổ. Những anh Pha, chị Dậu của thế kỷ 21 đã có mạng Intenet. Quan tham gian ác đội lốt Đảng không thể cứ coi thường mỵ nhân dân mãi được. Theo luật nhân quả chúng sắp phải đền tội. Cách mạng xã hội ắt sẽ phải nổ ra

    Trả lờiXóa
  22. " Không bỗng nhiên người dân: ĐẢ ĐẢO" ". Đảng hãy tự nhìn lại chính mình?
    Đúng có "Nền văn hóa trả thù" Nhưng nhân dân VN quyết không sợ! Chỉ có xóa bỏ độc tài - tham nhũng dân Việt mới bớt nghèo đói và oan khổ. Những anh Pha, chị Dậu của thế kỷ 21 đã có mạng Intenet. Quan tham gian ác đội lốt Đảng không thể cứ coi thường mỵ nhân dân mãi được. Theo luật nhân quả chúng sắp phải đền tội. Cách mạng xã hội ắt sẽ phải nổ ra

    Trả lờiXóa
  23. Hình như lãnh đạo CS quên là ở VN đã một lần có XÔ VIẾT NGHỆ TĨNH .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và ĐỒNG KHỞI BẾN TRE nữa.......

      Xóa
  24. Có những tên xấu xa nghĩ rằng chúng "muôn năm"? Và nói nhân dân ảo tưởng khi tính đánh đuổi chúng?
    Chúng mới là ảo tưởng!
    Mấy chục năm qua, CNCS đang mất dần, trên thế giới có thêm một nước cộng sản nào không? Gần đây, CNCS mới manh nha là bị đập chết tại Afghanistan, Angola dù Liên Xô, Cuba đổ quân vào.
    Chúng đừng làm cho máu người Việt đổ nữa! Hay không còn đường nào để rút? Nhe nanh giơ vuốt gầm gừ? Chẳng ai sợ đâu! Nhân dân ngày càng đứng lên, khi thấy bị lừa dối và áp bức khốc liệt.

    Trả lờiXóa
  25. Con giun xéo lắm cũng phải quằn!

    Trả lờiXóa
  26. Khi nhân dân biểu tình mới lên số ngàn người (ở Ninh Thuận), công an chỉ còn cách đứng nhìn. Vì ở mức độ này quân đội mới "đàn áp" nổi nhân dân.
    Nhưng có vẻ chuyện này khó xảy ra ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  27. Lời viết của TS Phạm Chí Dũng như lời hiệu triệu toàn dân hãy đứng lên tiêu diệt lũ CS tham tàn. Các bạn nghĩ sao, chứ tui cũng đứng lên vì sức chịu đựng có hạn.

    Trả lờiXóa
  28. Cường quyền chỉ sợ khi toàn dân VN đoàn kết lại.
    Ủng hộ cách mạng xã hội VN để diệt trừ xóa bỏ chế độ độc tài - tham nhũng

    Trả lờiXóa
  29. Cường quyền chỉ sợ khi toàn dân VN đoàn kết lại.
    Ủng hộ cách mạng xã hội VN để diệt trừ xóa bỏ chế độ độc tài - tham nhũng

    Trả lờiXóa