Chuyên gia TQ cho rằng, thông tin về việc nước này
đang đóng tàu sân bay thứ 2 là không chắc chắn, vì không phải do Bộ quốc phòng
tuyên bố.
Sự mập mờ về
thông tin Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ 2
Ngày 31 tháng 1 trang mạng xã hội SinaWeibo của quan
chức phòng thông tin chính quyền thành phố Thường Châu và “Nhật báo buổi tối
Thường Châu” đưa tin, một xí nghiệp cáp điện của thành phố “lại trúng thầu
chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai”. Theo tin có liên quan, xí nghiệp cáp điện
này đã từng cung cấp sản phẩm cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là Liêu
Ninh.
Tiếp đó, ngày 1 tháng 2 các trang mạng của Trung
Quốc dồn dập đưa tin xung quanh việc “giới quan chức lần đầu chính thức xác
nhận” đang chế tạo chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của nước này.
Nhưng điều kỳ lạ là những tin tức liên quan được công
bố trước đó của Thành phố Thường Châu đều bị xóa bỏ, và hai đơn vị đưa tin đều
tỏ ra không muốn trả lời thêm bất cứ thông tin nào cho truyền thông.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt trong buổi trả
lời phỏng vấn của phóng viên ngày 1 tháng 2 đã cho biết, không nên kết luận tin
tức trên là xác nhận của quan chức, vì chỉ khi nào người phát ngôn của Bộ Quốc
phòng Trung Quốc tuyên bố thì mới được coi là giới quan chức chính thức xác
thực. Lần này chỉ có thể coi là thông tin bị rò rỉ, nhưng qua đó cũng thấy được
xu thế và chiều hướng nhất định.
Ông Lý Kiệt còn cho biết, tàu sân bay là một hệ thống
vũ khí tổng hợp lớn và vô cùng phức tạp. Vì vậy, nhìn từ quy luật thao tác vận
hành thì hàng không mẫu hạm bắt buộc phải duy trì ở một số lượng nhất định mới
đảm bảo tác chiến có hiệu quả. Một cường quốc muốn duy trì bảo vệ quyền làm chủ
trên không và trên biển theo một phương hướng chiến lược nào đó, thì thông
thường cần phải có 3 chiếc hoặc ít nhất 2 chiếc tàu sân bay.
Thông thường, hàng không mẫu hạm được sử dung theo
nguyên tắc “tam tam chế”, tức là 1 chiếc trực tiếp tham gia chiến đấu, 1 chiếc
huấn luyện, 1 chiếc tu sửa bảo dưỡng, như vậy mới có thể đảm bảo lúc nào cũng
sẽ có một chiếc tàu sân bay sẵn sàng tham gia tác chiến trên biển.
Tuy nhiên trên thực tế, do khó khăn về tài chính, cộng
thêm chiến lược chưa cần lớn như vậy nên có một số nước lớn chỉ duy trì ở mức
hai chiếc. Cho dù muốn duy trì quy mô 3 chiếc hàng không mẫu hạm, thì vẫn có
những khó khăn về thời gian chế tạo. Lấy ví dụ như lớp tàu sân bay mới Queen
Elizabeth (lớp QE) của Anh chỉ chế tạo hai chiếc mà thời gian từ khi chế tạo
đến khi đưa vào phục vụ cũng phải mất đến vài năm.
Hơn nữa, tàu sân bay là một thể tổng hợp của nhiều hệ
thống, cần phải bảo dưỡng định kỳ tại xưởng, thời gian tu sửa đó cũng tương đối
dài. Ngoài ra, các phi hành viên tiêm kích hạm cần phải duy trì việc huấn luyện
cất, hạ cánh trên tàu sân bay bay ở mức độ nhất định thì mới giữ được độ thành
thạo của kỹ năng bay thành thục.
Cuối cùng, Lý Kiệt cho rằng, một nước lớn để duy trì
lợi ích ở những vùng biển xa, khi ứng phó với những xung đột quân sự ở mức độ
cỡ vừa trở lên ít nhất phải có hơn một chiếc hàng không mẫu hạm. Cho dù là Hoa
Kỳ, khi ứng phó với xung đột khu vực ở mức độ tương đối cao, thì cũng sẽ phải
sử dụng hai chiếc hàng không mẫu hạm động cơ hạt nhân siêu lớn hoặc thậm chí
nhiều hơn.
Hơn nữa, so với Hoa Kỳ thì số lượng tiêm kích hạm trên
hàng không mẫu hạm tầm trung của các nước khác đều tương đối ít, để ứng
phó với vấn đề lợi ích hải dương, đặc biệt là các vùng biển xa và tương đối xa
thì một chiếc chắc chắn là không đủ, ít nhất phải hai chiếc hoặc hơn hai chiếc.
Trung Quốc
đang chế tạo 2 tàu sân bay quốc nội
Vào tháng 1-2014, ông Vương Dân - Bí thư tỉnh ủy Liêu
Ninh đã đề cập đến việc đóng tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc tại Đại Liên và
khả năng hoàn thành sau 6 năm. Điều này đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của
dư luận quốc tế.
Hiện nay, nhiều nguồn tin cho biết, Trung Quốc đã đồng
thời bắt đầu đóng hai tàu sân bay trong năm 2013. Một chiếc được ông Vương Dân
nhắc đến ở Đại Liên, chiếc thứ hai đang thi công tại Thượng Hải, nhưng ban lãnh
đạo Thượng Hải im lặng về điều này. Theo các dự đoán, cả hai con tàu đang đóng
theo dự án mà Trung Quốc phát triển trên cơ sở đề án 1143.5 của Liên Xô.
Hàng không mẫu hạm đô đốc Kuznetsov của Nga là chiếc
duy nhất được chế tạo trong đề án 1143.5, chiếc thứ hai là tàu sân bay Varyag
chưa hoàn thành được Trung Quốc mua lại từ tay Ukraina từ năm 1998 với giá vẻn
vẹn 20 triệu USD, khi đó nó không có động cơ, bánh lái, hầu hết các hệ thống
hoạt động và được đưa ra bán đấu giá.
Phía Nga đã chuyển cho Trung Quốc khối lượng lớn tài
liệu liên quan từ những năm 1990. Dưới sự trợ giúp không chính thức của
Ukraina, 14 năm sau Trung Quốc đã “mông má” con tàu này thành tàu sân bay Liêu
Ninh và được biên chế cho hải quân nước này vào tháng 9-2012.
Theo nguồn tin của trang mạng Tổng hợp công nghiệp
quốc phòng Nga cho biết, tàu sân bay mới của Trung Quốc được định danh thuộc
kiểu 001A, được chế tạo với mục đích khai phá công nghệ nên có khả năng chỉ có
lượng giãn nước 55.000 tấn với kinh phí khoảng 3 tỷ USD.
Tàu sân bay này sẽ sử dụng hệ thống đường băng máy bay
kiểu cầu bật tương tự Liêu Ninh và có khả năng sẽ được trang bị 2 máy phóng hơi
nước. Đồng thời, nó chỉ sử dụng động cơ thông thường, các chiếc sau sẽ là
phương án cải tiến và tăng kích thước so với tàu Liêu Ninh.
Qua phân tích một vài số liệu, họ nhận thấy tàu sân
bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc có thể mang theo tối đa 40-45 chiếc tiêm
kích hạm J-15. Tuy nhiên, chỉ cần như thế cũng đã đủ giúp Trung Quốc chiếm ưu
thế trước Nhật Bản với các tàu sân bay trực thăng lớp 22DDH như DDH-183 Izumo.
Theo trang mạng Tổng hợp công nghiệp quốc phòng Nga
tháng 7-2014 cho biết, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc mang mã số
001A (số hiệu 18), có trọng tải lớn hơn 5% so với tàu sân bay Liêu Ninh, đang
được Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc đóng tại thành phố Đại Liên,
phía đông bắc tỉnh Liêu Ninh nước này.
Trong khi đó, tàu sân bay thứ hai mang mã số 002 với
trọng tải lên tới 61.351 tấn cũng đang được đóng mới tại Nhà máy đóng tàu
Giang Nam trên đảo Trường Hưng - Thượng Hải. Đây có khả năng sẽ là tàu sân bay
hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc với 4 máy phóng hơi nước, nhiều gấp đôi so với
001A.
Trước đây, các quan chức quốc phòng cao cấp Trung Quốc
từng tuyên bố, quân đội Trung Quốc sẽ không hài lòng với chỉ 1 tàu sân bay duy
nhất là “Liêu Ninh” và lần lượt vào các năm 2013 và 2015, Trung Quốc sẽ triển
khai chế tạo 2 hàng không mẫu hạm nội địa, dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa vào biên
chế trong lực lượng hải quân.
Còn có những nguồn tin cho rằng Bắc Kinh sẽ chế tạo
tới 10 chiếc tàu sân bay, nhưng chủ yếu các bình luận đều thiên về ý kiến là
Trung Quốc sẽ chế tạo 4 hàng không mẫu hạm, trong đó có thể có cả tàu sân bay
hạt nhân. Tuy nhiên, kế hoạch này sẽ thực hiện sau khi 2 tàu sân bay đầu tiên hoàn
tất.
Thanh Tâm/ĐVO
-----------
The la dung y do cua Mi. Tau se bi cuon vao cuoc chay dua uu the quan su voi ca the gioi nhu Lien xo truoc day va se bi kiet suc do han che ve ki thuat, tham nhung. trong khi Mi mo rong duoc thi truong vu khi va ngan sach doi dao cua vo so dong minh
Trả lờiXóacho nó kiệt quệ vì chạy đua vũ trang:
Xóađiều này giống như một thằng cướp mới, nó ăn cắp tiền bố mẹ mua súng và lựu đạn chứ có gì lạ.
Chúng ta cần cổ súy cho tàu đóng nhiều tàu sân bay để mỗi cái mất 3,2 tỷ USD theo dự toán và khi quyết toán thì hết 4.2 tỷ (điều này là thường xảy ra với kiểu quản lý của các chế độ cs, vì sẽ tăng giá đầu vào để các quan kiếm % rút ra chia nhau, chưa kể là làm điêu làm dỏm để rút bớt chi phí thực), cho nó nhiều tàu sân bay thì dân nó mới khổ, mới đấu tranh với đảng csTQ, còn đem tàu sân bay đi đánh ai? ông cho một quả tên lửa tomahooc thì bốc cứt ăn vã hết.
Muốn chia chát Thái Bình Dương thì phải đóng tàu sân bay thôi.
Trả lờiXóaTuy vậy trình độ còn quá kém thì làm sao tránh được bị Hải quân Mỹ nó luột cho.
Các bạn vàng Trung Quốc cứ phịa dự án ra mà tham nhũng,tội dân quá.
"Tôi mà được thả, sẽ đóng 4 tàu sân bay VN cho Tàu nó sợ teo..."
Trả lờiXóa(Dũng Chí Phèo, thuộc Ranh gia vọng tộc)
Nước ta có sân bay di động trên biển lại khó đánh chìm,khỏi lo.
Trả lờiXóaChúng dỡ trò đóng cửa khẩu mấy ngày nay đấy.
Tết đến nơi mà chúng cho dân Trung Quốc thèm hoa quả ngọt Việt Nam.
Thấy chưa,cả 2 thằng đều thế cả mà.Cũng hạng dân bán chợ chiều,chả ra gì.
sự lớn mạnh của trung quốc là vinh dự của châu á thôi mà.
Trả lờiXóamỹ có nhiều tàu sân bay,giàu như trung quốc mà không có thì sao mà xứng.
thế giới đa cực tốt chứ,mỹ không thể độc tôn được.
các nước nhiều tàu thì ta có cơ hội nhặt ve chai đi bán.
Quên ghi "Congson"
XóaCong Son -hay Cộng sản -chính mày!
XóaSu lon manh cua bon trom cuop o VN cung vinh du cho nuoc chung ta, ban nhi !
Trả lờiXóaTrong thế giới đại loạn này biết ai là cướp chính ai cướp phụ.
Trả lờiXóaVới cái nước Việt nhỏ bé này không tự lực vươn vai Phù Đổng thì nó nhai nó nuốt từ thuở nào.
Cũng may là có ĐCSVN tuy sau hòa bình có ăn chơi,nhưng có chỉnh đảng nên khối thằng hết mơ nuốt nỗi.
Việc chúng đóng vài trăm chiếc tàu chiến tàu ngầm tàu sân bay gì gì cũng chả dám đụng tới Việt Nam.Bấy nhiêu đấy chứ hơn nữa thì chả đủ cho các em biến thành ve chai,nhặt về nấu thép.
Ai sợ quá thì cứ xuất dương,bọn này không còn biết ngán.
Đáy,một thằng thì chuyên đâm lén sau lưng,nhưng chả sao cả vì chúng không biết đèn xanh đèn đỏ,
Còn tay kia,cứ tưởng nó văn minh,ai dè cũng lừa gạt.
Một tay chèo vượt trùng khơi,sóng gió mà sao cứ vững vàng.
Như vậy là đúng là đứa con ngoan của Dân tộc chứ.Không như vậy thì làm gì mà hàng năm tấp về hơn cả chục tỷ đô quá ngợp.
Nói thẳng với Công Sơn. Gõ bàn phím quen tay rồi, không ký CS thì vẫn là thằng cha CS, ẩn mặt làm gì, gian và ti tiện thế. Văn phong, tư tưởng, lối tư duy và lộ nhất là cách gõ bàn phím, các dấu chấm, phẩy, dấu cách..không lẫn vào đâu được!
XóaXÂY DƯNG CỘT CƠ TRÊN 5 ĐẢO MANG TÊN CỘT CỜ CHỦ QUYÊN LÀ VÔ HÌNH DUNG ĐÃ CÔNG NHẬN ĐƯỜNG LƯỠI BÒ CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG : cÓ THỂ LÀ CÓ Ý NGHĨA RẤT PHẢN ĐỘNG
Trả lờiXóaMấy hôm nay các báo chính thống đều loan tin ngày 1-2-2015 có lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Dưới đây là đoạn tin trên báo QĐND, chủ nhật, 1-2-2015 :“Sáng 1-2, tại Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco 4) đã tổ chức lễ ra quân xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo Mắt (Nghệ An). Đến dự buổi lễ cócác đồng chí: Nguyễn Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận Trung ương; Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Nguyễn Đắc Vinh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.
Báo trên cũng cho biết về tính hệ thống và quy mô của công trình:“Công trình này mở đầu cho dự án xây dựng cột cờ tại 5 đảo tiền tiêu do Trung ương Đoàn và Cienco 4 thực hiện, gồm đảo Mắt, đảo Sơn Dương (Hà Tĩnh), đảo Hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đảo Sơn Trà (Thừa – Thiên Huế).
CHỮ CHỦ QUYỀN THƯỜNG GẮN LIỀN VỚI BIÊN GIỚI HOẶC BIÊN GIỚI TRANH CHẤP : VỚI HỢP LÝ
Sao lại cà rẩm cà đần thế? Đảo gần bờ như Hòn Mê, Sơn Dương, Cù lao Chàm, Sơn Trà là tiền tiêu, vậy bên ngoài các đảo đó ở khơi xa, như Trường Sa, Hoàng Sa là của TQ à? Thiển cận, nguy hiểm. Ngu!
XóaMấy cháu thanh niên nó ...trẻ người non dạ nên có làm bậy chút xíu, nhưng chẳng hiểu sao mấy tờ báo "lề phải" lại đi cổ vũ chuyện này nhỉ?
XóaBảo rằng họ không biết thì quả là (đất nước) nguy hiểm đến nơi rồi!
Chẳng biết ai đã "dạy" cái đám ...nghịch tử này.