Bạn dẫn tôi đi gặp người yêu, anh là bạn cũ của chị
tôi. Chị tôi học và làm việc luôn ở Sài Gòn, lương 1 tháng 15 triệu đồng.
Phú thì về quê làm công chức - nhân viên trong một
phòng tài chính của ủy ban, lương nhà nước ít quá không dám kể.
Phú nói Thu tốt nghiệp loại giỏi đại học ngoại thương,
đang làm tình nguyện viên sinh hoạt trong phường vì hai năm rồi chưa xin được
việc. Nghe đến đó là lòng tôi lợn cợn. Những bàn cà phê ở xứ này hay dày
vò lòng tôi với những mẩu chuyện như thế.
Bạn tốt nghiệp Sư phạm văn cấp 2, về quê vì là giọt
máu duy nhất của bố mẹ, đang chuẩn bị cho đợt thi công chức với 200 hồ sơ
đánh vật lấy 9 chỉ tiêu.
“Lót trước lót sau vẫn chưa chắc thi đậu, mà thi đậu
cũng chưa chắc có việc làm”. Bạn lấy bằng tốt nghiệp tháng 9, về quê chờ đến
tháng 6 năm sau mới có đợt thi công chức: “Vậy là tớ còn thất nghiệp 4
tháng nữa. Nếu không xin được việc làm chắc sẽ mở quán cà phê.”
Quán cà phê ở quê tôi nhiều vô kể, nơi nhiều
người đến mài mòn tuổi trẻ của mình trong những câu chuyện phiếm không đầu
không cuối, mà chính họ cũng chẳng mấy để tâm.
“Về chưa, cà phê!” là một câu nói quen thuộc vào
mùa này, khi thành phố nhỏ quê tôi đang đợi chờ những người trẻ bị mang đi
bởi chuyến xe khách mùa hè trở về, mang theo một chút gì mới mẻ. Nhưng thành
thực mà nói, những mẩu chuyện về công việc, tiền bạc, quan hệ với đầy sự thỏa
hiệp khiến tôi như rụn rã.
Có
phải khi lớn lên, nụ cười của con người không còn trong trẻo từ khi bàn tay họ
lén lút ở dưới gầm?
Bạn kể, trong lớp thi công chức có một anh A đã lo lót
hết rồi, anh dở tài liệu khá lộ nhưng giám thị làm lơ không nói gì. Một bạn nữ
kế bên không chịu được bèn đứng phắt dậy tố giám thị: “Bạn A, ngồi bàn X, lật
tài liệu thưa giám thị". Không còn cách nào khác, giám thị buộc phải thể
hiện sự liêm chính yếu ớt còn sót lại của mình. Anh A được cho về nhà uống cà
phê chờ năm sau... thi tiếp.
Tôi vui mừng thét lên: “Có thế chứ! Chính những người
này sẽ cứu thành phố của mình khỏi sự nhiễu nhương!”. Rồi như thể cười cợt cái
niềm hy vọng bé nhỏ vừa chớm nở của tôi, bạn cười bảo: “Bạn nữ kia cũng lo lót,
cũng lén... lật tài liệu, chỉ vì hai người thi vào cùng một ngành nên mới tố
giác để loại bớt đối thủ đó.”
Rồi thành phố của tôi có thể trẻ hơn bởi những con
người với ý nghĩ già nua này không? Cái ý nghĩ vào làm công chức để ổn định,
cái ý nghĩ đưa tiền trước lấy lại tiền sau, cái ý nghĩ diệt trừ người khác bằng
giả danh “bài trừ tiêu cực”!
Bạn già tôi nói thế hệ của anh là vứt đi, thế hệ trước
anh cũng tự nhận mình là vứt đi. Rồi ai vứt nổi chúng tôi đây, khi chính chúng
tôi còn không ngửi được mùi mốc meo lên rễ của chính mình.
Tôi đi bộ ra chợ, nơi những mặt người đen đủi lấm lem
đan xen vào những hàng bông, hàng chuối xanh rờn. Ở quê tôi, nếu bắt được một
tia lửa sáng rực lóe lên trong đôi mắt khi hỏi thăm về con cái, bạn cứ yên tâm
người đó có con học đại học ở Sài Gòn. Chú Phúc làm nông, cô Thơi gánh chuối bán
ở chợ T., hai vợ chồng với 4 sào ruộng khô cằn nuôi 4 người con học Đại
học. Chú Phúc kể vanh vách danh sách trường thi trong nguyện vọng 1 và nguyện
vọng 2 của từng đứa con như thể họ vừa mới thi xong vậy.
Như bao người trẻ khác, họ tốt nghiệp và đi nơi khác
làm việc.
“Bọn trẻ muốn về quê làm việc ở gần bố mẹ lắm chứ,
nhưng mình không có thân thế gì, không xin việc được. Tỉnh nói ưu đãi cho trí
thức trẻ về quê, nhưng thực chất những cái ghế chưa ai ngồi cũng đều đã đề tên
sẵn. Bạn của con chú về muốn có việc cũng phải đút tiền, nó chán nên vào Sài
Gòn làm lại.”
Tôi hỏi ông làm sao nuôi được 4 người con học đại học
hay vậy, ông trả lời: “Cha mẹ chịu khổ cỡ nào cũng được. Ở Sài Gòn chú không
cho con đi làm thêm, chỉ có học thôi!” Rồi chú chỉ chiếc xe Angel nát mèm vắt
những khúc gỗ thồ hàng ngang dọc, như cuộc đời nắng gió phơi sương của hai vợ
chồng vậy.
Chú kể về người bạn này, người bạn kia hiện đang đương
chức, trong tâm khảm những người lớn quê tôi, “làm quan” và cái khát vọng đổi
đời vẫn còn khắc sâu lắm. Họ vẫn mong mỏi những quan hệ cá nhân, những chức cao
vọng trọng, những an phận, yên ổn muôn đời, và họ luôn dạy con cái mình - là
thế hệ chúng tôi - về điều đó.
Nhiều
người tự lực vì họ không có chỗ nào để dựa. Nhiều người không đút lót vì không
có tiền để đút, nhiều người không nhận hối lộ vì không có điều kiện để nhận.
Tôi tự hỏi, con cái của những người nghèo khi đã vượt qua gian khổ, đã thành
ông này bà nọ, điều gì sẽ giữ họ lại với sự liêm chính?
10 giờ đêm, ngọn đèn dầu của những người mẹ bán trứng
vịt lộn nuôi con đi học đại học ở Sài Gòn vẫn còn chong sáng. Tôi hỏi Nam : “Nếu được,
cậu có về?”. Nam
bảo sẽ về, nhưng chắc tầm 10 năm nữa, khi đã có nhiều tiềm lực hơn, bây giờ về
không có đất dụng võ. Nam
rất giỏi, Nam chịu khó vô
cùng, Nam liêm khiết, sao Nam
không về đi cho cái thành phố của tôi trẻ hơn một chút.
Cái thành phố đâu chỉ già vì có quá nhiều người trẻ ra
đi, đâu chỉ già vì quá nhiều cha mẹ trông ngóng con đi học sắp về.
Thành phố già bởi chính những người trẻ ở lại có lối
suy nghĩ không khác gì người già, những người trẻ thi công chức mà ích kỉ, yên
phận, sống chấp nhận, lỡ theo tiền lệ nhiều hơn một lần nên cả đời không dám
nói to. Tôi hỏi bạn: “Sao chuyện đút tiền xin việc lại trở thành một điều thông
thường được vậy?” Bạn lắc đầu, trả lời: “Chuyện đó cũ quá rồi.”
Thành phố, còn không có chỗ cho tôi một câu trả lời.
Có bao nhiêu chổ ngon thì đã được chừa cho cái đám con cháu bất tài của mấy cha đầu đảng hết rồi.Còn lại bao nhiêu thì đám "đồng chí" của Trọng lú chia nhau bán cho mấy đại gia từ nhỏ đến lớn.Người giỏi,không tiền chỉ còn tranh nhau vài chổ sai vặt,tà lọt
Trả lờiXóaChỉ có một cuộc cách mạng mới thay đổi được
Xưa kia ông bà nói một người làm quan ba họ đặng nhờ. Câu này hay lắm, ở chổ là dùng đúng cho cái chủ nghĩa XH không tưởng.Thấy kỳ bỏ mẹ, 60-65 tuổi mà còn bám ghế, vậy mà khi tuyển dụng lao động thì chỉ có 35 tuổi, trên đó là già. Lực lượng lao động không được chú ý. Vài năm nửa với cái đà này thì tụt hậu, vì học rồi củng như không, tệ quá đảng cộng sản ơi!!!!!!!
XóaNếu không thuộc nhóm máu ( 5C ) , hoặc phải mất rất nhiều tiền thì mới có một xuất công chức nhà nước . Xã hội đảng trị là vậy , bao giờ đất nước phát triển được.
Trả lờiXóaTôi có đứa cháu gái ở Đà Nẵng tốt nghiệp
Xóađại học về kinh tế-thương mãi mà làm việc
phải chạy cả ngày ngoài đường giao sữa
cho hãng Vinamilk,chứ không thể xin việc
văn phòng,nói chi là đúng nghành nghề vì
không có tiền lo lót (cả 100 triệu) !
"Sao lại nói bậy dzậy chớ? Tui vừa bỗ nhiệm 1 người trẽ con, à, trẽ, lên mần thứ trưỡng mờ?"
Trả lờiXóa“Tôi cứ nghe bao nhiêu tỷ để vào chức nọ, chức kia nghe xót cả ruột! Nếu có chúng ta phải tìm có ở đâu chứ cứ để râm ran thế này mà không có thì oan. Ai chạy, chạy ai làm rõ, nếu không đổ hết cho công tác cán bộ thì oan cho anh em”… “cần nêu vấn đề ra để thảo luận xem có hay không chuyện “chạy” ?- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng . He..he…TBT nhìn đời còn “trong sáng” lắm, đảng ta lãnh đạo tuyệt đối và …tốt tuyệt đối! Nghi lắm, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng mà có chuyện “chạy” à? Cứ ngồi với nhau thảo luận xem có không?!!!
Trả lờiXóaNếu quê hương không có chỗ cho người trẻ, thì các nam thanh niên hãy ra nước ngoài làm cu ly, còn các nữ thanh niên ra nước ngoài làm điếm. Hay! Đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng vĩ đại, quang vinh và vô cùng sáng suốt!
Trả lờiXóaLẠC QUAN
Trả lờiXóaĐời con nối tiếp đời cha
Truyền thống cán bộ nhà ta tự hào
Phong bao bổng lộc chảy vào
Như nước sông Mã ầm ào mùa mưa
Kính mời kính biếu kính thưa
Dân tình mến mộ sướng chưa hả ngài
Cứ bảo không thích là sai
Được làm cán bộ còn ai sướng bằng...
GL
[Khi quê hương không …] Đến người chết tưởng đã mồ yên mả đẹp, yên giấc ngàn thu, thế mà mới được mấy thu đã bị cày xới, xúc đổ đi thì người sống, cả già đến trẻ, còn đâu chỗ mà tồn tại. Thời mạt kiếp nó thế, không những phải thế mà còn tệ hại hơn thế. Sắp đến ngày tận thế thì nó phải thế. Trời xúc đổ đi để khỏi thương tiếc các kẻ bất lương. Sống như loài sói lang thì sống chi cho chật đất. Còn chết hiên ngang chính trực thì đó là cái chết hoá Thánh Thần.
Trả lờiXóaNgười tử tế sẽ được chứng kiến cảnh “trời đày” bọn bất lương đó!
Thế quái nào mà hiện nay tỉ lệ người Việt phải đau lòng bỏ nước ra đi (cả hai miền) cao nhất thế giới? (Trong khi việc sống nơi đất khách quê người là cực kỳ chán chường!). "Lãnh đạo nhân dân đi từ thắng nợi này đến thắng nợi khác"?!
Trả lờiXóaBài viết hay quá.
Trả lờiXóaViệt Nam ơi Đất Nước của tôi
Trả lờiXóaMà như riêng Đảng giữ độc quyền
Đảng truyền con nối còn hung hãn
Đè bẹp Dân đen thế kỷ rồi
Bốn ngàn năm tính lại có dư
Tôi nhìn thân phận Việt Nam tôi
Thấy sao đen tối người ngu mãi
Không lẽ trần ai kiếp đoạ dây
Ít học tôi mong người có học
Ít nhiều đả thấy Ánh sương mai
Thế giới đưa tin nguồn lẽ sống
Sao mình cam chịu kẻ vong nô
Có phải Việt Nam của riêng ai
Ai ngồi phú quý riêng tư hưởng
Ai kiếp vong nô phận thấp hèn
Ai người trí thức học như không
Xấu hổ nghìn thu nước Việt buồn
So cùng khu vực nghẹn ngào truôn
Đảng ôi khoát lát làm chi vậy
Để Việt Nam Tôi lệ thuộc rồi
ĐVK
Bài viết rất chuẩn ! Tôi đã có lần comments vào blog của đại tá Bồng rằng : có lẽ không có một quốc gia nào trên thế giới ( nếu có thì chỉ sảy ra ở một vài quốc gia Tây Phi mà thôi )có số chị em phụ nữ lấy chồng ngoại nhiều như ở Việt nam ta , vì sao vậy ? Vì đói ngèo ! Và rằng không có một quốc gia nào trên thế giới ( nếu có thì chỉ sảy ra ở một vài quốc gia Tây Phi mà thôi ) lại có số thanh niên nam , nữ xuất khẩu lao động nhiều như ở Việt nam ( thậm chí đã tốt nghiệp đại học , trung học chuyên nghiệp ...) , vì sao vậy ? Vì thất nghiệp và ngèo đói ! Ấy vậy nhưng Viêt nam lại " rất đỗi tự hào " vì có đảng CSVN " quang vinh , vĩ đại " lãnh đạo !!! Đúng là dân tộc Việt nam , đảng CSVN đang " tự sướng " phải không các bạn ??? Thật khốn khổ cho giới trẻ Việt nam ( nhất là các bạn trẻ ở nông thôn , vùng sâu vùng xa ) .
Trả lờiXóaKHong con cho cung phai chiu o lai. Chu khong muon ma di duoc thi den cay cot dien no cung di luon
Trả lờiXóa